Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Vũ khí tối tân Mỹ có phải “viên đạn ma thuật” dành cho Ukraine?

Ukraine đang chạy đua với thời gian để giữ vững thế phòng thủ trong thời gian chờ tiếp nhận vũ khí từ phương Tây, với mong muốn có thể xoay chuyển tình thế.

Sau hơn 100 ngày giao tranh, Ukraine vẫn đang phải chống chọi với hỏa lực áp đảo của Nga ở mặt trận phía Đông. Trong tình hình thương vong gia tăng, các quan chức Ukraine lo ngại viện trợ vũ khí của phương Tây có thể không đến kịp thời. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ukraine sẽ nhận vũ khí gì trong những ngày tới?

Máy bay vận tải Mỹ vận chuyển những khẩu pháo M777 tới viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Deutsche Welle)

Tổng thống Ukraine, Zelensky hầu như hằng ngày đều yêu cầu cung cấp nhiều vũ khí sát thương hơn. Mỹ và Đức và một số quốc gia tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hạng nặng để đối phó quân xâm lược Nga. Chúng ta xem Ukraine sẽ nhận những vũ khí gì trong những ngày tới? Và những vũ khí này có làm Nga chùn bước trên chiến trường Ukraine hay không? [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ai thắng, ai thua sau 101 ngày Nga xâm lăng Ukraine?

TT Joe Biden  và Vladimir Putin

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Ngay từ đầu cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine, trang nhà https://vietquoc.org đã có bài bình luận rằng Nga xâm lăng Ukraine là đi vào bẫy của Mỹ đã giăng ra. Nay quả thật đúng như tình hình cuộc chiến đang xảy ra.

Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến tại Ukraine đến khi Nga kiệt quệ về nhân lực, tài lực và kinh tế, không còn đủ sức để mở một cuộc chiến vào nước nào nữa. Sự ngừng chiến ở Ukraine sẽ đến khi nào Mỹ đạt được mục đích nói trên để trừ hậu quả lâu dài cho châu Âu. Do đó, Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine đủ để chiến đấu cầm cự, đánh trả chứ không phải viện trợ để Ukraine đánh quân Nga chạy về nước Nga. Bởi thế, chúng ta thấy nhiều loại vũ khí tối tân mà Mỹ chưa viện trợ cho Ukraine, lấy cớ là sợ Nga lấy được những kỹ thuật tối tân của những loại vũ khí của Mỹ. Nhưng bề trái của vấn đề là Mỹ muốn kéo dài cuộc chiến ở Ukraine cho đến khi cần thiết. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chưa kịp tránh “đòn năng lượng” của Nga, EU lại lo sốt vó với “vũ khí mới” của Trung Quốc

“Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”

Trung Cộng kiểm soát 1/2 công suất tinh chế lithium của thế giới và sản xuất 3/4 tổng số pin lithium-ion

Theo tờ The Telegraph của Anh, các nhà lãnh đạo châu Âu đang ngày càng lo lắng rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ rơi vào trường hợp “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” khi giảm sự phụ thuộc vào năng lượng mua dầu khí từ Nga, nhưng lại trở nên phụ thuộc phần lớn vào nguồn cung khoáng sản then chốt do Trung Cộng kiểm soát.

Bà Ursula von der Leyen – Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) – cho biết, Brussels đang cố gắng bảo đảm nguồn cung cấp nguyên liệu thô quan trọng trong dài hạn. Điều này là rất cần thiết để theo đuổi các cam kết năng lượng xanh và mở rộng nhanh chóng của các nguồn năng lượng tái tạo, ký kết thỏa thuận với các quốc gia thân thiện khi nhu cầu toàn cầu tăng cao đối với các nguồn tài nguyên kỹ thuật công nghệ xanh, vượt xa nguồn cung hiện có từ các khu mỏ truyền thống. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Giám đốc CIA: William Burns nói về tương lai hỗn loạn của thế giới

FT Weekend ngày 7/05/2022 tại Washington DC 

Năm mươi năm sau “cuộc đảo chính” Chiến Tranh Lạnh của Nixon, người Mỹ đang đối diện với một trật tự toàn cầu mới.

Chúng ta không thường xuyên được gặp những người có số tuổi đạt đến ba số. Henry Kissinger, người sẽ bước sang tuổi 99 vào tháng này, hiện già hơn bất kỳ chính khách nào còn sống trên thế giới. Tại Lễ hội FT Weekend ở Washington vào thứ Bảy tuần trước, chiến lược gia Chiến Tranh Lạnh đã nhận xét rằng nhân loại “hiện đang sống trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới.” Xét đến việc ông đã sống được 40% lịch sử nền cộng hòa Mỹ, Kissinger có quyền đưa ra nhận định đó – bất kể người ta nghĩ thế nào về hồ sơ đầy tranh cãi của ông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó sợ gì!”

Phạm minh Chính “rõ ràng, sòng phẳng, mẹ nó sợ gì”

Các chế độ độc tài toàn trị ở Trung Cộng, Nga và Việt Nam được cấu trúc dựa trên sự đàn áp người dân và lừa dối họ. Các quan chức chế độ càng cao thì càng nói láo giỏi. Chúng nói láo nhỏ để che đậy nói láo to. 

Gần đây, Thủ tướng nhà nước Cộng sản Việt nam Phạm Minh Chính bi bô với đồng bọn của hắn ở phòng họp Washington trong khi chờ đợi để gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken, đoạn đối thoại ngắn được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thâu vào video, rằng hắn ta nói chuyện với Tổng Thống Mỹ một cách “Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó, sợ gì…” [1]

Khi Phạm Minh Chính nói không sợ, chúng ta có thể đoán là hắn ta chưa chắc là không sợ. Bài nầy rọi đèn vào các mối quan hệ gần đây giữa Mỹ, phương Tây, Nga và Trung Cộng để hiểu tại sao Phạm Minh Chính có thể phải lo lắng khi phải đi dây ngoại giao ở Washington. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng Thống Mỹ nói Trung Cộng đừng “đùa với nguy hiểm”!

TT Mỹ Joe Biden họp báo chung với Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida ngày 23/05/2022

Viếng thăm các nước Đông Bắc Á, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cảnh báo rằng Trung Cộng đang “đùa với mối nguy” (flirting with danger) xung quanh vấn đề Đài Loan, đồng thời tuyên bố sẽ can thiệp quân sự để bảo vệ hòn đảo này nếu bị tấn công.

Phát biểu tại Tokyo thủ đô nước Nhật, ông Biden tỏ ra mâu thuẫn với chính sách lâu đời của Hoa Kỳ trong khu vực, mặc dù Toà Bạch Ốc khẳng định không có chuyện xa rời khỏi chính sách đó.

Ông Biden đã so sánh Đài Loan với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, khiến Bắc Kinh tức giận. Trung Cộng coi Đài Loan là một tỉnh ly khai phải tái thống nhất với đại lục.

TT Biden đang công du châu Á đầu tiên trên cương vị tổng thống Hoa Kỳ tới thăm các đồng minh trong khu vực. 

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tân TT Philippines Marcos muốn chuyển quan hệ với Trung Cộng mạnh hơn

Ferdinand Marcos con sẽ là Tổng Thống Philippines nhiệm kỳ 2022-2028

Tổng thống đắc cử Philippines Ferdinand Marcos Jr. hôm 18/5 tuyên bố mối quan hệ của Philippines với Trung Cộng sẽ mở rộng và “chuyển sang cấp độ cao hơn” khi ông lên nắm quyền vào tháng 6 này, báo hiệu ý định nghiêng về Bắc Kinh nhiều hơn nữa của tân tổng thống Philippines.

Ông Marcos con, người đã chiến thắng Tổng Thống Philippines trong cuộc bầu cử tuần trước, cho biết ông đã tổ chức các cuộc hội đàm bằng điện thoại “rất quan trọng” vào ngày 18/5 với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Qua điện đàm, Tập bảo đảm sẽ ủng hộ “chính sách đối ngoại độc lập” của Marcos và đồng ý hai bên tổ chức các cuộc thảo luận toàn diện hơn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu thủ tướng Đức Schroder quyết tâm làm bạn với Nga?

Cựu Thủ Tướng Đức từ 1998-2005 Gerhard Schroder đang căng thẳng.

Lời người post: Không biết trước những áp lực của quốc hội và chính quyền Đức, Nghị Viên Châu Âu, Cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroder có rút ra khỏi Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị công ty năng lượng Rosneft của Nga hay không? Đây là câu chuyện của cựu Thủ Tướng Đức Schroder thân Nga và người bạn thân của Putin. Hy vọng ông Schroder đặt vấn đề chung lên tình riêng của mình và rút ra khỏi Hội Đồng Quản Trị Rosneft.

Tối 9/12/2005, 17 ngày sau khi thủ tướng Đức Gerhard Schroder rời ghế Thủ Tướng Đức, ông nhận được cuộc gọi điện thoại từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Vladimir Putin lúc đó thúc giục ông Schroder chấp nhận lời đề nghị trở thành Chủ tịch Hội Đồng Quản trị của Nord Stream, công ty do Nga kiểm soát, phụ trách xây dựng đường ống dẫn khí đốt dưới biển Baltic đầu tiên từ Nga sang Đức gọi là Nord Stream (đầu tiên là Nord Stream I và sau này là Nord Stream II).

Trên điện thoại hôm ấy ông Putin hỏi đùa: “Ngài sợ làm việc với chúng tôi sao?”. Ông Schroder tỏ ra lưỡng lự, bởi dự án đường ống Nord Stream được đồng ý trong những tuần cuối nhiệm kỳ thủ tướng của ông. Nhưng cựu thủ tướng Schroder cuối cùng đã chấp nhận lời đề nghị của Putin, bởi ông là một trong những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho dự án đường ống dẫn dầu Nord Stream 1. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Toá án Mỹ truy tố 1 ngươi Mỹ gốc Tàu và 4 giới chức Trung Cộng về tội gián điệp

Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Merrick Garland

Ngày 18/05, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ loan báo: Một công dân Mỹ gốc Tàu và bốn nhân viên tình báo Trung Cộng bị Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ truy tố về tội do thám các nhà bất đồng chính kiến, các nhà lãnh đạo nhân quyền và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ tại Trung Cộng đang cư trú tại Hoa Kỳ, 

Bản cáo trạng gồm có Wang Shujun, cư ngụ ở Queens, New York, lợi dụng địa vị của mình trong cộng đồng và trong giới bất đồng chính kiến người Hoa để thu thập tin tức về các nhà hoạt động thay mặt cho Bộ An Ninh Trung Cộng MSS (China’s Ministry of State Security). [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bloomberg: Thổ Nhĩ Kỳ ra ‘tối hậu thư’ về việc kết nạp Thụy Điển, Phần Lan vào NATO

Tổng Thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan

Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa “tối hậu thư” về việc đồng ý kết nạp Thụy Điển, Phần Lan vào NATO. Trong đó Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Thụy Điển, Phần Lan dỡ bỏ các lệnh trừng phạt áp đặt lên Thổ Nhĩ Kỳ, cũng như yêu cầu Mỹ đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở lại chương trình máy bay F-35 của NATO. Thông tin về “tối hậu thư” của Thổ Nhĩ Kỳ được tiết lộ bởi Bloomberg, trích dẫn  từ “3 giới chức cấp cao của nước Thổ”.

Phần Lan và Thụy Điển hôm nay (18/5) đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại trụ sở ở Brussels (thủ đô nước Bỉ), bắt đầu xét duyệt tư cách thành viên dự bị sẽ kéo dài khoảng một năm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vì Nga tấn công Ukraine: Phần Lan và Thụy Điển bỏ thế trung lập gia nhập NATO

Phần Lan (Finland) và Thuỵ Điển (Sweden) ở châu Âu

Ngày 15/05 Thuỵ Điển thông báo rằng nước này nộp đơn xin gia nhập khối NATO. Thủ tướng Thuỵ Điển  Magdalena Andersson đã gọi đó là “sự thay đổi mang tính lịch sử trong chính sách an ninh của tổ quốc” khi phát biểu trước các nghị sĩ ở thủ đô Stockholm.

“Chúng tôi (Thuỵ Điển) sẽ thông báo với NATO rằng chúng tôi muốn trở thành một thành viên của liên minh. Thụy Điển cần những bảo đảm an ninh chính thức gắn với tư cách thành viên trong NATO”, Thủ tướng Thụy Điển cho hay. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng thống Biden bổ nhiệm người bị “cáo buộc” là nhà tài trợ Trung Cộng”

Chủ tịch Truyền thông của EDI James Su, ông Huỳnh Hiểu Minh, và Giám đốc điều hành Ngân hàng East West, Dominic Ng (bên phải) tham dự “Lễ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 88 của TCL Chinese Theatre IMAX” được tổ chức tại TCL Chinese Theater ở Hollywood, California, vào ngày 03/06/2015. (Ảnh: Todd Williamson/Getty Images cho Sun Seven Stars Media)

Tổng thống Joe Biden vừa bổ nhiệm một nhà tài trợ lớn, ông Dominic Ng, (người Tàu Hồng Kông) làm đại diện cho Hoa Kỳ tại Hội Đồng Tư Vấn Kinh Doanh của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế  Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). 

Theo phóng viên điều tra Chuck Ross trên tờ The Washington Free Beacon hôm 29/04, ông Ng đã quyên góp hơn 135,000 USD cho Đảng Dân Chủ hồi năm 2020. Những khoản quyên góp này có thể đã ảnh hưởng đến việc ông Biden bổ nhiệm ông Ng, mặc dù có các ứng cử viên sáng giá hơn.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thượng Nghị Sĩ Rubio cảnh báo: Đòn bẩy “rất bất thường” của Trung Cộng đối với công ty Mỹ

Tuyên bố mà Thượng nghị sĩ Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) đã nghe từ một giám đốc điều hành của một hãng sản xuất phi cơ gần đây sau khi Trung Cộng ngừng mua máy bay của họ và chuyển sang mua ở Âu Châu. Công ty này đã đổ lỗi cho việc chuyển đổi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng hóa Trung Cộng .

Theo ông Rubio, sự phụ thuộc của các công ty Hoa Kỳ vào thị trường Trung Cộng là một đòn bẩy mà chế độ cộng sản này sử dụng để gây áp lực buộc chính phủ Hoa Kỳ phải áp dụng các chính sách thân thiện với Bắc Kinh. Ông nói, mục tiêu của Bắc Kinh là theo đuổi tham vọng quân sự của mình, có thể là tấn công Đài Loan hoặc thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường toàn cầu duy nhất, mà không bị Washington cản trở. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Con trai Marcos trúng cử Tổng Thống, Philippines sẽ theo Trung Cộng…

Ferdinand Marcos Jr. con trai cựu TT Marcos (1965-1986)

Hôm 09/05/2022 ngày người dân Philippines đi bầu cử Tổng Thống. Sáu năm qua, TT Rodrigo Duterte, biệt danh Digong chạy theo Bắc Kinh, chính quyền Phi thân Bắc Kinh dù không dứt bỏ mà né tránh Mỹ, đôi lúc làm cho Washington lúng túng. Theo luật pháp Philippines thì Tổng Thống chỉ làm một nhiệm kỳ 6 năm (2016-2022). Do đó Duterte không được tái tranh cử.

Theo tin ABS-CBN News tối 9/05, một đài truyền hình tại Philippines truy cập vào máy chủ bầu cử lấy được tin sơ bộ vào lúc 10 giờ tối Manila tức vào khoảng 10 sáng Washington DC hôm nay, thì ông Ferdinand Marcos Jr. (Marcos con) có 23 triệu phiếu, bỏ xa người đứng thứ nhì là bà Leni Robredo Duterte – Phó Tổng Thống Philippines và là con gái của Tổng Thống Rodrigo Duterte, và nhiều hơn gấp 4 lần người về thứ ba Thượng nghị sĩ Francis Pangilinan chỉ có 6 triệu phiếu.

Lúc 2:04 sáng thư Ba ngày 10/05 (giờ Philippine) tức vào 2:04 PM chiều 09/05 ở Washington DC, ông Ferdinand Marcos con vẫn dẫn đầu 28,564,900 phiếu. Gấp đôi số phiều của ứng cử viên thứ nhì là bà Leni Robredo Duterte có 13,637,697 phiếu…
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt