Tổng thống Philippines muốn xích gần Nga và Trung Cộng
Hôm 26/09/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố ý định công du Trung Cộng và Nga trong thời gian sắp tới. Mục đích của chuyến đi là nhằm phát triển một nền ngoại giao độc lập, thoát khỏi sự bảo hộ của Hoa Kỳ, đồng minh lâu năm mà theo ông Duterte mối quan hệ song phương hiện nay đã vượt qua “ngưỡng không lùi lại được”.
Venezuela “bán đứng” Biển Đông như thế nào?
Vì sao phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye bị chận trong thượng đỉnh phong trào Phi Liên Kết ? Hoàn Cầu Thời Báo, thuộc xu hướng chủ chiến tại Trung Cộng chỉ trích Singapore gây áp lực đòi Phong Trào Phi Liên Kết (NAM) đưa phán quyết của Toà Trọng Tài vào bản tuyên bố chung nhân thượng đỉnh lần thứ 17 tại Venezuela. Chuyện gì đã xảy ra? Hư thực ra sao?
Quan điểm của các ứng cử viên TT Hoa Kỳ về châu Á…
Lời bạt: Có lẽ, mỗi một ai trong người Việt tị nạn chúng ta khi nhìn về cuộc bầu cử Tổng Thống Mỹ sắp tới đều mong có một tổng thống Hoa Kỳ đủ khả năng, mưu lược và can đảm để chống lại Trung Cộng (TC) xâm lược tại Biển Đông, nhất là giúp cho Việt Nam sớm giải thể chế độc độc tài Cộng Sản, thiết lập một thể chế tự do dân chủ.
Nhìn chung, tám năm qua, chính sách của đảng Dân Chủ chủ trương “Xoay Trục Châu Á” nhưng TT Barack Obama còn “rụt rè” chưa đủ cương quyết và mưu lược để đối phó với âm mưu thâm độc xâm chiếm Biển Đông của TC, đến nay TC đã dựng “Vạn Lý Trường Thành trên Biển Đông” đặt quốc tế trước “sự việc đã rồi.” Nếu bãi cạn Scarborough rơi vào tay TC, thì toàn bộ Biển Đông do TC kiểm soát, cả đường biển lẫn đường hàng không, sự việc TC đặt vùng “nhận dạng phòng không” chỉ là thời gian. [Đọc tiếp]
Bà Clinton, ông Trump đối đáp quyết liệt trong cuộc tranh luận đầu tiên
Cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của ứng cử viên Đảng Dân chủ Hillary Clinton và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump diễn ra quyết liệt khi hai người đụng độ về kế hoạch kinh tế và thương mại, an ninh quốc gia và quan hệ chủng tộc ở Mỹ.
Vào đầu cuộc tranh luận ông Trump công kích tới tấp bà Clinton, thường xuyên ngắt lời bà và nói chen vào. Nhưng khi cuộc tranh luận tiếp diễn ông Trump dường như liên tục bị bà Clinton đẩy vào thế thủ khi ông bị hỏi dồn về sự ủng hộ của ông đối với phong trào ‘birther’ đặt nghi vấn về nơi sinh của Tổng thống Barack Obama và những phát biểu gây tranh cãi về phụ nữ. [Đọc tiếp]
Debate Trump-Clinton: Phản ứng của giới đầu tư
Giới đầu tư trên toàn thế giới có lẽ theo dõi rất sát sao khi hai ứng viên tổng thống Mỹ Hillary Clinton của đảng Dân chủ, và Donald Trump của đảng Cộng hòa tranh luận về những hướng tiếp cận rất khác biệt về vấn đề kinh tế và nhiều vấn đề khác. Nhiều nhà đầu tư và các kinh tế gia nói tình trạng bất định về các chính sách tương lai sẽ định hướng nền kinh tế lớn nhất thế giới là một trong những rủi ro lớn nhất mà các thị trường chứng khoán phải đối mặt. [Đọc tiếp]
Cử tri gốc Việt: không ai thắng rõ ràng trong tranh luận Clinton-Trump
Sau cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng cử viên tổng thống Mỹ là bà Hillary của đảng Dân chủ và ông Donald Trump của đảng Cộng hòa tối 26/9, hai cử tri người Mỹ gốc Việt nói với VOA Việt ngữ rằng họ không thấy có người chiến thắng rõ ràng trong cuộc tranh luận.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, hiện sống ở bang Virginia, bờ Đông Hoa Kỳ, nói cuộc tranh luận không có gì hấp dẫn vì những câu hỏi và câu trả lời không có gì mới mẻ hay đặc biệt, và không gây tác động thay đổi suy nghĩ của các cử tri. [Đọc tiếp]
Cuộc tranh luận lần đầu của hai ứng cử viên Tổng Thống Hoa Kỳ
Tối hôm qua ngày 26 tháng 9, 2016 cuộc tranh luận (debate) đầu tiên mà người Mỹ đang mong đợi giữa hai ứng cử viên Hillary Clinton và Donald Trump. Cuộc tranh luận này tập trung vào vấn đề kinh tế, khủng bố, thuế khóa, những vấn nạn kỳ thị, tội phạm và pháp luật…Mục đích của debate về đường lối và chính sách của từng ứng cử viên về nội bộ nước Mỹ… Số người xem đạt kỷ lục, theo CNN thì 81 triệu người đã xem buổi tranh luận tối hôm qua, dưới đây là một vài đoạn trong suốt debate gần 98 phút:
Các chính trị gia đảng Cộng Hòa ủng hộ Trump:
Chủ tịch Hạ Viện thuộc đảng Cộng Hòa, Paul Ryan: [Đọc tiếp]
Mỹ-Nhật quyết tâm đồng minh trên Biển Đông
Trong khi Nga bổ về lập trường của Trung Cộng trong vần đề Biển Đông; nhất là trong hộ nghị thượng đỉnh các nước G20, tại Hàng Châu ngày 4/09, TT Putin đã tuyên bố ủng hộ lập trường của Trung Cộng trên Biển Đông. Đồng thời biểu hiện lập trường bằng cuộc tập trận chung trên hải phận Biển Đông từ ngày 12-19/09. Tức khắc, hai cường quốc đồng minh Mỹ-Nhật cũng lên giây cót về lập trường Biển Đông bằng những phát biểu của nữ Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật, bà Tomomi Inada, trong chuyến thăm Washington DC ngày 16/09 cũng như tái khẳng định lập trường cương quyết tại Biển Đông bên lề cuộc họp thượng đỉnh Liên Hiệp Quốc tại New York ngày … giữa thủ tướng Nhật Abe và phó TT Hoa Kỳ Joe Biden [Đọc tiếp]
Tranh chấp Biển Đông: Vai trò các tập đoàn nhà nước Trung Quốc
Các chuyên gia phân tích cho đến lúc này vẫn giải thích rằng Trung Cộng bác bỏ phán quyết Tòa Thường Trực La Haye về những tranh chấp trên Biển Đông là do các chính sách chiến lược và an ninh khu vực của Bắc Kinh. Nhưng họ đã bỏ sót vai trò ngày càng lớn của các tập đoàn nhà nước Trung Cộng: Hoạt động của các doanh nghiệp này góp phần vào việc khẳng định chủ quyền, đòi hỏi lãnh thổ, nhưng đồng thời cũng dồn Bắc Kinh vào thế không thể lùi được trong hồ sơ Biển Đông. [Đọc tiếp]
Coi chừng Duterte thành Macos của Phillipines năm nào?
Mỹ xem xét khả năng mở điều tra tổng thống Philippines giết người:
Sau lời khai của một “sát thủ hối cải” tại Thượng Viện Philippines ngày 15/09/2016 là đích thân ông Rodrigo Duterte từng hạ sát một nhân viên điều tra và ra lệnh giết khoảng một ngàn người khác thời ông còn làm thị trưởng thành phố Davao (miền Nam Philippines), tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 16/09/2016 đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ Hoa Kỳ, yêu cầu mở điều tra về sự vụ này. [Đọc tiếp]
Dù tập trận chung, Trung Quốc và Nga chưa tin cậy lẫn nhau
Một số chuyên gia cho rằng cuộc tập trận hải quân chung của Trung Cộng và Nga đang diễn ra chỉ có tính biểu tượng thay vì là một sự động binh.
Bình luận về việc cuộc tập trận 8 ngày được tiến hành ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông, tuy thuộc Biển Đông nhưng nằm xa các điểm có tranh chấp, chuyên gia về hải quân Lý Kiệt (Li Jie) ở Bắc Kinh nói: “Bắc Kinh không muốn gây khó chịu cho Hà Nội và Manila và Thủ tướng CS Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đang thăm Bắc Kinh, và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể sẽ thăm Trung Cộng trong thời gian còn lại của năm nay. Tuy nhiên, nó vẫn là một hoạt động đáng kể khi Hải quân Trung Cộng tiến hành tập trận với đối tác Nga ở trong khu vực sau khi có phán quyết của Tòa quốc tế La Haye”. [Đọc tiếp]
Nhật tuần tra chung với Mỹ ở Biển Đông…
Nhật Bản sẽ gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông thông qua một loạt các cuộc tuần tra “tập huấn” chung với Mỹ và các đồng minh của Mỹ tại vùng biển đang tranh chấp này. Đó là tuyên bố của tân nữ bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Tomomi Inada ngày 15/09/2016 tại Washington.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược CSIS, bà Inada, được xem là một nhân vật “diều hâu” trong chính phủ Nhật, cho biết là các cuộc tuần tra tập huấn mà Nhật Bản tham gia sẽ bao gồm các chiến hạm của Hoa Kỳ và Hàn Quốc và các cuộc tuần tra này sẽ có bản chất tương tự như các cuộc tuần tra mà hải quân Mỹ tiến hành thường xuyên để bảo đảm quyền tự do hàng hải ở Biển Đông. [Đọc tiếp]
Sau Obama, chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ đi về đâu ?
Sau tám năm quan hệ với “tổng thống Thái Bình Dương” Barack Obama, các nhà lãnh đạo châu Á sắp phải làm việc với một chính quyền mới của Mỹ. Chuyến công du châu Á cuối cùng của tổng thống Obama gợi lên cảm giác hoài nhớ và chung cuộc.
Trong chuyến đi được coi như từ biệt này, ông Barack Obama đã nhận được những tràng pháo tay từ các nhà lãnh đạo G20 tại Trung Cộng, và lãnh đạo các nước Đông Nam Á tại cuộc họp thượng đỉnh ở Lào. Lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi cảm ơn ông vì đã thúc đẩy đất nước bà tiến lên hướng dân chủ. [Đọc tiếp]
Russia hacker hệ thống computer bỏ phiếu ở Mỹ.
Trong những ngày qua, các cơ quan truyền thông báo chí, FBI, CIA Hoa Kỳ đang nhốn nháo về những hacker phát xuất từ Nga vào các hệ thống bỏ phiếu điện tử của Hoa Kỳ, việc làm nay tạo hoang mang về an ninh chính trị của Mỹ, nhất là điều chỉnh hệ thống bỏ phiếu, hoặc làm nhiễu loạn hệ thống computer đếm phiếu. Còn vài tháng nữa là bầu cử tổng thống, nếu không giữ được an ninh hệ thống điện toán điều hành việc bầu cử tại các tiểu bang, thì sẽ làm thay đổi kết quả bầu phiếu…..những tin tức từ các cơ quan truyền thông cho biết về hacker phát xuất từ Nga có thể đã mở màng các đợt tấn công như sau: [Đọc tiếp]
Tổng thống Philippines, Dulerte xin lỗi TT Obama
Tờ Los Angeles Times trích lời người phát ngôn Tổng thống Philippines cho hay, ông Duterte bày tỏ sự hối tiếc vì những bình luận về ông Obama trước đó.
“Ông ấy bày tỏ sự hối tiếc, quan tâm và đồng cảm sâu sắc với ông Obama và quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và đất nước (Philippines)” – Truyền hình NewsAsia trích lời người phát ngôn của Tổng thống Philippines. Theo người phát ngôn này, Tổng thống Duterte đã “có bình luận nặng lời” khi trả lời câu hỏi của phóng viên, gây ra “cảm giác lo âu và căng thẳng”. [Đọc tiếp]