Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Trung Cộng là nguy hiểm nhất cho nền an ninh của Hoa Kỳ – Mỹ đối phó như thế nào?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Giám Đốc FBI – Christopher Wray, nói chuyện trên truyền hình.

Nhiều nhân vật hàng đầu trong ngành tình báo Mỹ từ hành pháp, lập pháp đến tướng lãnh quân đội Hoa Kỳ đều lên tiếng báo động rằng Trung Cộng là mối hoạ nguy hiểm cho tương lai nền an ninh Hoa Kỳ. Sự báo động này càng ngày càng cao, càng cấp bách. Nhưng chính quyền Mỹ hiện nay đang làm gì để đối phó?

1) Giám Đốc FBI: tuyên bố: Mối đe dọa của Trung Cộng “chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ”

Trên truyền hình vào 24/04 ông Christopher Wray, Giám Đốc FBI, trong cuộc phỏng vấn “60 Minutes” (1): cho rằng “Trung Cộng chính là mối đe dọa lớn nhất đối với Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề phản gián và an ninh mạng. Ông cũng từng cảnh báo, Trung Cộng đang nhắm vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế Hoa Kỳ”.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chi tiêu quá mức của chính phủ đang kéo nền kinh tế Mỹ đi xuống

Vào tháng 3 năm 2021, Tổng thống Joe Biden đã đứng đầu các cuộc thăm dò với tỷ lệ ủng hộ 59% khi vừa ký xong “Kế hoạch Giải cứu Hoa Kỳ” hay ARP (American Rescue Plan), một cứu trợ tài chánh kích thích mà chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ “cung cấp cứu trợ trực tiếp cho người Mỹ, bao gồm đại dịch virus Vũ Hán và giải cứu nền kinh tế”

Một năm sau, sau khi thông qua kế hoạch chi tiêu ARP 1900 tỷ USD và 1 ngàn tỷ USD chi tiêu khác cho cơ sở hạ tầng, nền kinh tế Mỹ bị lung lay, lạm phát tăng cao và tăng trưởng thấp, trong tỉ lệ thăm dò về tín nhiệm của ông Biden xuống rất thấp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyên gia thế giới: Hoa Kỳ và đồng minh nên phản ứng mạnh mẽ về thỏa thuận an ninh Trung Cộng-Solomon

Thủ tướng Quần đảo Solomon Manasseh Sogavare (bên phải) và Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường duyệt binh danh dự trong lễ đón tiếp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 09/10/2019. (Ảnh: Wang Zhao/AFP/Getty Images)

Theo các chuyên gia, Trung Cộng đã cố đạt được một thỏa thuận an ninh gây tranh cãi với Quần đảo Solomon bằng cách khai thác tình hình chính trị ở quốc đảo Thái Bình Dương này. Các chuyên gia cho biết thêm rằng Hoa Kỳ và các đồng minh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương giờ đây cần phải nỗ lực gấp đôi để đẩy lùi ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Bắc Kinh trong khu vực.

Được ký kết hồi đầu tuần này, theo thỏa thuận này Solomon sẽ cho phép Trung Cộng điều động cảnh sát, quân đội, vũ khí, và thậm chí cả tàu hải quân để “bảo vệ sự an toàn của nhân viên Trung Cộng và các dự án lớn của Trung Cộng tại Quần đảo Solomon”, dựa trên các tin tức bị lộ ra của hãng tin Reuters về nội dung văn bản ký kết này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Điều gì sẽ xảy ra nếu Chiến tranh Ukraine kéo dài?

Hậu quả toàn cầu của một cuộc xung đột kéo dài sẽ như thế nào?

Chiến tranh rồi sẽ kết thúc, và những khoảnh khắc kết thúc ấy thường rất sống động và đáng nhớ. Ví dụ như quyết định đầu hàng của Tướng Robert E. Lee trước Tướng Liên minh Ulysses S. Grant vào tháng 04/1865 đã đưa Nội chiến Mỹ đến hồi kết thúc. Hay hiệp định đình chiến chấm dứt Thế chiến 1, được Đức và Đồng minh Hiệp ước ký kết trên một toa tàu gần Paris vào tháng 11/1918. Hoặc sự kết thúc của Chiến Tranh Lạnh, với biểu tượng là sự sụp đổ của Bức tường Berlin vào tháng 11/1989 và sau đó là việc hạ lá cờ Liên Xô tại Điện Kremlin vào Lễ Giáng sinh năm 1991. Những sự kiện này xuất hiện trong văn hóa của chúng ta như những thời khắc quyết định, mang lại cảm giác về một kết thúc rõ ràng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga không thể tiến hành một cuộc chiến khác sau tổn thất ở Ukraine

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Loyed Austin

Hôm thứ Hai (25/4), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tiết lộ, Hoa Kỳ muốn nhìn thấy Nga “suy yếu” đến mức nước này không thể hỗ trợ một cuộc chiến khác giống như cuộc chiến mà họ đã phát động ở Ukraine.
Hiện tại, các nhà phân tích cho rằng, Moscow có thể đã đi đến mức đó.
Trong một bài báo phát hành hôm 27/4, các nhà phân tích nói với The Times, họ tin rằng Nga đã tiêu tốn quá nhiều sức mạnh quân sự của họ trong hai tháng chiến tranh vừa qua ở Ukraine đến mức có thể phải mất “nhiều năm” trước khi Điện Kremlin có thể ra lệnh tiến hành xâm lược một nước láng giềng khác giống như vậy. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bóng ma thế chiến thứ ba: Một lời dọa dẫm thực sự hay biểu hiện của sự yếu kém của Nga?

Bộ Trưởng Noại Giao Nga: Serguei Lavrov (đệ tử trung thành của Putin)

Thứ Hai, 25/04/2022, ngoại trưởng Nga Serguei Lavrov, trên đài truyền hình Nga cảnh cáo phương Tây chớ xem nhẹ rủi ro thế chiến thứ ba khi cho rằng “mối nguy này là nghiêm trọng, hiện hữu”.  Phải chăng đây là lời đe dọa thật sự từ Nga?  

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Twitter: Không còn kiểm duyệt?

Tỉ phú Elon Musk

Hoan hô tỉ phú Elon Musk: Ông giàu nhất hành tinh và ông cũng là con người yêu chuộng tự do ngôn luận nhất hành tinh này. Chắc chắn những chế độ độc tài toàn trị như Tập Cận Bình, Putin, Kim Jong Un, Nguyễn Phú Trọng… ghét ông lắm… vì có các não bộ của họ khác ông… Nhưng với tôi ông là con người vĩ đại, ông làm ra tiền và tiền của ông phục vụ cho những người thấp cổ bé miệng được nói lên tiếng nói của mình. Tôi tin rằng với ông các chế độc tài truyền thông, bịt tai bịt miệng con người để gian dối, phát loa một mình sẽ hết thời. 

Tôi trích lại một bài của Andrew Moran nói về ông mua công ty truyền thông xã hội Twitter: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Washington định ngày cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN, ai sẽ đến tham dự?

Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Hoa Kỳ-ASEAN ngày 12 & 13 tháng 5, 2022

Tin Thông Tấn Xã BERNAMA của Malaysia nói về Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Hoa Kỳ-ASEAN trong 2 ngày 12 và 13 tháng 5 năm 2022.

Tổng thống Joe Biden, muốn thể hiện sự quan tâm của Mỹ đối với khối ASEAN (10 nước Đông Nam Á), đã tổ chức một ngày kỷ niệm 45 năm quan hệ của Mỹ với khu vực xa xôi, nhưng không phải tất cả các nhà lãnh đạo ASEAN đều đến tham dự.

Tổng tư lệnh quân đội Myanmar, Tướng Min Aung Hlaing, sẽ không được mời vì đã đảo chánh quân sự chính quyền dân chủ của bà Aung San Suu Kyi vào đầu năm 2021. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ukraine đã tiêu diệt soái hạm Moskva của Nga như thế nào?

Sói hạm Moskva của Nga nghiêng về một bên sắp bị chìm xuống Biển Đen

Sự sáng tạo của Kyiv và sai lầm của Moscow có lẽ đều đóng một vai trò nhất định.

Trước khi bị chìm, soái hạm của Hạm đội Biển Đen là một con tàu rất lớn. Soái hạm Moskva dài 186m, gần bằng chiều dài của hai sân bóng đá, và được trang bị các cảm biến, thiết bị gây nhiễu sóng radar vô tuyến, và súng. Con tàu được bảo vệ bởi ba lớp phòng không: các hoả tiễn S-300F và OSA-MA để bắn hạ các đe dọa ở tầm xa lẫn tầm gần, cùng với súng tự động AK-630 Gatling sẵn sàng bắn đạn chì vào bất cứ thứ gì đến quá gần. Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố con tàu chiến đã bị chìm sau khi một vụ hỏa hoạn do tai nạn đã làm nổ kho đạn trên tàu. Nhưng các đoạn phim quay lại cảnh con tàu bị hư hại, xuất hiện vào ngày 18/04, xác nhận lời tuyên bố của Ukraine, rằng chính họ đã bắn trúng soái hạm Nga. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trò Du Kích Biển của Trung Cộng ở quần đảo Solomon

Hàng Không Mẫu Hạm USS Enterprise (CV-6) bị tấn công từ trên không trong Trận chiến ở Đông Solomons

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Chuyện Hoàng Sa năm 1974: Nhớ lại ngày 19/01/1974, khi cuộc chiến Việt Nam đang cao điểm, Cộng sản Hà nội chuyển quân ồ ạt chuẩn bị tổng tấn công, Hoa Kỳ đã hoàn toàn rút khỏi miền Nam Việt Nam và Quân đội Việt Nam Cộng Hoà đang bận rộn chống Cộng quân xâm lược trên khắp mặt trận… Thì Trung Cộng lợi dụng tình hình rối ren đưa quân chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam!

Chuyện Trường Sa năm 2020: Vào tháng 4 năm 2020, trong lúc đại dịch virus Vũ Hán đang bao trùm sự lo âu của thế giới, hầu hết các quốc gia từ đông sang tây, từ bắc chí nam trên địa cầu bận rộn đi tìm mua khẩu trang, máy trợ thở… để chống dịch virus Vũ Hán thì Trung Cộng lại lợi dụng tình hình rối ren đó, đệ trình một công hàm lên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc “official” cho rằng bản đồ có “Hình Lưỡi Bò Chín Đoạn” chiếm 90% diện tích Biển Đông thuộc về chủ quyền Bắc Kinh. Trung Cộng dựa vào yếu tố lịch sử nào đó (?) từ thời Hán Cao Tổ Lưu Bang (?). Lúc đó Bộ Trưởng Ngoại Giao Mỹ Mike Pompeo và một số nước lên tiếng phản đối, nhưng ít ai có tâm trí mà chú tâm vì đại dịch đang lan tràn, lo chết vì dịch choáng ngợp trí óc mọi người! Như vậy là Trung Cộng dùng “giấy trắng mực đen đệ trình lên LHQ” hợp thức hoá việc cướp biển đảo của Việt Nam để làm đầu cầu chiến lược “Vành đai, Con Đường”!

Chuyện quần đảo Solomon năm 2022: Vào tháng 3 năm 2022, trong lúc thế giới đang chú tâm đến cuộc chiến Nga xâm lăng Ukraine thì Trung Cộng ký với Quốc Đảo Solomon một hiệp ước hợp tác an ninh. Solomon là một quốc đảo, nằm ở cực Nam Thái Bình Dương. Theo Hiệp Ước giữa Bắc Kinh và Solomon sẽ cho phép tàu hải quân Trung Cộng neo đậu tại khu vực, đồng thời Trung Cộng có thể điều động quân đội tới Quần đảo Solomon nếu nơi đây xảy ra bất ổn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

54 tin đáng chú ý về Nga xâm lăng Ukraine trong những ngày qua.

1) Hình ảnh vệ tinh được cho là chụp cảnh một khu mộ tập thể ở gần Mariupol

Hôm thứ Năm (21/04), những hình ảnh vệ tinh mới được công bố từ gần thành phố Mariupol bị bao vây, miền đông nam Ukraine, được cho là cho thấy rất nhiều ngôi mộ mới được đào lên.

Những hình ảnh từ Maxar Technologies công ty kỹ thuật công nghệ vũ trụ tại thành phố Westminster, Colorado, Hoa Kỳ, chuyên sản xuất các vệ tinh liên lạc, quan sát Trái đất, radar và vệ tinh phục vụ trên quỹ đạo cho là cho thấy một khu mộ tập thể đang dần thành hình bên cạnh một nghĩa địa có từ trước ở rìa Manhush, một thị trấn nằm cách Mariupol khoảng 20 km về phía tây.

Công ty Maxar Technologies cho biết những hình ảnh được chụp từ ngày 19/03 đến ngày 03/04/2022 cho thấy khoảng 200 ngôi mộ mới trải dài trên một diện tích khoảng 85 mét vuông.

Hình ảnh tĩnh về nhiều ngôi mộ mới xuất hiện bên cạnh nghĩa trang ở Manhush, Ukraine hôm 03/04/2022. (Ảnh: Ảnh chụp màn hình/Maxar Technologies qua Reuters)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thượng đỉnh Đặc Biệt Mỹ-ASEAN sẽ mở ra tại Washington vào 12 và 13 tháng 5, 2022.

Bên trái: biểu hiện Hoa Kỳ, bên phải biểu hiện ASEAN (hình vẽ biểu tượng)

Toà Bạch Ốc hôm 16/04/2022 chính thức xác nhận: Tổng thống Hoa Kỳ Biden sẽ tiếp đón lãnh đạo các nước Đông Nam Á trong khối ASEAN tại Washington vào hai ngày 12 và 13 tháng 5 tới đây, Đây là Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt giữ Washington và ASEAN đã bị dời lại từ ngày 28 và 29 tháng 3 vừa rồi.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga: ác lai, ác báo

Nga đã điều động Tuần Dương Hạm Moskva (TDH Moskva) vào vùng biển Hắc Hải chuẩn bị cho cuộc xâm lăng Ukraine từ đầu tháng 2/2022. Chính nó đã phóng nhiều hoả tiễn vào dân Ukraine trong hơn một tháng qua giết chết nhiều người vô tội. Ngày 14/04/2022 nó đã đền tội! Bị quân Ukraine bắn cháy chìm xuống đáy biển Hắc Hải! Quả thực “ác lai, ác báo”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hai nước trung lập châu Âu xin gia nhập NATO: Nga dọa, Mỹ lo!

Bản đồ 2 nước Trung Lập Phần Lan (Finland) và Thuỵ Điển (Sweden) ở châu Âu muốn xin gia nhập NATO

Thấy Nga xâm lược Ukraine, nên những nước ở châu Âu xưa nay muốn làm anh hùng tự xưng trung lập nay thấy lạnh tóc gáy cần cái dù NATO để che chắn nắng mưa, tình nguyện nộp đơn xin gia nhập NATO. Đó là hai nước Phần Lan (Finland) và Thụy Điển (Sweden) ở châu Âu. 

Ngày 11/04 vừa rồi tạp chí The Times đưa tin hai nước Phần Lan và Thụy Điển đang nộp đơn gia nhập NATO, và đã được thảo luận trong nhiều phiên họp của ngoại trưởng các nước NATO vào tuần trước. Cuộc họp cũng có sự tham dự của lãnh đạo Phần Lan và Thụy Điển. Phần Lan dự kiến nộp đơn gia nhập NATO vào tháng 6, sau đó đến Thụy Điển.
Phần Lan có chung biên giới với Nga dài chừng 1,300 km, hơn một nửa chiều dài biên giới giữa Ukrain-Nga 2295 km. Đủ để sự đe doạ của Nga đối với Phần Lan nguy hiểm không kém đối với Ukraine.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng bắt đầu xâm lược Nam Thái Bình Dương – trang bị vũ khí cho nhân viên Toà Đại Sứ TC tại Solomon

Trước khi đọc bài này, bấm vào link này đọc để biết: Solomon: Chuỗi đảo an ninh đầu tiên của Ấn Độ-Thái Bình Dương bị Trung Cộng đột kích”

Toà Đại Sứ Trung Cộng tại Solomon

Trung Cộng sẽ cử 10 nhân viên được trang bị vũ khí để bảo vệ an ninh cho Toà Đại Sứ tại Solomon. Đây là bản tin của cơ quan truyền thông Úc thu thập trong tình hình có quan ngại về việc Trung Cộng đang tìm cách thiết lập căn cứ quân sự ở Solomon Nam Thái Bình Dương (Trung Cộng đang đi bước đầu tiên xâm lược).

Theo tin của báo điện tử “Người Úc” vào chiều 12/04, cơ quan truyền thông này đã thu thập được một tài liệu mật giữa Trung Cộng- Solomon. Theo tài liệu này, phía Trung Cộng sẽ cử một nhóm chuyên viên an ninh gồm 10 người mặc thường phục được trang bị vũ khí hạng nhẹ đến Solomon để bảo đảm an ninh cho Toà Đại Sứ của Trung Cộng tại đây. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt