Tin khủng bố: Mỹ, Âu châu cảnh báo nguy cơ khủng bố nghiêm trọng, phức tạp đang diễn biến
Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố nước Anh đứng trước một nguy cơ “nghiêm trọng” của một cuộc tấn công khủng bố, trong khi một giới chức thi hành công lực Âu châu mô tả môi trường an ninh là khó khăn. Một nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng cảnh báo về mối đe doạ ngày càng tăng của “chủ nghĩa cực đoan bạo động có mầm mống ngay trong nước.”
Tin tặc Trung Quốc trộm thiết kế máy bay F-35 của Mỹ
Gần đây, Bắc Kinh đã hé lộ kiểu chiến đấu cơ tối tân nhất của họ là loại J-31 do tập đoàn Thẩm Dương (Shenyang) chế tạo. Giới quan sát đã ghi nhận hình dạng rất giống nhau giữa chiếc J-31 với loại chiến đấu cơ hiện đại của Mỹ là F-35.
THIẾT GIÁP HẠM USS IOWA BB-61
Ngày Thứ Năm 23-10-2014, chúng tôi cùng một số khách du lịch lên xe bus tại “Leisure World Seal Beach”ở Nam California đi thăm Thiết Giáp Hạm IOWA. Khởi hành lúc 9 giờ sáng, xe đưa chúng tôi theo Free Way-405 North đến cảng San Pedro thuộc thành phố Los Angeles. Chỉ một tiếng sau xe bus đến cầu tàu 87, nơi chiếc Thiết Giáp Hạm IOWA đậu với những pháo tháp (turret) khổng lồ cùng những khẩu 406 ly chỉa lên trời. Chúng tôi lần lượt lên chiến hạm bằng chiếc cầu mang biển số IOWA BB-61. [Đọc tiếp]
Hậu khủng bố tại Paris: Tự do ngôn luận và trách nhiệm
Hôm nay, đúng một tuần sau vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn tuần báo trào phúng Charlie Hebdo và cũng là ngày ban biên tập còn lại của Charlie Hebdo ra số báo “lịch sử” với 3 triệu bản, nhiều gấp 60 lần số lượng ấn bản trước khi tờ báo bị tấn công.
Một tuần đã trôi qua nhưng thảm kịch mà nước Pháp vừa trải qua vẫn tiếp tục là chủ đề đặc biệt chiếm đa số các trang báo Pháp ra sáng nay. Giờ là lúc báo chí Pháp mở ra những vấn đề hậu khủng bố. Nếu như các tờ báo lớn như Le Monde hay les Echos đặt trọng tâm vào những thách thức của nước Pháp sau thảm kịch, hay với Libération thì sự kiện lớn trong ngày là biên tập còn sống sót sau thảm kịch hôm 07/01/2015 của Charlie Hebdo ra số báo lịch sử, nhật báo Công giáo đặt vấn đề về tự do ngôn luận. [Đọc tiếp]
Ngân sách quốc phòng Nhật đạt kỷ lục để đối phó với Trung Cộng
Trong ngân sách Nhà nước tài khóa 2015-2016 vừa được thông qua vào hôm nay 14/01/2015, chính phủ Nhật Bản đã phân bổ cho Bộ Quốc phòng một khoản chi kỷ lục lên đến 42 tỷ đô la. Đây là năm thứ ba liên tiếp mà ngành quốc phòng được Tokyo ưu tiên trong tình thế căng thẳng gia tăng với Bắc Kinh trên biển Hoa Đông. [Đọc tiếp]
Pháp tuyên chiến với khủng bố
“Nước Pháp đang trong cuộc chiến chống khủng bố, chống thánh chiến và Hồi giáo cực đoan, nhưng không chống một tôn giáo nào“. Đó là tuyên bố của Thủ tướng Manuel Valls trước các dân biểu Quốc hội Pháp hôm qua, 13/01/2015. [Đọc tiếp]
Al-Qaida nhận trách nhiệm vụ tấn công Charlie Hebdo
Tổ chức Al-Qaida ở Yemen nhận trách nhiệm về vụ tấn công khủng bố ngày 07/01/2015 vào tòa soạn tuần báo châm biếm Charlie Hebdo, khiến 12 người chết. Trong một đoạn video được đăng trên mạng hôm nay, Naser Ben Ali al-Anassi, một trong những lãnh đạo của tổ chức Al-Qaida ở bán đảo Ả Rập (Aqpa ), đặt trụ sở ở Yemen, tuyên bố : “Những anh hùng đã được tuyển mộ, họ đã hứa và đã hành động khiến người Hồi giáo rất hài lòng”.
Charlie Hebdo : Vụ 11 tháng 9 của nước Pháp
Trang nhất các tờ báo Pháp ra hôm nay tiếp tục mang một màu đen tang tóc. Riêng phụ trang hàng tuần M magazine của báo Le Monde, trang bìa chỉ giản đơn một màu đen tuyền. Đặc biệt, các báo đều dành rất nhiều trang cho biếm họa, cả những bức vẽ của các nhà báo đã bị sát hại cho đến những bức mới sáng tác của các cây cọ trên khắp thế giới, lên án tội ác và cổ vũ cho tự do báo chí. [Đọc tiếp]
Pháp: Kết thúc cuộc truy lùng khủng bố, 7 người chết trong đó có 3 hung thủ
Hai anh em Kouachi, nghi phạm trong vụ khủng bố đẫm máu vào tòa soạn Charlie Hebdo, đã bị hạ sát hôm nay 09/01/2015, cùng với một tên Hồi giáo cực đoan có liên hệ với chúng, sau một ngày truy lùng đầy kịch tính với vụ bắt con tin ngay giữa thủ đô Paris. Bốn người khác bị thiệt mạng, và bốn người nữa bị thương.
Năm 2015 Biển Đông sẽ tiếp tục bị Trung Quốc khuấy động
Trong các dự đoán về tình hình châu Á năm 2015 vừa bắt đầu, bi quan nhất vẫn là các nhận định về Biển Đông, được cho là sẽ tiếp tục bị các tranh chấp giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là với Philippines và Việt Nam, khuấy động. Theo ghi nhận của hầu hết các nhà phân tích, tương tự như trong năm 2014, Trung Quốc sẽ tiếp tục vai trò kẻ gây rối tại Biển Đông.
Trong bài viết trên báo mạng Nhật Bản The Diplomat công bố hôm 31/12/2014, Biển Đông tiếp tục được xếp vào trong số 10 diễn biến tại Đông Nam Á cần phải theo dõi trong năm 2015, nhất là trong hòan cảnh một nước trực tiếp can dự vào tranh chấp Biển Đông là Malaysia lên làm chủ tịch luân phiên ASEAN, đồng thời bắt đầu nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. [Đọc tiếp]
Putin và Nga sang năm 2015
Một giờ sáng ngày 18 tháng 12/2014 ngân hàng trung ương Nga thông báo quyết định tăng lãi xuất từ 10.5% lên 17%. Quyết định này xẩy ra sau khi đồng tiền Nga rouble mất giá hơn 10% trong một ngày, xuống tới mức 64 đồng ăn một đô la, tức là mất giá một nửa so với hồi đầu năm 2014. Người ta biết rằng sự mất giá này là hậu quả của vụ Nga can thiệp vào Ukraine, vì Nga ủng hộ quân ly khai chống chính phủ Kiev được sự hỗ trợ của Mỹ và khối NATO. Sự trả đũa trừng phạt của Mỹ và Âu châu, bắt đầu là các biện pháp chế tài kinh tế tài chính đã không có bao nhiêu hiệu lực, vừa vì sự phản đối của các đại công ty tài phiệt đa quốc Âu Mỹ liên hệ làm ăn lớn với Nga, vừa vì sự không thống nhất chính trị giữa Mỹ và các nước Âu châu . Mới đây, một trả đũa thứ hai có hiệu quả nhanh chóng hơn, là sự đánh sụt giá dầu hỏa. Giải thích chính thức thì là vì số dầu hoả sản xuất quá nhiều, do số dầu mới lấy được từ đất và đá bằng phương pháp fracking của Mỹ. Thực sự là phương pháp fracking này rất tốn kém so với phương pháp hút dầu từ các mỏ dầu và khí đốt đang khai thác, và vì thế chưa được sử dụng rộng rãi đến mức độ làm cho dầu sản xuất thặng dư to lớn. Sự giảm giá dầu này là đánh vào một phần quan trọng của tổng sản lượng quốc gia của Nga, mà 1/3 hay hơn là từ lợi tức bán dầu và khí đốt. [Đọc tiếp]
Nếu như ngày mai xảy ra chiến tranh Nga-Mỹ !
Thượng tướng quân đội Liên Bang Nga – Leonid Grigoryevich Ivashov – Một cách nhìn về tương quan sức mạnh quân sự Mỹ-Nga. Bài viết của Thượng tướng Leonid Grigoryevich Ivashov, Chủ tịch Trung tâm phân tích chính trị, Chủ nhiệm Tổng cục hợp tác quân sự quốc tế Bộ Quốc phòng Liên Bang Nga, qua bài trả lời phỏng vấn Báo “Bình luận quân sự độc lập” đăng ngày 28/11/2014. Sau đây là nội dung bài trả lời phỏng vấn : [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình thiết lập một “chế độ Mao không có Mao”
Báo Le Monde, Brice Pedroletti phác họa hình ảnh nước Trung Hoa của Tập Cận Bình sau hai năm nắm hết quyền lực. Được mệnh danh là “Mao tân thời”, chủ tịch Trung Quốc sử dụng chính sách chống tham nhũng làm công cụ thanh trừng đối thủ trong quân đội và trong đảng Cộng sản.
Giấc mơ của Mao Trạch Đông là bắt kịp nước Mỹ vào năm 1970 và để thực hiện mục tiêu này Mao đã thi hành chính sách đại nhảy vọt “điên cuồng” với kết quả mà mọi người đều thấy. Mao thất bại nhưng Tập Cận Bình đã đưa GDP Trung Quốc có thể đuổi kịp Hoa Kỳ. Giấc mơ biến Trung Quốc thành một quốc gia hùng mạnh dường như đang thành hiện thực mặc dù còn đầy rủi ro. Theo giáo sư Willy Lam của Hồng Kông thì ông Tập tự cho mình là “Mao tân thời” : trật tự xã hội của Mao đặt “giai cấp công nông” lên trên đỉnh đã bị Tập thay thế bằng huyền thoại “lãnh đạo anh minh”. [Đọc tiếp]
Vụ bắt con tin Sydney : Úc bàng hoàng nhưng không nghi kỵ cộng đồng Hồi giáo
Video dưới đây là Cảnh Sát Úc đang giải vây con tin
[Đọc tiếp]
Trung Quốc tránh giải quyết bằng pháp luật các tranh chấp tại Biển Đông
Hôm nay, 15/12/2014, là hạn chót để Trung Quốc đệ trình lên Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, các lập luận pháp lý phản bác đơn kiện của Philippines, liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông.
Ngay từ khi Manila nộp đơn kiện, Bắc Kinh đã cho biết không tham gia vụ này và không thừa nhận vai trò của Tòa án Trọng tài. Có nhiều lý do giải thích vì sao Trung Quốc không muốn ra tòa : Các đòi hỏi của Bắc Kinh không có cơ sở pháp lý vững chắc. Mặt khác, Trung Quốc lo ngại tạo “tiền lệ”, bởi vì Bắc Kinh có tranh chấp lãnh thổ với nhiều quốc gia, ở trên bộ cũng như trên biển. Cuối cùng, Trung Quốc muốn khai thác thế mạnh của mình trong khuôn khổ đàm phán song phương. [Đọc tiếp]