Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Mỹ đưa chiến hạm tới Biển Đông, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc

Tàu khu trục USS Lassen ở Biển Đông

Tàu khu trục USS Lassen của Hoa Kỳ đã đi qua khu vực trong phạm vi 12 hải lý cách một bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng và tuyên bố chủ quyền, gây ra những lời phải đối nhanh chóng từ Bắc Kinh hôm nay.
Sứ mạng hôm nay đã được hoàn tất mà không xảy ra sự cố nào, theo một nguồn tin quân sự của Hoa Kỳ. Trung Quốc cho biết đã theo dõi và bám sát chiếc tàu USS Lassen, và cho biết đã cảnh báo tàu Mỹ phải rời khỏi hải phận Trung Quốc quanh bãi đá Subi, thuộc quần đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp. [Đọc tiếp]

Tập Cận Bình khôi phục Khổng Tử: Lợi bất cập hại ?

Học sinh trong trang phục truyền thống trong một buổi lễ tại đền thờ Khổng Tử, ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, ngày 01/09/2013.

Đúc khuôn theo quan thầy Trung Cộng, tại Việt Nam nhiều đền Khổng Tử nổi lên dưới sự viện trợ công trình của Tàu Cộng nhằm cai trị Việt Nam không phải dùng chủ thuyết Mac-Lê mà dùng Khổng Tử với tư tưởng Mao-Hồ dưới vỏ bọc độc tài toàn trị cộng sản. Một bài báo trong nền báo chí Pháp, Le Figaro đã dành nguyên một trang cho phóng sự ở Trung Quốc của thông tín viên Patrick Saint Paul với tựa đề : “Và Trung Quốc làm sống lại Khổng Tử“. Tờ báo phân tích cái lợi đối với Tập Cận Bình khi khôi phục Khổng Tử, nhưng tự hỏi là phải chăng lợi sẽ bất cập hại.

[Đọc tiếp]

Bắc Kinh dọa phản ứng thích đáng nếu tàu Mỹ tiến vào Trường Sa

Chiến hạm USS Forth World tuần tra ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông.

Vào lúc phía Mỹ càng lúc càng khẳng định chắc chắn là sẽ cho tàu Hải quân tiến vào bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp tại Trường Sa, Bắc Kinh vào ngày 21/10/2015 đã cho báo chí chính thức lên tiếng đe dọa Washington là sẽ có phản ứng “thích hợp và dứt khoát nếu Mỹ thực hiện những gì đã tuyên bố”.
Trong một bài xã luận, Tân Hoa Xã, hãng tin chính thức của Trung Quốc đã cho rằng các vụ tuần tra của Hải quân Mỹ gần các hòn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông sẽ là một “sai lầAm nghiêm trọng”, có thể làm căng thẳng leo thang, kéo theo những “hiểu lầm nguy hiểm ». giữa quân đội hai nước.

Mỹ, Úc cảnh cáo Trung Quốc về tự do lưu thông trên Biển Đông

Các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ, Úc trong cuộc họp báo chung tại Boston, Massachussetts, 13/10/2015

Hoa Kỳ và Úc cảnh cáo Bắc Kinh về quyền tự do lưu thông trên Biển Đông, nơi mà căng thẳng đang gia tăng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa các Trung Quốc với các nước láng giềng. Trong cuộc họp báo hôm qua, 13/10/2015, tại Boston, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố : “Hoa Kỳ sẽ lưu thông trên không và trên biển, cũng như sẽ hoạt động ở những nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, như chúng tôi vẫn làm ở khắp nơi trên thế giới. Biển Đông không và sẽ không là một ngoại lệ“.

[Đọc tiếp]

Trung Quốc đáp trả Hoa Kỳ về Biển Đông

Trung Quốc đã đáp trả Hoa Kỳ trong đợt hai nước lời qua tiếng lại về các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông.
Phát ngôn viên ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, ám chỉ Hoa Kỳ khi bà nói “một số quốc gia” đã phô diễn “khả năng quân sự hết lần này tới lần khác” ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa. [Đọc tiếp]

CHIẾN TRANH TẠI BIỂN ĐÔNG SẮP BÙNG NỔ ?


Trong những ngày vừa qua, tình hình thế giới biến động mạnh, nhất là tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bắc Kinh đã lên tiếng là khó tránh khỏi cuộc chạm súng tại hai vùng biển này vì Hoa Kỳ công khai yểm trợ về quân sự cho các nước ven Thái Bình Dương để họ có thể tự vệ và chống lại được sự bành trướng ngang ngược của Trung Cộng, và đưa các hạm đội mạnh nhất của Hoa kỳ vào hai vùng Biển Đông và Hoa Đông. [Đọc tiếp]

Hoa Kỳ “sắp áp sát đảo nhân tạo TQ”

Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris được yêu cầu đưa ra các lựa chọn để đối phó với hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Hoa Kỳ đang bàn với các đồng minh tại châu Á về kế hoạch tuần tiễu gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây ở Biển Đông, hành động này có thể làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc, truyền thông Mỹ đưa tin.
New York Times dẫn lời giới chức Hoa Kỳ nói hoạt động tuần tiễu “tự do đi lại” có thể bao gồm cả khu vực 12 hải lý của ít nhất một trong các đảo để thách thức nỗ lực của Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền khi cơi nới các bãi đá ngầm thành đảo lớn để làm sân bay quân sự, lắp đặt thiết bị radar và đồn trú binh lính. [Đọc tiếp]

Hải quân Mỹ sẵn sàng tuần tra Biển Đông

Chiến đấu cơ F /A-18F Super Hornet cất cánh từ boong tàu sân bay USS Ronald Reagan. (Ảnh của Hải quân Mỹ).

Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng hành xử quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, trong tình hình Trung Quốc vừa xây xong hai ngọn hải đăng trong vùng, và giữa lúc Hoa Kỳ và các đồng minh, trong đó có Australia, dường như đang mất dần quyền kiểm soát chiến lược trong vùng biển này.
Báo The Wall St. Journal hôm nay nói rằng hải quân Mỹ đã quyết định tuần tra vùng biển gần quần đảo Trường Sa để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo này.

[Đọc tiếp]

Trung Quốc tại Lào: Một sự hiện diện không được người dân hoan nghênh

Ảnh thành phố Boten ở Luang Namtha, tháng 3/2011, trước lúc khu vực bị đóng. AFP PHOTO 

Lào có thể thoát ra khỏi Trung Cộng hay không? Từ lâu, Trung Cộng muốn chiếm Lào để bao vây xương sống Việt Nam, nay tình hình ở Lào cho thấy dân chúng quay lưng với Trung Cộng:
Sự hiện diện kinh tế của Trung Quốc ở miền Bắc Lào ngày càng quan trọng, và đặc biệt gia tăng từ khoảng 5 năm nay. Đã có hiện tượng Lào bị “mất” chủ quyền tại một số “nhượng địa” cho Trung Quốc khai thác. Vấn đề sự hiện diện nặng nề của Trung Quốc tại Lào đã khiến người dân bắt đầu có thái độ chống lại. Thông tín viên của RFI phụ trách khu vực Đông Nam Á, Arnaud Dubus, mới đây đã đi khắp vùng này trong vòng một tuần lễ, ghé qua các tỉnh Luang Prabang, Oudomxay, Luang Namtha và Bokéo để tìm hiểu tình hình.

[Đọc tiếp]

Đồng minh Châu Á của Mỹ hy vọng TPP kềm hãm được Trung Quốc

Bộ trưởng thương mại Nhật Akira Amari họp báo trong lúc nghỉ giải lao tại cuộc đàm phán TPP tại Atlanta hôm 3/10/2015

Thỏa thuận Đối tác Xuyên Thái Bình Dương đã được chào đón như là một chiến thắng của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua với Trung Quốc để giành ảnh hưởng tại châu Á. Theo nhận định của nhật báo Mỹ The New York Times vào hôm 06/10/2015, các đồng minh và thân hữu của Mỹ tại Châu Á đang hy vọng rằng TPP có thể biến thành đối trọng với những nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, không chỉ trên mặt thương mại mà cả trong những lãnh vực khác, trong đó có vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. [Đọc tiếp]

Mỹ đã quyết đi vào 12 dặm quanh đảo nhân tạo Trung Quốc ở Trường Sa ?

Khu vực gần bãi đá Xu Bi – Subi Reef. (Ảnh: TONGO)

Trong hai tuần lễ sắp tới, Hải quân Mỹ sẽ cho tàu quân sự tiến vào vùng 12 hải lý chung quanh một số đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới bồi đắp ở khu vực quần đảo Trường Sa trên Biển Đông. Trên đây là tiết lộ của một quan chức Mỹ cao cấp, được nhật báo Anh Financial Times tiết lộ ngày 08/10/2015.
Hành động này nhằm khẳng định lập trường của Washington, không công nhận yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực. Vấn đề cho tàu hải quân áp sát các hòn đảo nhân tạo đã được giới chức quân sự Mỹ gợi lên từ nhiều tháng nay. Nhiều nguồn tin trùng hợp đã xác nhận rằng Bộ Quốc phòng Mỹ đã thúc giục Nhà Trắng bật đèn xanh cho chiến dịch được gọi là “tuần tra vì quyền tự do lưu thông trên biển” này, nhưng chưa được.

[Đọc tiếp]

Biển Đông: Tư lệnh Mỹ tố cáo Bắc Kinh cưỡng đoạt quyền tự do lưu thông

Tư lệnh Hạm đội Mỹ Thái Bình Dương, Đô đốc Scott Swift (Ảnh-Reuter)

Trong một tuyên bố với lời lẽ rất mạnh mẽ, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ngày 06/10/2015 đã lên tiếng tố cáo các hành vi bị đánh giá là quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhân một cuộc hội thảo về hàng hải ở Úc, Đô đốc Scott Swift đã lên án “một số quốc gia” đã xem quyền tự do lưu thông trên Biển Đông đã điều có thể chiếm lấy”, và tái khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ quyền tự do lưu thông trong khu vực.

[Đọc tiếp]

Mỹ siết chặt hàng ngũ với khối dân chủ Châu Á

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và các đồng nhiệm Nhật Bản Fumio Kishida (T) và Hàn Quốc Yun Byung-se, trước cuộc họp 3 bên, ngày 29/09/2015.

Dù bị cuốn hút vào các tình hình nóng bỏng khác như Syria hay Ukraina, chính quyền Obama vẫn không quên thúc đẩy chính sách xoay trục qua vùng Châu Á-Thái Bình Dương, một trong những hướng chủ yếu của nền đối ngoại Mỹ hiện nay. Các hoạt động ngoại giao ráo riết bên lề khóa họp Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đang diễn ra cho thấy là Hoa Kỳ đang tăng cường quan hệ kinh tế và chiến lược với các nền dân chủ lớn ở Châu Á, đứng đầu là Nhật Bản và Ấn Độ, với mục tiêu được cho là nhằm đối phó với ảnh hưởng ngày càng mạnh của Trung Quốc, và mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.

[Đọc tiếp]

Về khả năng xung đột Việt-Trung

Nhìn mặt Tập Cận Bình luôn tươi cười nhưng tham vọng và tàn ác hơn các bậc tiền nhiệm TC bội phần

Hôm 25/9, trong cuộc họp báo chung tại Vườn Hồng của Tòa Bạch Ốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định trước Tổng thống Mỹ Barack Obama và báo giới rằng, “Các quần đảo ở Nam Hải (“Biển Nam Trung Hoa” theo cách gọi của Phương Tây hoặc “Biển Đông” của Việt Nam) từ thời cổ đại là lãnh thổ của Trung Hoa”.
Đây là thông điệp mạnh mẽ nhất từ trước đến nay của người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc để khẳng định chủ quyền ở vùng đang có tranh chấp với các nước láng giềng trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]

Trung Cộng nổi giận về bình luận của bà Clinton

Bài Hillary Clinton, ứng cửa viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ Mỹ

Từ việc gọi bà là “to mồm” cho tới việc đùa cợt về vụ Monica Lewinsky, Trung Quốc đã phản ứng giận dữ trước những bình luận gần đây của ứng viên tranh cử tổng thống, bà Hillary Clinton, liên quan tới hồ sơ yếu kém của nước này trong vấn đề quyền phụ nữ.
Bà Clinton nói trong một tin đăng trên Twitter hôm Chủ Nhật rằng Chủ tịch Tập Cận Bình là “không biết xấu hổ” khi chủ trì một phiên họp của Liên hợp quốc về quyền phụ nữ trong hôm đó. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt