Trung Cộng thề sẽ mạnh tay nếu Nhật can thiệp Biển Đông
Trung Cộng chuyên đánh võ mồm, chơi lén, hù dọa chỉ có ảnh hửơng với những chính phủ tay sai hèn nhát như CSVN hay dễ mua chuộc như Campuchia. Nhật đủ khả năng để đập tan mưu đồ thôn tính Biển Đông của Trung Cộng. Samurai không bao giờ đánh võ mồm như Hán tặc. Hoa Xuân Oánh phát ngôn viên của Trung Cộng the thé trên “Radio China” thề sẽ mạnh tay với Nhật nếu can thiệp Biển Đông?! [Đọc tiếp]
Trung Cộng vẫn âm thầm xâm lược Biển Đông
Mặc dù có những lời tuyên bố làm nguội nhằm đánh lạc hướng tân chính quyền Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á, Trung Cộng đang âm thầm tiếp tục có những hành động xâm lược trên Biển Đông dưới hình thức môi trường, dân sự để từng bước hợp thức hoá chủ quyền trên Biển Đông. Mới đây Bắc Kinh mở rộng thẩm quyền của toà án tối cao ra Biển Đông, xây công trình mới ở đảo Hoàng Sa, hôm qua xây xây trạm quan sát môi trường trên bãi cạn Scarborough…có thể đây là những “món quà” chào đón ngoại trưởng Tillerson đến thăm Bắc Kinh? [Đọc tiếp]
Tillerson : Mỹ đã hết kiên nhẫn, có thể tấn công Bắc Triều Tiên
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hôm nay 17/03/2017 tại thủ đô Nam Hàn – Seoul, đã tuyên bố chính sách ngoại giao “kiên nhẫn chiến lược” đối với Bắc Hàn đã kết thúc. Hoa Kỳ đang nghiên cứu một loạt biện pháp, trong đó có hành động quân sự nhắm vào Bắc Triều Tiên.
Theo nguồn tin Reuters và AFP, trong cuộc họp báo tại Seoul sau khi đi thăm vùng phi quân sự, ngoại trưởng Rex Tillerson nhấn mạnh Mỹ “chắc chắn không muốn đi đến xung đột”, nhưng “sẽ phải đáp trả thích đáng” đối với tất cả mọi hành động đe dọa Hàn Quốc.
Tin nói Mỹ sắp bán thêm vũ khí cho Đài Loan
Ông Trump dở trò gì với Trung Cộng, vừa đánh vừa đàm ?! Trong khi gửi ngoại trưởn Tillerson đến để gặp Tập Cận Bình tại Bắc King ngày 18/03 thì có tin Mỹ se bán vũ khí tối tân cho Đài Loan để tự vệ? Theo tin đài Voice Of America cho biết hôm 15 tháng 3: [Đọc tiếp]
Việt Nam hướng về Bắc Kinh ngày 18/3?
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong chuyến thăm Bắc Kinh bắt đầu từ ngày 18/3 tới, trong khi giới quan sát cho rằng Việt Nam sẽ “phải theo dõi kỹ” chuyến công du này.
Đây được coi là cuộc tiếp xúc cấp cao đầu tiên giữa một thành viên nội các của chính quyền của Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo quốc gia đông dân nhất thế giới. [Đọc tiếp]
Những điều mà ngoại trưởng Mỹ phải làm rõ trong chuyến đi Bắc Kinh
Thứ Bảy, ngày 18/3/2017, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson sẽ đến Bắc Kinh, sau khi dừng chân tại Tokyo hôm 15/3 và thăm Seoul vào ngày 17/3. Đây cũng là chuyến viếng thăm Bắc Kinh của một quan chức cao cấp Hoa Kỳ đầu tiên, kể từ khi ông Donald Trump bước vào Toà Bạch Ốc. Theo giới chuyên gia được trang website Forbes trích dẫn, có ít nhất 5 sự việc mà ngoại trưởng Mỹ cần phải làm sáng tỏ về mối quan hệ nhập nhằng và bấp bênh này giữa Washington và Bắc Kinh.
Lãnh tụ các nước Cộng Sản đều sắp hàng mong sớm gặp ông già Trump
Người xưa nói rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là người sống đến 70 tuổi xưa nay được cho là hiếm. Được sống mà còn cho là hiếm thì thử hỏi làm gì được trên đời này nữa. Câu thơ bất hủ này của nhà thơ Đỗ Phủ xưa kia bên Tàu nay đã sai lầm to rồi! Ông già Trump ở Mỹ thất thập vẫn “gân” như thời trai trẻ – ông chạy maraton đêm ngày vào chiếc ghế quyền lực cao nhất thế giới – Ghế Tổng Thống siêu cường Hoa Kỳ. Ông lên ngôi, ăn nói lung tung và là một tổng thống mà thế giới và báo chí tốn nhiều giấy bút nhất. Ông tuyên chiến với đệ tứ quyền tức giới truyền thông mà bao đời tổng thống đông/tây đều phải tránh né. Nhưng ông Trump, ông “don’t care”. Thậm chí ông không sợ cả những tay báo chí moi tin để chơi xỏ, nói móc ông. [Đọc tiếp]
Chuyến công du Á châu với vô số thách thức cho Ngoại trưởng Mỹ Tillerson
Hoa Kỳ đang tìm đối sách mới với Bắc Triều Tiên khi Ngoại trưởng Rex Tillerson sang thăm Nhật Bản, Nam Triều Tiên và Trung Cộng trong tuần này. Ông Tillerson đối diện với nhiều thách thức, trong đó có căng thẳng với Trung Cộng trong vụ Mỹ đặt hệ thống phòng thủ hoả tiễn THAAD ở Nam Triều Tiên, và tình hình phức tạp từ xáo trộn chính trị ở Nam Triều Tiên.
Vào thời điểm tình hình chính trị xáo trộn ở Nam Triều Tiên về vụ luận tội tổng thống và căng thẳng leo thang với Trung Cộng về việc khai triển phi đạn, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Rex Tillerson đang lên đường công du châu Á với tư cách là nhà ngoại giao hàng đầu của chính quyền Tổng thống Donald Trump. [Đọc tiếp]
THAAD là gì, tại sao đặt ở Nam Hàn mà Trung Cộng và Nga đều sợ ?!
Hệ thống phòng thủ hoả tiễn tầm cao giai đoạn cuối (Terminal High Altitude Area Defense system, viết tắt là THAAD) của quân đội Hoa Kỳ được chế tạo để đánh chặn hoả tiễn đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, đây cũng là các loại vũ khí mà Bắc Hàn tuyên bố đang sở hữu. Ngoài ra, nó còn có khả năng hạn chế trong việc đánh chặn hoả tiễn đạn đạo liên lục địa (ICBM) và các loại hoả tiễn hành trình khác.
[Đọc tiếp]Nhật Bản sẵn sàng điều động tầu chiến lớn nhất tại Biển Đông
Hải Quân Nhật Bản sẵn sàng điều động vào mùa xuân này chiến hạm lớn nhất tại Biển Đông. Đây sẽ là việc thể hiện sức mạnh chưa từng có của Nhật Bản trong khu vực kể từ sau Thế Chiến II.
Hãng tin Reuters, trích ba nguồn tin khác nhau, cho biết tàu khu trục sân bay trực thăng Izumo sẽ ra khơi vào tháng 05/2017 và sẽ ghé các nước Singapore, Indonesia, Philippines và Sri Lanka trước khi tham gia các cuộc tập trận chung vào tháng Bẩy với hải quân Mỹ và Ấn Độ ở Ấn Độ Dương.
Bắc Kinh mở rộng thẩm quyền của Toà án Tối cao ra Biển Đông
Tư pháp Trung Cộng nới rộng thẩm quyền “xét xử” ra khắp các vùng biển thuộc “chủ quyền” của nước này, kể cả vùng Biển Đông đang tranh chấp. Trên đây là nội dung bản báo cáo của Toà án Nhân dân Tối cao Trung Cộng tại kỳ họp của Quốc Hội, vào lúc Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông.
Theo hãng tin AP, hôm qua, 12/03/2017, chủ tịch Toà án Tối cao Trung Cộng, Chu Cường (Zhou Qiang) thông báo Trung Cộng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải. Theo Tân Hoa Xã, tất cả các vùng biển thuộc “chủ quyền Trung Cộng” sẽ được luật pháp bảo vệ, cả những nơi đang tranh chấp. Theo luật mới, “có hiệu lực” từ tháng 8/2016, thẩm quyền của Toà án Tối cao Trung Cộng bao gồm không những vùng đặc quyền kinh tế mà cả thềm lục điạ và “mọi khu vực khác thuộc chủ quyền Trung Cộng”.
Người Mỹ gốc Việt bị bắt khi đột nhập khuôn viên Tòa Bạch Ốc
Một người đàn ông gốc Việt đã bị Cơ quan Mật Vụ bắt giữ sau khi leo qua hàng rào phía đông của Tòa Bạch Ốc và xâm nhập khuôn viên dinh thự này trong khi Tổng thống Donald Trump đang ở bên trong.
Đài CNN cho biết người này tên là Jonathan Tuan-Anh Tran, 26 tuổi, bị bắt giữ với bằng lái xe của bang California.
Theo đài CBS thì phát ngôn viên của Cơ quan Mật Vụ cho biết anh này không có tiền án hình sự. [Đọc tiếp]
Kinh tế Trung Cộng: Tập Cận Bình nói một đàng, làm một nẻo
Sau bốn năm cầm quyền, hàng loạt các chương trình cải tổ được ông Tập Cận Bình đề xuất để đưa Trung Cộng thành một nền kinh tế tự do, tôn trọng luật chơi của thị trường vẫn dậm chân tại chỗ. Mọi người còn chờ đợi những biện pháp cụ thể chẳng hạn như hứa hẹn cải tổ các doanh nghiệp Nhà nước. Chính bản thân chủ tịch Trung Cộng đã “giảm tốc độ” cải cách vì sợ bất ổn.
Trên đây là nhận định của một số các chuyên gia được nhật báo Le Figaro số ra ngày cuối tuần (04/03/2017) trích dẫn.
Trung Quốc giảm nhẹ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017
Trong bài diễn văn khai mạc Quốc Hội ngày hôm nay 05/03, trước 3.000 đại biểu, thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường thông báo tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng năm 2016 đạt 6,7% và dự báo tăng trưởng năm 2017 của Trung Cộng sẽ giảm nhẹ.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt tường thuật :
Giới ngoại giao ở Washington giờ không còn dùng từ “xoay trục” khi nói về châu Á
Khi nói về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực châu Á, những thuật ngữ như “trục”, “xoay trục” hay “tái cân bằng” hiện không còn được xử dụng nữa.
Giới ngoại giao Mỹ không còn nhắc tới “trục” hay “tái cân bằng” ở châu Á
Giáo sư David Shambaugh, chuyên gia khoa học chính trị và nhà nghiên cứu sâu rộng về Trung Hoa tại đại học George Washington, đồng thời từng tư vấn xây dựng chính sách đối ngoại cho chính phủ Mỹ, trong cuộc trò chuyện bàn tròn với báo chí tại Hà Nội ngày 24/2 đã cho biết: Những thuật ngữ ngoại giao như “trục” hay “tái cân bằng” nay đã không còn được xử dụng chính thức nữa. [Đọc tiếp]