Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Phi trường Kabul Afghanistan: Những giờ phút cuối cùng….

Máy bay vận tải quân sự của Mỹ chở người di tản cất cành chiều 30/08/2021 tại phi trường Kabul, Afghanistan

Cả phía Taliban lẫn Hoa Kỳ hôm 30/08/2021 cùng xác nhận nhiều quả rocket đã được bắn về phía phi trường Kabul vài giờ trước hạn chót Mỹ rút hết quân, khép lại 20 năm can thiệp quân sự tại Afghanistan.

Hãng tin Anh Reutes trích dẫn một quan chức trong chính quyền Mỹ cho biết hệ thống phòng không của Hoa Kỳ đã chận được ít nhất 5 rocket bắn về phía sân bay Kabul sáng sớm ngày 30/08/2021. Theo truyền thông Afghanistan, những rocket này được bắn đi từ một chiếc xe. Hãng tin Pháp cho biết một đại diện của Taliban xác nhận “5 quả rocket, đã được bắn đi nhưng hệ thống chống tên lửa tại khu vực gần phi trường đã ngăn chận kịp thời”.

Trước đó, chiều Chủ Nhật 29/08/2021, cũng theo các nguồn tin từ phía Taliban, một chiếc drone của Mỹ đã phá hủy một mục tiêu cách không xa phi trường Kabul. Mục tiêu đó là một chiếc xe có gài chất nổ được dự trù sử dụng để tiến hành một vụ khủng bố tự sát. [Đọc tiếp]

Mỹ tiêu diệt một thủ lĩnh IS-K và báo động nguy cơ khủng bố mới

Phi trường Kabul ngày 26/08

Đáp trả vụ khủng bố tại Kabul, quân đội Mỹ ngày 27/08/2021 đã sử dụng máy bay không người lái tấn công trả đũa tiêu diệt một lãnh đạo của nhóm thánh chiến IS-K (Daech) tại Afghanistan. Cùng lúc, Washington báo động có nhiều khả năng xảy ra tấn công khủng bố mới tại sân bay Kabul.

Theo hãng tin Reuters, sau vụ đánh bom khủng bố hôm thứ Năm bên cạnh sân bay Kabul làm 92 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ, tổng thống Joe Biden đã tuyên bố “trả đũa” nhóm khủng bố. Hôm 27/08/2021 quân đội Hoa Kỳ đã thực thi mệnh lệnh, tấn công tiêu diệt một lãnh đạo của IS-K tại tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan, gần biên giới với Pakistan. [Đọc tiếp]

Máy bay không người lái Mỹ tấn công quân khủng bố IS-K ở Afghanistan

TQLC Mỹ trên Đài Kiểm Soát Di Tản tại Sân bay Kabul, Afghanistan ngày 26/08/2021 (Ảnh REUTERS)

Như đã đưa tin trong bài trước: Cuộc khủng bố tại sân bay quốc tế Kabul ở Afghanistan vừa rồi vào ngày 26/08 là do nhóm khủng bố Hồi Giáo IS-K (Islamic State Khorasan – Nhà Nước Hồ Giáo vùng Khorasan). Nhóm này thành lập 2015, rất hung bạo và dã man. Chúng cực kỳ mê tín và bảo thủ đến nỗi cho Hồi Giáo Taliban không sùng đạo Hồi. Giữa nhóm khủng bố IS-K và quân Hồi Giáo Taliban xem nhau như kẻ thù và thường khủng bố sát hại nhau. Theo nguồn tin hãng Reuters thì Mỹ trả đũa nhóm IS-K trong việc khủng bố sân bay 26/08 bằng cách dùng máy bay không người lái oanh kích phiến quân khủng bố IS-K vào ngày 27/08. [Đọc tiếp]

Cảm nghĩ của Tướng Petraeus về sự sụp đổ ở Afghanistan

Đại tướng hồi hưu David Petraeus nguyên Tư Lệnh Chiến Trường Afghanistan 2010-2011, cưu Giám Đốc tình bào CIA Hoa Kỳ.

Tướng Mỹ về hưu David Petraeus từng là chỉ huy lực lượng liên quân quốc tế tại Afghanistan từ năm 2010 đến năm 2011. Con trai và con dâu của ông cũng phục vụ tại Afghanistan trong Lữ đoàn Dù 173 của Quân đội Hoa Kỳ. Tướng Petraeus được chỉ định đến Iraq ở vị trí tư lệnh vì khả năng chỉ huy hiệu quả của ông ở Afghanistan. Đề xuất tăng quân ở Iraq của ông đã góp phần ổn định tình hình ở nước này và cuối cùng khiến những kẻ khủng bố Nhà nước Hồi giáo hoàn toàn bị quét sạch khỏi đất nước. 10 năm trước, Afghanistan là hình mẫu cho cuộc chiến chống khủng bố trong Iraq đang ngập trong nguy cơ. 10 năm sau, thời thế thay đổi, Afghanistan bị Taliban chiếm đóng trong nháy mắt, quân đội Mỹ rút quân trong hỗn loạn. Tướng Petraeus nghĩ gì về Afghanistan ngày nay, về cuộc chiến chống khủng bố của Hoa Kỳ, Wall Street Journal đã phỏng vấn Tướng Petraeus, và tôi sẽ chia sẻ với bạn hôm nay. [Đọc tiếp]

Thâm thù giữa Taliban và IS-K là thủ phạm khủng bố tại Kabul ngày 26/08

Khủng bố bên ngoài sân bay Kabul do IS-K tiến hành làm hơn 100 người chết. Ảnh: Washington Post.

Lời người post: ISIS-K hay còn gọi là IS-K (Islamic State- Khorasan ) là một tổ chức khủng bố hồi giáo cực đoan rất hung bạo. Tự nhận là  khủng bố tại sân bay Kabul, Afghanistan chiều hôm thứ Năm, 26/08/2021 gây cho 13 binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đang làm nhiệm vụ di tản, và 90 người Afhanistan đang chen chúc tìm đường di tản khỏi sân bay Kabul, Afghanistan. IS-K và quân Taliaban đều là quân khủng bố nhưng xem nhau như kẻ thù không đội trời chung.
Vụ đánh bom ở sân bay Kabul là lời nhắc nhở rằng IS vẫn đang hiện diện ở Afghanistan và sẽ tiếp tục cuộc chiến tranh giành quyền lực với Taliban ở xứ Trung Á này.
[Đọc tiếp]

Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…

Bà Kamala Harris tới Căn cứ Không quân Paya Lebar ở Singapore hôm 22/8 mở đầu cho chuyến viếng thăm Singapore và Việt Nam.

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.

Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?

PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. [Đọc tiếp]

Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Cộng

Afghanistan và các nước chung biên giới

Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Cộng, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình. [Đọc tiếp]

Tại sao việc Mỹ rút khỏi Afghanistan có thể tốt cho châu Á?

Quân đội Hoa Kỳ lên máy bay rời khỏi Afghanistan

Thời gian sẽ trả lời việc Mỹ đột ngột từ bỏ Afghanistan sau gần 20 năm cam kết có phải là một thời điểm mang tính quyết định trong nhiệm kỳ tổng thống của Joe Biden hay không?

Nhưng trong khi các nhà phân tích và bình luận cho rằng hành động này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Mỹ trong ngắn hạn, có lý do chính đáng để tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các mục tiêu dài hạn và quan hệ của Washington ở các khu vực cốt lõi hơn đối với lợi ích chiến lược của Mỹ, đặc biệt là ở Đông Nam Á , một chiến trường quan trọng trong cuộc cạnh tranh ngày càng gia tăng với Trung Cộng. [Đọc tiếp]

Biden rút quân khỏi Afghanistan gây tổn hại chính sách xoay trục sang châu Á?

Hình ảnh người dân Afghanistan tháo chạy đến sân bay Kabul vào ngày 16/8

Kurt Campbell, cố vấn cấp cao về châu Á của Tòa Bạch Ốc tuyên bố hồi tháng 7 về một thay đổi lịch sử trong chính sách ngoại giao của Mỹ sắp xảy ra. Đó là một thay đổi sẽ ảnh hưởng đến dự định xoay trọng tâm của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á trong tình hình Trung Cộng ngày càng gia tăng sức mạnh lên khu vực, và khiến các đồng minh của Mỹ quan ngại, theo Reuters.

“Điều này chắc chắn sẽ đau đớn. Chúng ta chắc chắn sẽ thấy vài sự thay đổi thực sự ở những nơi như Afghanistan,” phát biểu trong một buổi trao đổi trực tuyến của Asia Society, ông Campbell nói. Đây được xem là một đánh giá sắc bén khi mà việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan chớp nhoáng đã làm bùng phát một cuộc khủng hoảng nhân đạo. [Đọc tiếp]

Tin Afghanistan: Lực lượng biệt kích đối kháng Taliban đang hình thành tại Afghanistan

Các thành viên phòng trào phản kháng Taliban tại thung lũng Panjshir. Ảnh: AFP

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov xác nhận một phong trào đối kháng với Taliban, trong đó có binh sĩ tinh nhuệ được Anh đào tạo, đang hình thành tại thung lũng Panjshir, Afghanistan. 

Phát biểu tại họp báo ngày 19/8, ông Lavrov hé lộ thêm rằng lực lượng biệt kích này do Phó Tổng thống Afghanistan Amrullah Saleh và Ahmad Massoud (con trai của một thủ lĩnh nổi tiếng chống Taliban) đứng đầu.

Các báo cáo cho rằng trong số các chiến binh đang kéo về thung lũng Panjshir bao gồm cả các thành viên của lực lượng biệt kích Afghanistan do đặc nhiệm SAS của Anh huấn luyện. [Đọc tiếp]

Một Hội đồng cầm quyền có thể sẽ cai trị Afghanistan, Taliban sẽ không là một nền dân chủ

Waheedullah Hashimi (C), một chỉ huy cấp cao của Taliban, ra hiệu khi nói chuyện với Reuters trong cuộc phỏng vấn tại một địa điểm không được tiết lộ gần biên giới Afghanistan-Pakistan ngày 17 tháng 8 năm 2021. Ảnh chụp ngày 17 tháng 8 năm 2021. REUTERS / Stringer

(Reuters) – Afghanistan có thể được điều hành bởi một hội đồng cầm quyền của Taliban, trong khi thủ lĩnh tối cao của phong trào chiến binh Hồi giáo, Hibatullah Akhundzada, có thể sẽ vẫn nắm quyền tổng thể, một thành viên cấp cao của Taliban nói với Reuters.

Taliban cũng sẽ liên hệ với các cựu phi công và binh sĩ từ các lực lượng vũ trang Afghanistan để kêu gọi họ gia nhập hàng ngũ của mình, Waheedullah Hashimi, người có quyền ra quyết định của nhóm, cho biết thêm trong một cuộc phỏng vấn.

Việc tuyển dụng đó thành công như thế nào vẫn còn phải chờ. Hàng nghìn binh sĩ đã bị phiến quân Taliban giết hại trong 20 năm qua, và gần đây nhóm này nhắm vào các phi công Afghanistan do Mỹ đào tạo vì vai trò nòng cốt của họ. [Đọc tiếp]

Thủ lĩnh phiến quân Taliban: Họ là ai?

Quân đội Mỹ rời Afghanistan

Lê T Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Những thủ lĩnh của quân Taliban rất sợ tình báo của Mỹ phát hiện để bắn hỏa tiễn từ những máy bay không người lái như đã giết tướng Soleimani của Iran đầu năm 2020 và thủ lĩnh của họ là Mullah Akhtar Mansour vào tháng 5/2016 trên đường từ Iran đến Pakistan. Nên họ giữ tung tích các thủ lĩnh rất kín.

Nay quân Taliban đang chiến thắng tại Afghanistan, họ sẽ định hướng “tiểu vương quốc Hồi Giao Afghanistan” mệnh danh “mồ chôn các đế quốc” này. Họ là ai?  [Đọc tiếp]

“Xin hãy cầu nguyện cho tôi”: nữ phóng viên báo Afghanistan bị Taliban truy lùng chạy trốn

Một nữ nhà báo trẻ mô tả sự hoảng loạn và sợ hãi buộc lẩn trốn khỏi thành phố khi khắp Afghanistan bị quân Taliban chiếm đóng.

Source:
https://www.theguardian.com/global-development/2021/aug/10/please-pray-for-me-female-reporter-being-hunted-by-the-taliban-tells-her-story?utm_source=pocket-newtab

Dịch:
lethanhnhan@vietquoc.org

Phụ nữ ở Afghanistan lo lắng thỏa thuận hòa bình với các phần tử cực đoan Taliban có thể bị làm vợ những chiến binh khủng bố Taliban hoặc mất đi các quyền mà họ khó giành được

“Cách đây hai ngày tôi phải rời căn nhà và cuộc sống nơi thành phố tôi ở vùng Bắc Afghanistan sau khi quân Taliban vào chiếm. Tôi đang trên đường đào tẩu và không có nơi nào là an toàn cho tôi đến cả.

Tuần trước, tôi là người viết tin trên báo. Hôm nay tôi không thể viết với cái tên thật của mình kể cả việc tôi đến đâu. Tất cả cuộc đời của tôi dang bị tiêu rụi trong vài ngày!

Tôi rất sợ và không biết việc gì sẽ xẩy ra cho tôi. Bao giờ tôi sẽ về nhà? Tôi sẽ được gặp lại cha mẹ tôi không? Tôi sẽ đi về đâu? Đường freeway bị phong tỏa cả hai hướng. Tôi sẽ sống sót như thế nào?

Quyết định rời khỏi nhà và cuộc sống của tôi là sự chạy loạn. Nó xảy ra rất đột ngột. Trong những ngày qua, toàn tỉnh của tôi đã rơi vào tay phiến quân Taliban. Những nơi duy nhất mà chính phủ Afghanistan còn kiểm soát là sân bay và một vài văn phòng cảnh sát quận. Tôi không được an toàn vì tôi là một phụ nữ 22 tuổi, và tôi biết rằng Taliban đang ép buộc các gia đình người Afghanistan giao nộp con gái của họ để làm vợ cho các chiến binh của họ. Bản thân tôi cũng không được an toàn, vì tôi là một nhà báo đưa tin tức và là đối tượng mà quân Taliban sẽ tìm kiếm cũng như các đồng nghiệp của tôi.

[Đọc tiếp]

Cựu BTQP Mỹ Robert Gates giải thích vì sao sa lầy ở Afghanistan

Tiến sĩ Robert Gates: Cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng dưới thời George W.  Bush và Barack Obama. Cựu Giám Đốc Tình Báo CIA Hoa Kỳ  -Viện Trưởng Đại Học A&M tại Texas 

Không nhiều người có đủ thẩm quyền như cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates để giải thích hành vi của chính phủ Hoa Kỳ ở Afghanistan.

Ông Robert Gates chỉ huy cả hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan từ năm 2006-2011 dưới thời George W Bush và Barack Obama.

Tháng Sáu năm 2020, ông ra mắt sách Exercise of Power: American Failures, Successes, and a New Path Forward in the Post-Cold War World.

Trong chương sách về Afghanistan, ông nhận xét Mỹ lẽ ra cần rút sớm khỏi Afghanistan.

“Bắt đầu là một trong những chiến dịch quân sự nhỏ nhất, ít tốn kém nhất, ngắn nhất, thành công nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, và rồi đã biến thành một cuộc xung đột kéo dài nhiều thế hệ, cuộc chiến dài nhất trong lịch sử của chúng ta.”

“Mọi thứ trở nên sai lầm vì những lý do tương tự thời hậu Chiến tranh Lạnh: sự kiêu ngạo khi tin rằng chúng ta có sức mạnh để biến đổi một đất nước và nền văn hóa, những sai lầm chiến lược và sự yếu kém của các công cụ quyền lực phi quân sự của chúng ta, những thứ rất cần thiết cho cơ hội thành công.”

[Đọc tiếp]

Thượng nghị sĩ Tom Cotton tuyên bố về thất thủ Afghanistan

Thượng Nghị Sĩ Tom Cotton

“Sự thất bại ở Afghanistan không chỉ là dự đoán, mà nó đã được dự đoán trước. Cuộc rút lui không có kế hoạch của TT Joe Biden đã khiến nước Mỹ bẽ mặt và có nguy cơ khiến hàng nghìn công dân Mỹ bị bỏ lại ở thủ đô Kabul, Afghanistan. 

Tối thiểu, TT Biden phải huy động sức mạnh không quân của Mỹ để tiêu diệt mọi chiến binh Taliban ở khu vực lân cận Kabul cho đến khi chúng ta có thể cứu được công dân Mỹ. Bất cứ dùng biện pháp nào nhẹ hơn sẽ càng khẳng định thêm sự bất lực của Mỹ đối với thế giới”. 

Hơn 1 tháng trước, TT Joe Biden còn đổ lỗi cho chính quyền Trump về thảm họa chính sách đối ngoại lớn nhất của Mỹ kể từ sau sự kiện Sài Gòn 30/04/1975, và bảo đảm với thế giới rằng việc Taliban tiếp quản Afghanistan là “điều không thể”. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt