Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Bình Nhưỡng bắn thử tên lửa đúng ngày Quốc khánh Mỹ

Truyền hình Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng hoả tiễn Hỏa Tinh-14 (Hwasong-14) của Bắc Hàn, Seoul, ngày 04/07/2017. (Ảnh REUTERS/Kim Hong-Ji)

Ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, Kim Jong Un bắn hoả tiễn liên lục địa để gây hấn ông Trump…ngụ ý “làm gì được ta nào”. Đây là loại hoả tiễn tầm trung, trong tương lai gần có khả năng bắn đến tiểu bang Alaska nước Mỹ và về lâu dài có khả năng bắn đến lục địa Hoa Kỳ. Toà Bạch Ốc họp khẩn đối phó với sự gây hấn của Kim Jong Un. Nhiểu tin tức trên các báo chí quốc tế và Mỹ đều đăng tin “beaking news”.  Kim Jong Un không hành động đơn độc, sau lưng ắt hẵn có Trung Cộng và Nga chống lưng. Bề ngoài, Trung Cộng Tập Cận Bình tỏ ra hợp tác với Mỹ về phi hạt nhân Bắc Hàn, nhưng giả như không làm được vì chú Kim Jong Un cứng đầu, nhưng kỳ thật đó chỉ là chiến thuật “trì hoản chiến” dùng hoả tiễn hạt nhân Bắc Hàn mặc cả với Mỹ trên vần đề Biển Đông, kinh tế … Dưới đây là những tin liên qua đến việc Kim Jong Un bắn hoả tiễn trong ngày lễ Độc Lập 04 tháng 7 của Hoa Kỳ:  [Đọc tiếp]

Biển Đông: Trung Cộng phản đối Mỹ “khiêu khích nghiêm trọng”

Súng MK45 trên boong khu trục hạm Mỹ USS Stethem (DDG-63) đang neo đậu tại căn cứ Hải Quân Changi ở Singapore ngày 19/07/2016. (Ảnh ROSLAN RAHMAN / AFP)

Sự kiện một chiến hạm Mỹ tiến gần đảo Tri Tôn trong quần đảo Hoàng Sa hôm chủ nhật 02/07/2017 làm Bắc Kinh tức giận, lên án Mỹ “khiêu khích quân sự và chính trị một cách nghiêm trọng”. Vụ việc diễn ra vài giờ trước cuộc điện đàm Donald Trump-Tập Cận Bình về tình hình Bắc Triều Tiên.
Theo Tân Hoa Xã, dẫn lời phát ngôn viên bộ ngoại giao Lục Khảng, để phản ứng lại sự hiện diện của tàu chiến Mỹ, Trung Cộng điều chiến hạm và chiến đấu cơ tới khu vực.

[Đọc tiếp]

Trump thảo luận với lãnh đạo Nhật, Trung về đe dọa hạt nhân Bắc Hàn

Tổng thống Donald Trump điện đàm tại Phòng Bầu dục ở Tòa Bạch Ốc, Washington (ảnh tư liệu ngày 28/1/2017)

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thảo luận về mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên trong hai cuộc điện đàm riêng rẽ với Chủ tịch Nước Trung Cộng Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tòa Bạch Ốc cho hay cả hai nhà lãnh đạo Nhật, Trung đều “tái khẳng định cam kết phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên,” trong khi Tổng thống Trump còn nêu lên mối đe dọa tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn.
Truyền thông nhà nước Trung Cộng đưa tin rằng Chủ tịch Tập cũng nói với ông Trump rằng có “những yếu tố tiêu cực” đã ảnh hưởng quan hệ Mỹ-Trung, và ông hy vọng nhà lãnh đạo Hoa Kỳ sẽ hành xử đúng đắn trong các vấn đề liên quan đến Ðài Loan theo nguyên tắc “một Trung Quốc.” [Đọc tiếp]

Phong trào dân chủ Hồng-Kông tuyên bố “tiếp tục tranh đấu”

Biểu tình ở Hồng Kông ngày 01/07/2017 đòi trả tự do cho giải Nobel Hoà Bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo)

Từ 1997 đến nay, tại Hồng Kông, mỗi năm đều có biểu tình nhân ngày nhượng địa trở về Trung Cộng. Hôm qua, 01/07/2017, khoảng 60.000 người, “vũ trang” bằng dù và biểu ngữ đòi “dân chủ, nhân phẩm và tự do”, đã tham gia tuần hành trong sự giám sát chặt chẽ của cảnh sát vào lúc chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đe dọa “không được vượt làn ranh đỏ” thách thức quyền lực Bắc Kinh.

[Đọc tiếp]

Bắc Kinh gây hoạ: Tập Cận Bình cảnh báo Hong Hong chớ thách thức Trung Cộng

Trưởng Đặc khu Hành chính Hong Kong, Lâm Trịnh Nguyệt Nga (trái), bắt tay Tập Cận Bình tại Hồng Kông ngày 1 tháng 7, 2017

Bản chất độc tài “trước sau như một” [lời người post bài]: Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình hôm thứ Bảy đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc đối với Hong Kong khi ông chủ trì buổi lễ tuyên thệ nhậm chức cho tân lãnh đạo của đặc khu hành chính này, nói với cư dân rằng Bắc Kinh sẽ không dung thứ những nỗ lực thách thức thẩm quyền của họ. Lời cảnh báo được đưa ra ngay cả khi ông Tập cố gắng sử dụng giọng điệu mềm mỏng hơn trong bài diễn văn tại sự kiện đánh dấu 20 năm ngày cựu thuộc địa của Anh này được trao trả lại cho Trung Cộng.
“Bất kỳ nỗ lực nào nhằm gây nguy hại cho chủ quyền và an ninh của Trung Cộng, thách thức quyền lực của chính quyền trung ương … hoặc sử dụng Hong Kong để thực hiện các hoạt động thâm nhập và phá hoại đại lục là một hành động vượt qua lằn ranh đỏ và hoàn toàn không thể được cho phép,” ông Tập nói. [Đọc tiếp]

Tuần trăng mật Mỹ-Trung dường như đã kết thúc

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Mar-a-Lago, Florida ngày 06/04/2017

Quan hệ giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ đã trở nên gay gắt hôm 30/06/2017. Bắc Kinh tức giận vì Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, và trừng phạt một ngân hàng Trung Cộng bị cáo buộc có liên hệ với Bắc Triều Tiên.
Các quyết định của Mỹ và phản ứng mạnh mẽ của Trung Cộng tương phản hẳn với không khí tương đối thân mật từ sau cuộc gặp gỡ với chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump, tại tư dinh của nhà tỉ phú tại Florida.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng Lục Khảng trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu 30/6 tuyên bố : “Chúng tôi hy vọng Hoa Kỳ có thể chỉnh đốn lại hành vi sai trái, để đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại con đường đúng đắn, phát triển một cách vững chắc và ổn định”.

Mỹ kêu gọi Bắc Kinh để Lưu Hiểu Ba ra nước ngoài chữa bệnh

Đại Sứ Mỹ tại Trung Cộng ông Terry Branstad

Theo AFP, hôm nay, 28/06/2017, đại sứ Mỹ tại Trung Cộng lên tiếng mong muốn giải Nobel Hòa Bình 2010 Lưu Hiểu Ba, đang bị trọng bệnh, có thể được ra nước ngoài chữa trị. Cùng ngày, chính quyền Đài Loan tuyên bố sẵn sàng đón và chữa bệnh cho nhà ly khai số một Trung Cộng.

Một ngày sau khi tới Bắc Kinh nhận nhiệm vụ đại sứ, hôm nay, ông Terry Branstad, một người được cho là có quen biết với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, đã lên tiếng kêu gọi Bắc Kinh cho phép Lưu Hiểu Ba được “tự do đi lại” chọn bác sĩ điều trị bệnh. Tân đại sứ Mỹ tuyên bố trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh rằng Mỹ sẵn sàng làm những gì có thể, để Lưu Hiểu Ba có điều kiện lựa chọn bác sĩ điều trị tốt nhất cho ông. [Đọc tiếp]

Mỹ, Pháp sẵn sàng trả đũa nếu Syria lại sử dụng vũ khí hóa học

Tên giết người Assad (kính đen)

Hoa Kỳ và Pháp hôm qua 27/06/2017 cho biết sẵn sàng phối hợp để trả đũa tất cả các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của chính quyền Syria trong tương lai, sau khi Washington tố cáo chế độ Damas đang chuẩn bị hành động này.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc điện đàm đã nhấn mạnh “sự cần thiết có hành động đáp trả chung trong trường hợp tấn công hóa học tại Syria”. Trước đó, vào tối thứ Hai 26/6, phía Mỹ khẳng định chế độ Bachar Al Assad dường như đang chuẩn bị một vụ mới, và Washington sẵn sàng trả đũa như lần trước. [Đọc tiếp]

Chính sách Biển Đông: Cây gậy của Trump to hơn củ cà rốt

Pháo đài bay B-1B Lancer của Mỹ luyện tập trên Biển Đông ngày 06/06/2017

Ngay phiên họp đầu tiên của cuộc đối thoại cấp bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ-Trung mở ra hôm 21/06/2017, hai bộ trưởng Hoa Kỳ đã khẳng định trở lại quan điểm phản đối “mọi thay đổi nguyên trạng” tại Biển Đông và “cácđòi hỏi chủ quyền quá đáng không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Trước đó, ngày 06/06, Mỹ đã cho hai oanh tạc cơ chiến lược hiện đại B-1B bay đến vùng Biển Đông, hai tuần sau khi một tàu khu trục của Hạm Đội 3 tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Cộng bồi đắp tại vùng Trường Sa.

[Đọc tiếp]

Trung Quốc theo dõi “chặt chẽ” thượng đỉnh Mỹ-Ấn

Ngoại trưởng Trung Quốc, Vương Nghị (thứ ba bên phải) hội đàm với đồng nhiệm Ấn Độ Vijay Kumar Singh tại Điếu Ngư Đài, bắc Kinh ngày 18/06/2017.

Trung Cộng kêu gọi các quốc gia không liên quan đứng ngoài tranh chấp Biển Đông. Lời kêu gọi trên được đưa ra ba ngày trước chuyến công du đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi đến Hoa Kỳ kể từ khi tổng thống Donald Trump lên cầm quyền.
Bắc Kinh lo ngại trước viễn cảnh Washington và New Delhi thắt chặt quan hệ quân sự, làm ảnh hưởng đến khu Biển Đông và khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Nhật báo The Times of India, số ra ngày 23/06/2017 trích lời phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Cảnh Sảng (Geng Shuang) trong buổi họp báo đã tuyên bố : ” Nhờ những nỗ lực chung giữa Trung Cộng và các nước ASEAN, tình hình ở Biển Đông đã lắng dịu. Chúng tôi hy vọng những quốc gia khác, đặc biệt những nước ngoài khu vực, tôn trọng những nỗ lực của các bên liên quan để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, đồng thời có thể đóng một vài trò tích cực trong mục đích đó”.

Mỹ phản đối thay đổi nguyên trạng Biển Đông

Hội đàm cấp cao Quốc Phòng, Ngoại Giao, giữa Mỹ (trái) và Trung Quốc tại Washington ngày 21/06/2017.

Hoa Kỳ khẳng định không thay đổi lập trường về Biển Đông. Tuyên bố được ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis đưa ra trong phiên họp đầu tiên của hội nghị cấp cao Quốc Phòng và Ngoại Giao Mỹ-Trung khai mạc ngày 21/06/2017 tại Washington.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ Tillerson và Mattis đã tiếp đón ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi), Ủy viên Quốc vụ phụ trách đối ngoại và tướng Phòng Phong Huy (Fang Fenghui), tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc.

[Đọc tiếp]

Tổng Thống Trump tuyên bô đối với chế độ Cộng sản Cuba

Ngày 21 thág 6, 2017 tại Miami, Tổng Thống Trump đã tuyên bố “giải thể” chế độ Cộng Sản Cuba. Bao giờ ông tuyên bố như vậy đối với chề độ Cộng Sản Việt Nam?

Mỹ sắp có thêm một tiểu bang?

Quốc kỳ và Quốc huy của Puerto Rico và vị trí của Puerto Rico tại Trung Mỹ

Puerto Rico, tên gọi chính thức là Thịnh vượng chung Puerto Rico (tiếng Spanic: Estado Libre Asociado de Puerto Rico) là một vùng hải đảo thuộc chủ quyền của Hoa Kỳ nhưng chưa được hợp nhất vào Hoa Kỳ. Puerto Rico nằm ở phía đông bắc vùng biển Caribbean, phía đông nước Cộng hòa Dominicana và phía tây Quần đảo Virgin. Lãnh thổ Puerto Rico bao gồm một quần đảo trong đó bao gồm đảo chính Puerto Rico và nhiều đảo nhỏ hơn xung quanh, lớn nhất là các đảo Vieques, Culebra và Mona. Trong nhóm 4 đảo Đại Antilles (bao gồm các đảo Cuba, Hispaniola, Jamaica và Puerto Rico), Puerto Rico là hòn đảo có diện tích nhỏ nhất nhưng lại đứng thứ ba về dân số. Tính đến năm 2008, dân số của Puerto Rico ước tính khoảng gần 4 triệu người. Ngày 11 tha1mg 6 vừa rồi dân Puerto Rico đi bỏ phiếu trưng cầu dân ý muốn trở thành tiểu bang thứ 51 cùa Mỹ. [Đọc tiếp]

Việt Nam có thể giúp Mỹ kiềm chế chương trình hạt nhân của Bắc Hàn ?!

Vụ phóng hỏa tiễn mới nhất ở Bắc hàn

Chuyện khó tin mà có thật, CSVN hứa giúp Mỹ kiềm chế vũ khí hạt nhân của Bắc hàn ?! Chắc Nguyễn Xuân phúc sang Mỹ nói tiếng Anh theo kiểu “Ma zdê in Viet Nam” (https://www.youtube.com/watch?v=FyWY-FWYLeI) nên ông Trump nghe không rõ, có thể Nguyễn Xuận Phúc sinh gần kho đạn Long Bình  nên nổ sản, hoặc nịnh bợ theo lối tiểu xảo cố hữu để lấy lòng ông Trump. Nếu quả như thế này thì chết chắc. Một đất nước mà “tăm tối” đến nỗi Bắc Hàn mướn cô gái tên Đoàn Thị Hương sang Malysia ám sát Kim Jong Nam (anh trai Kim Jong Un) mà chẳng biết mô tê gì cả, nay Phúc “cờ-Lờ-Mờ-Vờ” lại hứa “giúp Mỹ  kiềm chế chương trình hạt nhân Bắc hàn”

Thử hỏi Trung Cộng đang nuôi sống chế độ Bắc Hàn bằng tất cả mọi viện trợ mà không nói Kim Jong Un thì các nước khác “là cái đinh gì” mà kiềm chế Bắn Hàn. Chỉ có Trung Cộng mới đủ khả năng nếu TC muốn, còn không TC nuôi dưỡng chế độ Bắc Hàn để làm con rối đối với Hoa Kỳ.

[Đọc tiếp]

Dân biểu đòi ngưng bán công ty Mỹ cho Trung Cộng

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin

Hơn 20 nhà lập pháp của Hoa Kỳ đã thúc giục Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bác đề xuất bán tập đoàn sản xuất các sản phẩm nhôm Aleris cho công ty Zhongwang của Trung Quốc.
Reuters đưa tin rằng trong bức thư đề ngày 9/6, 27 nhà lập pháp nói rằng sẽ là một “sai lầm chiến lược” nếu thông qua phi vụ mua bán trị giá tới 2,33 tỷ đôla.
“Điều tối quan trọng là Ủy ban về Đầu tư Nước ngoài ở Mỹ phải hết sức thận trọng khi giao dịch đầu tư nước ngoài liên quan ới việc chuyển giao khả năng quân sự và công nghệ nhạy cảm cho Trung Quốc”, bức thư có đoạn. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt