Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Biển Đông: Quốc tế tăng áp lực để đẩy lùi tham vọng của Trung Cộng

Tư liệu: Tàu của hải quân Mỹ, Chile, Peru, Pháp và Canada tham gia một cuộc diễn tập trên Biển Thái Bình, ngày 24/6/2018. (U.S. Navy/Intelligence Specialist 1st Class Steven Robles/Handout via REUTERS)

Hoa Kỳ và các đồng minh có lập trường cứng rắn hơn và đang điều tàu chiến vào các vùng biển mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ trên Biển Đông.

Đã và đang có nhiều dấu hiệu cho thấy tân chính quyền của Tổng thống Biden có lập trường cứng rắn hơn về các yêu sách chủ quyền của Trung Cộng đối với Biển Đông.

Trong hoạt động mới nhất để khẳng định quyền tự do hàng hải ở vùng biển này, Ngũ Giác Đài đã điều tàu khu trục mang tên lửa có điều hướng USS Russell tiến sâu vào phạm vi 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc Trường Sa, quần đảo mà Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ. [Đọc tiếp]

Quan hệ cựu thù: Việt Nam vẫn ‘nghi ngờ’ Mỹ sử dụng ‘diễn biến hòa bình’

Mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Việt Nam còn bị hạn chế bởi một số yếu tố trong đó có việc các lãnh đạo Việt Nam vẫn “nghi ngờ” rằng chính phủ Hoa Kỳ về lâu dài muốn chấm dứt độc quyền của chế độ Cộng sản ở quốc gia cựu thù

Một báo cáo cập nhật của Quốc hội Mỹ về tình hình quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ra hôm 16/2 cho biết những lợi ích song trùng về chiến lược và kinh tế đã làm cho sự hợp tác giữa hai nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong những năm gần đây. Sau hơn 25 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao, Mỹ đã trở thành đối tác song phương lớn thứ hai của Việt Nam, sau Trung Cộng, trong khi Việt Nam là bạn hàng thương mại lớn thứ 10 của Mỹ. [Đọc tiếp]

Dân biểu Hoa Kỳ Scott Perry kết tội: Đảng Cộng Sản Tàu là Tội Ác Xuyên Quốc Gia

Biden tiếp tục áp dụng quy định thời Trump đối với công ty kỹ thuật công nghệ Trung Cộng

Chính quyền Biden dự định cho phép áp dụng một quy định từ thời Trump nhắm mục tiêu vào các công ty kỹ thuật công nghệ Trung Cộng bị coi là đề ra mối đe dọa đối với Mỹ bất chấp phản đối của các doanh nghiệp Mỹ, Bộ Thương mại Mỹ cho biết ngày thứ Sáu  ngày 27/02/2021.

Bộ Thương mại Mỹ đã ban hành quy định cuối cùng tạm thời trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump nhằm giải quyết những lo ngại về chuỗi cung ứng kỹ thuật công nghệ thông tin và truyền thông và cho biết quy định này sẽ có hiệu lực sau khoảng thời gian 60 ngày lấy ý kiến công chúng. [Đọc tiếp]

Đông Nam Á, trọng điểm của xung đột Mỹ-Trung

Các nước South East Asian (màu vàng) nơi tranh chấp quyết liệt Mỹ-Trung thế kỷ 21

Cuộc xung đột Mỹ-Trung lần này sẽ tập trung vào khu vực Đông Nam Á, vốn có tầm quan trọng chiến lược rất lớn đối với Bắc Kinh. Theo The Economist, để tránh cho Đông Nam Á không bị rơi vào quỹ Trung Cộng, Washington nên buôn bán, đầu tư nhiều hơn vào khu vực, và không nên buộc các nước phải chọn phe.

[Đọc tiếp]

Hoa Kỳ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc, duy trì lập trường thời chính quyền Trump

Mỹ lo ngại về luật hải cảnh được ban hành gần đây của Trung Cộng và rằng nó có thể leo thang tranh chấp lãnh hải và được viện dẫn để khẳng định các tuyên bố chủ quyền phi pháp, Bộ Ngoại giao Mỹ nói ngày thứ Sáu.

Trung Cộng, nước có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Nhật Bản ở Biển Đông Trung Hoa và với một số quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông, tháng trước thông qua luật mà lần đầu tiên cho phép lực lượng hải cảnh của họ nổ súng vào các tàu nước ngoài. [Đọc tiếp]

Đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc lên án tập đoàn quân sự

Đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc ông:Kyaw Moe Tun

Hôm kia 26/02/2021, đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, Kyaw Moe Tun, đã gây bất ngờ ngoạn mục khi ông thẳng thừng lên án tập đoàn quân sự, yêu cầu chấm dứt ngay cuộc đảo chính và kết thúc bài phát biểu với ba ngón tay đưa lên, biểu tượng cho phong trào phản kháng ở Miến Điện.

Từ New York, thông tín viên RFI Carrie Nooten gởi về bài tường trình:

“Hiện giờ tại Rangun, tập đoàn quân sự tìm đủ mọi cách để xóa sạch những dấu vết của cuộc đảo chính. Về phần đại sứ Miến Điện tại Liên Hiệp Quốc, ông đã dùng diễn đàn ngoại giao lớn nhất để lên án những hành động của các tướng lãnh, đặc biệt là kể từ ngày 01/02 và nói chung là kể từ hàng mấy thập niên qua. [Đọc tiếp]

Vai trò của Trung Cộng trong đảo chính ở Myanmar và tác động đến Việt Nam

Dân Miến Điện biểu tình chong lại nhà nước quân đội

Chính trường Miến Điện đảo chiều và mối liên hệ với Trung Cộng

Sau chính biến ngày 1/2, quân đội Miến Điện đã nắm hoàn toàn quyền kiểm soát đất nước. Đây là một sự kiện khá bất ngờ đối với tất cả thế giới.

Thực chất, những cáo buộc “gian lận bầu cử” chỉ là cái cớ để quân đội Miến Điện thực hiện cuộc chính biến. Tuy nhiên, điều quan trọng được dư luận thế giới quan tâm nhất hiện nay là thái độ và hành động của Trung Cộng, đặc biệt là chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đến Miến Điện trong tháng 1 vừa qua, có thể đã trở thành động lực quan trọng cho cuộc chính biến này.

Mặc cho các cường quốc phương Tây phản đối, Trung Cộng vẫn ngăn chặn một nghị quyết của Hội Đồng Bảo An LHQ với lý do “không can thiệp vào công việc nội bộ” của nước khác. Báo chí Trung Cộng tuyên truyền rằng cuộc đảo chính chỉ là “một sự cải tổ nội các” quan trọng của Miến Điện. [Đọc tiếp]

Đừng sa vào Bẫy đàm phán của Trung Cộng

Cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger

Một cựu giới chức an ninh Tòa Bạch Ốc đã nói: “Chính phủ mới của Hoa Kỳ nên giữ vững lập trường khi đối phó với Bắc Kinh và tránh rơi vào ‘bẫy đàm phán’ xảo quyệt của chế độ cộng sản này”

“Đừng mắc vào cạm bẫy mà Bắc Kinh thường giăng ra cho hết chính phủ này đến chính phủ khác, đó là cố gắng lôi kéo Hoa Kỳ tham gia vào một cuộc đàm phán từ sơ đẳng lên trung cấp, chính thức và lâu dài,” cựu Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Matthew Pottinger nói trong bài diễn văn trước công chúng đầu tiên kể từ khi rời Tòa Bạch Ốc hồi tháng Một. [Đọc tiếp]

Quân đội Mỹ tỏ thế mạnh, Trung Cộng tạm thời e ngại?

Hai Hàng Không Mẫu Hạm đang tập trận trên Biển Đông

Hôm 17/02, Quân đội Hoa Kỳ thông báo Khu trục hạm Aegis USS Russell (DDG 59) di chuyển ngang qua vùng biển quần đảo Nam Sa (Trường Sa), nhằm trực tiếp thách thức tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển này của các nước xung quanh, bao gồm Trung Cộng, Việt Nam và Đài Loan. Việc này cho thấy rất rõ, chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ đã tiến vào vùng lãnh hải được phân định sát căn cứ quân sự trên đảo Nam Sa, điều làm người ta ngạc nhiên là ít nhất đã 24 giờ trôi qua nhưng Trung Cộng không đưa ra bất cứ tuyên bố gì, như thể là sự việc này không hề xảy ra vậy. [Đọc tiếp]

Tập bị phản đòn khi đánh giá sai lầm xu thế thời đại!

Hình minh họa Tập lên ngôi hoành đế nước Tàu

Đằng sau việc Tập Cận Bình thường xuyên nhắc đến “biến động lớn trăm năm mới gặp”

Ngày 28/12/2017, Tập Cận Bình lần đầu tiên đưa ra tuyên bố về “Những thay đổi lớn chưa từng thấy trong một thế kỷ” tại cuộc họp năm 2017 của các đặc phái viên ngoại giao thường trú ở nước ngoài. Sau đó, Trung Cộng đã bắt đầu quảng bá lời tuyên bố này một cách cao độ, và hàng nghìn bài báo của các bình luận, học giả đã theo đó mà phụ họa. Còn những lời nói của quan chức Trung Cộng thì như một đàn ngỗng kêu to theo tiếng nổ của Tập Cận Bình. [Đọc tiếp]

Tình người: Cửa hàng Austin Texas miễn tính tiền vì bảo tuyết cúp điện…

Một cửa hàng H.E.B bán thực phẩm tại Texas cho phép hàng trăm khách hàng không mang theo tiền mặt rời đi với xe đẩy chất đầy thực phẩm phẩm.

Theo phóng viên tờ Washington Post: Đèn vụt tắt khi có hàng trăm người đang hiện diện trong cửa hàng thực phẩm H-E-B ở thành phố Austin, Texas. Họ đang cố gắng mua trữ nhu yếu phẩm khi tiểu bang miền Nam này đang trong tình trạng khẩn cấp do ảnh hưởng của trận bão tuyết lớn chưa từng có trong lịch sử.  Niềm lo âu xuất hiện trên khuôn mặt nhiều người, trong số đó vì họ chỉ mang theo thẻ tín dụng. Mất điện, đồng nghĩa với việc máy dùng thẻ credit card sẽ không hoạt động và họ có thể phải bỏ lại hàng hóa và chẳng có gì mang về cho gia đình. [Đọc tiếp]

Bộ Tứ Quad họp lần đầu dưới thời tổng thống mới

Ảnh minh họa: Hải quân Bộ Tứ Quad (Mỹ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ) tham gia cuộc tập trận chung Malabar, tại phía bắc biển Ả Rập, ngày 17/11/2020. AP

Chính quyền Mỹ hôm qua 17/02/2021 thông báo có các cuộc thảo luận với Úc, Ấn Độ và Nhật Bản trong ngày hôm nay 18/02: Bất chấp những cảnh cáo từ Bắc Kinh, tổng thống Mỹ Joe Biden muốn hồi sinh liên minh chiến lược có tên Bộ Tứ “Quad”.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua cho báo chí biết là các cuộc thảo luận của các ngoại trưởng trong Bộ Tứ là thiết yếu để thúc đẩy các mục tiêu chung về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở và để đối phó với những thách thức của thời đại. Đây là cuộc họp đầu tiên của Bộ Tứ kể từ khi tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức nhậm chức cách nay gần 1 tháng. [Đọc tiếp]

Hạ viện Mỹ hồi sinh dự luật cấm nhập khẩu sản phẩm từ Tân Cương

Trung Cộng cưỡng bức lao động người Duy Ngô Nhĩ ở các cánh đồng bông vải

Hạ viện Hoa Kỳ hôm 18/2 giới thiệu lại một dự luật lưỡng đảng, cấm nhập khẩu các sản phẩm nhập khẩu từ khu vực Tân Cương bên Trung Cộng, trừ phi các món hàng này được chứng nhận là không sản xuất bằng lao động cưỡng bức. Dự luật này đồng thời cho phép Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt phụ trội chống lại các quan chức Trung Cộng chịu trách nhiệm về các hành động ngược đãi người Hồi giáo.

Phiên bản cập nhật của dự luật đã được Hạ viện thông qua với 406 phiếu thuận, 3 phiếu chống trong Quốc hội khóa trước vào tháng 9 năm ngoái, cũng tương tự như phiên bản của Thượng viện mới được giới thiệu lại hồi tháng trước. [Đọc tiếp]

Lloyd’s List: Tàu của PetroVietnam bị phát hiện chở dầu từ Iran và Venezuela, vi phạm cấm vận

Trang tin của Lloyd’s List Intelligence hôm 18/2/2021 về các tàu dầu của Việt Nam vi phạm cấm vận Iran và Venezuela. Photo: lloydslist.maritimeintelligence.informa.com

Tàu mang quốc tịch Việt Nam chở hàng lậu quốc tế!

Cả chục tàu dầu của Việt Nam, trong đó có tàu của các công ty thuộc Công Ty dầu khí Việt Nam (còn gọi là PetroVietnam hay PVN), bị phát hiện chở dầu từ Iran và Venezuela trong năm vừa qua nhưng chưa bị Hoa Kỳ trừng phạt, theo tin từ công ty phân tích dữ tình báo hàng hải Lloyd’s List của Anh hôm 18/2.

Báo nổi tiếng Lloyd’s List loan tin rằng 8 tàu chở dầu loại aframax và 2 tàu cổ điển nhỏ hơn của Việt Nam được xác định là có tham gia vào các hoạt động trốn tránh và lừa đảo để làm xáo trộn nguồn gốc và điểm đến của hàng hóa vận chuyển là dầu thô. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt