Kim Jong-un thử bom nguyên tử và phản ứng của Tập Cận Bình
Ngôi sao đang lên của đảng Cộng hòa đọc diễn văn đáp từ TT Barack Obama
Thống đốc tiểu bang Nam Carolina Nikki Haley đọc diễn văn đáp từ của Đảng Cộng hòa dành cho Diễn văn Tình trạng Liên bang của Tổng thống Barack Obama hôm Thứ Ba.
Vinh dự này thường dành cho người được coi là ngôi sao đang lên của đảng, một điều phù hợp để nói về bà Haley.
Sinh ngày 20/1/1972 ở Bamberg, tiểu bang Nam Carolina, trong một gia đình Ấn Độ di dân, bà Haley – tên đầy đủ Nimrata “Nikki” Randhawa Haley – là phụ nữ và người sắc dân thiểu số đầu tiên trở thành thống đốc tiểu bang. Bà cũng là thống đốc trẻ nhất nước, 38 tuổi khi bà được bầu năm 2010. Bà sẽ bước sang tuổi 44 một tuần sau khi bà xuất hiện tiếp sau tổng thống Barack Obama hôm 12/1. [Đọc tiếp]
Tổng thống Mỹ chú trọng vào tương lai trong diễn văn Tình trạng Liên bang
Tổng thống Barack Obama đã trình bày diễn văn Tình Trạng Liên Bang thứ bảy và cũng là cuối cùng của ông, nêu bật những thành tựu của ông trên cương vị tổng thống, tập trung vào viễn kiến của ông cho tương lai đất nước và nói đến sự cần thiết phải hàn gắn những chia rẽ chính trị sâu sắc của đất nước.
Phát biểu trong nghị trường Hạ viện chật kín người tại Tòa nhà Quốc hội Hoa Kỳ, TT Obama thừa nhận không đặt nhiều kỳ vọng cho năm cuối cùng ông tại chức, nhưng tuyên bố ông sẽ không ngừng nỗ lực để đạt được những mục tiêu chính sách của mình. [Đọc tiếp]
Iran bắt giữ 10 thủy thủ hải quân Hoa Kỳ
Iran đã bắt giữ 10 thủy thủ Hoa Kỳ sau khi hai tàu tuần tra của Hải Quân Mỹ trôi dạt vào hải phận Iran ở Vịnh Ba Tư do trục trặc kỹ thuật, các quan chức Hoa Kỳ cho hay.
Họ nói rằng dường như các tàu tuần tra Riverine của Hoa Kỳ đã vì lý do kỹ thuật và được đưa tới đảo Farsi của Iran. Tehran loan báo các thuyền viên và tàu tuần tra “sẽ được phóng thích”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Peter Cook nói với hãng AP.
Hãng thông tấn Fars của Iran tường thuật rằng Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran bắt giữ chín người đàn ông và một người phụ nữ, và cáo buộc những người này “do thám” lãnh hải Iran. [Đọc tiếp]
Nga lao đao vì dầu hỏa mất giá
Dầu hỏa liên tục mất giá, đồng rúp bị suy yếu. Đó là những tin xấu dồn dập đổ xuống nước Nga ngay những ngày đầu năm mới, báo trước một năm đầy thách thức.
Ngay sau khi đón mừng năm mới, người Nga đã phải quay trở lại với một thực tế phũ phàng : giá dầu thô trên thế giới đang từ 115 đô la một thùng hồi tháng 6/2014 đã rơi xuống còn có 32 đô la trong hôm 11/01/2016. Nước Nga có cảm tưởng đang tiến gần hơn đến tình trạng tai hại khi giá dầu chỉ còn 20 đô la một thùng như dự phóng đã được ngân hàng Mỹ Goldman Sachs đưa ra.
Đối với một quốc gia mà dầu hỏa là nguồn thu nhập bảo đảm đến một nửa ngân sách quốc gia và chiếm đến 40% tổng kim ngạch xuất khẩu thì đây thực sự là một cơn ác mộng. [Đọc tiếp]
Sự thật về chuyến tuần tra của chiến hạm Mỹ Lassen ở Biển Đông
Ngày 27/10/2015, trong một chiến dịch được mệnh danh là để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông, khu trục hạm Mỹ USS Lassen đã tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Xu Bi, một trong 7 hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp tại vùng quần đảo Trường Sa ngoài Biển Đông.
Cho đến gần đây, thông tin chính thức về chiến dịch này chưa hề được công bố, mà chỉ có những chi tiết manh mún được các nguồn tin khác nhau đưa ra, chủ yếu là ẩn danh, đến từ các giới chức quân sự quốc phòng Hoa Kỳ. Tình trạng mập mờ này đã khiến cho nhiều người hoài nghi về tính chất quyết liệt của chiến dịch “bảo vệ quyền tự do hàng hải”, chống lại những đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Quốc tại Biển Đông do Hải quân Mỹ thực hiện.
Hạ viện Hoa Kỳ muốn tăng cường hải quân ở Biển Đông
Những căng thẳng về Biển Đông cho thấy là Hoa Kỳ cần phải duy trì một lực lượng hải quân mạnh ở vùng này. Đó là tuyên bố của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Paul Ryan hôm 07/01/2016. Ông Ryan chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama về những đề nghị mà ông cho là sẽ làm giảm hạm đội của Hoa Kỳ xuống bằng với mức trước Thế chiến thứ nhất.
Tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc cho 3 máy bay dân dụng đáp xuống sân bay trên một những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, một hành động gây lo ngại cho Washington, theo lời phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Thomas Cook hôm qua.
Trung Cộng: “đáp thử hai phi cơ” xuống Đá Chữ Thập
Bắc Kinh hôm thứ Tư vừa cho đáp hai chuyến bay xuống hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Hai hãng hàng không Nam Phương và Hải Nam đã thực hiện các chuyến bay thử nghiệm từ sân bay Hải Khẩu, theo Tân Hoa Xã. Hãng tin nhà nước Trung Quốc nói hai chiếc phi cơ đã hạ cánh xuống đảo nhân tạo trên Quần đảo Trường Sa vào sáng thứ Tư, 06/1/2016. [Đọc tiếp]
Biển Đông: TNS John McCain trách chính quyền Mỹ thiếu quyết tâm
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain ngày 04/01/2016, lại chỉ trích chính quyền Obama về thái độ thiếu quyết đoán trong đối sách chống Trung Quốc tại Biển Đông. Theo vị Thượng nghị sĩ rất có uy tín này, việc Washington chậm tiếp tục các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải bên trong vùng 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mới của Trung Quốc tại Trường Sa đã khuyến khích tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.
Trả lời hãng tin Anh Reuters, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định rằng thái độ thụ động của Mỹ đã cho phép Trung Quốc tiếp tục “theo đuổi các tham vọng lãnh thổ” trong khu vực, và gần đây nhất là việc cho phi cơ hạ cánh xuống phi đạo trên Đá Chữ Thập, vùng quần đảo Trường Sa ngày 02/01/2016.
Biển Đông: Bắc Kinh bắt đầu thực hiện ý đồ quân sự hóa Trường Sa ?
Ngày 02/01/2016, lần đầu tiên Trung Quốc cho một phi cơ dân sự hạ cánh trên phi đạo mà họ vừa xây xong trên Đá Chữ Thập tại quần đảo Trường Sa – Biển Đông. Theo giới quan sát và chuyên gia phân tích được hãng tin Reuters trích dẫn, sự kiện trên cho thấy là cơ sở của Bắc Kinh trong khu vực tranh chấp đang hoàn thành đúng tiến độ.
Trong thời gian sắp tới, các chuyến bay quân sự Trung Quốc chắc chắn sẽ đến hiện trường để thực hiện ý đồ quân sự hóa khu vực, bất chấp phản đối của các láng giềng và cộng đồng quốc tế.
Nhật phát triển một hòn đảo để kiểm soát tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc
Trong tình hình tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ, lãnh hải, làm thế nào để duy trì một hòn đảo chiến lược có nguy cơ bị nhấn chìm do nước biển dâng ? RFI xin giới thiệu bài viết sau đây của Robin Hardin, trên báo Financial Times, ngày 26/12/2015, nói về phương pháp độc đáo của Nhật Bản.
Các đảo nhân tạo của Trung Quốc đang thúc đẩy một cuộc đấu tranh mới để kiểm soát các vùng biển ở Châu Á. Thế nhưng, vào lúc siêu cường khu vực (Trung Quốc) nạo vét bồi đảo để xây dựng căn cứ quân sự ở ngoài khơi, thì Nhật Bản đang nghiên cứu, thí nghiệm trong một cái bồn tắm phương pháp phát triển một hòn đảo.
Những sự kiện quốc tế nổi bật trong năm 2015…
Năm 2015 khép lại với hàng loạt sự kiện lớn, vui,buồn, hy vọng, lo lắng đủ cả, để lại những bài học lớn để thế giới bước vào năm mới 2016 với nhiều nhiệm vụ nặng nề trước mắt. Dưới đây là những sự kiện xẩy ra trong năm 2015 được thế giới chú ý nhiều nhất: [Đọc tiếp]
Trung Quốc không còn che giấu tham vọng quân sự, tăng cường thêm 3 binh chủng mới
Với ngân sách quốc phòng tăng hơn 300% trong vòng một thập niên, với tuyên bố của Tập Cận Bình “thay đổi chiến lược quan trọng để thực hiện giấc mơ đại cường quân sự”, Bắc Kinh khẳng định mục tiêu đi tới: củng cố sức mạnh quân sự áp đảo tại Á Châu và khả năng đương đầu với Tây phương là vũ khí hiệu quả nhất để bảo vệ quyền lợi cốt lõi của Trung Quốc. [Đọc tiếp]
Biển Đông 2016: Việt Nam cần làm gì với Lào, Chủ tịch ASEAN ?
Vào năm 2016, một trong những sự kiện đáng chú ý liên quan đến Biển Đông là việc Lào lên nắm quyền Chủ tịch ASEAN. Là một quốc gia có quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, trong thời gian những năm gần đây, Lào có những dấu hiệu ngày càng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc, chỗ dựa kinh tế lớn nhất cho Vientiane. [Đọc tiếp]
Biển Đông : Trung Quốc tức giận về vụ thanh niên Philippines cắm trại trên đảo Thị Tứ
Hôm 28 tháng 12 năm 12015, Trung Quốc bày tỏ sự tức giận sau khi một nhóm người Philippines đổ bộ lên một hòn đảo đang tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông, nhưng hiện do chính quyền Manila kiểm soát. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khảng, đã phản đối vụ cắm trại trên đảo Thị Tứ, tái khẳng định rằng Bắc Kinh có chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa.