Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Tập Cận Bình sẽ ghé Việt Nam để gây áp lực trước Đại Hội Đảng ?

Tập cận Bình (trái) Barack Obama (Phải)

 

Một ngày sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam công bố bản dự thảo Báo cáo Chính trị sẽ được thảo luận nhân Đại hội lần thứ 12 dự trù mở ra vào đầu năm tới 2016, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra ngày 16/09/2015 đã nêu bật khả năng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du Việt Nam vào cuối năm nay với ý kiến của hai chuyên gia cho rằng rất có thể ông Tập Cận Bình sẽ tìm cách tác động đến giới lãnh đạo Việt Nam vào thời điểm đó.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông : Thượng viện Mỹ đòi Hải quân mạnh tay hơn với Trung Quốc

NT John Kerry (T); TNS McCain (phía sau) tại UBQS vụ Thượng viện Mỹ, ngày 29/07/2015 (Reuter)

 

Hải quân Mỹ đã nhiều lần lên tiếng đe dọa cử chiến hạm và phi cơ tiến sâu vào vùng 12 hải lý quanh các đảo mà Trung Quốc đang bồi đắp tại Trường Sa, nhưng chưa làm. Thái độ rụt rè đó đã khiến Thượng viện Mỹ bất bình. Nhân một cuộc điều trần ngày 17/09/2015, nhiều Thượng nghị sĩ Mỹ công khai yêu cầu Lầu Năm Góc phải cho tàu Hải quân tiến vào bên trong vùng biển đó để khẳng định lập trường của Mỹ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc xây phi đạo thứ ba tại Biển Đông – Mỹ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt hành động đơn phương…

Hình ảnh Đá Vành Khăn được chụp từ vệ tinh ngày 08/09/2015. (REUTERS/CSIS Asia Maritime Transparency Initiative)

Trung Quốc vẫn tiến hành chính sách “quân sự hóa” Biển Đông mặc dù cam kết ngưng lại hồi tháng Tám. Các nguồn tin Hoa Kỳ cho biết Bắc Kinh tiếp tục đưa trang thiết bị quân sự ra Trường Sa và xây thêm một phi đạo mới, sau khi đã hoàn tất hai phi trường quân sự cho phép Trung Quốc khống chế không phận Biển Đông. Hôm 14/09 vừa qua Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc chấm dứt những hành động đơn phương tại biển Đông… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Syria: Chính phủ khốn nạn, thế giới ngoảnh mặt, chiến tranh diệt chủng…

Cuộc chiến không có kẻ chiến thắng

Một quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Baath từ năm 1963, quyền lực tập trung ở trong tay tổng thống Bashar al-Assad và một nhóm nhỏ những quan chức quân sự và chính trị như đảng cộng sản Việt Nam. Tổng thống Syria người đã gian lận dành thắng lợi 97.62% trong năm 2007 bởi một cuộc trưng cầu dân ý nhằm kéo dài thời gian làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa. Hiện nay Puttin là cái dù của Assad được hỗ trợ của Trung Cộng.  Syria có vị thế địa lý quan trọng trong khu vực, đặc biệt ở vị trí trung tâm trong cuộc xung đột Ả Rập-Israel. Diện tích hơn nửa nước Việt Nam (185,180 km2),  dân số 18.5 triệu phần đông là Hồi Giáo Sunni , nhưng cũng có các cộng đồng thiểu số theo đạo Alawite, Shia, Thiên chúa giáo và Druze. Chiến tranh dành quyền lực kéo dài hơn 4 năm nay, dân số chết non nửa triệu,  tị nạn 4 triệu,  Assad đã dùng bom hoá học giết dân…nhưng vì sao thế giới không can thiệp quân sự để giải quyết vần đề Syria? Những nhận định dưới đây của các cơ quan truyền thông Pháp và Châu Âu cho ta thấy rõ vấn đề: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Pháp: Vì sao di dân Syria không được thương cảm như thuyền nhân Việt 1979 ?

Em bé Syria 3 tuổi chết trên bãi biển vì vượt biên làm chấn động lương tâm nhân loại

Châu Âu đang gặp sự khủng hoảng của người tị nạn đổ bộ từ Syria để lánh nạn chiến tranh, họ ồ ạt vượt qua biên giới Hungary để tràn vào Châu Âu. Vấn đề đặt ra là tại sao họ không được ưu ái như nhưng thuyền nhân Việt Nam vượt biển trốn thoát chế độ cộng sản vào thập niên sau 1975? Cho đến khi tấm hình thảm thương một bé trai người Syria chết trên bãi biển trên đường vượt biên đã đánh động lương tâm nhân loại. Hàng loạt biện pháp giúp người tị nạn Syria trốn qua Hungary để vào Châu Âu trở thành mối lo ngại hàng đầu của các nước Châu Âu. Hoa Kỳ ở xa nên không bị ảnh hưởng trực tiếp, chính phủ Obama đang lo ngại trong làng sóng tị nạn đó có quân khủng bố trà trôn nên đã thận trọng tuyên bố đón nhận 10,000 với sự điều tra kỹ lưỡng trước khi vào nước Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hoa Kỳ đã đến lúc đương đầu với Bắc Kinh

Jerry Hendrix

Jerry Hendrix

Trung Quốc tiếp tục những hành động gây hấn của mình ở Biển Đông. Từ việc đâm húc các tàu cá Việt Nam trên biển, tiếp tục bồi đắp các đảo nhân tạo thành các tiền đồn quân sự đã chứng minh Trung Quốc đang có những hành động hiếu chiến, tham lam và không tôn trọng các nước láng giềng.
Điều đó thấy rất rõ trong những hành động gần đây, Trung Quốc hoàn toàn không có ý định thay đổi định hướng hoặc tìm kiếm một kế hoạch thứ hai, một giải pháp trung gian, một phương pháp sử dụng luật pháp quốc tế để tiếp cận với những tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Nước Mỹ, trong mối quan hệ hợp tác với các đồng minh và đối tác ở phía Tây Thái Bình Dương, cần phải có những phản ứng đáp trả mạnh mẽ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghe tin tức trong tuần qua truyền hình vệ tinh VOA

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bàn về cuộc diễn binh Trung Cộng ngày 03/09/2015

Một vài sự kiện về chiến tranh Quốc-Cộng Trung Hoa:

Tháng 01 năm 1934, quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa dưới sự lãnh đạo của Tưởng Giới Thạch đã tiêu diệt khu Xô-Viết Trung Ương của Mao Trạch Đông tại vùng rừng núi Cương Sơn thuộc tỉnh Hồ Nam. Lực lượng cộng sản của Mao bị đánh tan nát, tàn quân của Mao lếch thếch chạy gần 10,000 cây số lên miền Bắc tỉnh Thiễm Tây xây dựng căn cứ địa Cộng Sản mới. Cuộc tháo chạy không tiền khoán hậu đó gọi là Vạn Lý Trường Chinh. Từ đó quân cộng sản Mao chỉ có hai việc: trốn và cho du kích quân quấy phá phe Quốc Dân Đảng Trung Hoa lấn chiếm vùng nông thôn mà Mao cho đó là chiến lược “Lấy nông thôn bao vây thành thị”…

Năm 1937 Nhật xâm lăng Trung Hoa, theo tài liệu ghi lại trong tự điển Wikipedia nói về cuộc chiến tranh Trung-Nhật như sau (*): [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đài Loan: TQ sắp tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông

Chiến đấu cơ SU-27 của Trung Quốc bay ngang khu vực Biển Đông.

Các công trình lấp biển xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông đã thay đổi hoàn toàn cấu trúc chiến lược trong khu vực, và theo hãng tin CNA của nhà nước Đài Loan hôm nay, giờ đây, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tiến trình quân sự hoá và sẽ tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trong khu vực.
Trong một phúc trình nộp cho viện lập pháp về sức mạnh quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Đài Loan nói vào tháng 9/2013, Trung Quốc đã khởi sự đổ cát lên Đá Gạc Ma, một trong hơn 50 bãi cạn và đá ngầm trong Biển Đông. Trung Quốc sau đó tiến hành lấn biển xây đảo tại 6 bãi đá khác và đang xây một bến cảng, nhiều phi đạo và các cơ sở hạ tầng khác. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Biển Đông: Trung Quốc sẽ sợ búa rìu dư luận hơn đe dọa quân sự

Biểu tình tại Phillipine chống Trung Cộng xâm lược

Trước các hành vi càng lúc càng thái quá của Trung Quốc tại Biển Đông, đặc biệt là ý đồ quân sự hóa ngày càng rõ nét các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp tại vùng Trường Sa, Hoa Kỳ cho đến nay chủ yếu đối phó bằng những tuyên bố răn đe. Ngày càng có nhiều tiếng nói vang lên, đòi Washington phải có hành động cụ thể hơn. Trên báo Anh Quốc The Guardian số ra hôm nay, 29/08/2015, có một ý kiến cho rằng Mỹ nên chuyển hướng hành động, tăng cường tố cáo Trung Quốc phạm luật trên trường quốc tế, thay vì chỉ đưa ra những lời đe dọa quân sự suông.

Theo ông Ashley Townshend, chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu về Hoa Kỳ tại Đại học Sydney ở Úc, những lời cảnh cáo của Mỹ, dù đến từ cấp nào chăng nữa, như không hề làm Trung Quốc động tâm.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Quốc phải thận trọng hơn ở Biển Đông

Chiến đấu cơ Super Hornet AF / A-18F của Mỹ chuẩn bị cất cánh từ boong tàu sân bay USS George Washington trong cuộc diễn tập hải quân thường niên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Xung đột nếu xảy ra trong Biển Đông sẽ có hậu quả vô cùng tai hại cho thương mại thế giới, nhưng đặc biệt sẽ tác hại vô cùng nặng nề tới lĩnh vực xuất khẩu và nền kinh tế Trung Quốc, đó là kết luận của bài xã luận của tờ The Washington Post, khuyến cáo Trung Quốc nên thận trọng hơn sau những động thái mới nhất của Hoa Kỳ nhằm tìm cách răn đe tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông.
Bài xã luận đăng vào khuya hôm 25/8 điểm qua những bước hành động cụ thể của Washington trong thời gian gần đây, và đơn cử một phúc trình do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố hồi tuần trước, vạch ra chiến lược an ninh biển của Mỹ ở Á Châu-Thái Bình Dương để chống lại các hành vi khiêu khích của Trung Quốc trong khu vực. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ: Trọng tâm Biển Đông nổi bật trong chiến lược biển mới của Mỹ

LCS tàu chiến cận duyên của Mỹ

Ngày 21/08/2015, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chính thức công bố tài liệu mang tựa đề “Chiến Lược An Ninh Hàng Hải ở Châu Á Thái Bình Dương”, phác họa những đường nét quan trọng trong chính sách của Hoa Kỳ nhằm bảo đảm an ninh tại vùng biển Châu Á. Dù cũng đề cập đến Biển Hoa Đông, nhưng rõ ràng là chiến lược biển mới của Mỹ đặt trọng tâm vào việc đối phó với các hành vi quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Khủng bố bất thành trên tàu cao tốc Amsterdam-Paris nhờ các quân nhân Mỹ – những quân nhân Mỹ được thế giới ca ngợi là những anh hùng.

Cảnh sát Pháp đứng bên cạnh các băng đạn của khủng bố tại nhà ga Arras, 21/08/2015 (Picture: Reuters)

Một vụ thảm sát đã tránh được trong gang tấc trên chuyến tàu cao tốc Thalys đi từ Amsterdam đến Paris chiều tối qua 21/08/2015, nhờ các hành khách là quân nhân Hoa Kỳ đi nghỉ hè đã khống chế được một người đàn ông vũ trang hạng nặng sau khi người này nổ súng trên tàu. Hung thủ đã bị bắt, hai người bị thương trong đó có người là binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ đã ngăn chặn được kẻ khủng bố.
Vũ trang một khẩu Kalachnikov, một súng ngắn tự động, 9 băng đạn súng máy và một con dao, người đàn ông này đã nổ súng vào khoảng 16 giờ GMT (17 giờ Paris) hôm qua trên chuyến tàu cao tốc Thalys 9364, nối liền Amsterdam (Hà Lan) và Paris. Nhưng hung thủ đã bị một nhóm bạn người Mỹ đi nghỉ hè, gồm hai quân nhân và một sinh viên, khống chế. Alex Skarlatos, 22 tuổi, một trong ba người Mỹ đã can thiệp, là Vệ Binh Cộng Hòa tiểu bang Oregon vừa đi công tác tại Afghanistan về, kể lại:

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bắc Hàn lệnh quân đội “sẵn sàng chiến đấu”

Quân đội Nam Hàn đang tuần tiểu ở biên giới Nam-Bắc Triều Tiên

Chú Ủn Bắc Hàn (Kim Jong-un) vừa ra lệnh cho quân đội ở tiền tuyến sẵn sàng cho các chiến dịch quân sự, truyền thông nhà nước đưa tin. Hành động trên diễn ra sau xung đột với Nam Hàn ở khu vực biên giới. Hãng thông tấn KCNA nói Chú Ủn đã tuyên bố “tình trạng bán chiến tranh” tại một cuộc họp khẩn vào tối 20/8.
Bắc Hàn đã đe dọa sẽ hành động nếu như chính phủ Nam Hàn không ngưng các đợt phát thanh tuyên truyền chống Bình Nhưỡng ở khu vực biên giới. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Ngũ Giác Đài tố cáo Trung Quốc tăng tốc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông

Ảnh vệ tinh: Cơ sở Trung Cộng xây trên bãi Đá Chữ Thập

Hoạt động bồi đắp để xây các đảo nhân tạo tại Biển Đông đã tăng lên rất cao trong những tháng gần đây, và Bắc Kinh tăng cường tuần tra vùng biển này để xác quyết chủ quyền bằng vũ lực. Báo cáo của Ngũ Giác Đài công bố hôm qua 20/08/2015 đã nhấn mạnh như trên.
Tờ Wall Street Journal số ra ngày hôm nay trích báo cáo mới nhất này cho biết, Trung Quốc đã bồi đắp khoảng 1.200 hecta tại quần đảo Trường Sa trong tháng Sáu. Như vậy, diện tích đã được mở rộng đến 50% so với tháng Năm.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt