Giám đốc Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ từ chức sau bê bối an ninh nghiêm trọng
Giám đốc Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, bà Julia Pierson từ chức sau hai vụ sơ suất lớn về an ninh có thể đã khiến tổng thống gặp nguy hiểm. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc Josh Earnest hôm qua cho biết bà Pierson đã gặp Tổng thống Barack Obama, và ông Obama tỏ lòng cảm kích về 30 năm phục vụ đất nước của bà. Ông Earnest nói bà Pierson nhận trách nhiệm về những khuyết điểm của cơ quan này cũng như nhận trách nhiệm khắc phục những sơ sót đó.
Thông điệp Mỹ-Ấn gởi Trung Quốc: Đừng khuấy động Biển Đông
Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của tân thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, lần đầu tiên tỏ ra thân thiện và đứng chung một lập trường bảo vệ Biển Đông. Mặc dù không nêu rõ tên Trung Quốc trong bản Tuyên Cáo Chung, nhưng những ý tưởng của bản tuyên bố đều nhắm vào những hành động xâm lược và khiêu khích trên vùng Biển Đông của Trung Cộng đối với các nước Đông Nam Á…Dưới đây là những điểm chính và căn bản của bản Tuyên Cáo Chung Mỹ-Ấn ký kết hôm 30/09/2014.
[Đọc tiếp]
Phong trào dân chủ Hồng Kông thêm quyết liệt
Trung Cộng cảnh cáo trước nguy cơ Hồng Kông rơi vào hỗn loạn. Đường phố và nhiều hoạt động kinh tế của đặc khu hành chính này bị tê liệt nhưng người biểu tình quyết liệt đòi ông Lương Chấn Anh, lãnh đạo số 1 Hồng Kông, từ chức.
Trung Cộng ngăn chặn thông tin về cuộc đấu tranh ở Hồng Kông
Phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Hồng Kông : Các tình huống
Cuộc đấu tranh đòi tự do chính trị tại Hồng Kông mà Bắc Kinh kiên quyết từ chối, đã đẩy lãnh thổ này rơi vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ năm 1997, thời điểm Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc. Tình hình dường như bế tắc.
[Đọc tiếp]
Biểu tình Hồng Kông và giấc mơ Trung Hoa của Tập Cận Bình
Bắc Kinh đau đầu nghĩ cách giải quyết biểu tình Hồng Kông và những hệ lụy phát sinh. Bài viết trên báo Mỹ Wall Street Journal cho rằng những cuộc biểu tình đòi dân chủ không ngớt tại Hồng Kông đang đặt chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vào thế “tiến thoái lưỡng nan.” [Đọc tiếp]
Hồng Kông: chập chờn bóng ma Thiên An Môn ?
Hồng Kông từng là một lãnh thổ phụ thuộc của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland từ năm 1842 đến khi chuyển giao chủ quyền cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1997. Tuyên bố chung Trung-Anh và Luật Cơ bản của Hồng Kông quy định rằng Hồng Kông được hưởng một quy chế tự trị cho đến ít nhất là năm 2047 – 50 năm sau khi chuyển giao chủ quyền. Dưới chính sách một quốc gia, hai chế độ, Chính quyền Trung ương chịu trách nhiệm về mặt quốc phòng và ngoại giao của lãnh thổ này còn Hồng Kông thì duy trì phần lớn chế độ chính trị, hệ thống pháp luật, lực lượng cảnh sát, chế độ tiền tệ, chính sách hải quan, chính sách nhập cư, hệ thống xuất bản, báo chí, hệ thống giáo dục của Anh, và các đại biểu trong các tổ chức, đảng chính trị, và sự kiện quốc tế. Nhưng Trung Cộng đã nuốt lời hứa cho nên thanh niên và người dân xuống đường chiếm khu Thị Chính Hồng Kông đòi bầu cử dân chủ, không chịu sự áp đặt cách “đảng cử dân bầu” của Trung Cộng. Biến cố đang nổ bùng lớn ở Hồng Kông liên tiếp mấy tuần nay đã thu hút những bình luận gia và báo chí quốc tế…Dưới đây là bình luận của báo chí Pháp nói về những biến động chính trị đang xẩy ra tại Hồng Kông. [Đọc tiếp]
Joshua Wong – thủ lãnh biểu tình Hong Kong là ai?
[Đọc tiếp]
Biểu tình Hồng Kông: Dân Việt quan tâm, Ba Đình rung chấn động
[Đọc tiếp]
Cuộc phản kháng của sinh viên Hồng Kông bước sang tuần thứ hai
Những người biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông làm ngơ trước yêu cầu của cảnh sát đòi họ rời khỏi khu trung tâm tài chánh, trong lúc cuộc phản kháng của sinh viên bước sang tuần lễ thứ nhì. Số người tham gia biểu tình dự kiến sẽ tăng mạnh trong vài ngày sắp tới giữa lúc dân chúng Trung Quốc nghỉ lễ nhân ngày Quốc Khánh thứ 65. Mời quí thính giả theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật của thông tín viên VOA Zlatica Hoke. [Đọc tiếp]
Sinh viên Hồng Kông bắt đầu tuần lễ bãi khóa, phản đối Bắc Kinh
Hôm nay, 22/09/2014, giới sinh viên Hồng Kông bắt đầu cuộc bãi khóa trong vòng một tuần để phản đối thái độ của chính quyền Bắc Kinh hạn chế, thậm chí bóp nghẹt các cải cách liên quan đến việc bầu cử lãnh đạo cơ quan hành pháp của lãnh thổ này. Hôm qua, phong trào này đã nhận được sự ủng hộ của hơn 400 giáo sư đại học Hồng Kông. [Đọc tiếp]
Vì sao Bắc Kinh gây biến cố biên giới khi Tập Cận Bình công du Ấn Độ ?
Theo báo Le Monde
Về thời sự Châu Á, chuyến công du của lãnh đạo Trung Quốc tới Ấn Độ được báo chí Pháp rất chú ý. Nhật báo Le Monde có bài phân tích do thông tin viên khu vực gửi về từ New Delhi mang tựa đề “Bắc Kinh muốn ngăn cản New Delhi và Tokyo sáp lại gần nhau”. Cũng về chủ đề này Le Figaro và Les Echos đều có bài viết nhấn mạnh đến những ý đồ ngầm ẩn đằng sau hành động đưa quân vào vùng tranh chấp biên giới ngay trong thời gian ông Tập Cận Bình có mặt tại Ấn Độ. [Đọc tiếp]
Vì sao Triều Tiên điều xe tăng áp sát Trung Cộng?
Mỹ – Nam Hàn tập trận, Bắc Hàn đe dọa trả đũa “khủng khiếp” bằng cách điều hơn 80 xe tăng đến biên giới…Trung Cộng thay vì Hàn Quốc thì là chuyện lạ…Ngày 19/8, tờ Chosun Ilbo của Hàn Quốc đưa tin: “Bắc Hàn đã bất ngờ điều hàng loạt xe tăng và xe bọc thép tới một quân đoàn đóng quân gần biên giới với Trung Cộng ở tỉnh Ryanggang. Khoảng 80 xe tăng hạng nặng lần đầu tiên được điều động tới vị trí đóng quân của quân đoàn 12, đơn vị mới được thành lập vào năm 2010 để đối phó với các hành động của quân đội Trung Cộng trong tình huống khẩn cấp. [Đọc tiếp]
Hải quân Trung Cộng đang thua Mỹ 30 năm
Trong thời gian qua, hải quân Trung Cộng đang cố gắng ganh đua với Mỹ để trở thành bá chủ đại dương. Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự Đài Loan (TQ), Lan Ninh Lợi, thì hải quân Trung Cộng đang tụt hậu 30 năm so với người Mỹ. [Đọc tiếp]
Mỹ khởi xướng chương trình bắt giữ khủng bố trên đất Mỹ
Bộ Tư pháp và Tòa Bạch Ốc khởi xướng một chương trình ở một số thành phố của Mỹ nhằm xác định và bắt giữ những kẻ cực đoan bạo lực và những kẻ khủng bố được đào tạo ở Mỹ trước khi họ ra tay tấn công. [Đọc tiếp]