Tình hình Biển Đông: Nga-Trung đối đầu với Mỹ…
Trong nhận định về tình hình chính trị của Đại Hội Toàn Đảng VNQDĐ ở Phần I: “Tình Hình Thế Giới Hiện Nay, những thuận lợi và bất trắc”, có đoạn: “….Bắc Kinh và Moskva bắt tay nhau muốn vẽ lại bản đồ trật tự thế giới, liên hoàn mở nhiều mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao làm suy yếu tiềm lực của HK và đồng minh. Bên trời Đông thì TC dùng sách lược “tằm ăn dâu” lấn chiếm Biển Đông. Phía trời Tây và vùng Vịnh, Nga táo bạo hơn mở các mặt trận quân sự xâm lăng. TC và Nga đang đồng minh đối đầu với HK nhằm phá vỡ sách lược Toàn Câu Hóa…”. Nay nhận đính đó đang xẩy ra trên Biển Đông là Nga -Trung Cộng đối đầu với Mỹ như những tin tức dưới đây: [Đọc tiếp]
“Panamar Papers” – hồ sơ Panama, thế giới ai còn ai đi….
Một công ty luật của Panama, chuyên cung cấp phục vụ cho các công ty, được thành lập vào năm 1977 bởi Jurgen Mossack và Ramón Fonseca nên gọi là Mossack Fonseca. Phục vụ của công ty luật này bao gồm kết hợp các công ty với khu vực pháp lý trốn thuế ở nước ngoài, quản trị các công ty hộp thư và quản trị tài sản. Công ty có trên hơn 500 nhân viên tại hơn 40 văn phòng trên toàn thế giới. Công ty này đại diện cho hơn 300.000 công ty, đăng ký chủ yếu ở nuớc Anh, hoặc được quản trị tại nước này. Công ty này làm việc với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới, như Deutsche Bank, HSBC, Société Générale, Credit Suisse, UBS và Commerzbank, trong một số trường hợp để giúp khách hàng của các ngân hàng thiết lập các cấu trúc phức tạp mà gây khó khăn cho sở thuế và các nhà điều tra để theo dõi di chuyển tiền từ nơi này sang nơi khác. Trước khi bị lộ tin Panama Papers (Những Hồ Sơ Panama), Công ty Mossack Fonseca đã được các “nhà kinh tế” cho là một công ty “kín miệng” đứng hàng đầu trong ngành công nghiệp về tài chính trốn thuế ở nước ngoài (theo Wikipedia)…. Tuy nhiên qua sự lộ tin bí mật này các nhân vật lãnh đạo trên thế giới có thể bị thân bại danh liệt…ai còn, ai mất sẽ lần lượt lộ diện…đặc biệt hai tên độc tài đầu sỏ Tập Cận Bình và Putin đều là danh sách hàng đầu. [Đọc tiếp]
Hợp tác quân sự giữa Mỹ-Ấn Độ còn nhiều cam go…
Mở đầu: Bang giao quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ còn nhiều gập ghềnh, Mỹ luôn luôn muốn thắt chặt quốc phòng với Ấn Độ để kềm chế Trung Cộng đặc biệt là đưa hải quân Ấn Độ cùng tuần tra với hải quân Mỹ trên Biển Đông, nhưng sự việc không suôn sẻ như Mỹ mong muốn, Ấn Độ vẫn giữ tư thế “đi bên lề cuộc chiến”. Muốn đứng trung lập không chống Trung Cộng lộ liễu. Trong Chiến Tranh Lạnh Ấn Độ đóng vai trò lãnh đạo khối “Không Liên Kết” nhưng thân Nga. Nay thì Mỹ đã tiến một bước dài chuyển từ thế Ấn Độ thân Nga bổ về thân Mỹ trước thế kỷ thứ 21. Ấn là nước mua nhiều vũ khí của Nga nay xoay qua nhìn hàng quốc phòng từ Mỹ.
Những tin tức dưới đây cho ta tìm hiểu thêm về bang giao quốc phòng giữa Ấn Độ và Mỹ hiện nay: [Đọc tiếp]
Mỹ: Trung Quốc đã điều đến 16 chiếc J-11 tới đảo Phú Lâm Hoàng Sa
Ngày 13/04/2016 một quan chức bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xin được giấu tên, tiết lộ Bắc Kinh đã khai triển 16 chiến đấu cơ J-11 đến Phú Lâm hôm mồng 07/04/2016. Con số này cao hơn gấp 8 lần so với thông tin được hãng Fox News đưa ra vào hôm qua.
Theo quan chức Mỹ, 16 máy bay tiêm kích tại Phú Lâm là “một khối lượng lớn nhất từ trước tới nay” và hoàn toàn trái ngược với tuyên bố không quân sự hóa Biển Đông của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hồi tháng 2/2016. [Đọc tiếp]
Mỹ lưu ý Bắc Kinh : Sẽ không thừa nhận vùng “cấm” ở Biển Đông
Vào lúc Bắc Kinh không ngớt có những hành vi cản trở quyền tự do lưu thông trên Biển Đông, Một quan chức cao cấp của Mỹ ngày 30/03/2016 đã nhắc lại lập trường nhất quán của Hoa Kỳ : Không thừa nhận một vùng “cấm” tàu thuyền hay máy bay tại Biển Đông. Theo nguồn tin trên, Washington đã chuyển thẳng thông điệp đó cho Bắc Kinh.
Theo hãng tin Anh Reuters, chính thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work đã tiết lộ tin trên nhân một buổi nói chuyện do nhật báo Mỹ The Washington Post tổ chức. [Đọc tiếp]
Nga găng với Nhật, gián tiếp giúp Bắc Kinh nhẹ gánh ở Biển Đông ?
Vào lúc Nhật Bản có dấu hiệu dồn lực lượng xuống phía Nam để đối phó với việc Trung Cộng tăng cường tiềm lực quân sự tại Biển Hoa Đông và Biển Đông, vào hôm qua, 25/03/2016, bộ Quốc Phòng Nga đã tiết lộ kế hoạch bố trí hoả tiễn hiện đại và xây dựng một căn cứ Hải Quân tại vùng quần đảo Kuril đang có tranh chấp với Nhật Bản. Hành động của Mátxcơva được cho là sẽ buộc Tokyo quan tâm trở lại với mặt trận phía Bắc, qua đó giảm bớt nguồn lực giành cho phía Nam, nhất là khu vực Biển Đông, nơi mà Nhật Bản không có lợi ích trực tiếp. Trung Cộng được cho là sẽ hưởng lợi nhờ hành động của Nga. [Đọc tiếp]
Đài Loan: Một phụ nữ lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng
Tương lai chính trị Đài Loan được đặt trong tay nữ giới. Sau sự kiện bà Thái Anh Văn trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan, ngày 26/03/2016 đến lượt bà Hồng Tú Trụ trở thành lãnh đạo Trung Hoa Quốc Dân Đảng.
Giành được thắng lợi vẻ vang với 56 % phiếu thuận bà Hồng Tú Trụ (Hung Hsiu Chu), 68 tuổi, đã dễ dàng đánh bại hai đối thủ khác để giành được chiếc ghế chủ tịch Trung Hoa Quốc Dân Đảng. Trước đây bà từng được đảng này chỉ định để ra tranh cử tổng thống Đài Loan, đương đầu với ứng cử viên của đảng Dân Tiến là bà Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen).
Trung Cộng khai triển hỏa tiễn chống chiến hạm YJ-62 trên đảo Phú Lâm
Tờ International Business Times đưa một bức ảnh mới đây cho thấy Trung Cộng đã khai triển hỏa tiễn hành trình chống chiến hạm cận âm tốc YJ-62 ở đảo Phú Lâm trên Biển Đông, nơi có nhiều tranh chấp.
Đảo Phú Lâm là một phần của quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Cộng kiểm soát phần lớn. Việt Nam và Đài Loan cũng tuyên bố đòi chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo này.
Việc khai triển hỏa tiễn có tầm bắn 400 kilomet được xem là một hành động tăng cường đáng kể năng lực quân sự của Trung Cộng ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Các thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi tăng cường nỗ lực chống tuyên truyền Nga và Trung Cộng
Hai thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông Rob Portman, thuộc đảng Cộng hòa, đại diện bang Ohio, và Chris Murphy, thuộc đảng Dân chủ, đại diện bang Connecticut, đang đề xuất dự luật nhằm chống lại tuyên truyền từ Nga, Trung Cộng và các nước khác như video dưới đây do phóng viên VOA chuyển ngữ:
“Tứ trụ” trên Biển Đông: Việt Nam hưởng lợi gì ?
Đề xuất của Mỹ, thiết lập liên minh chiến lược 4 bên, mang lại hy vọng cho nhiều người Việt về việc các nước lớn “kẹp chặt” Bắc Kinh ở vùng biển Đông.
Chỉ huy các lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Harry Harris, tuần trước đã đề xuất tái phục hồi liên minh không chính thức gồm Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Hoa Kỳ.
Không đề cập tới Trung Cộng, Đô đốc Harris nói rằng một số cường quốc đang tìm cách “bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn thông qua các hành động chèn ép, đe dọa”, đồng thời cho rằng việc lập ra một nhóm hải quân giữa các nước lớn trong khu vực là cách tốt nhất để ngăn chặn các hành động “ỷ lớn hiếp đáp các nước nhỏ”.
Báo Pháp nhận định chuyến viếng thăm Cuba của TT Hoa Kỳ, Barack Obama
Mục thời sự quốc tế trên các báo Pháp mấuy hôm nay dành trọng tâm cho chuyến công du Cuba của tổng thống Mỹ Barack Obama từ ngày 20-22/3. Đây là lần đầu tiên một nguyên thủ Hoa Kỳ kể từ sau khi chế độ cộng sản lên nắm quyền đến thăm đảo quốc này. Hầu hết các báo Pháp đều đánh giá sự kiện mang tính “lịch sử” và “biểu tượng”.
Một người Trung Quốc nhận tội đánh cắp thông tin mật của quân đội Mỹ
Ngày 23/03/2016, bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết ông Tô Bân (Su Bin- Stephen Su) nhận tội đánh cắp tin mật liên quan đến các loại máy bay tiêm kích và vận tải của quân đội Mỹ.
Từng làm việc trong lĩnh vực hàng không tại Trung Cộng, ông Tô Bân, 50 tuổi, bị bắt giữ vào tháng 06/2014 tại Canada theo yêu cầu của tư pháp Hoa Kỳ và bị dẫn độ về Mỹ vào tháng 02/2015. Ông Tô Bân bị kết tội đã đánh cắp các thông số dữ liệu liên quan đến máy bay tiêm kích F-22 , F-35 và máy bay vận tải C-17 của công ty Boeing và các hãng thầu khác.
Cảnh sát Bỉ xác định được nghi phạm khủng bố Bruxelles
Báo chí Bỉ ngày 23/03/2016 đưa tin cảnh sát nước này đã xác định được danh tính ba nghi phạm của hai vụ đánh bom tự sát tại sân bay Bruxelles-Zaventem làm hơn ba chục người chết và hàng trăm người bị thương sáng thứ Ba ngày 22/03.
Dẫn nguồn tin của cảnh sát Bỉ, đài phát thanh truyền hình RTBF cho biết hai nghi phạm cho nổ bom tại phi trường Zaventem là hai anh em Khalid và Brahim El Bakraoui, sống tại Bruxelles. Trước đó, cảnh sát Bỉ chỉ nắm được hai đối tượng trên từng tham gia vào các hoạt động băng nhóm tội phạm lớn, không có dấu hiệu liên quan đến hoạt động khủng bố.
Biển Đông: Trung Cộng định đấu với Mỹ bằng sức mạnh hạt nhân
Căng thẳng trên biển Đông đang gia tăng nguy hiểm, khi các tướng lãnh quân đội Mỹ liên tiếp “đe dọa” Bắc Kinh, trong khi báo chí Trung Cộng đe dọa trả đũa bằng “quân bài cuối cùng”.
Tờ Washington Post tại Washington DC tiết lộ, Tòa Bạch Ốc đã xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh cho trường hợp xung đột với Trung Cộng xảy ra trong tương lai.
Theo kế hoạch, Mỹ sẽ liên kết cùng Australia, Singapore, Ấn Độ và các nước châu Âu để tạo thành tiếng nói đủ trọng lượng nhằm vào thách thức tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh nhằm xăm chiếm biển Đông.
Manila: Thỏa thuận mới với Washington giúp Philippines giữ biển
Hai ngày sau khi đạt thỏa thuận song phương cho phép quân đội Mỹ sử dụng 5 căn cứ hải-lục-không quân để luân chuyển quân, chính phủ Philippines hôm nay 20/03/2016 tuyên bố hài lòng. Sự hiện diện của Hoa Kỳ sẽ giúp cho Philippines cải tiến khả năng phòng thủ và bảo vệ biển đảo bị Trung Cộng xâm lấn.
Trong ngày Chủ nhật 20/03/2016, từ Bộ Quốc phòng cho đến Bộ Ngoại giao Philippines đều ra thông cáo hoan nghênh thỏa thuận Mỹ-Phi vừa đạt được hôm 18/03, trong khuôn khổ Đối thoại Chiến lược thường niên. Theo hiệp định hợp tác mới này, Philippines mở 5 căn cứ quân sự đón tiếp máy bay, tàu chiến và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ trong đó có một căn cứ nhìn ra Biển Đông, nơi Trung Cộng tranh chấp bằng sức mạnh.