Đối thoại Mỹ-Trung: những viên kẹo đường…
Những lời ngọt ngào
Khai mạc hội nghị Đối thoại chiến lược và kinh tế Hoa Kỳ- Trung Quốc 2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận-Bình nói rằng sự hợp tác của hai nước mang ý nghĩa sống còn, kêu gọi Washington đối xử bình đẳng, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cũng như tôn trọng cách lựa chọn đường hướng phát triển của nhau.
Chủ tịch họ Tập kêu gọi, “Thái Bình Dương lớn rộng bao la không thiếu chỗ cho cả hai quốc gia vĩ đại chúng ta.” Và ông nhấn mạnh:”Một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ chắc chắn sẽ là thảm họa cho hai nước và cả thế giới”
Thông điệp của Tổng thống Obama gửi cho hội nghị viết rằng hai nước không thể không có mâu thuẫn, nhưng phải tận dụng những đồng thuận để cùng nhau giải quyết những khác biệt, hầu tăng cường niềm tin và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp.
Ngoại Trưởng John Kerry, trưởng đoàn phía Hoa Kỳ, tuyên bố Washington không hề tìm cách kiềm chế Bắc Kinh, và Washington hoan nghênh một nước Trung Quốc phát triển bền vững trong hòa bình, thịnh vượng, để góp phần vào ổn định và phát triển của toàn khu vực; tuy nhiên Trung Quốc cũng có trách nhiệm của một cường quốc trong các vấn đề mang tính toàn cầu. [Đọc tiếp]
Học giả quốc tế cáo buộc hành động gây hấn của Trung Cộng ở biển Đông (ngày 11-07) – Phần 2
Buổi điều trần tại Washington: “Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền Đông Nam Á”
Tại buổi điều trần hôm qua, ngày 09/07/2014, với tựa đề “Rọi Ánh Sáng Vào Tình Trạng Nhân Quyền Đông Nam Á”, chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại hạ viện Hoa Kỳ, dân biểu Edward Royce cùng một số dân biểu hai đảng chỉ trích vấn đề nhân quyền Việt Nam dậm chân tại chỗ hay đúng hơn là càng ngày càng tệ với những trường hợp bắt bớ trấn áp ghi nhận hồi gần đây. Dân cử tiểu bang California, có Giám Sát Viên Janet Nguyễn tham dự trong buổi điều trần này.
Nhật Úc tăng cường quan hệ: Bắc Kinh quan ngại
Chuyến công du nước Úc của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe khởi sự từ hôm nay, 07/07/2014 đang rất được chú ý, nhất là từ phía Trung Quốc, đối tác thương mại số một của Úc hiện nay. Điều khiến Bắc Kinh quan ngại chính sự hình thành của một liên minh chặt chẽ giữa Tokyo và Canberra, đặc biệt là về phương diện an ninh quốc phòng, vào lúc mà Trung Quốc không che giấu tham vọng bành trướng trong vùng Châu Á Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc
Ngày 25 tháng 06, 2014, Tập chí The National Interest vừa có bài viết của bình luận gia David Shambaugh (1) “The Illusion of Chinese Power – Ảo tưởng về sức mạnh Trung Quốc” link dưới đây
http://nationalýnterest.org/feature/the illusion chinese power 10739?page=6
Bài này lượng giá có phải Trung Quốc là một thế lực đáng gờm như tin đồn hay không? Hay vẫn còn nhiều nh7ợc điểm chí tử như những cường quốc đồn đón trong quá khư như Nhật, Liên Xô chẳng hạn.
Tập Cận Bình không lay chuyển được trục Mỹ-Nhật-Hàn
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình kết thúc chuyến viếng thăm hai ngày tại Seoul trong hoàn cảnh quan hệ Bắc Kinh- Tokyo căng thẳng. Các kết quả đạt được tại Hàn Quốc được xem là chỉ có giá trị biểu tượng hơn là có thực chất phá vỡ liên minh chiến lược của Mỹ tại Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu cho thấy biên giới bạn thù không cố định.
Quan hệ Trung Quốc-Bắc Triều Tiên từng được lãnh tụ Mao Trạch Đông gọi là thế “môi hở răng lạnh” trước kẻ thù chung là “đế quốc Mỹ và tay sai Nam Triều Tiên”. Quyết định của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm Seoul mà không đến Bình Nhưỡng làm đảo lộn giáo điều này. Từ ngày lên thay cha, Kim Jong Un vẫn chưa được lãnh đạo Trung Quốc tiếp đón. Bình Nhưỡng bất bình và phản ứng bằng hai loạt tên lửa. [Đọc tiếp]
Trung Quốc & Mỹ trên mặt trận lôi kéo đồng minh
Cuộc chiến giằng co giữa Mỹ và Trung Quốc được thể hiện trên mọi mặt trận. Lôi kéo đồng minh là một trong những mặt trận đó. Chuyến công du của họ Tập sang Seoul ngày 3 và 4-7-2014 là một ý đồ như thế của Bắc Kinh. Xem rằng Nam Hàn là mắt xích lỏng lẻo nhất trong nhóm đồng minh Mỹ tại châu Á, Bắc Kinh đang “tấn công” dồn dập Hàn Quốc bằng các kết nối kinh tế. [Đọc tiếp]
Hàn Quốc ngầm ủng hộ Đông Nam Á trong hồ sơ Biển Đông ?
Đúng vào lúc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị công du Hàn Quốc vào ngày mai, 03/07/2014, Philippines – nước bị Bắc Kinh dùng sức mạnh lấn lướt trên Biển Đông – vào hôm qua (01/07/2014) đã loan báo việc sắp tiếp nhận chiến đấu cơ do Hàn Quốc cung cấp. Sự kiện này nêu bật lập trường rất ít được nói đến của chính quyền Seoul về Biển Đông.
Theo giới phân tích, ngoài mặt chính quyền Seoul đang cố gắng giữ thái độ trung lập trên hồ sơ Biển Đông, nhưng trong thực tế thì có biểu hiện kín đáo ủng hộ Philippines nói riêng và Đông Nam Á nói chung. [Đọc tiếp]
Thủ tướng Nhật bênh vực việc nới lỏng hạn chế về “quyền tự vệ tập thể”
Chính phủ bảo thủ ở Nhật Bản đang thực hiện một sự thay đổi quan trọng nhất trong việc diễn giải bản hiến pháp chủ hòa của nước họ kể từ khi văn kiện do Hoa Kỳ soạn thảo này được bắt đầu áp dụng cách nay 67 năm. Diễn tiến này đang tạo ra một phản ứng lẫn lộn ở trong nước và nước ngoài, đặc biệt là ở những nước từng chịu đau khổ vì sự xâm lăng tàn bạo của Nhật trong nửa đầu thế kỷ 20.
Theo những luật lệ mới mà nội các Nhật chấp thuận ngày hôm nay, lực lượng tự vệ của nước này sẽ được phép hành sử “quyền tự vệ tập thể.” [Đọc tiếp]
Dân Hồng Kông chống lại sự can thiệp của Trung Quốc
Hôm qua, 27/06/2014, hơn một ngàn luật sư ở Hồng Kông mặc đồ toàn màu đen đã xuống đường trong một cuộc tuần hành im lặng nhằm phản đối “sự can thiệp” của Trung Quốc vào hệ thống tư pháp của đặc khu hành chính này.
Ngày 10/06 vừa qua, Trung Quốc đã công bố Sách trắng về Hồng Kông nhằm nhắc nhở rằng đặc khu hành chính này không được vượt quá giới hạn của nền tự trị trong khuôn khổ chính sách “một quốc gia, hai chế độ”. Chính sách này được áp dụng kể từ khi Hồng Kông được trao trả lại Trung Quốc ngày 01/07/1997. [Đọc tiếp]
Ấn Độ nêu bật quan ngại về vụ bản đồ mới của Trung Quốc với giới lãnh đạo Bắc Kinh
Hành vi của Trung Quốc tìm cách áp đặt chủ quyền bằng bản đồ đã bị giới lãnh đạo Ấn Độ chính thức phản bác. Trong cuộc tiếp xúc hôm qua, 28/06/2014 với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Phó Tổng thống Ấn Độ Hamid Ansari đã nêu bật thái độ quan ngại của New Delhi về vụ tấm bản đồ vừa được phát hành cho thấy vùng Arunachal Pradesh thuộc lãnh thổ Trung Quốc. [Đọc tiếp]
Củng cố chế độ pháp trị trên biển
Chúng tôi được sự hỗ trợ dứt khoát và nhiệt tình của các đồng minh và các quốc gia thân thiện khác, gồm tất cả các nước thành viên khối ASEAN, Hoa Kỳ, Úc, Ấn Độ, Anh và Pháp, và những nước khác. Tất cả đều biết rằng Nhật Bản tôn trọng định chế pháp trị – cho châu Á và cho tất cả mọi người. [Đọc tiếp]
Sẽ có dân cử (Jenet Nguyễn) gốc Việt trong Thượng viện tiểu bang California
Kết quả bầu cử sơ bộ ngày 3/6 ở California đã đem đến những buồn vui cho ứng viên gốc Việt tại tiểu bang có đông đồng hương nhất ở Mỹ.
Quan niệm “người Việt bầu cho người Việt” không nhất thiết đem lại những thắng lợi cho ứng viên gốc Việt vì cử tri nói chung đa số chọn người đại diện phản ánh được quyền lợi, tâm tư và nguyện vọng của họ. Những yếu tố mầu da, chủng tộc hay tôn giáo chỉ là phụ. [Đọc tiếp]
Hình ảnh thảm sát Thiên An Môn của cộng sản Trung Hoa
Những hình ảnh của một chế độ nhân danh chủ nghĩa cộng sản để giết người tại Thiên An Môn ngày 4/06/1989. Những hình ảnh này đưa lên một số báo trong nước thì lập tức bị lấy xuống…hành động này là tuân hành lệnh quan thầy Trung Cộng chứ còn ai vào đây nữa !!! Vậy mà Ba Dzũng ồn áo như gánh xiệc bán dầu cù là đòi đuổi HD-981 thì thật là nực cười. Bà con trong nước muốn xem hình ảnh sát nhân của đảng cộng sản Mao thì xem slideshow này…
[slideshow_deploy id=’16792′]