Toàn văn bài phát biểu của TT Obama tại Hà Nội ngày 24/05/2016
(Hiệu đính ngày 27/05)
Nhà trắng
Văn phòng Thư ký Báo chí
Dành cho đăng tải ngay
Ngày 24 tháng 5 năm 2016
Trung tâm Hội nghị Quốc gia
Hà Nội, Việt Nam
12:11 P.M. ICT
TỔNG THỐNG OBAMA:
Xin chào! (Vỗ tay). Xin chào Việt Nam! (Vỗ tay). Xin cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều. Xin cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã dành cho tôi sự chào đón nồng nhiệt và lòng mến khách trong chuyến thăm này. Và cảm ơn tất cả các bạn đã có mặt ở đây ngày hôm nay. (Vỗ tay). Chúng ta thấy, tới đây hôm nay là người Việt từ khắp mọi miền của đất nước vĩ đại này, trong đó có rất nhiều bạn trẻ đại diện cho sự năng động, tài năng và niềm hy vọng của Việt Nam. [Đọc tiếp]
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA: ÔNG DONALD TRUMP & BÀ HILLARY CLINTON
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG DONALD TRUMP:
[1] JOSEPH S. NYE: (cựu Phụ tá Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ, Chủ tịch Cơ quan US National Intelligence Council, Giáo sư Đại học Harvard). Nguyên tác “How Trump Weaken America” (Trump sẽ làm suy yếu nước Mỹ như thế nào). Xim tóm lược những điểm chính:
Thế giới quan của Trump thuộc về thế kỷ thứ XIX. Trong thời kỳ nầy, nước Mỹ đã theo lời khuyên George Washington nên tập trung vào các lợí ích của Mỹ ở Tây Bán Cầu để tránh các liên minh chằng chịt theo học thuyết MONROE. Vì thế, Mỹ đã thiếu một đội quân thường trực lớn mạnh và lực lượng hải quân lúc bấy giờ thua kém cả Chile trong những năm 1870. Mỹ đã đóng vai trò thứ yếu trong việc cân bằng quyền lực toàn cầu trong thế kỷ XIX. [Đọc tiếp]
Quan hệ chiến lược Mỹ-Việt tiếp tục gặp cản lực nhân quyền
Trong vài tuần lễ gần đây, nhiều cuộc biểu tình tại Việt Nam đòi chính quyền trả lời về thảm họa môi trường vừa bị phát hiện ở vùng biển miền Trung, đã bị lực lượng an ninh dùng biện pháp mạnh dập tắt. Theo các nhà quan sát, các diễn biến kể trên quả là không thuận lợi chút nào cho tổng thống Mỹ Barack Obama, vốn mong muốn tranh thủ chuyến công du Việt Nam, bắt đầu từ ngày 23/05/2016, để đẩy mạnh quan hệ với một đối tác có tầm quan trọng chiến lược trong chính sách châu Á mới của Mỹ.
Chuyện chạy đua vào Bạch Ốc 2016: Ông Trump không lo về sự thiếu thống nhất của Đảng Cộng hòa
Tỉ phú Donald Trump, sắp được đề cử ứng cử viên tổng thống Mỹ của Đảng Cộng Hòa, hôm nay Chủ Nhật (5/08/2016) cho biết ông ta không lo lắng mấy về chuyện những nhà lãnh đạo chủ chốt của đảng này nói rằng họ sẽ không ủng hộ ông ta trong cuộc tổng tuyển cử đối đầu với ứng cử viên có thể được Đảng Dân chủ đề cử, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton.
Dù tỉ phú bất động sản này gần như giành được đề cử tổng thống của đảng vào tuần trước, hai vị tổng thống Cộng hòa gần đây nhất, Tổng thống George H.W. Bush và con trai, Tổng thống George W. Bush, cùng nhiều quan chức cao cấp khác của đảng đã tuyên bố họ không có ý định ủng hộ ứng cử viên dị biệt này. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Trung Cộng tập trận quy mô, huy động cả lực lượng ở Hoàng Sa và Trường Sa
Tân Hoa Xã hôm nay 05/05/2016 loan báo, ba khu trục hạm của Hạm đội Nam Hải đã rời cảng Tam Á ở tỉnh Hải Nam hôm qua để tiến hành cuộc tập trận thường niên tại Biển Đông và các vùng biển lân cận. Bản tin không cho biết cụ thể thời gian và địa điểm, nhưng nói rằng huy động cả các lực lượng ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong số các chiến hạm tham gia tập trận, có hai khu trục hạm loại 052D có hỏa tiễn tự hành Hợp Phi (Hefei) và khu trục hạm loại 052B mang hỏa tiễn đa năng Quảng Châu (Guangzhou). Bên cạnh đó là hai chiến hạm đa năng Tam Á (Sanya) và Ngọc Lâm (Yulin) loại 054A, và tàu tiếp liệu Hồng Hồ (Hongshu). [Đọc tiếp]
Biển Đông: Bắc Kinh tăng áp lực trước ngày toà án quốc tế phán quyết
Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye sắp ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng tranh giành chủ quyền tại Biển Đông qua đường 9 đoạn. Dự đoán sẽ bị bất lợi, Bắc Kinh cố gắng chiêu dụ một số nước ủng hộ lập trường của mình và gây chia rẽ nội bộ ASEAN. Tuy đạt được một số kết quả, nhưng Trung Cộng sẽ không tránh được thế “gậy ông đập lưng ông”.
Bắc Kinh cảm thấy bất an vì một loạt các động thái ở Tây phương, theo South China Morning Post. Các đại cường tây phương như Mỹ, châu Âu đã kêu gọi Bắc Kinh hãy tuân thủ phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực.
Kissinger nói gì việc Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng trong “Hội Nghị Thượng Đỉnh Chiến Tranh Việt Nam” tại Austin, Texas?
Hôm 26/04/2016, ngày đầu tiên tại “Hội Nghị Thượng Đỉnh về Chiến Tranh Việt Nam”, Kissinger từ chối việc đi đêm bật đèn xanh cho Trung Cộng chiếm Hoàng Sa vào tháng 1/1974, Kissinger nói: “Mỹ từ trước tới nay không đưa ra quan điểm ủng hộ chủ quyền của bất kỳ nước nào đối với quần đảo Hoàng Sa. Năm 1974, giữa lúc xảy ra vụ Watergate và cuộc chiến ở Trung Đông, tôi có thể dám chắc với quý vị rằng Hoàng Sa không trong tâm trí của chúng tôi”. Khi hỏi đến việc Mỹ bỏ rơi đồng minh VNCH, Kissinger nói: “Tôi thực sự cảm thông với những người Việt Nam. Ngày phải di tản Sài Gòn là một trong những ngày đau buồn nhất cuộc đời tôi cũng như của tất cả những người đã chứng kiến sự cống hiến của người Việt Nam [Cộng hòa] cũng như các binh sĩ Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Tôi thực sự cảm thông”. [Cảm thông – understanding, chứ không xin lỗi – sorry]… lão già vẫn ngoan cố! Khi nói đến tên đồ tể Lê Đức Thọ người cầm đầu cổ máy giết người của CSVN, Kissinger “tán dương” và khen Thọ “khéo léo vô cùng” ….Tội nghiệp, 93 tuổi gần xuống miệng lỗ Kissinger vẫn chưa hiểu Cộng Sản là gì! Thậm chí còn trao giải Nobel Hoà Bình cho tên giết người chủ trương chiến tranh xâm lược. Theo phóng viên của https://vietquoc.org có mặt trong hội trường đánh giá: “Kissinger có vẻ dịu giọng không hung hăng như trước đây” – dưới đây là tường trình của VOA: [Đọc tiếp]
Bầu cử sơ bộ Mỹ: Ông Trump, bà Clinton thắng lớn trong cuộc chạy đua vào Toà Bạch Ốc 2016…
WASHINGTON— Ông Donald Trump của Ðảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton của Ðảng Dân chủ giành chiến thắng lớn hôm thứ Ba trong các cuộc bầu cử sơ bộ. Ông Trump thắng toàn bộ năm tiểu bang – Connecticut, Delaware, Maryland, Pennsylvania và Rhode Island. Bà Clinton thắng bốn trong năm bang và thua ông Bernie Sanders ở bang Rhode Island. Thông tín viên Jim Malone của đài VOA tường trình từ Washington [hiện nay hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ Hoa Kỳ đang tranh cử trong đảng cuả họ, sau đó mỗi đảng mới có một đại diện ra tranh cử chức Tổng Thống năm 2016] [Đọc tiếp]
Mỹ sẽ bỏ cấm vận vũ khí nhân dịp ông Obama thăm Việt Nam ?
Theo những nguồn tin riêng của báo Nhật The Diplomat, Hoa Kỳ có thể đưa ra một quyết định lịch sử là dỡ bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam nhân chuyến công du của tổng thống Mỹ Barack Obama đến Hà Nội vào tháng tới.
Quan hệ giữa hai cựu thù Mỹ-Việt đã nâng cao trong nhiệm kỳ của ông Obama, được nâng lên hàng đối tác toàn diện vào tháng 7/2013. Mặc dù việc hợp tác quốc phòng đã có những bước tiến đáng kể, trong đó có việc nới lỏng cấm vận vũ khí sát thương vào tháng 10/2014 và ký kết một hiệp định khung mới về quan hệ quốc phòng năm 2015, việc dỡ bỏ hoàn toàn cấm vận cho đến nay vẫn không được Washington đả động đến mặc cho Hà Nội nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
Mỹ áp lực với Việt Nam về nhân quyền trước chuyến thăm của TT Obama
Hãng tin AP hôm nay 26/04/2016 cho biết, trong cuộc đối thoại nhân quyền thường niên Việt-Mỹ diễn ra tại Washington, Hoa Kỳ hôm qua, 25/04/2016 đã gây áp lực lên Việt Nam về một loạt các vụ bắt giữ những người bất đồng chính kiến, đồng thời thúc đẩy những tiến triển khác về nhân quyền, trước khi tổng thống Barack Obama đến thăm Việt Nam vào tháng tới.
Mỹ loan báo đã tuần tra qua 13 nước để khẳng định tự do hàng hải
Theo báo cáo thường niên của Lầu Năm Góc công bố hôm 25/04/2016, năm ngoái quân đội Mỹ đã tiến hành tuần tra qua 13 quốc gia nhằm bảo đảm “tự do hàng hải”, trong đó có nhiều nước đang phải đối đầu với yêu sách chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông.
Hoạt động tuần tra của Mỹ đã được tiến hành tại Trung Cộng, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Libya, Malaysia, Maldives, Oman, Philippines và Việt Nam. Báo cáo không nói cụ thể số lần đi qua mỗi nước kể trên, nhưng riêng với Đài Loan, Nicaragua và Achentina thì Mỹ chỉ tuần tra ngang qua một lần. Tổng cộng hoạt động này đã diễn ra tại 13 quốc gia.
Bạch hóa Hồ Sơ Tối Mật của Mỹ: Biên Bản Buổi Họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Ngày 24/4/75
LGT (Hữu Nguyên): Trong những ngày cuối tháng Tư 1975, khi cộng sản Bắc Việt ồ ạt tiến chiếm Sài gòn, thì ở Hoa Kỳ, giới lãnh đạo chính phủ, từ tổng thống Ford trở xuống, đều chú tâm vào sự an nguy của những công dân Mỹ, phần đông là nhân sự của DAO (Defense Attaché Office), nhân viên tòa đại sứ và nhân viên các tổ chức phi chính phủ cùng một số binh sĩ TQLC trực gác các cơ sở Hoa Kỳ. Vào thời điểm ấy, ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ là có đủ thời giờ thu xếp rút hết nhân sự Mỹ ra khỏi Việt Nam. Để thực hiện việc này, chính phủ Ford đã không ngần ngại thương lượng điều đình với Bắc Việt và quan thầy của VC là Nga Sô mà không cho VNCH biết. Theo một số tài liệu tối mật vào thời điểm ấy, được Viện Bảo Tàng của Tổng Thống Ford (Ford Museum) bạch hóa, thì chính phủ Hoa Kỳ đã không ngần ngại xin Bắc Việt tạm thời ngưng tấn công để Hoa Kỳ có thể rút hết nhân sự một cách êm thắm. Bù lại Hoa Kỳ sẵn sàng chấp nhận những điều kiện mà nhà cầm quyền Hà Nội cùng Mạc Tư Khoa đưa ra. Các tài liệu này cũng cho thấy Nga Sô đã trả lời giùm cho đàn em Bắc Việt rằng “phe Việt Nam đồng ý về vấn đề di tản công dân Hoa Kỳ khỏi Nam Việt Nam”. Hơn thế nữa, Nga Sô cũng nhấn mạnh “Việt Nam đã quả quyết rằng họ không có ý định ngăn cản bất cứ hành động quân sự nào nhằm vào việc di tản công dân Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam và quả thật thì những điều kiện thuận lợi đã được thiết lập cho một cuộc di tản như thế”. Trong số tài liệu được bạch hóa có biên bản của hai buổi họp Hội đồng An ninh Quốc gia vào hai ngày 24/4/75 và 28/4/75 cùng một số hồ sơ được trình bày trong buổi họp đó. Sau đây là những đoạn chính yếu của tài liệu đã bạch hóa, được đăng trên báo Saigon Times Úc Châu ngày 25.4.2013. Những phần trong ngoặc vuông […] là phần phụ chú của người dịch. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình nắm chức Tổng tư lệnh quân đội Trung Cộng…
Ngoài ba chức: Chủ Tịch nước, Bí Thư Quân Ủy Trung Ương, Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Trung Hoa, nay Tập lại tự gắn thêm một chức nữa: Tổng Tư Lệnh Quân Đội Trung Cộng, bản tin VOA hôm 22/04 cho biết:
Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình vừa được phong danh hiệu mới “Tổng tư lệnh” Trung tâm Chỉ huy Hoạt động Hỗn hợp, và như vậy Tập sẽ có vai trò nổi bật hơn trong việc điều khiển quân đội Trung Cộng, theo tường thuật của truyền thông nhà nước hôm nay. [Đọc tiếp]
Mối quan hệ đặc biệt Mỹ- Saudia Arabia (Ả Rập Xê Út) đã chấm dứt ?
Tổng thống Mỹ Barack Obama công du Ả Rập Xê Út trong các ngày 20-21/04/2016 với hai mục đích : Trấn an đồng minh Riyad và tham dự thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh.
Thế nhưng, Ả Rập Xê Út đã không dành cho ông Obama các lễ tân thông lệ như khi đón tiếp một nguyên thủ quốc gia công du chính thức : vua Salmane không ra tận đường băng đón chào tổng thống Mỹ, và truyền hình Nhà nước đã không phát trực tiếp các hình ảnh nguyên thủ Hoa Kỳ khi tới Riyad.
Biển Đông: Manila kiện Bắc Kinh, Trung Cộng tìm kiếm hậu thuẫn của Nga
Trong tình hình Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye chuẩn bị ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Cộng bành trướng tại Biển Đông, Bắc Kinh nỗ lực vận động Matxcơva, tránh “quốc tế hóa” những tranh chấp chủ quyền. Lợi ích chiến lược và kinh tế vế với Trung Cộng đã thúc đẩy Matxcơva nghiêng về phía Bắc Kinh
Trong vòng một tuần lễ, ngoại trưởng Nga đã hai lần lên tiếng ủng hộ giải quyết các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp đàm phán và đồng thuận song phương, tức là giữa Trung Cộng với từng nước có tranh chấp. Hôm 12/04/2016, lãnh đạo ngành ngoại giao Nga, Serguei Lavrov đã tuyên bố cần chấm dứt các hành vi “quốc tế hóa” tranh chấp Biển Đông. Trong thông cáo chung kết thúc hội nghị ngoại trưởng ba nước Ấn Độ, Nga và Trung Cộng, được tổ chức tại Matxcơva trong hai ngày 18-19/04/2016, các bên lần đầu tiên công bố một bản thông cáo chung kêu gọi giải quyết vấn đề Biển Đông bằng “đồng thuận” giữa các nước liên quan.