Cựu tổng thống Philippines Ramos bỏ rơi ông Duterte…
Cựu tổng thống rất có uy tín tại Philippines, ông Fidel Ramos đã quyết định thôi không làm đặc phái viên phụ trách Trung Cộng cho đương kim tổng thống Duterte. Chính ông Duterte đã loan báo vụ từ chức của ông Ramos vào hôm qua 01/11/2016.
Năm nay 88 tuổi, ông Ramos là một chính khách lão luyện, đã đóng một vai trò then chốt trong chiến dịch lật đổ chế độ Marcos trước khi lên làm tổng thống Philippines từ 1992 đến 1998. Từ khi ông Duterte nhậm chức cuối tháng 6, ông Ramos là một đồng minh rất đắc lực của tân tổng thống.
Hiệu ứng domino ở Biển Đông ?
Đầu tiên là Philipines, nay đến lượt Malaysia đang bị kéo vào quỹ đạo của Trung Cộng, đó là nhận định của tờ nhật báo Mỹ The Wall Street Journal trong một bài báo đăng trên mạng ngày 01/11/2016, với hàng tựa “Các quân cờ domino ở Biển Đông”.
“Hiệu ứng domino”, đó là cụm từ mà báo chí phương Tây thường sử dụng trong thời kỳ chiến tranh lạnh, nhất là để nói về nguy cơ các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay Cộng sản khiến Hoa Kỳ phải can thiệp vào Việt Nam.
Washington : Đông Nam Á không rời xa Mỹ ngả theo Trung Quốc
Sau các hoạt động ngoại giao liên tiếp của Philippines và Malaysia được giới quan sát đánh giá là nhằm xích lại gần với Trung Cộng, hôm qua, 01/11/2016, Washington đã lên tiếng phủ nhận đó là những động thái rời xa Mỹ để ngả theo Trung Cộng của các nước Đông Nam Á.
Chính quyền Obama vẫn coi Hiệp Hội các nước Đông Nam Á ASEAN là trọng tâm trong chính sách “xoay trục” của Mỹ sang châu Á –Thái Bình Dương. Thế nhưng gần đây, một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ trong khu vực là Philippines, dưới sự lãnh đạo của tổng thống Rodrigo Duterte liên tiếp tỏ thái độ bất cần Mỹ. Đặc biệt trong chuyến công du Trung Cộng tháng trước, tổng thống Philippines còn tuyên bố « chia tay với Mỹ » và tỏ ý muốn quân Mỹ rút khỏi Philippines.
Thủ tướng Malaysia cũng “xoay trục” sang Trung Cộng ?
Chuyến viếng thăm Trung Cộng của thủ tướng Malaysia Najib Razak bắt đầu từ ngày 31/30/2016 sẽ lại càng làm thay đổi bối cảnh địa chính trị của vùng Đông Nam Á theo hướng có lợi cho Bắc Kinh, chỉ một tuần sau khi tổng thống Philippines Rodrigo Duterte khởi động chiến lược “xoay trục” tương tự.
Cũng giống như tổng thống Duterte, thủ tướng Najib đi Trung Cộng lần này dẫn theo một phái đoàn đoàn doanh nghiệp hùng hậu, vì ông đang rất cần thu hút vốn đầu tư của Trung Cộng vào Malaysia, đặc biẹt là trong các lĩnh vực công nghệ mới và cơ sở hạ tầng. Theo lời tiến sĩ Mustafa Izzuddin, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, thủ tướng Najib muốn thúc đẩy tăng trưởng cho nền kinh tế Malaysia trong năm 2017 để tạo thêm tính chính đáng cho vai trò lãnh đạo của ông, qua đó củng cố cơ may tái thắng cử cho liên minh cầm quyền của ông trong cuộc bầu cử Quốc hội năm 2018.
Chủ trương theo Trung Quốc của Duterte thách thức ASEAN
Chính sách ngoại giao mới được tuyên bố của tổng thống Philippines Duterte là xa rời đồng minh truyền thống Mỹ để liên kết với Trung Cộng và Nga, tiếp tục gây chấn động dư luận: Báo giới các nước láng giềng không ngừng phân tích lợi hại trong chủ trương xoay trục của ông Duterte. Nhà phân tích Tang Siew Mun, trên tờ Straits Times số ra ngày 28/10/2016 đã nhìn thấy là ASEAN đang bị thách thức ngay trong bản sắc của mình, đúng vào lúc Philippines sắp ngồi vào ghế chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Đông Nam Á vào năm tới 2017.
Tổng Thống Philippines nói sẽ không chửi thề nữa
Tổng Thống Rodrigo Duterte của Philippines cho hay ông sẽ không chửi thề nữa, sau khi nghe thấy tiếng của Thiên Chúa nói ông không nên làm điều mà ông thường làm.
Ông Duterte kể lại rằng hôm qua, trên chuyến bay từ Nhật Bản về lại Philippines, ông nhìn ra ngài cửa sổ của chiếc phi cơ, và nghe thấy có tiếng nói, bảo rằng nếu ông không ngưng ngay những lời chửi thề tục tĩu, thì chiếc phi cơ này sẽ đâm xuống đất. [Đọc tiếp]
Nga: liên tục thất bại trên chính trường quốc tế…
Nga trong những năm gần đây dưới sự lãnh đạo của cựu tình báo Cộng Sản KGB, Vladimir Putin, đã đưa nước Nga trở về con đường độc tài chẳng thua gì chế độ Xô Viết ngày trước. Bản chất độc tài và máu lạnh xâm lược càng ngày càng lộ rõ đã làm cho Hoa Kỳ và các nước tây phương cô lập kinh tế. Từ khi Nga xâm chiếm Crimea, rồi đưa quân ủng hộ cho nhà độc tài Assad tại Syria, hình ảnh Putin bị thế giới tây phương xa lánh, chỉ có một người bạn đồng sàn dị mộng là Tập Cận Bình. Gần đây bị các nước trong Liên Hiệp Quốc loại khỏi hội Nhân Quyền LHQ, và bị Tây Ban Nha từ chối không cho tàu chiến Nga vào nhận tiếp tế nhiên liệu trên bờ Địa Trung Hải… [Đọc tiếp]
Duterte thay đổi ván cờ ở Biển Đông…
Báo chí quốc tế và những bình luận chính trị có lời bàn đến đến thái độ của TT Philippines Rodrigo Duterte trong tháng qua như trang bìa tạp các tạp chí Pháp tuần này không dành chủ đề thời sự chung mà cho những hồ sơ riêng lẻ, tuần báo Courrier International đã phát biểu “chia tay với Mỹ” gây chấn động của tổng thống Philippines tại Bắc Kinh. Bài “Duterte thay đổi ván cờ ở Biển Đông” trên tạp chí Mỹ Foreign Affairs tại Washington, đã trích phân tích và đi đến nhận định rằng qua những lời nói có tính mơ hồ của tân tổng thống Philippines, Washington đã thấy kiến trúc an ninh khu vực của mình không còn vững vàng nữa… [Đọc tiếp]
Philippines và Nhật Bản cam kết bảo vệ tự do hàng hải tại Biển Đông
Đuổi Mỹ nhưng Duterte lại hợp tác với Nhật, tuyên bố cùng Nhật bảo vệ tự do hàng hãi tren Biển Đông và sẽ tập trận chung với Nhật…trong khi Duterte đến Nhật ký thương mại bán chuối gần 5 tỉ USD cùng nhiều hợp đồng khác trị giá hàng mấy chục tỉ Dollar…thì Duterte đổi giọng.
Hôm 26 tháng 10 năm 2016, trong chuyến công du của tổng thống Philippines tại Nhật, hai bên ra tuyên bố chung nhấn mạnh “quyền tự do hàng hải và hàng không tại Biển Đông” phải được tôn trọng. Tokyo cũng cam kết hỗ trợ Manila nhiều phương tiện quân sự để bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông, nơi Philippines và Trung Cộng đang có tranh chấp lãnh thổ. [Đọc tiếp]
TT Duterte muốn Mỹ rút quân khỏi Philippines trong 2 năm
Trong chuyến công du Tokyo hôm nay, 26/10/2016, tổng thống Rodrigo Duterte tuyên bố muốn Hoa Kỳ rút toàn bộ binh sĩ ra khỏi Philippines trong vòng 2 năm tới, đồng thời, ông cũng cho biết sẵn sàng xem lại hiệp ước quốc phòng với Mỹ, nếu thấy cần thiết.
Lần đầu tiên tới thăm Nhật Bản, tổng thống Philippines nhấn mạnh trọng tâm chuyến đi là kinh tế, thương mại. Mặc dù vậy, trong một diễn đàn kinh tế tại Tokyo hôm nay, ông Duterte đã tuyên bố : “Tôi muốn, có thể trong vòng 2 năm tới, đất nước tôi sẽ không còn sự có mặt của quân đội nước ngoài” và dù có phải hủy bỏ các thỏa thuận thì ông cũng sẽ sẵn sàng làm. Tổng thống Philippines muốn ám chỉ lực lượng Mỹ đóng tại các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Philippines theo thỏa thuận liên minh quân sự giữa hai nước.
Giáo sư Thayer: « Các phát biểu của ông Duterte phá hoại liên minh Mỹ-Philippines »
Trả lời các câu hỏi của báo giới, ngày 21/10/2016, giáo sư Carlyle A. Thayer, thuộc học viện Quốc phòng Úc, đưa ra một số nhận định về hậu quả việc tổng thống Philippines Rodrigo Duterte có thể “xoay trục” sang Trung Cộng.
Tổng thống Philippines giải thích về tuyên bố “chia tay” với Mỹ
Sau chuyến công du Trung Cộng, với phát ngôn “chia tay với Mỹ” gây chấn động, trong buổi họp báo tối 21/10/2016, tổng thống Philippines giải thích Manila không hề có ý định cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng kiên quyết khẳng định đường lối ngoại giao độc lập với Washington.
Theo Reuters, phát biểu trước báo giới tại thành phố quê hương Davao, tổng thống Rodrigo Duterte nói rõ: Hoàn toàn không có chuyện Philippines “cắt đứt quan hệ ngoại giao” với Mỹ và “việc duy trì quan hệ với Mỹ là điều tốt nhất cho người Philippines” do những quan hệ lịch sử lâu dài. Rất nhiều người Philippines sống tại Hoa Kỳ và nhiều dân Mỹ có tổ tiên là người Philippines.
Mỹ thiếu giải pháp tốt để đối phó với việc Philippines đổi trục…
Hoa Kỳ sẽ yêu cầu đồng minh Philippines “giải thích” ý nghĩa tuyên bố của tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 20/10/2016 tại Bắc Kinh trong đó ông nói đến việc “chia tay” với Mỹ. Một đặc sứ Mỹ sẽ đến Manila ngay tuần tới để tìm hiểu ngọn ngành vụ việc.
Trong một cuộc họp báo ngày 20/10 tại Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ John Kirby xác nhận là Mỹ sẽ tìm kiếm “một lời giải thích chính xác về những gì mà tổng thống [Philippines] muốn nói khi ông đề cập tới việc chia tay với nước Mỹ”. [Đọc tiếp]
Tuyên bố của Duterte tại Bắc Kinh tách rời khỏi nước Mỹ
Đoạn video dươi đây là lời tuyên bố bằng tiếng Anh của TT Philippines Rodrigo Duterte “Tôi tuyên bố tách rời khỏi hoa kỳ cả quân sự lẫn kính tế…”
Sóng cuộn Biển Đông vì TT Philippines Rodrigo Duterte trở cờ…
Trong mấy tháng gần đây, Mỹ rất bối rối trước một đồng minh lâu đời bỗng chốc xoay lưng nhục mạ mình bằng những ngôn từ thô lỗ như “Obama can go to hell” (Obama có thể xuống địa ngục), đòi đuổi những sĩ quan cố vấn chống khủng bố khỏi miền Nam Philippines, tuyên bố tập trận chung với Mỹ lần cuối v.v.. Những lời nói ấy tưởng rằng như một lời nói của thanh phần bốc đồng. Nhưng không phải, hôm 19 tháng 10, Duterte thăm Trung Cộng trước báo chí và hàng ngàn cử tọa ông ta công khai tuyên bố chia tay với Washington: “Tôi tuyến bố tách rời khỏi nước Mỹ không những về quân sự mà còn về kinh tế.” Lời tuyên bố này đã đưa Mỹ vào tư thế bị động và bối rối, vì Philippines đóng vai trò tối ư quan trọng trong chiến lược “xoay trục Châu Á” mà bất cứ Tổng Thống Mỹ nào trong tương lai cũng cần “xoay trục Châu Á” để bảo vệ quyền lợi của Mỹ trong thế kỷ 21. Dưới đây là những tin tức liên quan đến sự việc Rodrigo Duterte “trở cờ” và Mỹ đặc vấn đề “trở cờ” của Duterte… [Đọc tiếp]