Đối thoại 2+2 : Nhật – Mỹ tái khẳng định liên minh và nêu quan ngại về Biển Đông
Bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng của Hoa Kỳ và Nhật Bản có cuộc họp đầu tiên dưới thời tổng thống Joe Biden. Tại Đối thoại 2+2 diễn ra ở Tokyo ngày 16/03/2021, hai nước tái khẳng định quan hệ đồng minh vững chắc để phản đối mọi hành động “cưỡng chế” và “gây bất ổn” trong vùng.
Cộng Sản Việt Nam cùng 3 nước khác ngăn LHQ lên án đảo chính ở Myanmar
Việt Nam là một trong 4 nước vừa ngăn chặn Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra thông cáo lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar.
Hôm 10/3, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không đạt được đồng thuận để ra tuyên bố lên án vụ đảo chính quân sự, kêu gọi quân đội Myanmar tự chế, đồng thời đe dọa sẽ xem xét “các biện pháp triệt để hơn”.
Các nhà ngoại giao cho biết 4 nước gồm Trung Cộng, Nga, Ấn Độ và Việt Nam vào chiều tối thứ Ba, đề nghị sửa đổi bản thảo tuyên bố do Anh quốc soạn, yêu cầu không đề cập tới đảo chính, và rút lại lời đe dọa sẽ có biện pháp tiếp theo, hãng tin Reuters đưa tin. [Đọc tiếp]
Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của nhóm “Bộ tứ kim cương” sắp diễn ra
Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa lãnh đạo cao nhất của Ấn Độ, Mỹ, Australia và Nhật Bản – hay còn được gọi là nhóm “Bộ Tứ Kim Cương”, sẽ diễn ra vào ngày 12/03/2021.
Tin trên là thông cáo được Bộ Ngoại Giao Ấn Độ đưa ra vào ngày 09/03 vừa rồi, và được truyền thông loan tải rộng rãi trên báo chí. Thông cáo nêu rõ: “Các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về các vấn đề khu vực và toàn cầu cùng quan tâm, đồng thời trao đổi quan điểm về những lĩnh vực hợp tác thiết thực nhằm duy trì một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, rộng mở và bao trùm”. [Đọc tiếp]
Bước ngoặt lớn của “Liên minh Bộ Tứ Kim Cương’ chống Trung Cộng
Ngày 19/02, chỉ một ngày sau cuộc họp trực tuyến của các Bộ Trưởng Ngoại Giao thuộc 4 nước “Bộ Tứ Kim Cương” ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thì có một kế hoạch về một bộ tứ khác xuyên Đại Tây Dương cũng được định hình để đối phó Trung Cộng.
Ngày 18/2 vừa qua, các ngoại trưởng của “Bộ Tứ Kim Cương” gồm Mỹ, Nhật, Úc và Ấn vừa có cuộc họp trực tuyến. Cuộc họp do Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ tọa.
Toàn cảnh cuộc đấu kinh tế, an ninh quốc gia giữa Mỹ – Trung Cộng
Ngoài cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu do đại dịch virus Vũ Hán, thế giới hiện còn phải đối diện với một cú sốc hiện sinh thứ ba, đó là màn kịch lớn trong đầu thế kỷ 21 này: Một Trung Cộng gian manh và quyết đoán hơn!
Các nền dân chủ theo khuynh hướng tự do chỉ đơn giản là xem Trung Cộng như một đối thủ cạnh tranh cung ứng chuỗi tiêu dùng và hiếu chiến, nhưng trong thập niên qua, Bắc Kinh đã phát triển và thay đổi để trở thành một đối thủ về kinh tế và an ninh quốc gia mà Hoa Kỳ phải coi chừng trong cuộc cạnh tranh về ý thức hệ và chiến lược. [Đọc tiếp]
Mỹ không nên ảo tưởng khi tìm cách hợp tác với Trung Cộng!
Cách đây nhiều năm tại Bắc Kinh, tôi đã phỏng vấn giám đốc điều hành của một công ty kỹ thuật công nghệ sạch châu Âu, lúc đó đang là công ty dẫn đầu thị trường tại Trung Cộng. Tôi hỏi vị giám đốc điều hành rằng ông thấy công việc kinh doanh tiến triển như thế nào, ông ấy trả lời rằng cảm thấy lạc quan, công ty sẽ ở vị trí thứ tư trong vòng 5 năm tới. Tôi giật mình. Tại sao tụt từ vị trí dẫn đầu xuống vị trí thứ tư là một tin tốt? Và làm thế nào ông ấy có thể biết chính xác như vậy về tương lai? Đó là bởi vì theo vị giám đốc điều hành, đây là điều mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu đã nói với ông ấy là sẽ xảy ra khi các đối thủ cạnh tranh địa phương tiến vào thị trường. [Đọc tiếp]
ASEAN họp về Myanmar: Việt Nam im re
Không khác gì “cua gặp ếch”, ngoại trưởng [nhà nước CSVN] Phạm Bình Minh gần như bị “át vía” không còn là chính mình trước những biến động dữ dội do cuộc đảo chính quân sự gây ra ở Myanmar. Bài đít-cua nhạt thếch của ông Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng nhà nước CSVN đọc từ Hà Nội hôm 2/3 không dám đề cập trực tiếp đến các tình huống nóng bỏng ở thủ đô Nay Pyi Taw (Yangon cũ) và trên hầu hết các thành phố lớn của Myanmar.
Phạm Bình Minh chỉ phát biểu lấy lệ, đề cập chung chung về “bạo lực và căng thẳng ở Myanamar”, không vạch rõ ai là những kẻ gây ra bạo lực đó và phải làm gì để giảm căng thẳng hiện nay. Phạm Bình Minh cũng không hề có đề xuất cụ thể gì, lại càng không dám hoà đồng cùng tiếng nói với xu thế dân chủ và tiến bộ của các thành viên từ những quốc gia hải đảo như Indonesia, Singapore và Malaysia. [Đọc tiếp]
Phe quân đội Miến Điện có Bắc kinh đứng sau lưng, ra tay đàn áp dân bất chấp mọi dư luận
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Tình hình Myanmar (Myanmar) hơn 1 tháng qua:
– Ngày 1/02/2021, tướng Tham Mưu Trưởng quân đội Myanmar (Miến Điện), Min Aung Hlaing, lấy cớ Myanmar gian lận bầu cử quốc hội vào tháng 11/2020 để đảo chánh chính quyền dân chủ non trẻ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.
– Cùng hôm xẩy ra chính biến, phe quân đội đã bắt giam bà Aung San Suu Kyi, chủ tịch đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (National League for Democracy-NLD) – cố vấn kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao Myanmar, Tổng Thống Myanmar – U Win Myint, các ủy viên Trung Ương của đảng NLD, và lãnh đạo sinh viên và những thành phần cầm đầu các phong trào đấu tranh tại Myanmar.
– Hai ngày sau, 4/02/2021, làn sống biểu tình của người dân Myanmar nổi lên phản đối phe quân đội đảo chánh, đòi thả tự do cho những người bị bắt. Duy trì một nước Myanmar được dân chủ đã thực hiện từ 10 năm nay.
– Từ đó đến nay, người dân nổi lên biểu tình hằng ngày để đòi hỏi Myanmar được dân chủ dưới hình thức “bất tuân dân sự”. [Đọc tiếp]
Châu Á – Thái Bình Dương: Mỹ tăng cường hỏa tiễn để đối phó với Trung Cộng
Thời báo Nhật Bản Nikkei Asia ngày 05/03/2021 tiết lộ về kế hoạch Hoa Kỳ khai triển hệ thống hỏa tiễn tấn công, trị giá hơn 27 tỷ đô la, nhằm đối phó với Trung Cộng tại Ấn Độ – Thái Bình Dương trong 6 năm sắp tới.
Đại sứ Kritenbrink: Mỹ và Việt Nam có ‘lợi ích song trùng’ dù vẫn còn ‘căng thẳng’
Xem toàn bộ video trực tuyến ở cuối bài để biết thêm chi tiết
Hôm qua, 4 tháng 3, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu rằng hai nước hầu như có lợi ích “song trùng” về vấn đề an ninh và ổn định khu vực trong khi căng thẳng về nhân quyền và quan hệ kinh tế thương mại vẫn tồn tại. Ông cũng nhắc lại rằng nhân quyền là một phần “trọng tâm” trong chính sách đối ngoại của Washington đối với Hà Nội.
Đại sứ Kritenbrink phát biểu tại cuộc thảo luận trực tuyến do Trung tâm Miller thuộc Đại học Virginia (UVA) tổ chức:
“Tôi nghĩ rằng mối quan tâm và tầm nhìn của chúng tôi về khu vực và thế giới thì gần như hoàn toàn song trùng với nhau.” [Đọc tiếp]
Châu Âu “xoay trục”: Đức nối gót Anh và Pháp cho chiến hạm tiến vào Biển Đông
Lần đầu tiên trong gần 20 năm, đến tháng 8/2021, một chiến hạm Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông trên đường về nước sau khi tham gia tập trận cùng với Hải Quân Nhật Bản. Đức là cường quốc châu Âu thứ ba sau Pháp và Anh thúc đẩy “chiến lược xoay trục” qua châu Á, với tầm nhắm là thế lực đang bành trướng của Trung Cộng.
‘‘Chiến lược An ninh Quốc gia’’ Mỹ: Ưu tiên củng cố dân chủ và siết chặt quan hệ đồng minh
Hôm 03/03/2021, tân chính quyền Mỹ công bố bản “Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời”. Bản chỉ dẫn là cơ sở cho việc soạn thảo Chiến lược An ninh Quốc gia của nước Mỹ, dự kiến sẽ hoàn tất cuối năm.
Về mục tiêu của việc công bố bản “Chỉ dẫn Chiến lược An ninh Quốc gia Tạm thời” (Interim National Security Strategic Guidance), Tòa Bạch Ốc cho biết là để “truyền đạt tầm nhìn của tổng thống Biden về cách thức mà nước Mỹ sẽ làm việc với thế giới và cung cấp hướng dẫn cho các bộ và các cơ quan để điều chỉnh hành động của mình, khi chính quyền bắt đầu xây dựng Chiến lược An ninh Quốc gia”. [Đọc tiếp]
Đức chuẩn bị điều tàu chiến ra Biển Đông
Lần đầu tiên kể từ năm 2002, một tàu khu trục của Đức sẽ đi ngang qua Biển Đông vào mùa hè sắp tới. Tin này đã được các giới chức Đức xác nhận hôm thứ Ba ngày 1 tháng 3.
Các giới chức bộ quốc phòng và ngoại giao Đức nói với Reuters rằng dự kiến tàu khu trục sẽ lên đường sang châu Á vào tháng 8 năm nay, đi ngang qua Biển Đông trên chặng về của hành trình.
Được coi như một hoạt động để khẳng định “tự do hàng hải”, chuyến hải hành đánh dấu lần đầu tiên trong 19 năm một tàu chiến Đức đi ngang qua khu vực tranh chấp, nơi Trung Cộng tuyên bố thuộc chủ quyền của họ và xây đảo nhân tạo và quân sự hóa các đảo này, chống lại các tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia, Brunei và Đài Loan. [Đọc tiếp]
Quần đảo Senkaku: Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng
Lời ngươi post: “Ăn miếng trả miếng”, đó là hành động như chính phủ Nhật đối với Trung Cộng, đó mới là phương pháp thích ứng chống Cộng Sản. Với chế độ cộng sản mà chống cộng bằng đấu khẩu, tuyên ngôn, tuyên cáo chỉ là “có còn hơn không” mà thôi. Cộng Sản rất lỳ lợm, gian trá và xảo quyệt, cần có hành động như Tokyo mới trị được Bắc Kinh Cộng Sản.
Như chúng ta đã biết: Trước đây, Bắc Kinh ra lệnh “Hải cảnh Trung Cộng có quyền áp dụng tất cả biện pháp cần thiết, gồm cả biện pháp dùng vũ khí để chặn đứng hành vi xâm phạm lãnh hải của Trung Cộng” – Sau đó các nước quốc tế kể cả Mỹ lên án phản đối bằng thông báo, báo chí v.v… Có được thì tốt, nhưng xét cho cùng Bắc Kinh chẳng mất sợi lông chân nào với việc “đánh giặc giấy” rồi sau đó bỏ qua…theo thời gian.
Hôm nay Tokyo ra một lệnh: “Nhật Bản cho phép Tuần Duyên nổ súng vào tàu Trung Cộng nếu Trung Cộng xâm lăng vùng lãnh hải Senkaku..” Đây mới đúng là cách đánh cộng sản Bắc Kinh chính xác nhất. [Đọc tiếp]