Phải chăng Trung Cộng đã mặc nhiên lập vùng phòng không trên Biển Đông?
Phải chăng Trung Cộng đã mặc nhiên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông ? Đây là câu hỏi đang được các nhà quan sát đặt ra sau lời tố cáo rõ ràng của một nhà báo Anh trong một phóng sự vừa được đài BBC công bố hôm 14/12/2015. Nhà báo này đã dùng phi cơ dân sự bay vào vùng không phận bên trên một số đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xây dựng tại quần đảo Trường Sa, và đã bị quân đội Trung Cộng đe dọa và cảnh cáo.
Úc tiếp tục bay tuần tra ở Biển Đông
Úc sẽ không ngưng các chuyến bay tuần tra bên trên các đảo đang tranh chấp ở Biển Đông bất chấp các áp lực của phía Trung Quốc. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne với báo chí ngày hôm nay, 17/12/2015.
Hải quân Trung Quốc lại tập trận bắn đạn thật tại Trường Sa
Bằng một động thái khẳng định chủ quyền trong quần đảo Trường Sa, tàu chiến Trung Cộng vừa tiến hành một cuộc tập trận “thường kỳ” theo thông báo của Bắc Kinh.
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Trung Cộng, Hải quân của “Giải phóng quân trong những ngày qua đã tiến hành một cuộc tập trận trong vùng biển Nam Trung Hoa trong chương trình tập trận định kỳ của quân đội Trung Cộng”.
Thỏa thuận toàn cầu chống biến đổi khí hậu đã được 195 quốc gia thông qua tại Le Bourget, Paris
Hôm nay, 12/12/2015, sau nhiều ngày đàm phán, trong đó có hai đêm thức trắng, với tư cách Chủ tịch hội nghị Liên hiệp quốc về khí hậu COP21, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius, rất xúc động đến mức gần như nghẹn lời, đã trình bày bản dự thảo thỏa thuận toàn cầu trước các đại biểu của 195 quốc gia tại Le Bourget, ngoại ô Paris.
Theo lời Ngoại trưởng Fabius, bản dự thảo thỏa thuận là một văn bản “đúng đắn, bền vững, năng động, cân đối và mang tính ràng buộc về pháp lý”. Bn ản dự thảo đề nghị thế giới hạn chế mức tăng nhiệt độ ở mức dưới 2°C và sẽ cố gắng giới hạn ở mức 1,5°C, để có thể giảm đáng kể các nguy cơ và các tác động của biến đổi khí hậu. [Đọc tiếp]
Máy bay do thám Mỹ giới hạn Trung Quốc tuần tra Biển Đông
Việc Mỹ gửi một máy bay do thám tới Singapore là nỗ lực có tính toán hầu cảnh cáo Trung Quốc rằng Bắc Kinh không có đặc quyền vô hạn về những hoạt động trong các vùng biển quốc tế, theo nhận xét của cựu sĩ quan CIA Mỹ, Larry Johnson.
Đầu tuần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và người đồng nhiệm phía Singapore Ng Eng Hen nhất trí với nhau rằng Mỹ sẽ đưa máy bay do thám Poseidon P-8 tới Singapore trong tháng này. [Đọc tiếp]
Máy bay Sukhoi của Nga tăng cường hiện diện quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông
Lời người đăng: “Như vậy là Nga giúp Trung Cộng xâm lăng biển Đông, vừa lợi cho anh chàng buộn vũ khí mà vừa làm cho Mỹ lo phải tăng cường vũ khí tối tân đối đầu với Su-35 của Nga.”
Theo tin RFI thì sau các cuộc thương thuyết kéo dài nhiều năm, Nga cuối cùng đã chấp nhận bán cho Trung Cộng chiến đấu cơ tối tân Su-35 và như vậy sẽ giúp cho Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện quân sự tại Biển Đông.
Ấn Độ-Mỹ đẩy mạnh hợp tác quân sự
Lời người đăng: Mỹ càng ngày càng hợp tác thắc chặt quân sự với Ấn Độ để bao vây Trung Cộng đang hung hăng. Đồng thời lấy thế quân bình với Pakistan một quốc gia nguyên tử đang có khuyên hướng hợp tác với Trung Cộng.
Tin RFI: Công du nước Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar được đồng nhiệm Hoa Kỳ Ashton Carter nghênh đón tại Lầu Năm Góc ngày 10/12/2015. Cuộc hội đàm mở ra sau đó tập trung trên việc đẩy mạnh hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn, với trọng tâm là an ninh trên biển.
Singapore cho Mỹ xử dụng phi trường quân sự để dò thám Biển Đông
Khi quyết định cho phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon của Hoa Kỳ xử dụng sân bay quân sự trên lãnh thổ của mình, với địa bàn hoạt động rõ ràng là Biển Đông, Singapore như đã cho thấy là họ đang đứng về phía Mỹ trong vấn đề Biển Đông, nhân danh việc bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không đang bị những hành vi quyết đoán của Trung Quốc đe dọa.
Chuyên gia Úc: Bắc Kinh sẽ thống trị Biển Đông nhờ 4 phi đạo trên đảo
Ảnh vệ tinh trong thời gian gần đây cho thấy là Trung Quốc sắp có 4 phi đạo trên các đảo nhân tạo mà họ đã bồi đắp tại Biển Đông. Theo hãng tin Mỹ AP, hôm qua, 06/12/2015, một chuyên gia quốc phòng Úc vừa lên tiếng cảnh báo rằng các cơ sở hạ tầng này sẽ cho phép Quân đội Trung Quốc thay đổi so sánh lực lượng trong khu vực và khống chế được toàn bộ Biển Đông.
Biển Đông : Trung Quốc hung hăng, Mỹ ” luật hóa ” sáng kiến can thiệp
Trước và sau hai hội nghị thượng đỉnh APEC và ASEAN tại Manila và Kuala Lumpur hạ tuần tháng 11 vừa qua, dù biết rằng vấn đề Biển Đông sẽ nổi cộm trong các cuộc thảo luận, Bắc Kinh vẫn có những động thái và lời lẽ cứng rắn nhắm khẳng định và buộc các nước khác công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông, mà gây quan ngại nhiều nhất là các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo ở vùng Trường Sa, và xây dựng trên đó các cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.
Biển Đông : Dân biểu Mỹ tố cáo Trung Quốc thiếu thành thật
Nhân một cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ ngày 02/11/2015, nhiều dân biểu Mỹ đã lên án Trung Quốc thiếu thành thật trong vấn đề các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh bồi đắp tại Biển Đông : Giới lãnh đạo Trung Quốc liên tục cam kết không quân sự hóa các thực thể này, trong lúc vẫn xây dựng các cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự.
Trung Quốc phải trả giá đắt vì coi thường tòa quốc tế về Biển Đông
Vào hôm qua, 01/12/2015, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye trong việc xét đơn Philippines kiện Trung Quốc về các hành động quá đáng trên Biển Đông. Đối với phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vụ kiện đó sẽ “không đi đến đâu”. Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters, giới chuyên gia hầu như đều cho rằng Bắc Kinh sẽ phải “trả giá” trên trường quốc tế, nhất là khi tòa quốc tế phán quyết có lợi cho Manila. [Đọc tiếp]
Miến Điện: Bà Aung San Suu Kyi gặp Tổng thống chuẩn bị bàn giao chính quyền
Hôm nay 02/12/2015, tại Naypyidaw, thủ đô hành chính Miến Điện ; lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) bà Aung San Suu Kyi đã có hai cuộc gặp liên tiếp với Tổng thống và Tư lệnh quân đội Miến Điện để bàn về việc chuyển giao chính quyền hành cho LND, đảng vừa giành thắng lợi trong kỳ bầu cử Quốc hội hôm 08/11 vừa qua.
Tổng thống Thein Sein đã tiếp bà Aung San Suu Kyi ở Dinh Tổng thống tại thủ đô Naypyidaw trong vòng 45 phút. Phát ngôn viên của Phủ Tổng thống, đồng thời là Bộ trưởng Thông tin Ye Htut cho biết cuộc gặp “tập trung vào việc chuyển giao nhẹ nhàng và êm đẹp các trách nhiệm của Nhà nước cho một chính phủ tương lai …. có được sự hợp tác hai bên để không gây lo lắng Bà trong dân chúng”. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Quốc lại bác bỏ mọi can thiệp của bên thứ ba
Không đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi Tòa án Trọng tài Thường trực tại La Haye kết thúc vòng điều trần thứ hai về vụ Manila kiện Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, Bắc Kinh ngày hôm qua, 01/12/2015 đã lập tức lên tiếng phản đối. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của Tòa quốc tế, và không chấp nhận bất kỳ giải pháp của bên thứ ba nào liên quan đến tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Vì sao Mỹ cất giấu 700 triệu thùng dầu?
Có một thứ quan trọng và quý giá đang được cất giấu âm thầm dọc theo bờ biển ở vùng Vịnh của nước Mỹ. Gần 700 triệu thùng dầu đang được cất giấu an toàn dưới lòng đất tại bốn địa điểm. Một hệ thống bao gồm 60 đường hầm dưới lòng đất làm thành “Dự trữ Dầu hỏa Chiến lược” (SPR) khổng lồ của Hoa Kỳ.
Tại sao phải trữ dầu?
Kho dự trữ này được lập khoảng 40 năm trước và giờ đây đã có nhiều kho dầu lớn khác nữa nằm rải rác trên toàn cầu. Rất nhiều nước đã đổ hàng tỷ Mỹ kim xây dựng những cơ sở tích trữ và còn nhiều cơ sở nữa đang được hình thành. [Đọc tiếp]