Miến Điện: Đối lập chống chế độ độc tài quân sự lập ‘‘chính phủ đoàn kết quốc gia’’
Theo AFP, phong trào đối lập chống chế độ độc tài quân sự Miến Điện, cách đây 1 tuần hôm 16/04/20201, thông báo thành lập chính phủ lâm thời “đoàn kết quốc gia”.
Thông tin vừa được loan tải trên trang mạng Facebook của Public Voice Television, cơ quan ngôn luận của Ủy ban đại diện Quốc Hội Miến Điện (Cabinet of Committee Representing Pyidaungsu Hluttaw, CRPH), với thành viên chủ yếu là các nghị sĩ Miến Điện bị chính quyền quân sự phế truất.
Người thông báo thông tin về chính phủ “đoàn kết quốc gia” là ông Min Ko Naing, sinh năm 1962, được coi là một nhà tranh đấu vì nhân quyền kỳ cựu tại Miến Điện, một lãnh đạo của phong trào dân chủ hiện nay. Chính phủ “đoàn kết quốc gia” chống tập đoàn quân sự bao gồm các thành viên là các dân biểu bị phế truất, thành viên các sắc tộc thiểu số, và nhiều nhà tranh đấu hàng đầu trong phong trào biểu tình chống chế độ quân sự vừa qua. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh Jakarta: Các lãnh đạo ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực ở Miến Điện
Hôm nay, 24/05/2021, trong cuộc họp thượng đỉnh khẩn cấp tại Jakarta, Indonesia, các lãnh đạo ASEAN gặp tướng Min Aung Hlaing, cầm đầu nhóm đảo chính ở Miến Điện. Theo dự kiến ASEAN sẽ kêu gọi chấm dứt bạo lực của lực lượng an ninh Miến Điện, đã khiến hơn 700 người chết, đồng thời yêu cầu tập đoàn quân sự trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi và các tù chính trị khác.
Dự cuộc họp kín ở Jakarta chỉ có lãnh đạo của 6 nước Indonesia, Malaysia, Brunei, Việt Nam, Cam Bốt, Singapore. Ba nước Philippines, Thái Lan và Lào cử ngoại trưởng đến thủ đô Indonesia. Theo nhận định của hãng tin, cuộc họp kéo dài 2 tiếng đồng hồ khó mà đạt được ngay một bước đột phá. Nhưng đây là dịp hiếm có để ASEAN nói chuyện trực tiếp với viên tướng đã lật đổ một lãnh đạo chính quyền dân cử của Miến Điện. [Đọc tiếp]
Cập nhật tình hình Biển Đông ngày 22 tháng 4 năm 2021
Bản tin hôm nay sẽ bao gồm tin tức về di chuyển của Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh và khả năng Trung Cộng sẽ tổ chức một sự kiện ở Biển Đông vào ngày 23/4.
1) Tàu sân bay Liêu Ninh ở phía bắc Trường Sa
Ngày 21/4, đội Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng được nhìn thấy hoạt động ở phía bắc quần đảo Trường Sa.
Vị trí hoạt động của Đội tàu này nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 170 km về hướng tây bắc.
Đội tàu này đã xích xuống gần quần đảo Trường Sa kể từ ngày 18/4. Tại khu vực cũng có sự xuất hiện của một số tàu chiến Mỹ. [Đọc tiếp]
Thượng Nghị Sĩ Josh Hawley giới thiệu dự luật nhằm kiểm soát Big Tech
Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hoà Josh Hawley, tiểu bang Missouri vào ngày 19/4 sẽ giới thiệu một dự luật nhắm mục tiêu vào các công ty Big Tech, bao gồm việc kiểm soát các hành vi bị lên án trong thời gian qua của Amazon và Google
Dự luật cấm Big Tech vận hành công cụ tìm kiếm, thị trường và sàn giao dịch bán hoặc quảng bá hàng hóa và dịch vụ của chính họ thông qua các thị trường và công cụ tìm kiếm nói trên. Nếu được thông qua, đây sẽ là một đòn giáng mạnh vào Amazon và Google, những công ty thường xuyên tham gia vào cả hai hoạt động này.
Trong một điều khoản khác có vẻ như được thiết kế riêng để kiềm chế Amazon và Google, dự luật cấm các công ty cung cấp công cụ tìm kiếm, thị trường và sàn giao dịch đối với “dịch vụ lưu trữ và cơ sở hạ tầng internet” cho các bên thứ ba.
Theo đạo luật này, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) sẽ giám sát việc tuân thủ các quy định đối với Big Tech. Tổng chưởng lý của tiểu bang và các thực thể bị thiệt hại do các công ty công nghệ vi phạm luật được trao quyền khởi kiện. [Đọc tiếp]
Bộ ba Mỹ-Nhật-Úc chung tay lắp đặt tuyến cáp ngầm chặn đứng ‘dã tâm’ của Bắc Kinh
Để tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật số toàn cầu, ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc sẽ hợp tác lắp đặt các tuyến cáp ngầm mới trong khu vực Thái Bình Dương và tăng cường chia sẻ thông tin về các hành động của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST).
Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin, hệ thống cáp ngầm là cơ sở hạ tầng quan trọng đối với an ninh, thông tin và tình báo, nó có thể bị chặn hoặc gián đoạn. Do đó, ba quốc gia Mỹ, Nhật và Úc sẽ hợp tác để xây dựng hệ thống liên lạc quốc tế này. Ngoài ra, các tổ chức tài chính tại Mỹ, Nhật và Úc cũng sẽ tham gia tài trợ cho kế hoạch lắp đặt cáp ngầm mới này.
Được biết, Chính phủ Mỹ, Nhật và Úc cùng các công ty liên quan đã có một cuộc họp không chính thức vào tháng 3. Các bên tham gia đều đồng ý tăng cường hợp tác. Đồng thời cuộc họp còn thảo luận về cách tăng cường chia sẻ thông tin về các hoạt động của ĐCST, và đề xuất một kế hoạch hợp tác để cùng tài trợ xây dựng các tuyến cáp ngầm tại các khu vực chiến lược quan trọng. [Đọc tiếp]
Ôn Gia Bảo đã có lời với Tập Cận Bình về vấn đề Hồng Kông
Cựu Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo gần đây đã đăng một loạt bài viết tưởng nhớ về người mẹ của ông trên các phương tiện truyền thông Ma Cao. Tuy nhiên, bởi nội dung bài viết được cho là có những câu từ “nhạy cảm”, nên đã bị xóa và bị chặn chia sẻ trên WeChat. Sự việc này đã làm dấy lên tin đồn về đánh đấm quyền lực bên trong nội bộ đảng Cộng Sản Tàu. Trước đó, có thông tin nội bộ cho rằng Ôn Gia Bảo không hài lòng với cách làm của Tập Cận Bình, ít nhất là về vấn đề Hồng Kông, theo nội dung bài viết đăng trên trang Sound of Hope.
Trong bài viết tưởng nhớ mẹ của cựu Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo được truyền tải trên mạng, trong đó nội dung được mọi người quan tâm nhất là phần cảm ngôn ở cuối bài viết. Ông nói, “Bản thân tôi trước nay luôn đồng cảm với những người nghèo khổ và những người yếu thế, cá nhân tôi phản đối thói áp bức và bắt nạt. Trong tâm trí tôi, Trung Cộng phải là một quốc gia tràn đầy sự chính nghĩa và công bằng, đó mãi là nơi luôn tôn trọng các giá trị đạo đức, lương tri và bản chất của con người, đó phải là nơi luôn ngập tràn khí chất của tuổi trẻ, tự do và nỗ lực vươn lên. Tôi từng vì điều này mà gào thét, mà nỗ lực. Đây là chân lý mà cuộc sống dạy cho tôi hiểu, và nó cũng là món quà mẹ đã trao tặng cho tôi”. [Đọc tiếp]
UB Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua dự luật tẩy chay ngoại giao Thế vận hội tại Bắc Kinh
Vào thứ Tư (21/4) Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua “Dự luật Cạnh tranh Chiến lược” với tỷ lệ phiếu 21/1. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitt Romney đề xuất một sửa đổi nhằm tẩy chay ngoại giao của Mỹ đối với Thế vận hội Bắc Kinh (Lin Leyu / Đại Kỷ Nguyên).
Theo Bloomberg News, “Dự luật Cạnh tranh Chiến lược” được Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua hôm thứ Tư bao gồm một sửa đổi cấm Mỹ cử phái đoàn Chính phủ tới Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022. Các vận động viên Mỹ vẫn sẽ được tham gia thi đấu.
Reuters đưa tin, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Romney (Mitt Romney) đã đề xuất một sửa đổi nhằm tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Bắc Kinh. Ông Romney chia sẻ cảm thấy ghê sợ khi để một đất nước được phép đăng cai Thế vận hội trong khi nước đó đang phạm tội diệt chủng. [Đọc tiếp]
Hạ viện Mỹ giới thiệu nghị quyết kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022
Ngày 15/2, một nghị sĩ Đảng Cộng hòa đã giới thiệu một nghị quyết kêu gọi Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội mùa đông 2022 nếu nó không được chuyển ra khỏi Trung Quốc, trong bối cảnh chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gây ra hàng loạt vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Dân biểu Đảng Cộng hòa Michael Waltz (tiểu bang Florida) đã giới thiệu một nghị quyết thúc giục Ủy ban Olympic Hoa Kỳ đề xuất chuyển địa điểm đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022 sang một quốc gia khác. Và nếu đề xuất này bị từ chối, Hoa Kỳ nên rút khỏi Thế vận hội này.
Dân biểu Waltz nói trong một thông báo rằng ĐCSTQ đã “thực hiện một số hành vi cực kỳ tàn ác chỉ trong năm ngoái, khiến họ [Trung Quốc] không đủ tư cách để đăng cai Thế vận hội Mùa đông 2022.” Ông chỉ ra những hành động tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với người Duy Ngô Nhĩ tại Tân Cương mà Hoa Kỳ xem là một tội ác diệt chủng, cuộc đàn áp nghiêm trọng của chế độ này tại Hồng Kông, cũng như việc ĐCSTQ che giấu virus corona giai đoạn ban đầu khiến nó lan ra khắp thế giới thành đại dịch toàn cầu đang tàn phá nghiêm trọng các nước. Dựa trên những yếu tố này, nghị quyết khẳng định “thật vô đạo đức, trái với luân thường đạo lý, và sai trái” khi để Trung Quốc đăng cai Thế vận hội. [Đọc tiếp]
Tuyên Bố CHUNG MỸ – Nhật “HỢP TÁC TOÀN CẦU MỸ – NHẬT CHO KỶ NGUYÊN MỚI”
TIN TÒA BẠCH ỐC HOA KỲ
Nguyên bản: https://www.whitehouse.gov/briefing-room/statements-releases/2021/04/16/u-s-japan-joint-leaders-statement-u-s-japan-global-partnership-for-a-new-era/
NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 2021 • TUYÊN BỐ VÀ THÔNG CÁO
Tổng thống Joseph Biden vinh dự được đón tiếp Thủ tướng Suga Yoshihide trong chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài trong nhiệm kỳ tổng thống của ông. Ngày nay, Hoa Kỳ và Nhật Bản tái lập một Liên Minh đã trở thành nền tảng của hòa bình và an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và trên toàn thế giới. Dù đại dương ngăn cách hai quốc gia chúng ta, nhưng những cam kết đối với các giá trị phổ quát và các nguyên tắc chung, bao gồm tự do, dân chủ, nhân quyền, pháp quyền, luật pháp quốc tế, chủ nghĩa đa phương và trật tự kinh tế tự do và công bằng, sẽ đoàn kết chúng ta. Chúng ta cùng nhau cam kết chứng minh rằng các quốc gia tự do và dân chủ, cùng hợp tác với nhau, có thể giải quyết các mối đe dọa toàn cầu từ đại dịch virus Vũ Hán (virus Vũ Hán) và biến đổi khí hậu trong khi chống lại các thách thức đối với trật tự quốc tế tự do và rộng mở dựa trên luật pháp. Thông qua kỷ nguyên mới của tình bạn giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, nền dân chủ của hai quốc gia chúng ta vẫn phát triển mạnh. [Đọc tiếp]
Mỹ-Trung Cộng hết đấu khẩu đến điều tàu chiến vào Biển Đông
Không lâu sau những tin tức loan tải đội tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ tiến vào Biển Đông, đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh của Trung Cộng cũng rời nơi trú quân băng qua eo biển Miyako của Nhật Bản và tiến hành tập trận gần Đài Loan.
Ngày 6/04 vừa qua, Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ) chính thức tuyên bố Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt đang hiện diện trên Biển Đông.
Phó Đô Đốc Doug Verissimo, chỉ huy đội tàu tác chiến Hàng Không Mẫu Hạm USS Theodore Roosevelt tuyên bố: “Thật tuyệt vời khi trở lại Biển Đông để trấn an các đồng minh và đối tác rằng chúng tôi vẫn cam kết bảo vệ tự do hàng hải” – Theo giới phân tích, cả Mỹ và Trung Cộng đều có tín hiệu muốn gửi đến các nước trong khu vực. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Quốc cho tàu trang bị hỏa tiễn đuổi tàu dân sự Philippines
Hôm qua, 08/04/2021, Trung Cộng đã cho tàu hỏa tiễn hiện đại rượt đuổi một tàu dân sự chở các nhà báo Philippines tại Bãi Cỏ Mây. Ngoại trưởng Mỹ trong cuộc điện đàm cùng ngày với đồng nhiệm Philippines đã tái khẳng định cam kết hiệp ước hỗ tương quân sự giữa đôi bên, trong lúc các chiến hạm Mỹ tập trận trên Biển Đông.
Vì sao TT Biden chọn lựa bà Harris giải quyết khủng hoảng biên giới?
Vấn đề di dân tràn vào biên giới Mỹ-Mexico sau khi TT Biden nhậm chức, tạo thành một sự lúng túng cho chính quyền Joe Biden. Mở của cho tự do đi vào thì được mà đóng cửa và tiếp tục dựng hàng rào biên giới thì như ông Trump trước đây. Tình trạng tiến thối lưỡng nan! Rồi giao nhiệm vụ cho PTT Kamala Harris giải quyết vấn đề biên giới. Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí The Hill của ông Nolan Rappaport chuyên viên nhập cư bình luận về vấn đề này. [Đọc tiếp]
Gậy ông đập lưng ông? Trung Quốc dùng kỹ thuật công nghệ của Mỹ để chế vũ khí chống Mỹ
Theo tờ Washington Post đưa tin, các cựu quan chức Mỹ vừa tiết lộ về một hệ thống siêu máy tính, mô phỏng sức nóng và lực cản của các hỏa tiễn siêu thanh tăng tốc trong khí quyển, có thể nhắm vào nhằm vào Hàng Không Mẫu hạm Mỹ hoặc Đài Loan. Siêu máy tính này được đặt trong một cơ sở quân sự bí mật ở Tây Nam Trung Cộng.
Các nhà phân tích cho biết chiếc máy tính này được trang bị những chip điện tử siêu nhỏ do một công ty Trung Cộng có tên là Phytium Technology thiết kế bằng software của Mỹ và được xây dựng tại nhà máy sản xuất chip tối tân nhất thế giới ở Đài Loan. [Đọc tiếp]
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ ra dự luật đối phó Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 8/4 giới thiệu một dự luật quan trọng tăng cường khả năng Mỹ đẩy lùi ảnh hưởng tòan cầu đang mở rộng của Trung Cộng bằng cách quảng bá nhân quyền, cung cấp viện trợ an ninh và đầu tư để chống lại thông tin xuyên tạc.
“Luật Cạnh tranh Chiến lược 2021” chỉ thị các sáng kiến ngoại giao và chiến lược phản công Bắc Kinh, phản ánh tinh thần cứng rắn đối phó với Trung Cộng từ cả hai phía Dân chủ và Cộng hòa trong Quốc Hội Hoa Kỳ.
Dự luật dài 200 trang nêu vấn đề cạnh tranh kinh tế với Trung Cộng, nhưng cũng nêu các giá trị nhân đạo và dân chủ, chẳng hạn như áp đặt những chế tài về việc Bắc Kinh đối xử với người sắc tộc thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và ủng hộ dân chủ tại Hong Kong. [Đọc tiếp]
Mỹ cảnh cáo Trung Cộng về Biển Đông và Đài Loan
Hôm qua, 07/04/2021, Hoa Kỳ đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng về những hành động ngày càng hung hăng đối với Philippines và Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh đến những nghĩa vụ của Washington đối với các đối tác châu Á.
Theo hãng tin AFP, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Ned Price khẳng định : “Một cuộc tấn công vũ trang chống các lực lượng quân sự, các tàu hay các phi cơ của Philippines tại vùng Thái Bình Dương, kể cả ở Biển Đông, sẽ buộc chúng tôi thi hành các nghĩa vụ chiếu theo hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”. [Đọc tiếp]