Donald Trump cách chức giám đốc FBI, gây sốc tại Washington
FBI (Federal Bureau of Investigation) cơ quan trực thuộc Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ có nhiệm vụ thực hiện điều tra tội phạm ở cấp liên bang và tình báo nội địa Hoa Kỳ. Ngoài ra FBI là một thành viên trong Hội Đồng Tình Báo Quốc Gia, do đó Giám Đốc FBI có nhiệm vụ báo cáo cho Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp và Giám Đốc Tình Báo Quốc Gia (Director of National Intellegence).
Giám đốc tình báo FBI là ông James Comey, bị Tổng Thống Trump cách chức vào ngày hôm qua với tuyên bố “he does not do a good job” (ông ta không làm tốt công việc). Một nhân viên cao cấp của Bộ Tư Pháp viết thư cho ông Trump đề nghị rằng ông Jame Comey đã đối xử bất công với bà Hillary Clinton trước đây và làm mất uy tín của cơ quan FBI nói riêng và Bộ Tư Pháp nói chung.
Ông Comey đã dẫn đầu việc điều tra các phụ tá của TT Trump có liên hệ với các quan chức Nga trong thời gian chạy đua vào tào bạch ốc. Theo lời của Bộ Trưởng Tư Pháp Jeff Sessions tuyên bố thì Phụ Tá của ông James Comey là ông Andrew McCabe sẽ tạm thời xử lý Giám Đốc FBI. [Đọc tiếp]
Mỹ và Bắc Bắc Hàn gặp nhau tại Na Uy
Nhiều quan chức Bắc Hàn và một nhóm chuyên gia Mỹ ngày 08/05/2017 bắt đầu thảo luận tại Oslo, Na Uy. Cuộc gặp diễn ra trong tình trạng căng thẳng giữa hai nước gia tăng và Washington đang tìm cách đối thoại với Bình Nhưỡng.
Hãng tin Nam Hàn Yonhap trích nhiều nguồn tin ngoại giao cho biết cuộc gặp gỡ giữa các quan chức của Bình Nhưỡng và các chuyên gia dân sự Mỹ bắt đầu từ hôm qua ở ngoại ô Oslo và tiếp tục vào hôm nay 09/05.
Dẫn đầu phái đoàn Bắc Hàn là bà Choe Son-hui, vụ trưởng vụ Bắc Mỹ, bộ Ngoại Giao. Trưởng phái đoàn Mỹ là bà Suzanne DiMaggio, giám đốc New America, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington DC.
Nam Hàn: chính trị gia trung tả Moon Jae In trúng cử tổng thống
Tổng Thống đắc cử Nam Hàn Moon Jae In thuộc đảng Dân Chủ chủ trương: Xét lại việc đặt lá chắn hỏa tiễn THAAD của Mỹ đặt tại Nam Hàn. Đối với vấn đề hạt nhân Bắc Hàn, ông theo gương cố tổng thống Nam Hàn Roh Moo Hyun ủng hộ chính sách Vầng Thái Dương (từ năm 1998 đến 2008) của đảng Dân Chủ và của ông Kim Dae Jung là hòa dịu với Bắc Hàn với hy vọng hướng Bình Nhưỡng đi theo con đường mở cửa và từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. [Đọc tiếp]
Trung Cộng từng ép Mỹ cách chức Tư Lệnh Thái Bình Dương
Bắc Kinh mặc cả với Washington: Thay thế Đô Đốc Harry Harris, Tư Lệnh Thái Bình Dương để trao đổi việc Bắc Kinh tăng sức ép với chính quyền Bình Nhưỡng trong tình hình căng thẳng hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Một nguồn tin nắm rõ quan hệ Mỹ-Trung tiết lộ vụ việc này ngày 06/05/2017, một tháng sau cuộc hội kiến Donald Trump – Tập Cận Bình.
Hãng tin Nhật Kyodo, trích nguồn tin ẩn danh, cho biết chính quyền Bắc Kinh, thông qua đại sứ Trung Cộng tại Hoa Kỳ, đã đưa ra yêu cầu cách chức đô đốc Harry Harris, nổi tiếng “cứng rắn” với Trung Cộng, trong đó có các vấn đề liên quan đến Biển Đông.
Bầu cử Pháp 2017: “Cuộc cách mạng nhung” mang tên Emmanuel Macron
Với một chút may mắn, Emmanuel Macron “nẫng tay trên” chìa khóa vào phủ tổng thống của hai đảng chính trị truyền thống tả – hữu ở Pháp. Vừa tròn một năm, phong trào tập hợp tả hữu En Marche ! đang tiến hành một “cuộc cách mạng nhung”, vẽ lại bản đồ chính trị của nước Pháp.
Không đạp đổ tất cả để xây dựng lại từ đầu, không đoạn tuyệt với quá khứ để tìm một chỗ đứng trong tương lai, không khai thác công phẫn của cử tri hay lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu, Emmanuel Macron với phong trào tập hợp tả – hữu En Marche! (Tiến Bước!) đang tiến hành “nhiều cuộc cách mạng cùng một lúc”.
Ông Emmanual Macron “đắc cử tổng thống Pháp”
Ông Emmanuel Macron hôm 7/5 đã được bầu làm tổng thống Pháp, đánh bại nữ đối thủ Marine Le Pen với khoảng cách biệt lớn.
Reuters dẫn lời về dự đoán kết quả của cử tri rời phòng phiếu cho biết như vậy ít lâu sau khi cuộc bầu cử vòng hai kết thúc.
Theo đó, ứng viên ủng hộ sự hội nhập của châu Âu giành được khoảng 65% số phiếu, trong khi bà Marine Le Pen đối thủ từng đe dọa đưa Pháp rời Liên hiệp châu Âu giành được 35% phiếu. [Đọc tiếp]
Bầu cử Tống Thống Pháp
Bầu cử Tổng Thống Pháp hôm nay làm dư luận thế giới xôn xao vì đường lối ngoại giao của hai ứng cử viên hoàn toàn đi trái ngược nhau. Một vài nét chính của hai ứng cử viên Tổng Thống Pháp.
Ông Emmanuel Macron: sinh 21 tháng 12 năm 1977 tại Amiens, ông học triết học tại Đại học Paris-Nanterre, và sau đó tốt nghiệp tại École nationale d’administration (ENA) năm 2004. Từng là một thành viên của Đảng Xã Hội Pháp từ năm 2006-2009, ông được đề bạt làm Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Công nghiệp và Kỹ thuật vào năm 2014 , tại đây ông thúc đẩy thông qua cải cách thuận lợi cho các doanh nghiệp. Tháng 11 năm 2016, Macron tuyên bố sẽ đứng ra tranh cử Tổng thống Pháp dưới ngọn cờ của En Marche! (Tiến Bước!) – là một phong trào ông thành lập vào tháng 4 năm 2016; Mặc dù Macron là một thành viên của Đảng Xã hội Pháp, khi thành lập En Marche! tổ chức tìm cách vượt qua ranh giới chính trị truyền thống như là một tổ chức liên đảng. Macron mô tả En Marche! là một tổ chức tiến bộ của cả hai bên cánh Tả và cánh Hữu. En Marche! có hai chữ đầu trong tên Emmanuel Macron. Những người ủng hộ ông Macron cho ông là “Kennedy của Pháp'”. Nếu đắc cử ông sẽ là tổng thống trẻ nhất nước Pháp, 39 tuổi. Còn bà Marine Le Pen là ai? [Đọc tiếp]
Mỹ họp với ASEAN, bàn chuyện Biển Đông
Ngoại trưởng Mỹ ngày 4/5 chủ trì cuộc họp đặc biệt với Ngoại trưởng các nước ASEAN tại thủ đô Washington, củng cố Đối tác Chiến lược và đánh dấu 40 năm thiết lập quan hệ đôi bên, theo thông cáo báo chí từ Bộ Ngoại giao Mỹ.
Tại cuộc họp, ông Rex Tillerson đã nhấn mạnh rằng khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Trump và rằng ASEAN là đối tác quan trọng, thông cáo nói.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Heather Nauert, cho biết Ngoại trưởng 10 nước Đông Nam Á hoan nghênh cam kết của Mỹ đối với ASEAN. [Đọc tiếp]
Vụ Vũ Khí Nguyên Tử Bắc Hàn: Washington và Bình Nhưỡng muốn gì ?
Hôm nay những nhà bình luận thượng thặng của Pháp đã đem ra mổ xẻ vấn đề “vũ khí nguyên tử” Bắc Hàn…Ông Trump đánh hay đàm? Những lý lẽ trong bình luận đều dựa trên những hành động tổng hợp tin tức để nhận định đó là cách làm khoa học. Nhưng tính khí ông Trump rất khó biết, mới hôm qua ông Twitted có ý đánh, sáng hôm sau ông tuyên bố muốn nói chuyện với chú Ủn chẳng ai biết đâu mà mò. Mời độc giả đọc những bình luận dưới đây:
Bình Nhưỡng : “Bán đảo Triều Tiên đang đứng bên bờ vực thẳm một tai họa hạt nhân”. Tại Washington, tổng thống Donald Trump tuyên bố sẵn sàng tiếp Kim Jong Un. Nam Hàn thông báo hoàn tất lắp đặt hệ thống lá chắn chống hỏa tiễn THAAD, Seoul sẵn sàng đối phó với đe dọa của Nình Nhưỡng. Oanh tạc cơ của Mỹ tại đảo Guam được huy động tập trận cùng với Nam Hàn và Nhật Bản…. [Đọc tiếp]
Vũ khí nào của Mỹ đang có mặt ở bán đảo Triều Tiên ?!
Tin tổng hợp báo chi mấy ngày nay cho ta thấy Hoa Kỳ đang điều động những vũ khí thật tối tân và có sức tàn phá kinh khủng đến gần bán đảo Triều Tiên.
Hàng Không Mẫu Hạm nguyên tử, tàu ngầm nguyên tử, lá chắn hỏa tiễn THAAD, phi cơ dội bom chiến lược đầy uy lực đến bán đảo Triều Tiên, tạo thành một “trận địa” vũ khí hùng hậu. Những hành động cứng rắn và quyết liệt như vậy của Mỹ đẩy tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục trở nên nghiêm trọng đáng ló ngại.
Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ hôm nay (2/5) thông báo, những chiếc phi cơ dội bom chiến lược B-1B của họ vừa thực hiện chuyến bay qua không phận bán đảo Triều Tiên trong một cuộc tập trận chung với lực lượng không quân của hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản. [Đọc tiếp]
Với Bắc Triều Tiên, TT Trump sẵn sàng phá lệ…
Hiện giờ, trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, chính quyền TT Donald Trump vẫn tiếp tục chính sách gia tăng áp lực kinh tế lên Bình Nhưỡng, chủ yếu là thông qua đồng minh và láng giềng Trung Cộng, đồng thời kèm theo lời đe dọa hành động quân sự.
Chỉ mới tuần trước tổng thống Trump còn tuyên bố rằng, tuy ông muốn giải quyết khủng hoảng Bắc Triều Tiên bằng con đường ngoại giao, nhưng hoàn toàn có thể xảy ra một “cuộc xung đột lớn”. Nhưng hôm qua, ông lại nói “sẵn sàng gặp lãnh đạo Kim Jong Un.” [Đọc tiếp]
Tượng đài vinh danh phi công trực thăng tham chiến tại Việt Nam
Quốc hội Hoa Kỳ vừa thông qua dự luật chuẩn thuận việc xây dựng một đài tưởng niệm tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, bang Virginia, để vinh danh các phi hành đoàn lái máy bay trực thăng đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.
Hôm 30/4, báo The Military Times cho biết Quốc hội đã phê chuẩn việc xây đài tượng niệm đặt gần Mộ các chiến sĩ Vô danh, thuộc khu 35 dọc theo Memorial Drive. [Đọc tiếp]
Vì sao Hoa Kỳ có chiến hạm USS Hué City ?
Nhân dịp tưởng niệm 42 năm ngày Quốc hận, tức ngày 30 tháng 4, 1975, mời các bạn tìm hiểu về chiến hạm duy nhất của Hải Quân Hoa Kỳ mang tên một địa danh một trận đánh tại Việt Nam đó là Thành Phố Huế.
Theo website http://www.navysite.de/cg/cg66.html của Hải Quân Mỹ thì tàu chiến có tên là USS Hué City (CG66) là tuần dương hạm kiêm khu trục hạm, thuộc lớp Ticonderoga, mang hỏa tiễn hành trình Tomehauk…. được đặt tên theo trận đánh ở Huế (Battle of Hue), năm 1968.
Tàu dài 173 mét, rộng 16.8 mét, thủy tủ đoàn 340 người, có sân đậu trực thăng…được đưa vào hoạt động ngày 14 tháng 9 năm 1991, tại căn cứ Hải Quân Florida nhưng đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông, tuần tra ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và đến cả vùng Biển Baltic. [Đọc tiếp]
LHQ: Mỹ chủ tọa HĐBA-LHQ, Mỹ sẽ gây sức ép chống Bình Nhưỡng…
Với tư cách chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Mỹ Rex Tilleson sẽ đặt Trung Cộng trước trách nhiệm “kiểm soát” đồng minh Bình Nhưỡng trong mục tiêu “phi hạt nhân hóa” bán đảo Triều Tiên. Trả lời truyền thông, ngoại trưởng Rex Tillerson không loại trừ khả năng đối thoại với Bình Nhưỡng. Tuy vậy, theo đài CNN phỏng vấn thành viên cao cấp Bắc Hàn lại tuyên bố: ” Bắc Hàn không bao giờ ngừng thử vũ khí hạt nhân”
Chuyện gì sẽ xẩy ra, khi Bắc Hàn tỏ ra cương quyết ?!