Sơ đồ chuyển giao quyền lực tổng thống Hoa Kỳ
Để hiểu thêm cách chuyển giao quyền lực của Tổng Thống như thế nào, sơ đồ dưới đây cho ta hiểu khái quát về chuyển giao quyền lực Tổng Thống Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Lễ nhậm chức của TT Donald Trump được chuẩn bị như thế nào?
Lễ nhậm chức của tổng thống, được tổ chức vào ngày 20/1, là một trong những nghi lễ chính trị quan trọng nhất, mang tính biểu tượng cho nền dân chủ Mỹ. Chính vì thế, Tổng thống đắc cử Mỹ cùng đội ngũ tranh cử của ông đang nỗ lực tận dụng cơ hội này nhằm khẳng định hình ảnh và tăng cường sự ủng hộ của người dân.
Thông thường, tổng thể một lễ nhậm chức bao gồm 5 giai đoạn chính: Tổng thống đắc cử tuyên thệ nhậm chức trước người dân tại thềm ở cửa Tây tòa nhà Quốc hội, biểu diễn nghệ thuật và Tổng Thống đọc diễn văn nhậm chức, tiệc buổi trưa tại Quốc hội, Tổng Thống diễn hành trên đại lộ Pennsylvania từ Quốc Hội đến Nhà Trắng vào buổi chiều, Tổng thống và gia đình chuyển đến Nhà Trắng ngay đêm nhậm chức (tùy thuộc vào quyết định của từng tổng thống).
Biển Đông: Đã đến lúc chính quyền Donal Trump và đồng minh phải dằn mặt Bắc Kinh
Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Ross Babbage là Giám đốc điều hành của Strategic Forum Pty Ltd., nhà nghiên cứu của Trung Tâm Chiến Lược và Đánh Giá Ngân Sách (CSBA) ở Washington DC. Tiến sĩ Babbage từng giữ vị trí chủ tịch văn phòng Phân tích chiến lược của ONA, cơ quan tình báo trực thuộc văn phòng thủ tướng Úc.
Trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng Internet chuyên phân tích vấn đề an ninh, văn phòng tại Washington) TS Ross Babbage cho rằng bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của ông cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề “Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông : Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền tân TT Donal Trump”. [Đọc tiếp]
Ông Trump, Tillerson nói về Biển Đông, VN sẽ là điểm nóng?
Tranh chấp Biển Đông đã được đề cập đến trong những phát biểu của hai nhân vật hàng đầu trong chính phủ sắp tới của Mỹ. Hôm 11/1, trong cuộc họp báo đầu tiên với tư cách là tổng thống đắc cử, ông Donald Trump vài lần nhắc đến Trung Cộng về vấn đề thương mại và tấn công trên mạng. Ông nói Mỹ đã chịu thua thiệt hàng trăm tỷ đôla mỗi năm về thương mại và mất cân đối thương mại với Trung Cộng. Bên cạnh đó, ông nói Trung Cộng đã xâm nhập trên mạng vào 22 triệu tài khoản ở Mỹ.
Người sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của Mỹ vào tuần sau cũng nói đến Biển Đông một cách ngắn gọn khi cho rằng nước Mỹ đã bị một số nước chơi xấu. [Đọc tiếp]
Chủ nhân Alibaba, sứ giả và “nhà truyền giáo” của Trung Cộng …
Trước tiên tìm hiểu về công ty Alibaba và sức mạnh của công ty này:
Alibaba với khẩu hiệu “Global Trade starts here..” là một tập đoàn thương mại điện tử bán đấu giá trực tuyến được Jack Ma (Mã Vân) thành lập vào năm 1999, có trụ sở đặt tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. (1)
Năm 1999, Jack Ma cùng 17 doanh nhân khác đã lên kế hoạch thành lập Alibaba. Họ thành lập trang website Alibaba.com, một trang thông tin giao dịch giữ doanh nghiệp với doanh nghiệp để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Năm 2002, công ty này bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên. [Đọc tiếp]
Nguy cơ khủng hoảng Mỹ – Trung sau tuyên bố của Tillerson về Biển Đông
Tạp chí New York Times hôm 12/01/2017 nhận định: Những tuyên bố của Ngoại trưởng Hoa Kỳ được đề cử Rex Tillerson về vấn đề Biển Đông có thể gây ra khủng hoảng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới, nếu những tuyên bố này trở thành chính sách ngoại giao của chính quyền Donald Trump.
Trong buổi điều trần ngày 11/01 trước Uỷ ban Ngoại giao của Thượng Viện Mỹ, ông Rex Tillerson đã tuyên bố rằng việc Trung Cộng xây đảo nhân tạo ở Biển Đông là “phi pháp”, chẳng khác gì việc Nga chiếm vùng Crimea. Cho nên, Ngoại trưởng Mỹ được đề cử đã đề nghị Washington phải gửi đến Bắc Kinh một tín hiệu rõ ràng: Một là phải ngưng ngay việc xây đảo nhân tạo, hai là Trung Cộng không được tiếp cận các đảo đó.
Biển Đông: Ứng viên ngoại trưởng Mỹ “khai chiến” với Trung Cộng ?
Quả là không sai khi cho rằng trong cuộc điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm qua, 11/01/2017, người được đề cử làm ngoại trưởng tới đây của nước Mỹ, Rex Tillerson, đã “khai chiến với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông”. Khi được hỏi về đối sách của ông trước các hành động hung hăng của Trung Cộng ở vùng biển mà Bắc Kinh đòi hầu như toàn bộ chủ quyền, ông Tillerson đã không ngần ngại cho rằng cần phải cấm không cho Trung Cộng tiếp cận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp tại Biển Đông.
Phát biểu trước một ủy ban của Thượng Viện Mỹ, người có rất nhiều khả năng làm ngoại trưởng tới đây của Hoa Kỳ nói rõ như sau: “Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Cộng một tín hiệu rõ ràng rằng trước hết phải đình chỉ việc xây dựng các đảo, và thứ hai là không được phép tiếp cận những hòn đảo này“.
Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?
Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”
Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. [Đọc tiếp]
Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc
Tác giả: Donald Trump
“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.
Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. [Đọc tiếp]
“Thất bại ngoại giao”: Điểm đen trong bảng thành tích của Obama
Giờ phút mà Tổng Thống Barack Obama đã nói lời từ biệt, 8 năm cầm quyền của ông, nước Mỹ được gì và mất gì? Bài nói chuyện gần 50 phút tại hội trường lớn McCormick Place, thành phố Chicago ngày 10 tháng 1, 2017 gọi là: President Obama’s Farewell Address. Dưới đây là nhận định của giới truyền thông tây phương đối với ông Barack Obama:
Giờ đã điểm. Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama tối nay có bài diễn văn cuối cùng tại Chicago. Đấy cũng là lúc điểm lại những gì ông đã làm được và không làm được trong suốt tám năm cầm quyền. Theo Les Echos và Le Figaro hôm nay, 10/01/2017, ngoài việc công nhận những thành công kinh tế-tài chính, nước Mỹ dưới sự điều hành của ông Obama đã bị mất đi tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Melania Trump: Từ thị trấn nhỏ đến đỉnh cao danh vọng
Đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên không phải người bản xứ. Bà Melania Trump sẽ trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên có sinh quán ở nước ngoài trong gần 200 năm qua. Vào ngày 20 tháng 1 năm nay, phu quân của bà, ông Donald Trump, sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Câu chuyện nước Mỹ tuần này giới thiệu đến quý vị đệ nhất phu nhân sắp tới của Hoa Kỳ qua cái nhìn của người dân Slovenia hiện nay.
Hầu hết người Mỹ không biết gì nhiều về bà Melania Trump, 46 tuổi.
Bà sinh tại nước cộng hòa Slovenia thuộc Nam Tư cũ. Đây là một nước nhỏ bao quanh bởi nước Áo, Hungary, Ý và Croatia. Slovenia có một bờ biển nhỏ trên Biển Adriatic. Quốc gia này cũng có nhiều lâu dài cổ hàng trăm năm, những khu rừng rộng lớn và những dòng sông trong vắt. [Đọc tiếp]
Nhật – Đài Loan bắt tay đối phó với đe dọa Trung Cộng
Cục diện địa chính trị Đông Á đối diện với những diễn biến khó đoán định trong năm 2017, trong đó quan hệ giữa Trung Cộng và Đài Loan là một dấu hỏi lớn. Trong bối cảnh tổng thống tương lai Hoa Kỳ có xu hướng tập trung chủ yếu cho quyền lợi của nước Mỹ, giảm bớt sự ủng hộ dành cho các đồng minh Đông Á, việc tăng cường hợp tác giữa Đài Loan và Nhật Bản, kể cả về quân sự, ngày càng trở nên một nhu cầu chiến lược của hai quốc gia láng giềng, để sẵn sàng kháng cự trước các tham vọng và thậm chí hành động gây hấn của Bắc Kinh.
Hoa Kỳ có thể bố trí nhiều vũ khí mạnh ở Biển Đông
Các chiến lược gia và các nhà hoạch định kế hoạch của quân đội Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài đang nghiên cứu việc bố trí lại các hệ thống vũ khí trên toàn cầu, trong đó có khả năng đặt các đơn vị pháo binh di động ở Biển Đông, để nếu cần, có thể được sử dụng như là súng phòng không để bắn rơi các hoả tiễn ở vùng biển này. Đó là thông tin do tờ The National Interest đăng tải trong một bài viết đăng ngày 01/01/2017.
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã đặt các hoả tiễn địa đối không trên những đảo mà họ khẳng định chủ quyền ở Biển Đông. Hành động này đã gây thêm căng thẳng và khiến các chiến lược gia của Ngũ Giác Đài phải nghiên cứu nhiều phương án khác nhau.
Tạn TT Trump cũng sẽ xoay trục châu Á mạnh hơn Obama
Trong một vài tháng nay, các cuộc thảo luận về chính sách đối ngoại của tân chính quyền Donald Trump tại Hoa Kỳ thường tập trung trên hai hai đại cuộc nóng hổi là quan hệ Mỹ-Nga và cuộc chiến chống khủng bố. Điều này đã tạo nên tâm lý lo ngại nơi các đồng minh châu Á của Mỹ nghĩ rằng có thể bị Washington lơ là. Trong một bài nhận định ngày 08/01/2017, nhật báo có uy tín tại Mỹ, The Washington Post đã có ý kiến ngược lại, cho rằng “Trump có thể biến chính sách xoay trục qua châu Á của Obama thành hiện thực (Trump could make Obama’s pivot to Asia a reality)”.
Con ngáo ộp “Liêu Ninh” đang bơi trên Biển Đông!
Trung Cộng mua chiếc Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) phế thải không có động cơ, chỉ là chiếc xà lan không hơn không kém từ Ukraine năm 1998, mất gần 4 năm sau mới kéo về được hải cảng Đại Liên năm 2002, rồi chế biến thêm phần đầu, sơn lại phần đuôi, đặt súng phòng không, máy chân vịt mất 10 năm trời. Năm 2012, nó được hạ thuỷ đặt tên “Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh” (HKMH Liêu Ninh) bàn giao cho Hải quân Trung Cộng. Từ đó các cơ quan truyền thông Trung Cộng tuyên truyền liên tục cả mấy năm trời rằng đó là “sức mạnh hiện đại” của “Hải Quân Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc” và là nơi đặt niềm tin của 1.3 tỉ dân tộc Hán!
Thật ra đó là mối nhục của Hán tộc có nền văn minh lâu đời trên trái đất này, mà tôi sẽ sắp nói đến. [Đọc tiếp]