Joe Biden ban hành lệnh trừng phạt chế độ cộng sản Cuba đối với các cuộc biểu tình. Thượng Nghị Sĩ Macro Rubio cho rằng lệnh trừng phạt đó là “vô nghĩa”
Hôm qua, thứ Năm (22/7), Hoa Kỳ đã ban hành lệnh trừng phạt các quan chức chủ chốt của Đảng Cộng sản Cuba vi phạm nhân quyền sau các cuộc biểu tình lan rộng khắp Cuba.
Tổng thống Joe Biden đã lên án “những vụ bắt giữ hàng loạt và những phiên tòa giả tạo”, đồng thời nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng, các hành động của chính quyền nhằm vào một giới chức cấp cao nhất của Cuba và một tổ chức bán quân sự có tên gọi Boinas Negras “mới chỉ là bước khởi đầu” và Hoa Kỳ “sẽ tiếp tục trừng phạt những cá nhân tham gia vào đàn áp người dân Cuba”. [Đọc tiếp]
Chuyên gia Mỹ Michael Beckley: Sức mạnh của Trung Cộng là viển vông
Trong 20 năm qua, Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đã không ngừng tăng cường đàn áp nội bộ và những hành động gây thù chuốc oán với bên ngoài của họ thường khiến nhiều nhà quan sát bối rối. Một mặt, họ cho rằng việc ĐCST tăng cường đàn áp là biểu hiện của sự bất an. Mặt khác, việc thực hiện ngoại giao chiến lang để gây thù chuốc oán với mọi phía dường như cũng cho thấy Bắc Kinh có đủ tự tin vào sức mạnh của mình, điều đó khiến nước này không thể không thực hiện một bước nhảy vọt để thách thức trật tự quốc tế hiện thời. Tuy nhiên, ông Michael Beckley, Giáo sư Khoa học Chính trị tại Đại học Tufts – Hoa Kỳ, sau nhiều năm nghiên cứu về sức mạnh quốc gia và quân sự của nước này đã đưa ra kết luận rằng, sự kiểm soát, đàn áp bên trong và các hành động khiêu khích bên ngoài của ĐCST đều là sự phản ánh một cảm giác bất an về một tương lai không còn dài của chính họ. [Đọc tiếp]
Kết quả chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Đức đến Washington ra sao?
lethanhnhan@vietquoc.org:
Ngày 15/07, nữ thủ tướng Đức bà Angela Merkel chuẩn bị hết nhiệm kỳ sau 16 năm làm Thủ Tướng, bà cố gắng đi thăm chính thức nước Mỹ lần thứ 19, có thể là chuyến viếng thăm cuối cùng của bà trên cương vị Thủ Tướng. Đây cũng là chuyến viếng thăm ngoại giao quan trọng nhất trong kỳ đại dịch virus Vũ Hán chưa chấm dứt.
Bà Thủ Tướng Merkel đi để vớt vát lại uy tín của bà bị sứt mẻ do chính sách “American First” của cựu Tổng thống Donald Trump. Đồng thời bà cũng muốn làm viên gạch lót đường cho Thủ Tướng Đức kế nhiệm liên hệ ngoại giao với siêu cường Mỹ. Biết đâu, bà cũng muốn để lại một di sản hầu ghi vào cuốn hồi ký chính trị của bà sau này?
“Như cá được nước”, phía Hoa Kỳ, những nhân vật chủ chốt định hình chính sách ngoại giao dưới thời TT Biden như Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và Bộ Trưởng Ngoại Giao Anthony Blinken cũng chủ trương tạo một liên minh với EU để chống Trung Cộng và Nga mà bấy lâu nay ông Blinken làm con thoi, hai lần ông công du châu Âu trong vòng 6 tháng từ ngày nhậm chức đến nay. Nội các TT Biden vui mừng tiếp đón (hospitable welcome) bà Merkel đến thăm nước Mỹ.
Tại sao chính quyền Biden lại chọn Đức là nước đầu tiên của EU thăm Washington? [Đọc tiếp]
Cuba xuống đường cho “Tổ Quốc và Cuộc Sống”
Các cuộc biểu tình hiện tại ở Cuba đang kêu gọi “Patria y Vida” (Tổ Quốc và Cuộc Sống), tựa đề của một bài hát nhạc rap gần đây của các nghệ sĩ trẻ, đã trở thành biểu ngữ của phong trào biểu tình. Bài hát được tạo ra bởi các rapper ở Cuba và Miami — Luis Manuel Otero-Alcántara, Maykel Osorbo và Yotuel, cùng những người khác. Bài hát bắt nguồn từ phương châm “Patria o Muerte” (Tổ quốc hay cái chết) của Fidel Castro, nhấn mạnh rằng chính phủ Cuba nên cung cấp cho công dân của mình một cuộc sống tốt đẹp và tự do, nhưng dân Cuba đã bị từ chối một cuộc sống như vậy trong hơn 60 năm. [Đọc tiếp]
Biểu tình bùng nổ ở Cuba: Tại Sao Người Dân Giận Dữ?
Vào ngày 11/7, hàng nghìn người biểu tình tự phát đã xuống đường tại hơn 50 thị xã và thành phố của Cuba. Họ mang theo một danh sách dài những nỗi bất bình: tình trạng mất điện liên tục, các cửa hàng tạp hóa trống rỗng, nền kinh tế thất bại, một chính phủ đàn áp, và tình hình ngày càng tuyệt vọng liên quan đến Covid-19. Trong một màn thể hiện sự bất mãn chưa từng thấy trên hòn đảo cộng sản, có lẽ trong suốt sáu thập niên qua, người dân ở mọi lứa tuổi vừa hô vang vừa tuần hành biểu tình, một số người trong số họ hô theo nhịp điệu của những chiếc thìa khua vào chảo rán. “Patria y Vida” (Quê hương và Cuộc sống) – một câu nhại theo khẩu hiệu cách mạng “Patria o Muerte (Tổ quốc hay là chết), đồng thời cũng là tên của một bài hát phổ biến chỉ trích chính phủ – chính là khẩu hiệu kêu gọi tập hợp lực lượng của họ, cùng với những khẩu hiệu như “Tự do” và “Đả đảo chế độ độc tài”. [Đọc tiếp]
Nhân dân Cuba đứng dậy vì tự do
Hôm nay, hầu hết các hãng tin quốc tế đồng loạt đưa tin tức, hình ảnh và phim về các cuộc biểu tình tại nhiều nơi của nhân dân Cuba chống chế độ CS vì tự do. Những khẩu hiệu “Đả Đảo Độc Tài”, “Đả Đảo Cộng Sản”, “Tự Do!” được hô vang trên đường phố Havana và các thành phố lớn.
Cuba là một trong năm nước CS còn sót lại của thời Chiến Tranh Lạnh và chịu đựng dưới chế độ độc tài suốt 62 năm từ khi Fidel Castro và Che Guevara chiếm Cuba vào tháng Giêng, 1959. Các nước CS tàn dư khác là Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Bắc Hàn. [Đọc tiếp]
Thông cáo báo chí của Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ: Tái Xác Nhận Phán Quyết Tòa Trọng Tài Quốc Tế La Haye về Biển Đông
Nguyên bản: https://www.state.gov/fifth-anniversary-of-the-arbitral-tribunal-ruling-on-the-south-china-sea/
Kỷ niệm lần thứ Năm Phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế về Biển Đông
Thông cáo báo chí
Antony J. Blinken, Ngoại trưởng Hoa Kỳ
July 11, 2021
Tự do trên biển là lợi ích lâu dài của tất cả các quốc gia và là yếu tố sống còn đối với hòa bình và thịnh vượng của toàn cầu. Cộng đồng quốc tế từ lâu đã được hưởng lợi từ trật tự hàng hải dựa trên luật lệ, trong đó luật pháp quốc tế, được phản ánh bởi Công Ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, đã đặt ra khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương và bờ biển. Cơ quan luật quốc tế này tạo cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực hàng hải và là yếu tố quan trọng để bảo đảm sự luân lưu bền vững của nền tự do của thương mại toàn cầu.
Không ở đâu trật tự hàng hải dựa trên luật lệ lại bị đe dọa nghiêm trọng như ở Biển Đông. Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) tiếp tục cưỡng bức và đe dọa các quốc gia ven biển Đông Nam Á, đe dọa quyền tự do hàng hải trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng này. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ tái khẳng định yêu sách của Bắc Kinh là phi pháp
Hôm nay 12/07/2021 là dịp kỷ niệm 5 năm ngày Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye ra phán quyết về đơn Manila kiện Bắc Kinh, bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Cộng trên gần trọn Biển Đông. Nhân dịp này, Hoa Kỳ đã có hai hành động biểu hiện: Tái bác bỏ đòi hỏi phi pháp của Bắc Kinh và đưa tàu áp sáp quần đảo Hoàng Sa, do Trung Cộng kiểm soát.
Theo hãng tin Reuters, trong một tuyên bố bằng văn bản đề ngày 11/07/2021, ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken một mặt tái khẳng định chính sách Biển Đông đã được chính quyền tiền nhiệm của tổng thống Donald Trump thúc đẩy, nhấn mạnh tính phi pháp của các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ ghi rõ: “Mỹ tái khẳng định chính sách ngày 13/07/2020 liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên biển ở Biển Đông”. Theo Reuters, ông Blinken cũng bác bỏ đòi hỏi của Trung Cộng đối với các nguồn tài nguyên trên gần như toàn bộ Biển Đông. [Đọc tiếp]
FUNOP: Lá Bài Mỹ Đối Phó với Trung Cộng tại Biển Đông
Lời người post: Tự do hàng hải (Freedom Of Navigation – FON), là nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế: Là khi một tàu biển treo cờ của bất kỳ quốc gia nào sẽ không bị can thiệp bởi các quốc gia khác, ngoại trừ các trường hợp ngoại lệ được quy định bởi luật quốc tế.
Tại khu vực Biển Đông và Hoa Đông, Mỹ sớm nhận ra được ý đồ của Trung Cộng là một quốc gia đang trỗi dậy muốn bành trướng ra mặt Biển Thái Bình Dương, vào những năm 2013 và 2014, Hoa Kỳ đã tiến hành FONOP với mục đích “thách thức các hoạt động chống lại các yêu sách hàng hải quá đáng”. Ý của Mỹ là muốn gửi một tín hiệu đến Trung Cộng đừng đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông và Hoa Đông quá đà. FUNOP hoạt động trong các khu vực mà Trung Cộng, Đài Loan, Malaysia, Philippines và Việt Nam tuyên bố chủ quyền. Trong nhiệm kỳ TT Obama vào năm 2012 có sự tuyên bố xoay trục sang châu Á. Coi châu Á – Thái Bình Dương là quan trọng trong khi đang chống khủng bố tại Trung Đông. Do đó, Hoa Kỳ bắt đầu gia tăng số lượng FONOP ở Biển Đông.
Bắt đầu từ tháng 10 năm 2015, trong chương trình Hoạt động FONOP của Hoa Kỳ, các tàu Hải Quân Hoa Kỳ đã tuần tra gần các đảo nhân tạo do Trung Cộng bồi đắp trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam để nhấn mạnh cho Trung Cộng biết Hoa Kỳ đối với các đảo nhân tạo mà TC bồi lên trong vùng biển quốc tế là bất hợp pháp.
Như vậy FUNOP là chương trình chính mà Hoa Kỳ đang thực hiện trên Biển Đông và Hoa Đông gồm tàu chiến, Hàng Không Mẫu Hạm, Khu Trục Hạm… để “ngăn chặn” tham vọng của Trung Cộng trên Biển Đông, Hoa Đông.
Chúng ta điểm qua những nỗ lực mà Hoa Kỷ đã làm qua các đời Tổng Thống như thế nào. Bài viết của Phạm Tùy Anh, Trung Tâm Nghiên Cứu Biển Đông sẽ nói thêm về FUNOP:
Tại sao Mỹ rút Hàng Không Mẫu Hạm khỏi Thái Bình Dương?!
Tuyên bố sẵn sàng đương đấu với Trung Cộng, nhưng Lãnh đạo Ngũ Giác Đài lại điều Hàng Không Mẫu Hạm sang Trung đông.
Như Wall Street Journal (WSJ) đã loan tin, vào mùa hè này Hàng Không Mẫu Hạm USS Ronald Reagan sẽ di chuyển từ căn cứ Nhật Bản đến Trung Đông, để hỗ trợ việc rút quân của Mỹ khỏi Afghanistan. Sự chuyển động này được thi hành theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ (U.S. Central Command), và đã được Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin chấp thuận. [Đọc tiếp]
Phỏng Vấn Tác Giả Cuốn ‘Cuộc Đảo Chính của Trung Quốc’: Làm Sao để Giúp Chấm Dứt Sự Cai Trị của Trung Cộng, Mang Lại Dân Chủ cho Trung Hoa
“Cả ông và tôi đều biết”, ông Lý Khắc Cường trả lời… “Gạo sắp chín thành cơm rồi”. Câu nói giản dị đó, nói bằng một giọng trầm, nghe như sấm nổ bên tai ông Uông Dương.
“Quả thật là như vậy,” ông Uông trả lời. Đó là tất cả những gì ông ấy cần nói. Cụm từ tưởng như vô thưởng vô phạt “gạo đã thành cơm” lại là một mật mã được thống nhất giữa họ để tiến hành một kế hoạch dự phòng táo bạo mà họ đã vạch ra suốt vài năm qua. Những người này nhận ra rằng sự suy thoái kinh tế Trung Cộng đang sinh sản trong môi trường bị nhiễm độc bởi một loạt các vấn đề thâm căn cố đế về chính trị đàn áp, xã hội và đạo đức. Và những vấn đề này đến một lúc nào đó sẽ tương tác để gây ra khủng hoảng. Từ lâu, họ đã quyết tâm sẵn sàng chờ đợi thời cơ để lật đổ Tập Cận Bình. Chính sách của Tập khiến nước Tàu bị mắc kẹt trong ngõ bí, mà chỉ có duy nhất một con đường thoát là lật đổ Tập Cận Bình. Giấc mơ Trung Hoa của Tập mà khi thức giấc thì đó là một cơn ác mộng. [Đọc tiếp]
Cựu Giáo Sư Trường Đảng Trung Ương Trung Cộng: Đảng Cộng Sản Tàu Mong Manh Hơn Vẻ Bề Ngoài
Chính sách can dự của Hoa Kỳ với Trung Cộng trong những thập niên qua một lần nữa nổi lên sự lo ngại. Bà Thái Hà, giáo sư hồi hưu Trường Đảng Trung Ương Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST), đã kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ hy vọng “ngây thơ” về chính sách này. Đồng thời cảnh báo rằng sự lãnh đạo của ĐCST kỳ thực chỉ như một con hổ giấy, mong manh hơn vẻ bề ngoài của họ chỉ đội lốt…
Theo báo cáo trên tờ Wall Street Journal ngày 29/6/2021, bà Thái Hà, cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, trao một cuốn sách cho Viện Hoover trong tuần này và công bố một bài báo dài 28 trang nhân dịp sự kiện Kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCST. [Đọc tiếp]
Cố vấn An Ninh Hoa Kỳ khẳng định với Việt Nam: Ủng hộ phán quyết Biển Đông năm 2016
Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan hôm 1/7/2021 trong cuộc điện đàm với Phó Thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Phạm Bình Minh khẳng định Mỹ ủng hộ phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế (PCA) về Biển Đông đưa ra hồi năm 2016.
“Ông Sullivan và Phạm Bình Minh cũng thảo luận về Biển Đông, bao gồm cả việc Hoa Kỳ ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016″ – Tuyên bố của Người phát ngôn Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ bà Emily Horne trên website của Tòa Bạch Ốc đưa ra tin tức này.
Trong khi đó, phần tường thuật của báo phía Việt Nam về cuộc gọi chỉ cho biết, hai bên khẳng định ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, tự do hàng hải, giải quyết tranh chấp tại Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Luật Biển Quốc Tế UNCLOS 1982. [Đọc tiếp]
Thế giới ngoảnh mặt: 100 năm Tàu Cộng theo ánh Tà Dương!
Ngày 1 tháng 7, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST), nhiều chính trị gia và cơ quan truyền thông Hoa Kỳ, người dân các quốc gai tiến bộ trên thế giới đã đồng loạt lên án và nhấn mạnh thế giới nên khắc ghi những hành động tàn bạo của ĐCST đối với người dân, chà đạp lên các giá trị dân chủ. Trong khi Tập Cận Bình huênh hoang đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm 100 năm ĐCST tại Bắc Kinh, nơi sinh sản muôn vàn tội lỗi đối với người dân Trung Hoa và nhân loại.
Những chính khách Hoa Kỳ lên án:
Ngày 1/7 cựu Ngoại trưởng Michael Pompeo cho biết trên Twitter: “100 năm tồn tại của ĐCST là 100 năm giết chóc và diệt chủng. Không có một đảng chính trị nào khác giết người nhiều hơn ĐCST”. [Đọc tiếp]
Jake Sullivan: Trung Cộng sẽ bị “cô lập” nếu không hợp tác điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán
Lời tuyên bố Cố vấn An Ninh Quốc Gia Hòa Kỳ Jake Sullivan “Trung Cộng sẽ bị “cô lập” nếu không hợp tác điều tra nguồn gốc virus Vũ Hán”. Mạnh như một lá bài “triệt buộc” đối với Tập Cận Bình:
– Nếu Tập Cận bình làm rõ vấn đề virus Vũ Hán thì các khoa học gia trên thế giới sẽ chứng minh là con vi khuẩn lây bịnh đại dịch hôm nay đến từ phòng Thí Nghiệm Sinh Hóa Vũ Hán, đó là vi khuẩn SARS-coV-2 nhân tạo, chế biến từ vi khuẩn ở loài dơi sống trong hang động (SARS-coV-1), đã gây bệnh dịch SARS trước đây. Nhưng con vi khuẩn SARS-coV-1 không có khả năng lây lang nhanh từ người sang người. Nay vi khuẩn SARS-coV-2 được chế biến thêm làm thế nào để lây từ người lang rộng nhanh hơn, như chúng ta đang chứng kiến. Như vậy, cho thấy Tập Cận Bình đang chế vũ khí sinh học chuẩn bị chiến tranh. Điều này là tối kỵ và vi phạm tội ác chiến tranh đối với quốc tế.
– Nếu Tập Cận Bình cứ tìm cách dấu kín nguồn gốc vi khuẩn SARS-coV-2, thì sẽ bị cộng đồng thế giới đặt nghi vấn rất lớn về Tập là kẻ sát nhân thầm lặng. Tập Cận Bình thành đơn thân độc mã, đi đến đâu cũng bị đối xử lạnh nhạt hoặc bị tẩy chay.
Tập Cận Bình đang tiến thối lưỡng nan! [Đọc tiếp]