Bộ Thương Mại Mỹ trừng phạt CNOOC vì dọa nạt các nước láng giềng
Bộ Thương mại Mỹ thông báo đã đưa Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Cộng (CNOOC = China National Offshore Oil Corporation) vào danh sách đen kinh tế với cáo buộc Tổng Công Ty này hỗ trợ Bắc Kinh dọa nạt các nước láng giềng ở Biển Đông.
Ngoài ra, một công ty Trung Cộng khác là Skyrizon cũng bị đưa vào danh sách người dùng quân sự đầu cuối (MEU) do có khả năng phát triển, sản xuất, bảo trì các thiết bị quân sự như động cơ máy bay quân sự.
Hãng tin Reuters ngày 14-1 dẫn lời Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết “Các hành động liều lĩnh và hiếu chiến của Trung Cộng ở Biển Đông và việc họ hùng hổ thúc đẩy việc giành lấy tài sản trí tuệ và công nghệ nhạy cảm cho các nỗ lực quân sự hóa của mình là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và an ninh của cộng đồng quốc tế”, [Đọc tiếp]
Bộ Ngoại giao Mỹ: Hành động bảo vệ tự do trên Biển Đông
“Mỹ sát cánh cùng các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách nhằm bảo vệ các lợi ích và quyền chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi thấy Bắc Kinh giảm hành vi ức hiếp của mình ở Biển Đông”.
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa tuyên bố sẽ có thêm hành động để bảo vệ sự tự do trên Biển Đông, bao gồm hạn chế thị thực đối với các cá nhân Trung Cộng có liên quan đến tranh chấp tại khu vực này, trong Reuters một bản tuyên bố Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết:
“Mỹ sát cánh cùng các quốc gia Đông Nam Á có yêu sách nhằm bảo vệ các lợi ích và quyền chủ quyền của họ phù hợp với luật pháp quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục hành động cho đến khi thấy Bắc Kinh giảm hành vi ức hiếp của mình ở Biển Đông”,
Có passport vaccine: có thể tự do đi lại giữa các nước bất chấp lệnh phong tỏa?
Chuyện nay chưa nghe tại Mỹ, đây là những vấn đề đang rục rịch tại châu Âu. Đây là một điều rất tốt. Mỹ nên áp dụng sớm!
Mặc dù tiêm chủng vaccine phòng virus Vũ Hán chưa phổ biến ở mọi quốc gia nhưng cuối tháng 11-2020, Qantas của Úc đã trở thành một trong những hãng hàng không đầu tiên trên thế giới yêu cầu khách có chứng nhận đã tiêm vaccine mới được phép bay.
Với thực tế là các đợt tiêm chủng diện rộng đã được khai triển từ Á đến Âu, nhiều người đang cần một câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi liệu chúng ta có cần “passport vaccine” hay chứng nhận đã tiêm phòng virus Vũ Hán khi đi nước ngoài hay không?
[Đọc tiếp]
Trung Cộng đe dọa Việt Nam hãy ngừng nhảy múa với Mỹ!
BẮC KINH: Ngày Chủ Nhật, 10 Tháng Giêng năm 2021, Trung Cộng cho tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times) cảnh cáo Việt Nam và Malaysia là “hãy ngừng nhảy múa với Mỹ và kích động rắc rối, nếu không, sau cùng sẽ tự làm hại mình”.
Lời đe dọa vừa kể tuy mượn lời “các nhà phân tích” nhưng chỉ là cách viết ném đá giấu tay của Bắc Kinh khi đưa tin Ngoại Trưởng Vương Nghị đi thăm bốn nước ASEAN từ ngày Thứ Hai, 11 Tháng Giêng, “nhằm củng cố tình hữu nghị với các nước sau khi đã trải qua một số xáo trộn và thụt lùi những năm gần đây.”
Bốn nước được đề cập trong chuyến thăm của Vương Nghị là Myanmar, Indonesia, Brunei và Philippines, cho dù khu vực vẫn đang giới hạn chuyện đi lại du lịch nhằm đối phó với đại dịch virus Vũ Hán. Đồng thời những căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington trong những ngày cuối cùng nhiệm kỳ của Tổng Thống Trump vẫn căng thẳng. [Đọc tiếp]
Ngoại trưởng Pompeo nói Twitter cấm TT Trump là ‘không phải văn hoá Mỹ’ như Trung Cộng
Quyết định của Twitter về việc cấm vĩnh viễn TT Donald Trump là “không phải văn hoá Mỹ” và sánh ngang với sự kiểm duyệt dưới thời Trung Cộng cộng sản, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết hôm 09/01.
“Dập tắt ngôn luận là điều nguy hiểm. Đó không phải là văn hoá Mỹ. Đáng buồn thay, đây không phải là một chiến thuật mới mẻ gì của Cánh tả. Họ đã tìm cách để bịt miệng những tiếng nói đối lập trong nhiều năm trời,” ông viết trong một bài tweet. [Đọc tiếp]
Pháp, Đức, Mexico, Australia và quốc tế cùng nhau phản đối các Big-Trch kiểm duyệt TT Trump
Một sự phản đối kịch liệt của quốc tế đối với sự kiểm duyệt của các công ty Big-Tech đang diễn ra, các nhà lãnh đạo từ Mexico đến châu Âu, châu Úc lên tiếng cảnh báo trước sức mạnh chưa được kiểm soát của Big Tech, sau cuộc “thanh trừng” Tổng thống Donald Trump bởi các cơ quan truyền thông mạng xã hội. [Đọc tiếp]
Nhật chế hỏa tiễn mới có thể bắn tới Bắc Kinh và Bình Nhưỡng
Nhật Bản sẽ nghiên cứu và chế tạo “hỏa tiễn Tomahawk nội địa”, hỏa tiễn kiểu mới có thể có thể tăng cường sự uy hiếp bằng vũ lực của Lực lượng Phòng Vệ Nhật Bản, tầm bắn tối đa khoảng 2,000 km, nếu hỏa tiễn được đặt ở quần đảo phía Tây Nam của Nhật Bản thì Bình Nhưỡng và Bắc Kinh sẽ nằm trong tầm bắn. (Trung tâm Tin tức Hồng Kông của The Epoch Times).
Nhiều nhân sĩ có liên quan của chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Nhật Bản sẽ nghiên cứu và chế tạo hỏa tiễn chống chiến hạm kiểu mới có tầm bắn xa nhất khoảng 2,000 km, có thể ngăn cản sự tấn công của đối thủ một cách hiệu quả. Ngoài ra, có thông tin từ nhân sĩ chính phủ Nhật Bản tiết lộ, Trung Cộng đang có thái độ cứng rắn hơn đối với các tàu đánh cá của Nhật xuất hiện ở vùng biển gần quần đảo Senkaku (Trung Cộng gọi là Điếu Ngư Đài). [Đọc tiếp]
Người đàn ông chứng kiến cảnh cô Ashli Babbitt bị bắn kể lại chi tiết bi kịch
Anh Thomas Baranyi, 28 tuổi, là người đàn ông trong một đoạn video được lan truyền rộng rãi về vụ bắn chết cựu nữ sĩ quan Không quân Hoa Kỳ Ashli Babbitt ở Điện Capitol, đã kể lại những gì đã xảy ra.
Một phóng viên từ chi nhánh WKRG của đài truyền hình CBS đã phỏng vấn anh Baranyi sau khi anh ta xâm nhập Điện Capitol cùng với những người biểu tình và cô Ashli Babbitt, người phụ nữ đã bị cảnh sát bắn chết.
Phóng viên đã hỏi anh Baranyi làm thế nào mà tay anh ta lại bị dính máu? [Đọc tiếp]
Vào 4 giờ sáng 7/01: Quốc Hội Hoa Kỳ chính thức tuyên bố Joe Biden có 306 phiếu Đại Cử Tri Đoàn
Sau khi đoàn người biểu tình ủng hộ TT Trump tràn vào Quốc Hội Hoa Kỳ lúc 2 giờ chiều ngày thứ Tư mồng 6 tháng 1 năm 2021 buộc Quốc Hội phải tạm giải tán để bảo vệ an ninh cho các thành viên quốc hội. PTT Mike Pence đang chủ tọa phiên họp được nhân viên an ninh bảo vệ đưa đến một địa điểm an toàn để tạm lánh nạn.
Không rõ ai đã khởi xướng vụ đột nhập tòa nhà Capital – có những nguồn tin cho rằng nhóm Antifa trà trộn vào đoàn người biểu tình để tạo nên bạo động bất hợp pháp, cũng có tin cho rằng cho rằng đó là sự phẫn nộ của người dân trước sự bầu cử gian lận cử tri xẩy ra ở những tiểu bang chiến địa nhưng khiếu nại của Ban Bầu Cử TT Trump không được cứu xét trước tòa án!
[Đọc tiếp]Bầu thượng nghị sĩ tiểu bang Georgia ngày 5/1
Đây là cuộc bầu cử Thượng nghị Sĩ tốn kém nhất lịch sử, hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa cố gắng hỗ trợ tiền vận động tranh cử 500 triệu USD cho Ứng Cử Viên của mình để kiểm soát Thượng viện trong những năm tới. Một cuộc bầu cử mang tính quyết định quan trọng của hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ trên chính trường Mỹ.
Ngày 05/01/2021 Tiểu bang Georgia bầu đặc biệt 2 thượng nghị sĩ vào ghế Thượng Viện Hòa Kỳ. Ứng Cử Viên đảng Dân Chủ là ông Jon Ossoff và Raphael Warnock ra tranh cử với hai ứng cử viên đảng Cộng Hòa David Perdue và bà Kelly Loffler . Đến 12:09 ngày 06/01/2021 giờ Georgia có 98% số phiếu được đếm với kết quả: [Đọc tiếp]
Vệ Binh Quốc Gia Columbia: Điều động đền DC bảo vệ người biểu tình ngày 6/01
Hơn 300 Vệ Binh Quốc Gia của Đặc Khu Columbia sẽ điều động đến thủ đô Washington DC trong tuần này để giúp cảnh sát tuần tra bảo vệ cuộc tuần hành do những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump.
Cảnh sát trưởng Đặc khu Columbia, ông Robert Contee III nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo vào ngày 4/1 rằng: “Chúng tôi đã nhận được xác nhận rằng Vệ Binh Quốc Gia tại Washington DC sẽ hỗ trợ Sở Cảnh sát Đặc Khu Columbia, bắt đầu từ ngày mai (5/1) cho đến khi kết thúc sự kiện này.”
Ông nói thêm Vệ Binh Quốc Gia sẽ trợ giúp các sĩ quan cảnh sát kiểm soát đám đông và điều hành giao thông từ ngày 5/1 đến 7/1, để tạo điều kiện cho cảnh sát “tập trung giám sát bất kỳ ai có ý định xúi giục, kích động, hoặc tham gia bạo lực trong thành phố chúng ta.” [Đọc tiếp]
Mỹ, Nhật hoan nghênh Hải quân châu Âu điều động đến châu Á để đối phó với Trung Quốc
Anh sẽ điều một Hàng Không Mẫu Hạm đến Đông Á, Pháp đưa tàu Hải quân đến Nhật Bản và Đức gởi khu trục hạm đến Ấn Độ Dương, trong tình hình Trung Cộng ngày càng tỏ ra hung hăng tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. South China Morning Post hôm nay 05/01/2021 trích thông cáo của các chính phủ liên quan cho biết như trên. Nhật Bản và Hoa Kỳ rất hoan nghênh sự tham gia này.
Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley: Ai làm Tổng Thống tùy thuộc ngày 6 tháng 1 này
Thượng Nghị Sĩ (TNS) Josh Hawley thuộc đảng Cộng Hòa tiểu bang Missouri, năm nay 41 tuổi là TNS trẻ nhất nước Mỹ, Josh Hawley tốt nghiệp Tiến Sĩ Luật ở trường Đại Học Yale Hoa Kỳ năm 2006, từng phục vụ trong ngành Tư Pháp Tối Cao Hoa kỳ, Tổng Chương Lý tiểu bang Missouri, Giáo Sư luật tại University of Missouri Law School. Đắc cử Thượng Nghị Sĩ tiểu bang Missouri năm 2018 lúc 39 tuổi. Ông là một trong những ngôi sao chính trị có khả năng ra ứng cử Tổng Thống Hoa Kỳ trong những nhiệm kỳ tới.
Hôm thứ Hai ngày 4/01/2020, TNS Hawley tuyên bố rằng vấn đề ai sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ không phải là một việc dễ dàng chấp nhận mà phụ thuộc vào kết quả của phiên họp chung của Lưỡng Viện Quốc Hội ngày 6/01 vào thứ Tư này. [Đọc tiếp]
Làn sóng Thượng Nghị Sĩ phản đối gian lận bầu cử đang dâng lên trước ngày 6/1
Đối đầu với cuộc bầu cử đầy gian lận năm 2020, bên cạnh những chính trị gia đã lùi bước trong cuộc chiến khốc liệt đòi công lý cho cử tri người Mỹ, đến hôm nay ngày 04/01/2021 đã có 13 Thượng Nghị Sĩ và 140 dân biểu yêu nước kiên trì đấu tranh, sánh bước cùng TT Trump cứu nền cộng hòa của đất nước, theo Vision Times.
Ngày 6/1 là ngày quan trọng cho sự đảo ngược kết quả của TT Trump trong cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2020. Đã có 140 Dân Biểu Quốc Hội và 13 Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ phản đối phiếu bầu của đại cử tri đoàn tại cuộc họp chung của lưỡng viện Quốc Hội vào ngày 6/1 sắp tới. [Đọc tiếp]
Bản tuyên bố chung của 11 Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa về bầu cử
Bản Tuyên Bố chung của 11 Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa; Đứng đầu là Ted Cruz, Johnson, Lankford, Daines, Kennedy, Blackburn, Braun, Senators-Elect Lummis, Marshall, Hagerty, Tuberville.
Nguyên văn như sau:
Source: https://www.cruz.senate.gov/?p=press_release&id=5541
“Nước Mỹ là một quốc gia theo chế độ Cộng Hòa mà các nhà lãnh đạo được chọn bởi các cuộc bầu cử dân chủ. Đến nhiệm kỳ, các cuộc bầu cử phải thực hiện tuân theo Hiến Pháp của luật liên bang và tiểu bang.
“Khi cử tri bỏ phiếu một cách một cách công bằng cho cuộc bầu cử, theo quy định của pháp luật, ứng cử viên thua cuộc phải thừa nhận và tôn trọng tính hợp pháp của cuộc bầu cử đó. Và, nếu cử tri đã bầu cho một người giữ chức vụ mới, thì Quốc Gia của chúng ta sẽ có một cuộc chuyển giao quyền lực trong yên thắm. [Đọc tiếp]