Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Trung Quốc đã bí mật thiết lập ADIZ trên Biển Đông?

Vùng nhận dạng phòng không trùng lắp giữa các nước Nhật Bản, Nam Triều Tiên, TQ

Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.

Báo WantChinaTimes của Đài Loan hôm qua trích nguồn tin này nói rằng chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch thiết lập hai khu nhận dạng phòng không bao trùm Biển Hoa Đông, và Biển Đông từ sau sự cố đảo Hải Nam năm 2001, khi một chiến đấu cơ J-811 của Trung Quốc và một máy bay do thám của Mỹ đâm vào nhau trên không, làm phi công Trung Quốc thiệt mạng, dẫn tới việc phi hành đoàn Mỹ gồm 24 người bị Trung Quốc bắt giữ và thẩm vấn. [Đọc tiếp]

Biển Đông thời hậu Hagel: Mỹ sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc

Việc đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát cả hai viện Quốc hội Mỹ cũng như sự kiện ông Ashton Carter thế ông Chuck Hagel làm Bộ trưởng Quốc phòng sẽ không làm thay đổi đường lối ngoại giao của Mỹ, trong đó có chính sách châu Á. Thậm chí, chính sách này còn có thể được củng cố thêm, với vế an ninh quân sự, cũng như kinh tế, thương mại có thêm hỗ trợ từ phía lập pháp. [Đọc tiếp]

Công Ước Quốc Tế về những quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa (1966)

Ngày 10/12/2014 ngày Quốc Tế Nhân Quyền, một Công Ước Quốc Tế về những quyền Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa được thông qua Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc 1966. Trong đó tuyên xưng rằng những quyền này con người sinh ra là được hưởng nó mang tính chất bẩm sinh. Những quốc gia nào là thành viên của Liên hiệp Quốc phải tôn trọng Công Ước này. Sau khi nhìn thấy nhà nước cai trị csVN thì toàn bộ những điều khoản trong Công Ước này đều bị csVN vi phạm, Liên Hiệp Quốc có thể tin csVN không? [Đọc tiếp]

Bộ Ngoại giao Mỹ : Đường chín đoạn ở Biển Đông phi lý và phi pháp

Vào lúc tranh cãi Manila-Bắc Kinh về vụ Philippines kiện đường lưỡi bò Trung Quốc ở Biển Đông bùng lên gay gắt trở lại, Washington lần đầu tiên chính thức nhập cuộc. Một văn kiện chính thức của Bộ Ngoại giao Mỹ, công bố ngày 05/12/2014 phân tích cặn kẽ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông trong bản đồ 9 đoạn và nêu bật các tính chất mơ hồ, phi lý và phi pháp của các đòi hỏi. [Đọc tiếp]

Đụng độ lớn giữa cảnh sát và người biểu tình Hồng Kông Thanh Hà

Hàng ngàn người biểu tình Hồng Kông lại chiếm đóng khu vực hành chính, Admiralty, bao vây trụ sở của chính quyền. Bạo động bùng lên giữa cảnh sát với người biểu tình trong đêm hôm qua 30/11/2014. Khoảng 40 người biểu tình bị câu lưu. Chính quyền Hồng Kông dọa dập tắt phong trào dân chủ.

Người biểu tình và cảnh sát chống bạo động vẵn đối đầu trước trụ sở chính quyền ngày 01/12/2014

[Đọc tiếp]

Quốc hội Hoa Kỳ lo ngại Trung Quốc tăng cường quân sự

Một ủy ban lưỡng đảng Quốc hội Mỹ cảnh báo về việc Trung Quốc tăng cường tiềm lực quân sự, đặc biệt là lực lượng hạt nhân và lực lượng hải quân, với nguy cơ là cán cân quân sự ở vùng châu Á – Thái Bình Dương đang nghiêng về phía Trung Quốc. [Đọc tiếp]

Cây gậy và củ cà rốt Trung Quốc tại Biển Đông

Sách lược chiêu dụ các láng giềng của Trung Quốc đang tiếp tục được các lãnh đạo cộng sản nước này khai triển đặc biệt nhắm vào ASEAN và Việt Nam. Trên hiện trường, chiến lược tằm ăn dâu vẫn tiếp diễn, Trung Quốc được cho là sẽ lại hung hãn trong trung hạn.
Trước Quốc hội Úc vào hôm nay, 17/11/2014, Chủ tịch Cộng Sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã lại lên tiếng khẳng định rằng nước ông sẽ không bao giờ dùng sức mạnh để đạt mục đích và Bắc Kinh luôn mong muốn giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển với các nước láng giềng (sic). [Đọc tiếp]

Kẻ độc tài cô đơn Vladimir Putin

Tổng thống Nga, Vladimir Putin, đến tham dự hội nghị G20 dưới cặp mắt lạnh nhạt và thái độ khinh bỉ của nước chủ nhà  Úc Đại Lợi cũng như các nguyên thủ quốc gia trong khối G20. Từ khi Putin xâm chiếm đảo Crimea của Ukraine, đến bắn hạ chiếc máy bay Boeing 777 giết chết gần 300 hành khách dân sự của hãng hàng không Malaysia Airlines, chuyến bay MH17 trên không phận vùng đất thân Nga của Ukraine, đến nay xua quân hỗ trợ những vùng thân Nga để chiếm vùng phía Đông Ukaine bất chấp những biện pháp trừng phạt kinh tế của thế giới, bất chấp các hiệp ước ký kết với khối Liên Âu…Càng ngày càng tỏ ra hiếu chiến xâm lăng. Trong hội nghị các nước G20, Putin đã bỏ về sớm vì chẳng ai thích thú nói chuyện với y. [Đọc tiếp]

Vì sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông

Tiến sĩ Ian Ralby, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tổ chức cố vấn an ninh I.R. Consilium, đã có bài viết lý giải tại sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông trên trang OpedSpace. Dưới đây là lược dịch bài viết của ông.  [Đọc tiếp]

Mỹ-Nhật-Úc thắt chặt liên minh để kềm hãm Trung Quốc ?

Tổng thống Mỹ và hai Thủ tướng Nhật và Úc sẽ tranh thủ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brisbane (Úc) để bàn cách tăng cường hợp tác quân sự tay ba. Dù ba nước đều khẳng định rằng họ chỉ muốn phát huy việc bảo đảm an ninh cho toàn vùng Châu Á-Thái Bình Dương, Bắc Kinh được cho là sẽ xem đấy là một mưu toan mới nhằm kềm hãm Trung Quốc. [Đọc tiếp]

Tổng thống Nga Putin không những độc tài mà còn ga-lăng dê xồm…..

Tưởng khi Gorbachev và Boris Yeltsin đã cởi cái vỏ sắt cộng sản thì dân Nga sẽ được tự do, nhưng những năm gần đây nước Nga dưới sự cai trị  Vladimir Putin không thua kém những Tổng Bí Thư tiền nhiệm của cộng sản Nga Sô là bao nhiêu, chỉ có khác là tay độc tài ghê tởm này để lộ máu dâm ra ngoài thế giới. Cách đây vài năm, Putin đã chia tay vợ già đi bắt bồ với cô cón gái trẻ Alina Kabayeva 29 tuổi. Trong buổi tiệc APEC tại Bắc Kinh vào ngày 11/11/2014, Putin lại giở trò “dê” vợ Tập Cận Bình, lấy áo khoát choàng lên vai bà Bành Lệ Viện.

[Đọc tiếp]

APEC 2014 : Mỹ-Trung gườm nhau tại Châu Á

Chiêu bài kinh tế của Bắc Kinh đang tạo ra “một bộ mặt dễ mến” cho sự bành trướng và che đậy những mưu đồ chiến lược khác của Trung Quốc, trong đó có những đòi hỏi chủ quyền trên biển Hoa Đông và Biển Đông.  [Đọc tiếp]

Putin – Tập Cận Bình : Cặp bài trùng cùng ý hướng bành trướng

Nhân Hội nghị Thượng đỉnh APEC diễn ra tại Bắc Kinh trong hai ngày 10-11/11/2014 tới đây, một lần nữa, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ lại có một cuộc hội kiến song phương. Đây là cuộc gặp thứ 10 giữa hai người, một kỷ lục hiếm hoi, cho thấy là giữa Matxcơva và Bắc Kinh, hiện đang có một sự tương đồng chiến lược rất lớn, trong đó đáng ngại nhất là ý hướng bành trướng, bất chấp chủ quyền của các láng giềng. [Đọc tiếp]

Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21: Một hình thức thực dân mới của Trung Quốc

Trong ba ngày, từ 31/10 đến 02/11/20014, Trung Quốc đã tổ chức “Hội chợ Triển lãm quốc tế Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 Quảng Đông”, tại thành phố Đông Quản, tỉnh Quảng Đông. 42 nước đã tham dự hội chợ, trong số này có 25 quốc gia liên quan trực tiếp đến dự án con đường tơ lụa trên biển.
Nếu như chiến lược này của Bắc Kinh là nhằm tạo dựng một thị trường rộng lớn, ngăn chặn ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Châu Á, giới phân tích còn tố cáo ý đồ thực dân mới của Trung Quốc trong dự án này.

Hồng Kông : Xung đột tiếp tục giữa cảnh sát và người biểu tình đòi dân chủ

Theo Reuters, sau hai tuần yên ắng, sáng nay 06/11/2014, nhiều vụ đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình đòi dân chủ lại xảy ra trong khu phố Vượng Giác (Mong Mok), trung tâm mua bán sầm uất của Hồng Kông. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt