Mỹ và châu Âu tìm cách lập ”Liên minh công nghệ số” để đối phó với Bắc Kinh
Trung tuần tháng 6/2021, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden công du châu Âu, chuyến công du quốc tế đầu tiên kể từ khi nhậm chức. Trái ngược với chủ trương “Nước Mỹ trên hết”, của người tiền nhiệm Donald Trump, tổng thống thứ 46 của nước Mỹ chủ trương siết chặt hợp tác với đồng minh truyền thống bên kia Đại Tây Dương, với mục tiêu chống lại ảnh hưởng gia tăng của mô hình độc tài toàn trị Trung Cộng.
“Liên minh công nghệ số” giữa Liên Âu (EU) và Mỹ được coi là một lĩnh vực mà Washington và Bruxelles muốn thúc đẩy, như một cột trụ của kế hoạch siết chặt hợp tác. Gần nửa năm sau khi ông Biden lên nắm quyền, dự án xây dựng Liên minh công nghệ số Âu – Mỹ đang trong tình trạng nào, và đâu là những thách thức chính? RFI tổng hợp một số thông tin báo chí Âu – Mỹ, và giới thiệu dưới dạng hỏi đáp. [Đọc tiếp]
Ngũ Giác Đài phải “biến lời nói thành hành động” để đối phó với Trung Cộng
Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hôm qua 09/06/2021 yêu cầu Ngũ Giác Đài thực hiện các ưu tiên đã đề ra để đối phó với Trung Cộng.
Chiến lược quốc phòng Hoa Kỳ công bố hồi năm 2018 đã xác định Trung Cộng là một trong những mối đe dọa chính của Hoa Kỳ và Washington cần chống lại. Nhưng theo kết luận của một nhóm công tác đặc biệt do tổng thống Joe Biden thành lập hồi tháng 02/2021 nhằm đối phó mạnh mẽ hơn với Bắc Kinh, trong vòng 3 năm qua, Ngũ Giác Đài đã không có nhiều hoạt động để thực hiện chiến lược quốc phòng nói trên. [Đọc tiếp]
Hai binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ cứu dân Việt Nam gặp nạn ở Phú Quốc
Tin đài VOA:
Hai Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ đã tham gia cứu một số người dân Việt Nam gặp nạn trong một vụ lật thuyền khi đang đi tham quan gần đảo Phú Quốc, theo Tổng lãnh sự Mỹ tại TPHCM.
Trang Facebook chính thức của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ hôm 8/6 cho biết về tại nạn xảy ra hồi tháng 1 năm nay và nói rằng hai trung sỹ tham gia cứu người là Searcy và DerFreitas.
Trước đó hôm 4/6, tuần báo Marine Corps Times, chuyên đưa tin cho cộng đồng thuỷ quân lục chiến Mỹ, cũng nói rằng hai trung sỹ này, tên đầy đủ là Justin Searcy và Carey DeFreitas, đã cứu các nạn nhân từ một con thuyền bị lật khi đang đi tham quan một thành phố gần đảo Phú Quốc. [Đọc tiếp]
Trung Cộng tức giận vì phái đoàn Mỹ đến Đài Loan trên máy bay quân sự
Theo CNN: Việc phái đoàn Mỹ đến đảo Đài Loan trên một chiếc máy bay quân sự được chuyên gia quan hệ quốc tế của Trung Cộng xem là “hành động khiêu khích” của chính quyền ông Biden.
Báo Global Times của nhà nước Trung Cộng ngày 6/6 đã dẫn lời ông Lv Xiang, một chuyên gia quan hệ quốc tế của tổ chức tham vấn do chính phủ hậu thuẫn, nói rằng chuyến thăm của Mỹ đến Đài Loan để tặng vaccine là “hành động khiêu khích nghiêm trọng nhất” của Mỹ kể từ khi ông Biden nhậm chức, và rằng Trung Cộng đại lục sẽ không để yên. [Đọc tiếp]
Tình báo Mỹ nhập cuộc truy tìm nguồn gốc virus corona từ Vũ Hán
Washington chưa loại bỏ hẳn giả thuyết virus corona thất thoát từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán. Thái độ “bưng bít” của Trung Cộng là một trong những động lực thúc đẩy tổng thống Joe Biden hôm 26/05/2021 huy động tình báo Hoa Kỳ mở lại điều tra về thảm họa y tế nghiêm trọng nhất trong lịch sử thế giới đương đại.
Tin Forbes: Trang mạng Alibaba “âm thầm” theo dõi hàng triệu người dùng
Alibaba là trang nhà bán hàng online như eBay, Amazone của Mỹ, Thành lập thàng 4 năm 1999 tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Cộng. Với thành phần lãnh đạo: Mã Vân (Chủ tịch hội đồng quản trị), Thái Sùng Tín (Phó Chủ tịch), Trương Dũng (Tổng giám đốc điều hành) và J. Michael Evans (Chủ tịch). Sản phẩm của Alibaba là thương mại điện tử, đấu giá trực tuyến, chuyển tiền trực tuyến, bán hàng online. Nhưng nó lại là cánh tay của nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Kinh để âm thầm theo dõi hàng trăm triệu khách hàng tiêu dùng. Bản tin dưới đây của tờ Forbes nói lên hành động tồi tễ của Alibaba.
Theo chuyên viên bảo mật Gabi Cirlig, cam kết về quyền riêng tư của trang website UC Browser không được phía Alibaba tuân thủ. Ông chỉ ra rằng cả 2 phiên bản Android và iOS của trang mạng đều gửi website mà người dùng đã truy cập (dù bình thường hay ẩn danh) về máy chủ do UCWeb sở hữu. Địa chỉ IP cũng được gửi về máy chủ bị kiểm soát bởi Alibaba.
[Đọc tiếp]
Gọi là virus Vũ Hán có gì sai?
Bài viết ngày 23 tháng 5 của hai tác giả Michael R. Gordon, Warren P. Strobel and Drew Hinshaw đăng trên tờ Wall Street Journal, cho hay báo cáo tình báo Mỹ cung cấp những chi tiết mới như số nhà nghiên cứu tại Viện Virus học Vũ Hán (WIV, China’s Wuhan Institute of Virology) bị nhiễm, thời điểm họ ngã bệnh và thực tế họ phải nhập viện để điều trị.
Cụ thể, ba nhà nghiên cứu của China’s WIV đã nhập viện tháng 11-2019, vài tuần trước khi Trung Cộng xác nhận xuất hiện ổ dịch Virus Vũ Hán (Covid-19) tại thành phố này.
Tất cả những thông tin này có thể tăng thêm trọng lượng cho nỗ lực kêu gọi mở cuộc điều tra quy mô rộng hơn nhằm xác định liệu virus gây dịch virus Vũ Hán đã thoát khỏi phòng thí nghiệm ở Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Thượng viện thông qua dự luật yêu cầu chính quyền Biden giải mật thông tin về Phòng thí nghiệm Vũ Hán
Thượng viện Hoa Kỳ hôm thứ Tư 26/5 đã nhất trí thông qua dự luật yêu cầu chính quyền của Tổng thống Joe Biden phải giải mật tất cả các tin tức tình báo liên quan đến nguồn gốc virus Vũ Hán, trong đó có tin tức về những gì đã xảy ra tại Phòng thí nghiệm Vũ Hán vào thời điểm bắt đầu đại dịch.
Dự luật vừa được Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua có tên chính thức là Đạo Luật 2021 về Nguồn gốc COVID-19 và do hai thượng nghĩ sĩ Cộng hòa Josh Hawley (bang Missouri) và Mike Braun (tiểu bang Indiana) đệ trình ra Thượng viện. [Đọc tiếp]
Sau Hội nghị Thượng đỉnh với Mỹ: Nhật Bản hiểu rõ trong khi Nam hàn vẫn còn ‘ảo tưởng’ về ĐCST
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nam Hàn được tổ chức vào ngày 21/5 vừa qua đề cập đến vấn đề trao đổi quan điểm sâu rộng về hợp tác vaccine, phi hạt nhân hóa Bắc Hàn, liên minh Mỹ-Nam Hàn và tầm quan trọng của sự ổn định ở eo biển Đài Loan. Theo phân tích của chuyên gia, so với tuyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật trước đó, có thể thấy Nhật Bản và Nam Hàn có khoảng cách rất lớn trong hiểu biết về Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST). Nói cách khác, Nhật Bản nhận thức rõ ràng về mối đe dọa mà ĐCST gây ra cho khu vực, nhưng Nam Hàn vẫn ảo tưởng về ĐCST trong vấn đề bán đảo Bắc Hàn, đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai bên. [Đọc tiếp]
Trung Cộng hù dọa Úc sẽ là ‘kẻ đầu tiên bị tấn công’ nếu can thiệp vào các cuộc xung đột với Bắc Kinh
Theo tờ Daily Mail cho hay: Tin tức từ báo chí nhà nước Trung Cộng cho thấy phong cách “chiến lang” như thường lệ. Các nhà tuyên truyền Trung Cộng cảnh báo quân đội Úc là ‘yếu’, ‘không đáng kể’ và sẽ hứng chịu ‘đòn giáng đầu tiên’ trong bất kỳ cuộc xung đột nào đối với Đài Loan.
Thông điệp lạnh lùng này được cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), tờ Hoàn Cầu Thời báo, đưa ra khi lực lượng hải quân Úc hoàn thành các cuộc tập trận chiến tranh với Mỹ, Pháp và Nhật Bản được tổ chức từ ngày 11 đến ngày 17/5 ở Biển Hoa Đông gọi là Jeanne d’Arc 21 [Đọc tiếp]
Các đặc vụ FBI nêu chi tiết cách Đảng Cộng Sản Tàu gây tổn hại đến sự an toàn của Mỹ
Gần đây, Philips M. Wislar, một đặc vụ điều tra cao cấp của FBI về Trung Cộng đã tiết lộ với Ủy ban Quan hệ Quốc tế Atlanta cách mà Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) gây tổn hại cho an ninh của Hoa Kỳ trên diễn đàn trực tuyến, theo Epoch Times.
Tại diễn đàn, ông Wislar đã chỉ ra lý do khiến tiểu bang Georgia ở Hoa Kỳ trở thành một trong những mục tiêu chính của các hoạt động gián điệp của ĐCST. Thứ nhất, vị trí địa lý của Georgia giống như một trung tâm giao thông. Thứ hai, Georgia là nơi có Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh quốc gia (CDC). Thứ ba, nhiều công ty hàng đầu nước Mỹ đặt trụ sở tại đây. Thứ 4, Georgia cũng là căn cứ quân sự của Mỹ. [Đọc tiếp]
Trung Cộng ăn cắp công nghệ 5G của Canada và cạnh tranh với Mỹ khắp châu Mỹ Latinh và Trung Đông ?
L’Obs đặt vấn đề “Phải chăng Trung Cộng đã ăn cắp công nghệ 5G của Canada?”. Theo tờ báo, đây là một trong những câu chuyện tình báo ly kỳ của thế kỷ 21.
Mỹ muốn củng cố quan hệ với ASEAN để khống chế ảnh hưởng của Trung Cộng
Lời người post: Chính sách của Mỹ “sẩy bò mới lo làm chuồng” . Đến lúc Trung Cộng đã xây căn cứ quân sự trên Biển Đông để ngăn chặn lối vào của của Mỹ đối với các nước trong khu vực ASEAN thì Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken mới tuyên bố: “Mỹ muốn củng cố quan hệ với khối ASEAN…”. Phải chi Mỹ có tầm nhìn xa chừng 50 năm. Thì vào năm 1975 Mỹ không để mất Miền Nam Việt Nam, giờ đây cả khối Đông Nam Á nằm trong quỷ đạo của Mỹ chứ cần gì phải củng cố quan hệ…
Trích bản tin của đài truyền hình quốc tề RFI:
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken họp trực tuyến với các đồng nhiệm ASEAN ngày 23/05/2021. Cuộc họp đầu tiên của người đứng đầu ngành ngoại giao dưới thời tổng thống Joe Biden với khối 10 nước Đông Nam Á được cho là để củng cố quan hệ song phương trong tình hình cạnh tranh Mỹ-Trung trong khu vực. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Đối đầu Mỹ-Trung cộng càng ngày càng tăng
Tin tổng hợp về căng thẳng tại Biển Đông giữa Mỹ và Trung Cộng.
Dù rằng Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam, nhưng hầu như giải quyết vấn đề Biển Đông không còn nằm trong tầm tay của Việt Nam. Các cường quốc trên thế giới đều nhìn vào Biển Đông là điểm nóng, nơi ngòi nổ có thể phát, nơi tranh chấp quyền lợi quốc tế đang diễn ra. Hai quốc gia đứng đầu có thể làm cho Biển Đông lặng sóng hay dậy sóng đó là Mỹ – Trung Cộng.
Những hành động của Mỹ – Trung Cộng trên Biển Đông có thể kéo theo một cuốc đại chiến khôn lường của thế kỷ thứ 21. Vận mệnh chính trị của nước Việt Nam cũng liên quan to lớn đến sự thắng – thua của Mỹ và Trung Cộng trên Biển Đông. Do đó tình hình chính trị Việt Nam một phần lớn là do những hành động về của Trung Cộng hay Mỹ trên Biển Đông nên chúng ta càn theo dõi. [Đọc tiếp]
Tin vui cho Đài Loan: Hoa Kỳ có thể tiêu diệt quân đội Trung Cộng từ xa 2.700 km
Theo báo cáo của website quân sự Mỹ “Breaking Defense”, Quân đội Mỹ lần đầu tiên tiết lộ “hệ thống bắn vũ khí siêu thanh tầm xa” có tầm bắn hơn 2,775 km, có nghĩa là nếu Đài Loan bị bao vây bởi Quân đội Trung Cộng, thì quân đội Hoa Kỳ đóng tại Guam, cách Đài Loan 2,500 km, cũng có thể trực tiếp sát thương quân đội Trung Cộng ngay tại chỗ.
Hệ thống bắn vũ khí siêu thanh tầm xa LRHW (Long Range Hypersonic Weapon) được chế tạo và sản xuất bởi công ty Lockheed Martin, nó có thể cung cấp khả năng răn đe mạnh mẽ. Theo báo cáo, phát ngôn viên của Quân đội Mỹ đã xác nhận rằng LRHW có tầm bắn hơn 2,775 km. Trong khi đó, hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn của Hệ thống hỏa tiễn Chiến thuật (ATACMS) của Quân đội Hoa Kỳ chỉ có thể đạt tầm bắn 300 km. [Đọc tiếp]