Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Tập Cận Bình “đánh hổ” hay thanh trừng nội bộ ?

Khi Bạc Hy Lai bị bắt năm 2012, thì khoảng thời gian từ ngày 1 đến 10 tháng 9/2012  Tập Cận Bình đột nhiên biến mất. Lúc đó, có nhiều tin đồn Tập bị ám sát nên phải trị bệnh đến nỗi không lộ mặt để đón tiếp ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton, dù đã có hẹn trước. Những ngày gần đây, khi Tập Cận Bình đem Chu Vĩnh Khang, người thân cận với Bạc Hy Lai, Chu là Ủy Viên Thường Vụ kiêm chủ nhiệm ủy ban Chính trị – Pháp luật trung ương. Trên cương vị đó, Chu giám sát các lực lượng an ninh và các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc. Bài báo dưới đây từ Đài Loan đưa tin “Chu Vĩnh Khang từng cố ám sát Tập Cận Bình”… [Đọc tiếp]

Châu Âu và Hoa Kỳ cấm vận Nga bắt đầu thứ Sáu (01-08-2014)

Sau những biến động từ Ukraine, Nga chiếm Crimea, tung quân và vũ khí gây chiến tranh tại các vùng biên giới Ukraine với mục đích xúi dân ở đó nỗi lên đòi tự trị rồi sáp nhập vào lãnh thổ Nga…Mặc dầu Liên Âu và Hoa Kỳ đã có thái độ rõ rệt, yêu cầu Nga không can thiệp vào nội bộ Ukraine, hăm dọa sẽ có biện pháp cô lập kinh tế, nhưng Nga vẫn thực hiện theo ý đồ của mình. Tệ hại hơn nữa, ngày 17-07-2014, hoả tiễn Nga đã bắn một máy bay dân sự của hãng hàng không dân sự Malysia MH71 chở 298 hành khách đa số là người Hoà Lan và trong danh sách hành khách có người của 9 quốc gia khác. Điều này đã đẩy EU và Hoa Kỳ đi đến quyết định cấm vận mạnh mẽ bắt đầu có hiệu lực 1-08-2014. [Đọc tiếp]

Putin: tứ bề thọ địch và sự lựa chọn bi đát

“…Thảm họa máy bay này đã làm thay đổi tình hình 180 độ. Việc cố ý phi tang chứng cứ tội phạm cáo buộc phe ly khai và sự liên quan của Moscow sẽ đẫn đến sự cô lập nước Nga với cộng đồng quốc tế…” 

Vì sao Mỹ bật đèn xanh cho Nhật xuất khẩu vũ khí?

Nhật Bản tham gia thị trường vũ khí được cho là một đối thủ tiềm tàng với ngành công nghiệp quốc phòng của Mỹ, nhưng vì sao Mỹ vẫn gật đầu? 

[Đọc tiếp]

Sau khi rút giàn khoan, Trung Quốc sẽ làm gì ở biển Đông?

Bắc Kinh hôm 16/7 thông báo di dời giàn khoan dầu về vùng biển gần đảo Hải Nam sau hơn hai tháng xảy ra đối đầu với Hà Nội, từng dẫn tới làn sóng bài Trung Quốc khắp Việt Nam.

Các giới chức của Cục Kiểm ngư Việt Nam xác nhận việc Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền, đồng thời cho biết rằng hàng chục tàu bè được điều ra để ngăn chặn giàn khoan dầu này sẽ cập bờ để tránh bão. [Đọc tiếp]

Trung Quốc rút giàn khoan, thả ngư dân Việt Nam

Trung Quốc rút giàn khoan gây tranh cãi ra khỏi khu vực Việt Nam có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và thả 13 ngư dân Việt bị bắt giữ ở đảo Hải Nam về nước giữa những chỉ trích mạnh mẽ từ quốc tế lên án các hành động gây hấn của Bắc Kinh trong khu vực.


[Đọc tiếp]

Người dân Việt Nam, Philippines và Nhật coi Trung Cộng là mối đe dọa lớn nhất

Các hành động của Bắc Kinh dùng sức mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền trên biển ngày càng khiến cho các láng giềng của Trung Cộng lo ngại. Theo kết quả thăm dò dư luận của một trung tâm điều tra có uy tín được công bố hôm qua, 14/07/2014, Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là ba quốc gia nơi dân tình coi Trung Cộng là mối đe dọa lớn nhất, và xem Mỹ là đồng minh đáng tin cậy nhất. [Đọc tiếp]

“Học giả” Trung Hoa tức bực vì hành động hung hăng của Bắc Kinh tại Biển Đông bị vạch trần

Mỹ có thái độ “thiên vị” trên vấn đề Biển Đông. Trên đây là nội dung ý kiến của một giáo sư Trung Cộng được nhật báo Anh ngữ China Daily đăng tải vào hôm nay, 14/07/2014.Ý kiến này là phản ứng của một học giả Trung Cộng trước các lời cáo buộc Trung Cộng hiếu chiến tại Biển Đông, được hầu hết các chuyên gia nêu lên nhân hai ngày hội thảo (10-11/07) tuần qua về Biển Đông ở Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS tại Washington. “Học giả” này tuy nhiên chỉ lập lại quan điểm chính thống của Bắc Kinh. [Đọc tiếp]

Biển Đông: Chuyên gia Mỹ kêu gọi cứng rắn với Trung Quốc

Trong bài tổng kết công bố ngày 12/07/2014, ký giả nhật báo Singapore The Straits Times tại Washington đã tường thuật chi tiết về cuộc Hội thảo quốc tế về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế CSIS tổ chức tại thủ đô Hoa Kỳ ngày 11/07/2014. Theo tờ báo Singapore, để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc tại Biển Đông, rất nhiều chuyên gia Mỹ tham gia cuộc hội thảo đều đã kêu gọi Washington phô trương uy thế trong vùng, không nên quá nhũn nhặn. [Đọc tiếp]

Ngũ Giác Ðài có chiến thuật mới để ngăn chặn TQ ở Biển Đông

Mỹ đang đề ra những chiến thuật quân sự mới để răn đe âm mưu của Trung Quốc nhằm chiếm trọn Biển Đông. Những chiến thuật mới gồm sử dụng máy bay trinh thám và điều tàu hải quân tới gần các vùng biển có tranh chấp.

Báo The Financial Times nói rằng Ngũ Giác Đài đã tái xét các chiến thuật của Mỹ, tiếp theo sau một loạt hành động xâm nhập và những bước tuần tự của Trung Quốc nhằm thay đổi hiện trạng, hướng tới kiểm soát các tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới trong vùng biển này. Hàng năm, hàng hóa vận chuyển bằng tàu qua khu vực có tổng trị giá lên tới 5,300 tỉ đôla. [Đọc tiếp]

Thăm dò: Bà Clinton vẫn dẫn đầu tranh cử tổng thống

WASHINGTON — Cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton có một số tin tốt lành trong đợt thăm dò toàn quốc mới nhất cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Nhưng, Thông tín viên VOA Jim Malone tường thuật rằng một thăm dò tương tự cũng cho biết các ứng viên Ðảng Cộng Hòa tiếp tục có lợi thế trong cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ năm nay.Trong một thăm dò mới nhất của trường đại học Quinnipiac, bà Hillary Clinton vẫn giữ được vị trí dẫn đầu trước các đối thủ Ðảng Dân Chủ. Bà được ủng hộ với 58% số người được thăm dò, theo sau là Thượng nghị sĩ bang Massachusetts Elizabeth Warren với 11% và phó Tổng thống Joe Biden với 9%. [Đọc tiếp]

Gián điệp tin học: Chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Đối thoại Mỹ – Trung lần sáu về kinh tế và chiến lược vừa kết thúc. Về mặt hình thức, cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc đều đưa ra những dấu hiệu cởi mở trong quá trình diễn ra Đối thoại. Cả hai bên đều có những lời lẽ có vẻ hòa dịu như “đối đầu Mỹ – Trung sẽ là một thảm họa” theo như phía Bắc Kinh, hay như “thành công của mỗi phía cũng là lợi ích từng bên”, Washington đánh giá.  [Đọc tiếp]

Đối thoại Mỹ -Trung : Vẫn bất đồng về Biển Đông và tin tặc…

Hoa Kỳ và Trung Quốc kết thúc hai ngày Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung lần thứ Sáu. Bên cạnh một số lĩnh vực, mà hai bên đạt được đồng thuận nhất định như chương trình hạt nhân Bắc Triều Tiên, hay hợp tác về giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính, Washington và Bắc Kinh vẫn bất đồng trong nhiều vấn đề lớn như tranh chấp tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, hay nạn tin tặc. [Đọc tiếp]

Thượng viện Mỹ thông qua Nghị Quyết SR412: yêu cầu Trung Quốc trả lại nguyên trạng Biển Đông-Rút giàn khoang HD-981

Thượng viện Hoa Kỳ hôm 10/07/2014 đã thông qua nghị quyết S.Res 412 (***) lên án các hành động đe dọa, gây hấn gây bất ổn cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Nghị quyết đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, ngay lập tức trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 01/05/2014. Hôm nay 11/7 Việt Nam đã lên tiếng hoan nghênh. 

Nghị quyết với sự bảo trợ của các thượng nghị sĩ tên tuổi của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa như Patrick Leahy, Benjamin Cardin, John McCain, Robert Menendez…tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ về tự do hàng hải tại Biển Đông và các giải pháp hòa bình trong tranh chấp lãnh thổ, với tư cách một cường quốc châu Á-Thái Bình Dương có lợi ích quốc gia trong khu vực. [Đọc tiếp]

Trưởng ban tình báo Hạ viện kêu gọi Mỹ quyết liệt đẩy lùi Trung Quốc

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ hôm thứ Năm cáo buộc Trung Quốc “gây hấn tham lam, trắng trợn” trong nỗ lực kiểm soát lãnh thổ và tài nguyên ở Biển Đông.

Nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, dân biểu đảng Cộng hòa Mike Rogers nói: “Bất kỳ quân đội nào trên thế giới sử dụng sức mạnh của mình để bắt nạt, đe dọa và gây bất ổn cho nền kinh tế thế giới, đều không phải vì lợi ích tốt nhất của Mỹ, cũng như những đồng minh và bạn bè của Mỹ.” [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt