Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Nam Hàn, Mỹ, Nhật sắp thảo luận vấn đề Bắc Triều Tiên

Truyền hình đưa tin về vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, ở Seoul, Hàn Quốc, 5/4/2017

Theo tờ Korea Herald và hãng tin Yonhap Nam Hàn thỉ Nam Hàn, Hoa Kỳ và Nhật Bản đang sắp xếp tổ chức một hội nghị để phối hợp đáp ứng chung với đe dọa hạt nhân và phi đạn của Bắc Triều Tiên giữa lúc có những lo ngại gia tăng là Bình Nhưỡng có thể có hành động khiêu kích lớn, một giới chức Bộ Ngoại giao cho biết ngày 11 tháng 4.

Tin của truyền thông Nhật Bản dẫn lời nhiều giới chức chính phủ cho biết các đặc sứ về hạt nhân của ba nước đang có kế hoạch tổ chức cuộc gặp 3 bên tại Tokyo cuối tháng này. [Đọc tiếp]

Putin than phiền quan hệ Mỹ – Nga “xấu đi”

Ông Rex Tillerson (P), trên cương vị chủ tịch cong ty ExxonMobil, và tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2012

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã bất ngờ quyết định tiếp ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (ngày trước đó, phá ngôn viên của Putin tuyên bố không có cuộc gặp gỡ) tại điện Kremlin ngày 12/04/2017, trong bầu không khí căng thẳng vì Mỹ phóng hỏa tiễn vào Syria.

Không khí song phương căng thẳng đến mức mà hồi đầu tuần này, ngay trước chuyến công du của ngoại trưởng Mỹ, Moscow để ngỏ khả năng là sự kiện này không nằm trong kế hoạch. [Đọc tiếp]

Trump-Putin: “Mỹ không có bạn hay thù lâu dài mà chỉ có quyền lợi”

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Những ngày tri ân còn đâu

Khi đang chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, tỷ phú Donald Trump và ông TT nước Nga Vladimir Putin xem nhau như đôi bạn tri ân. Hai người ra mặt khen nhau, và hình như – ít nhất – yểm trợ cho nhau về mặt tinh thần trên con đường công danh hoạn lộ…
Sau khi đắc cử TT  Hoa Kỳ, người dân Mỹ ai cũng lo ngại ông tân TT Trump sẽ cặp kè với Putin. Trong khi ông Putin kinh nghiệm chính trị tình báo đầy mình như phù thủy, thì ông Trump chỉ có kinh nghiệm thương trường địa ốc làm sao đọ sức với nhau trên chính trường, sợ nước Mỹ sẽ thua thiệt lớn.
[Đọc tiếp]

Chuyện gì xẩy ra ở bán đảo Đông Dương

hình màu xanh lá cây là Bán Đảo Đông Dương trên bản đồ thế giới.

Bán đảo Đông Dương gồm ba nước Việt-Miên-Lào hợp rồi tan, do các thế lực ngoại bang khuynh đảo. Thời chiến tranh lạnh, Lào và Cambodia thân Cộng Sản Bắc Việt , chừng năm 1970 tướng Lon Nol đảo chánh hoàng thân Sihanouk trở nên thân Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, lúc đó nhiều sĩ quan Cambodia sang huấn luyện quân sự ở các quân trường VNCH. Năm 1975, Pol Pot một tên Cộng Sản khát máu nắm đầu Cambodia thân Trung Cộng. Năm 1979, CSVN tấn công qua Cambodia hạ bệ Pol Pot dựng Hun Sen làm thủ tướng bù nhìn… vài năm lại đây con đẻ CSVN Hun Sen lại chạy theo Tàu Cộng Bắc Kinh…Bản tin ngày hôm nay đã rõ bạn thù “Muốn làm hài lòng TQ và Nga, Campuchia hy sinh hàng triệu đôla tiền viện trợ nhân đạo Mỹ” . Bản tin dưới đây nhiều điều suy gẫm cho tình hình chính trị tại Việt-Miên-Lào [Đọc tiếp]

TT Trump cân nhắc lựa chọn để loại bỏ chương trình hạt nhân Bắc Hàn

HKMH Carl Vinson đang trên đường tiến về Hàn Quốc

Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, Tướng H.R. McMaster cho hay Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các quan chức trình lên Tổng thống những giải pháp lựa chọn hầu có thể loại bỏ mối đe dọa từ chương trình hạt nhân Bắc Hàn.
Ông McMaster cho biết như vậy trên đài truyền hình Fox News khi đội chiến hạm và hàng không mẫu hạm Carl Vinson của Hải quân Hoa Kỳ đang tiến về hướng Bắc Hàn. Ông McMaster mô tả quyết định này là “thận trọng” để bảo vệ các lợi ích của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]

Liệu Mỹ tính tới phương án giải quyết dứt điểm hồ sơ Bắc Triều Tiên?

Kim Jong Un với quân nhân. (Ảnh 01/04/2017.)

Tình hình Bắc Hàn chưa bao giờ căng thẳng như lúc này. Theo giới chuyên gia, cả Hoa Kỳ lẫn Bắc Hàn cùng không muốn khơi mào cuộc chiến, nhưng chỉ cần một hành động sơ suất là không còn cơ may có hòa bình trong khu vực. Tổng thống Trump đang nghiên cứu “tất cả mọi kịch bản” để “chấm dứt đe dọa hạt nhân Bắc Hàn”.

Hai ngày sau khi trả đũa chính quyền Damas sát hại thường dân Syria bằng vũ khí hóa học, Hải Quân Mỹ được lệnh đổi lộ trình, hướng tới Bắc Hàn thay vì đến Úc. Hải Quân Mỹ và Nam Hàn đang tập trận trong khu vực cho đến cuối tháng 04/2017. Tới nay, Bình Nhưỡng luôn xem các đợt thao diễn quân sự giữa Nam Hàn với đồng minh Hoa Kỳ là một mối đe dọa trực tiếp nhắm vào Bắc Hàn. [Đọc tiếp]

Đặc sứ Trung Quốc đến Hàn Quốc để thảo luận về Bắc Triều Tiên

Đặc sứ TC Vũ Đại Vĩ (phải) và đại diện Nam Hàn Kim Hong Kyun tại Seoul, ngày 10/04/2017

Một ngày sau khi Hoa Kỳ điều tàu chiến đến gần Bắc Hàn, Bắc Kinh cử đặc sứ Vũ Đại Vĩ (Wu Dawei) đến thủ đô Nam hàn-Seoul vào sáng ngày 10/04/2017 để thảo luận với đồng cấp Nam Hàn, Kim Hong Kyun về hạt nhân Bắc Triều Tiên. Họp báo chung, đôi bên đồng ý sẽ có “những biện pháp mạnh” nếu Bình Nhưỡng lại thử nghiệm nguyên tử hay hỏa tiễn đạn đạo.

Kết thúc buổi làm việc chung với đặc sứ Trung Cộng về Bắc Hàn, đại diện của chính quyền Seoul về hòa bình và an ninh, ông Kim Hong Kyun tuyên bố với báo giới là đôi bên đồng ý nếu Bắc Triều Tiên tiếp tục khiêu khích cộng đồng quốc tế, thì Hàn Quốc và Trung Cộng sẽ hướng tới những “biện pháp mạnh mẽ mới, phù hợp với khuôn khổ của các nghị quyết đã được Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thông qua” và trong trường hợp đó, Liên Hiệp Quốc sẽ “biểu quyết một nghị quyết khắt khe hơn”. [Đọc tiếp]

Mỹ điều tàu chiến tới gần bán đảo Triều Tiên

HKMH USS Carl Vinson tới cảng Busan, ngày 15/03/2017, để tham gia cuộc tập trận với quân đội Hàn Quốc

Hôm nay các hãng tin lớn và báo chí quốc tế đều đưa tin Mỹ điều tàu chiến tới gần đảo Triều Tiên, không biết hành động này có làm như ngoại trưởng Mỹ tuyên bố “nếu Trung Cộng không gây sức ép Bắc hàn thì Mỹ sẽ hành động một mình”.  Theo các bản tin RFI thì Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson của Mỹ và đoàn tàu hộ tống hôm qua, 08/04/2017, đã lên đường tiến về phía bán đảo Triều Tiên, trong tình hình Hoa Kỳ lo ngại về chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng gia tăng.

AFP cho biết: thay vì tới Úc theo lịch trình ban đầu, Hàng Không Mẫu Hạm Carl Vinson của Mỹ và đoàn tàu hộ tống, xuất phát từ Singapore tiến về tây Thái Bình Dương, gần bán đảo Triều Tiên.

[Đọc tiếp]

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Florida đi về đâu?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Ông Trump và Tập đang dạo trên sân cỏ tư dinh Mar-a-Lago của TT Trump ngày thứ Sáu (7/4)

Tổng Thống (TT) Donald Trump không đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng (TC) Tập Cận Bình tại Toà Bạch Ốc với nghi lễ truyền thống 21 phát súng đại bác, không trải thảm đỏ với đội quân dàn chào, mà  đón tiếp tại lâu đài nghỉ mát Mar-a-Lago ở West Palm Beach tiểu bang Florida. Tin đồn rằng để tạo không khí thư giãn đàm phán tốt hơn tại Washington DC với không khí đầy áp lực chính trị.

Hư thực “để thư giản” như thế nào thì khó ai biết? Nếu đó là thật, thì đây quả là một cuộc đàm phán đầy cam go vì ông Trump với khẩu hiệu  “Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” gặp một anh “bịp” khá nguy hiểm luôn ôm “Giấc Mộng Trung Hoa” [bá chủ thế giới] mang dòng máu Đại Hán với chủ trương bành trướng “mềm nắn rắn buông, kiên trì bám chặt mục tiêu không bao giờ rời bỏ”. Chắc chắn Tập Cận Bình đến Florida không ngoài bản chất đàm phán cố hữu đó. [Đọc tiếp]

Trump nghênh đón “người bạn” Trung Quốc

Bữa tiệc tối tràn đầy nụ cười, nhưng cuộc thảo luận gay cấn sẽ diễn ra hôm sau (7/4)

Tổng thống Mỹ Donald Trump chào đón Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại khu nghỉ mát của ông ở Oalm Beach, Florida cho cuộc họp Thượng Đỉnh Mỹ – Trung đầu tiên. Ông Trump nói hai vị lãnh đạo đã “phát triển quan hệ bạn bè” khi cùng dùng bữa tối tại Mar-a-Lago.

Vị lãnh đạo Hoa Kỳ được kỳ vọng tạo áp lực cho lãnh đạo Trung Cộng có hành động tích cực với Bắc Hàn và ông Tập cũng muốn một sự bảo đảm về Đài Loan. Ông Trump nói đây là “cuộc gặp đầy thử thách”. Năm ngoái ông tố cáo Trung Cộng “hãm hại Mỹ”. [Đọc tiếp]

Hội đàm Trump – Tập: Nói gì về thương mại?

Mỹ-Trung ngoại giao áo xanh, áo đỏ

Tổng thống Mỹ Donald Trump nói thương lượng về thương mại với Trung Cộng sẽ “rất khó khăn” khi ông gặp Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình ở Mar-a-Lago, Florida, hôm thứ Năm.
Thương mại sẽ là một trong hai vấn đề chính, cùng với Bắc Hàn. Vấn đề cho quan hệ thương mại Mỹ – Trung là nó rất mất cân bằng và xảy ra từ lâu.  [Đọc tiếp]

Trump hứa sẽ có “quan hệ rất tốt” với Tập Cận Bình

TT Donald Trump (T) tiếp chủ tịch TC Tập Cận Bình tại tư dinh ở Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida, ngfay 06/04/2017

Tổng thống Mỹ Donald Trump hứa sẽ có một “mối quan hệ rất, rất tốt về lâu dài” với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Ông Trump đã tuyên bố như trên hôm qua, 06/04/2017, trong dạ tiệc chiêu đãi ông Tập Cận Bình, nhân cuộc gặp đầu tiên giữa lãnh đạo hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Khác hẳn với giọng điệu rất cứng rắn với Trung Cộng trong thời gian tranh cử tổng thống, trong dạ tiệc tại tư dinh ở Mar-a-Lago, tiểu bang Florida, ông Donald Trump hôm qua đã có một câu nói đùa : “ Chúng tôi đã thảo luận với nhau rất lâu, và hiện giờ thì tôi chẳng đạt được gì cả, nhưng chúng tôi đã xây đắp một tình thân hữu”, ám chỉ đến tài thương thuyết được cho là rất giỏi của ông trong chuyện làm ăn. [Đọc tiếp]

Donald Trump có “giải được bài toán khó” về bán đảo Triều Tiên?

Để đối phó được với Bắc Triều Tiên, phải hiểu được một số điều cần thiết và nếu mạnh tay trong khi lại thiếu lá bài chủ, tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ khiến “bài toán” Bắc Triều Tiên ngày càng “khó giải”.

“Phương trình bán đảo Triều Tiên ngày càng khó giải” là tiêu đề bài viết trên chuyên mục Tranh luận và phân tích của báo Le Monde ngày 07/04/2017. Theo Philippe Pons, chuyên gia về Bắc Triều Tiên, thông tín viên của báo Le Monde tại Tokyo, bài toán bán đảo Triều Tiên ngày càng khó có lời giải đáp. Lý do là tổng thống Mỹ vừa thiếu hiểu biết về hồ sơ bán đảo Triều Tiên, vừa thiếu nhất quán. Ông từng tuyên bố trên tờ Financial Times là “sẵn sàng giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên nếu Trung Cộng không làm”. Các cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và Hàn Quốc bị Bình Nhưỡng cho là hành động chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng. Thêm vào đó, cuộc bầu cử tổng thống Hàn Quốc sẽ diễn ra vào ngày 09/05 có thể dẫn tới sự thay đổi về chính sách đối phó của Seoul với Bình Nhưỡng. Và cuối cùng, có thể là Bình Nhưỡng sẽ tiến hành thêm một vụ thử hạt nhân mới. [Đọc tiếp]

Kỳ vọng gì từ thượng đỉnh Trump-Tập?

Tập Cận Bình (Trái) Donald Trump (Phải)

Cuộc gặp gây chú ý

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong hai ngày 6 và 7/4 tại Mỹ là đề tài “nóng” nhất đang gây chú ý công luận thế giới không chỉ vì chia rẽ chính sách sâu sắc giữa đôi bên mà còn vì tính cách “đối chọi” giữa một lãnh đạo Mỹ “nghĩ gì nói đó” và một lãnh đạo Trung Cộng cẩn trọng, tính toán. Đây không chỉ là một cuộc gặp mà còn là cơ hội đầu tiên để đôi bên “đo lường” đối phương.
Ngoài điểm chung duy nhất giữa ông Tập và ông Trump là ý hướng biến quốc gia của mình thành “vĩ đại”, hai nhân vật này khác biệt về hầu hết mọi phương diện từ phong cách chính trị tới kinh nghiệm ngoại giao, khiến mối quan hệ song phương quan trọng nhất của thế giới càng bất định và khó đoán. [Đọc tiếp]

Khai mạc thượng đỉnh Mỹ-Trung

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, (bên trái) trong lễ đón Chủ tịch TC Tập Cận Bình ở phi trường Quốc tế Palm Beach, West Palm Beach, Florida, 6/4/2017

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Cộng Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.
Không đi vào chi tiết, ông Trump trong tuần này khuyến cáo: “Nếu Trung Cộng không giải quyết vấn đề Bắc Hàn, chúng ta sẽ làm điều đó.” Chính phủ của ông Trump đang cân nhắc các biện pháp trừng phạt các ngân hàng và công ty Trung Cộng giúp Bình nhưỡng tiếp cận các nguồn tài chính quốc tế. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt