Các cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine: chớ đánh giá quá cao Putin!
Những gì hai cựu đại sứ Mỹ tại Ukraine nói với Nightly trong tuần này trong khi thế giới chờ đợi để biết Putin có bắt đầu cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ những năm 1940 hay không?
Ông William Taylor, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine cho biết, Tổng thống Nga dường như không hiểu về con người Ukraine!
“Putin nghĩ rằng nếu ai đó nói tiếng Nga, họ sẽ ủng hộ ông ấy và nước Nga. Hóa ra, thưa ông Putin, không phải vậy” – Ông Taylor từng là đại sứ của Hoa Kỳ ở Ukraine từ năm 2006-2009 cho biết “kể từ khi Nga xâm lược Ukraine năm 2014, người dân Ukraine, dù nói nói tiếng Nga, Ukraine, Hungary hay Đức, họ rất ghét Tổng Thống Putin”. [Đọc tiếp]
Mỹ công bố danh sách các “thị trường khét tiếng” về hàng giả năm 2021 từ Trung Cộng
Ngày 17/2, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Mỹ, USTR (United States Trade Representative) đã công bố danh sách các “thị trường khét tiếng” hàng giả, vi phạm luật nhãn hiệu và bản quyền của nền thương mại Hoa Kỳ trên toàn thế giới năm 2021, trong đó thêm vào 6 cơ sở bán hàng trực tuyến (online) và 9 chợ bán lẻ của Trung Cộng như AliExpress (thuộc sở hữu của Alibaba) và WeChat (do công ty Tencent Trung Cộng sở hữu). Đặc biệt các cơ sở này tập trung vào quốc gia đông dân nhất thế giới, theo báo cáo của USTR còn nêu chi tiết về những vi phạm tại hàng chục quốc gia từ Canada đến Campuchia, Ấn Độ đến Indonesia, và Brazil đến Bulgaria. Báo cáo này nêu tên 42 cơ sở bán hàng trực tuyến và 35 chợ truyền thống trên toàn cầu, những nơi bị khiếu nại bán hàng giả, gây tổn hại lớn đến nền thương mại Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Tin thời sự nóng 24 giờ qua Nga-Ukraine
Ngày 18/02
1) Mỹ tuyên bố: Nga tập trung quân đội biên giới Ukraine lên đến 190,000
Hãng tin Reuters ngày 18/02 dẫn lời Đại sứ Mỹ Michael Carpenter tại Tổ chức An Ninh và Hợp Tác châu Âu (OSCE) cho biết Nga có thể đã tăng cường khoảng 169,000-190,000 người tại và gần biên giới Ukraine so với ước tính 100,000 người vào ngày 30/01/2022.
Theo ông Carpenter, Washington đánh giá đây là đợt điều động quân sự quan trọng nhất ở châu Âu kể từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai. Trước đó, Mỹ cho rằng quân số Nga tập trung tại và gần biên giới Ukraine lên tới hơn 130,000 người cùng với nhiều thiết bị quân sự khác.
2) Putin leo thang: Putin trực tiếp chỉ đạo ra lệnh cho Quân đội Nga tập trận bằng vũ khí nguyên tử.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết đích thân Tổng thống Vladimir Putin sẽ giám sát và chỉ đạo cuộc tập trận được tổ chức vào ngày mai thứ Bảy ngày 19/02/2022.
Trong cuộc tập trận này, Quốc phòng Nga cho biết sẽ tiến hành các cuộc tập trận nguyên tử quy mô lớn với sự tham gia của các lực lượng hỏa tiễn chiến lược trong tình hình phương Tây vẫn cáo buộc Moscow đang có kế hoạch cho một cuộc tấn công vào Ukraine.
Theo Bộ Quốc phòng Nga, đích thân Putin sẽ giám sát và chỉ đạo cuộc tập trận với quy mô đặc biệt lớn. Ở đó Quân đội Nga sẽ tiến hành nhiều vụ phóng hỏ tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM) và hỏa tiễn tự hành. [Đọc tiếp]
Chiến lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ ở Đông Nam Á
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Vào thứ Sáu tuần trước ngày 11/02/2022 Hoa Kỳ vừa công bố Chiến Lược An Ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy of United States). Nội dung đưa ra có năm mục tiêu an ninh và kinh tế nhằm kích thích các lợi ích của Hoa Kỳ và các nước trong vùng rộng lớn này.
Tài liệu nhận định tầm quan trọng của vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương như sau: “trải dài từ bờ biển Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đến Ấn Độ Dương, là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, gần 2/3 nền kinh tế thế giới và có 7 quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới. Nhiều căn cứ và quân nhân Hoa Kỳ trong khu vực này lớn hơn bất cứ vùng nào khác nằm ngoài nước Mỹ. Ấn Độ-Thái Bình Dương tạo ra ba triệu việc làm cho người Mỹ và nhận nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước Mỹ gần 900 tỷ USD. Trong những năm tới, khu vực này thúc đẩy tới 2/3 mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng của khu vực này sẽ tăng lên rất cao – tầm quan trọng của khu vực này đối với Hoa Kỳ cũng tăng lên theo tỉ lệ thuận” (1) [Đọc tiếp]
Chiến lược an ninh của Mỹ: Để tiến xa Mỹ không chọn kẻ lữ hành cô đơn
Mỹ vừa công bố chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, tập trung vào việc xây dựng năng lực tập thể ứng phó với những “thách thức” bao gồm những hành động càng ngày càng tăng của Trung Cộng, đại dịch virus Vũ Hán, và biến đổi khí hậu.
Các chính sách nêu ra trong 19 trang tài liệu này có tính liên tục với các chiến lược của chính quyền tiền nhiệm Donald Trump. Mỹ nhấn mạnh sẽ theo đuổi mục tiêu một Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở “thông qua các đồng minh mạnh mẽ và cùng nhau củng cố”. [Đọc tiếp]
Bàn về Nga tuyên bố một vài lực lượng Nga ở biên giới đã rút đi…
Tổng thư ký Liên Minh NATO, Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Ba (15/02/2022) rằng ông thấy lý do cho “sự lạc quan thận trọng” sau khi Moscow ra hiệu sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán để giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và Nga cho biết một số binh sĩ của họ đã trở lại căn cứ. Tuy nhiên, TTK NATO lưu ý rằng không có dấu hiệu nào cho thấy sự giảm leo thang của Nga “trên thực địa”.
Ông Stoltenberg nói với các phóng viên báo chí tại Brussels trước thềm cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO vào ngày mai, thứ Tư (16/02/2022): “Moscow đưa những tín hiệu ngoại giao nên được tiếp tục, có cơ sở cho sự lạc quan thận trọng. Cho đến nay, chúng tôi chưa thấy bất kỳ dấu hiệu giảm leo thang nào trên mặt đất”.
Sau khi Tổng thống Nga Putin ra hiệu hôm thứ Hai rằng ông sẵn sàng ngoại giao để giải quyết cuộc khủng hoảng giữa Nga và NATO về nỗ lực gia nhập liên minh của Ukraine, Moscow đã gửi đi một loạt các tín hiệu trái ngược vào thứ Ba – thông báo rằng một số lực lượng Nga sẽ được đưa về nhà sau khi hoàn thành các cuộc tập trận, ngay cả khi các cuộc tập trận quân sự lớn tiếp tục diễn ra gần Ukraine và Biển Đen. [Đọc tiếp]
Thời sự nóng Nga-Ukraine trong 12 giờ qua
Mở TV lên thấy đài nào cũng nói đến Nga-Ukraine, mở trang báo nào cũng thấy tin tức Nga-Ukraine ở trang đầu… dù báo Mỹ, báo Châu Âu, báo Việt ở mọi nơi… Ukraine, Ukraine…
Những nguồn tin quan trọng trong 24 giờ qua liên quan đến căng thẳng Ukraine:
1) Tin bất ngờ “Nga rút quân” hay chiêu trò mới của Putin
Hôm nay Thứ Ba, Phát Ngôn Viên Bộ Quốc Phòng Nga vừa phát đi thông tin cho biết một số lực lượng của họ được điều động gần biên giới Ukraine bắt đầu rút quân để quay trở lại căn cứ đóng quân của họ.
“Các đơn vị thuộc Quân khu phía Tây và phía Nam Quân đội Nga đang lên xe, tàu hỏa và sẽ trở về căn cứ đóng quân vào cuối ngày hôm nay”, Interfax (cơ quan truyền thông của Nga) trích lời người phát ngôn Bộ Quốc Phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov nói rằng các lực lượng này sẽ rút về căn cứ sau khi hoàn thành các cuộc diễn tập gần biên giới Ukraine.
Đoạn video do Bộ Quốc Phòng Nga cung cấp và được hãng thông tấn RIA (Nga) công bố một số xe tăng, pháo binh, Thiết giáp được đưa lên xe lửa để di chuyển. [Đọc tiếp]
Tin cập nhật tình hình Ukraine trong 12 giờ qua
Hàng loạt quốc gia khẩn cấp di tản công dân khỏi Ukraine, Giờ G sắp điểm chăng?
Ngày 13/02, Bộ Ngoại giao Do Thái (Israel) bắt đầu di tản nhân viên đại sứ quán và người thân khỏi Ukraine; Ý rút nhân viên ngoại giao không thiết yếu, còn Đức, Bỉ, Hà Lan… yêu cầu công dân rời khỏi Ukraine.
Do Thái: Bộ trưởng Quốc phòng Israel, Benny Gantz đã ra lệnh cho quân đội nước này sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp bắt đầu chiến dịch di tản. Israel đã bắt đầu đưa những người thân trong gia đình của các nhà ngoại giao và đội ngũ nhân viên Israel tại Đại sứ quán nước này ở Kiev rời khỏi Ukraine.
Ý: Bộ Ngoại giao nước Ý cùng ngày đã chỉ thị các nhân viên không thiết yếu của Đại sứ quán Ý tại thủ đô Kiev của Ukraine về nước.
Slovakia: Trong khi đó, Bộ Ngoại Giao Slovakia ngày 12/2 đã khuyến cáo các công dân nước này tránh đến quốc gia láng giềng Ukraine, đồng thời đang đưa về nước các người trong gia đình của nhân viên ngoại giao tại Tòa Đại Sứ Slovakia ở Kiev và Tòa Lãnh Sư ở thành phố Uzhhorod, phía Tây Ukraine về nước. [Đọc tiếp]
Mỹ mở lại đại sứ quán tại quần đảo Solomon sau gần 30 năm
Lời người post: Quần đảo Solomon là một quốc đảo nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, bao gồm gần cả ngàn đảo nhỏ trải dài trên một diện tích khoảng 28,400 Cây Số Vuông. Thủ đô là Honiara, nằm trên đảo Guadalcanal.
Trong chuyến thăm nước láng giềng Fiji của Solomon, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tuyên bố về việc mở một Tòa Đại Sứ ở quốc đảo Nam Thái Bình Dương Solomon sau 29 năm cắt đứt ngoại giao.
Từ năm 1993, Hoa Kỳ đã đóng cửa tòa sứ quán ở Honiara. Đến nay, Mỹ mở một tòa Đại Sứ quốc đảo này. Sự việc này nhiều ý nghĩa chống Trung Cộng trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương: [Đọc tiếp]
NATO sắp thông qua “quyết định sấm sét”: Súng chĩa thẳng cửa ngõ Nga?
Theo hãng tin DPA (Đức), NATO sẽ bổ sung thêm binh sĩ đến Romania, Slovakia và Bulgaria, sau khi liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu chính thức xác nhận quyết định này vào tuần tới.
Việc điều động đã được cân nhắc ít nhất từ cuối tháng 1, nhưng được cho là đã vấp phải sự phản đối từ một số quốc gia.
Hãng tin Đức cho biết, khối 30 thành viên đã đạt được thỏa thuận về việc điều động mới trong tuần này và sẽ chính thức hóa nó vào ngày 16/2 tới, khi một kế hoạch bằng văn bản sẽ được thông qua tại cuộc họp của các Bộ Trưởng Quốc Phòng NATO. Việc điều quân có thể diễn ra ngay sau mùa xuân, trong đó Hoa Kỳ và Pháp có thể sẽ là những nước tiên phong. [Đọc tiếp]
Trung Cộng coi chừng: Mỹ quyết tâm dồn lực vào mọi “ngóc ngách” của Ấn Độ – Thái Bình Dương
Theo hãng tin Reuters, vào ngày 11/2, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố bản lượng giá mọi việc về chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới nhất dài 12 trang, khẳng định, nước Mỹ sẽ tập trung vào mọi ngóc ngách của khu vực từ Nam Á đến quần đảo Thái Bình Dương để củng cố vị thế và cam kết lâu dài của mình. [Đọc tiếp]
Tin nóng về tình hình Ukraine
Tổng thống Mỹ Joe Biden điện đàm khẩn với Tổng thống Nga Vladimir Putin
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov xác nhận với đài truyền hình CNN, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden vào lúc 7 giờ tối thứ Bảy (giờ Moscow) tức 11 giờ sáng thứ Bảy (giờ Washington DC) ngày 12/02/2022.
Ông Peskov cho biết, một cuộc điện đàm khác giữa Tổng thống Putin và TT Pháp Emmanuel Macron cũng được lên chương trình trong ngày thứ Bảy này.
“Tổng thống Biden và Tổng thống Putin của Nga sẽ điện đàm với nhau vào sáng thứ Bảy. Phía Nga đề xuất một cuộc gọi vào thứ Hai nhưng Tòa bạch Ốc đã đề nghị vào thứ Bảy và Nga đã chấp nhận”, một giới chức Tòa Bạch Ốc cho biết. [Đọc tiếp]
Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ: Trung Cộng sẽ phải trả giá nếu Nga xâm lược Ukraine
Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan đã cảnh báo, Trung Cộng “cuối cùng sẽ chịu” một phần phí tổn nếu nhà cầm quyền này được coi là hỗ trợ Nga xâm lược Ukraine.
Ông Sullivan nói với chương trình “Meet the Press” của đài NBC, “Chúng tôi tin rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ chịu một phần phí tổn cho cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và họ nên tính đến điều đó khi cân nhắc việc tiếp xúc với chính phủ Nga trong vài tuần tới.”
Hoa Kỳ đã đe dọa các biện pháp trừng phạt chống lại Nga, nhắm vào các nhà lãnh đạo chính phủ và quân đội Nga, cũng như các công ty trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng của nước này. [Đọc tiếp]
Đối thoại Pháp – Nga về Ukraine : Washington nghi ngờ về nỗ lực ngoại giao của Paris
Washington rất kín tiếng về đối thoại kéo dài trong 6 giờ đồng hồ giữa tổng thống Pháp Emmanuel Macron và TT Nga Vladimir Putin hôm đầu tuần với hy vọng giảm thiểu căng thẳng ở Ukraine. Thái độ thận trọng đó được coi là một dấu hiệu mới thể hiện sự ngờ vực giữa Mỹ và một đồng minh truyền thống là Pháp.