Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Biển Đông : Việt Nam lùi bước trước Trung Quốc vì Mỹ thờ ơ ?

Hình minh hoạ

Từ hai tuần lễ nay, thời sự Biển Đông sôi động trước một thông tin chưa được bên nào xác nhận chính thức: Việt Nam đã cho tập đoàn Tây Ban Nha Repsol khoan dò dầu khí tại lô 136-06, nằm ở ven vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, một lô mà Trung Cộng cũng cho là của họ, đặt tên là Vạn An Bắc và giao quyền khai thác cho một hãng dầu khí khác tại Hồng Kông. Bắc Kinh đã gây sức ép, dọa tấn công vào các vị trí của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa. Thế là Hà Nội đã lùi bước, ra lệnh cho Repsol rời khỏi khu vực.
Trong một bài viết mang tựa “Tuần lễ Donald Trump để mất Biển Đông – The Week Donald Trump Lost the South China Sea” (1), đăng trên trang blog của tạp chí Mỹ Foreign Policy ngày 31/07/2017, nhà báo kiêm nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông Bill Hayton, một trong những người đầu tiên tiết lộ các thông tin kể trên, đã lược lại diễn biến của sự kiện mà ông gọi là Việt Nam “khuất phục” trước Trung Cộng và cho rằng sở dĩ Hà Nội làm như vậy là vì không thấy Mỹ có động tĩnh gì trước hành vi đe dọa dùng võ lực của Trung Cộng đối với Việt Nam.

[Đọc tiếp]

Quan hệ Mỹ-Nga: Putin vỡ mộng lợi dụng Trump

 Donal Trump (T) và  Vladimir Putin (P)

Chỉ hơn một năm sau khi bị cho là đã nỗ lực can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ để giúp cho ông Trump – một người từng không che giấu quan điểm thán phục Putin – đắc cử tổng thống, thực tế hiện nay đối với chủ nhân điện Kremlin rất chua chát: Quan hệ Nga-Mỹ đã xấu đi đến mức chưa từng thấy từ nhiều thập niên qua.

Trong bài phân tích công bố ngày 30/07/2017, nhật báo Mỹ New York Times cho rằng tổng thống Nga Vladimir Putin đã từng hy vọng là Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Trump sẽ đổi thái độ với Moscow, và sẽ đối xử với Nga theo như mong muốn của ông Putin, tức là như một siêu cường giống như thời Liên Xô trước đây, hay ít ra là như một đại cường, có tiếng nói cần phải tôn trọng trên các vấn đề quốc tế, từ Syria cho đến châu Âu. [Đọc tiếp]

Toà Bạch Ốc và vụ thử hoả tiễn Bắc Hàn

Hoả tiễn Bắc Hàn

Người Mỹ không hiểu rõ những thói “lật lọng” thành “bản chất” của Cộng sản. Cộng Sản Bắc Hàn là một trong những tên lật lọng và bướng bỉnh nhất trong đám Cộng sản còn lại luôn luôn được Trung Cộng che chở để làm con rối có lợi cho Đại Hán. Điều mà ngay từ tháng 4 khi ông Trump gặp Tập Cận Bình ở Florida, trang nhà https://vietquoc.org trong bài Mỹ có dùng biện pháp quân sự với Bắc Hàn như ở Syria ? đã nhận định về việc Bắc Hàn thử hoả tiễn Liên Lục Địa rằng:
“Tình trạng chiến tranh tại Syria, Mỹ và thế giới đã mất 6 năm dài hội đàm mà chẳng đi về đâu, càng ngày chiến tranh càng trở nên lan rộng, khốc liệt và phúc tạp. Đây là mũi nhọn thứ nhất mà Putin đang điều khiển để đâm vào cạnh sườn trái nước Mỹ.
Còn vũ khí nguyên tử và hỏa tiễn Bắc Hàn đã mấy chục năm nay ngồi vào bàn hội nghị chẳng giải quyết được gì, càng ngày tình trạng càng trở nên tồi tệ, đây là mũi nhọn thứ hai Tập Cận Bình dùng để đâm vào sườn phải nước Mỹ.
Cả hai mũi nhọn này người điều khiển là Putin và Tập Cận Bình,  Bashar al-Assad và Kim Jong Un chỉ là hai con rối được Putin và Tập Cận Bình nuôi dưỡng, đỡ đầu, bao che để phá rối trật tự thế giới.” 

Gần đây qua những bản tin đưa ra ở Toà Bạch Ốc, từ giám đốc tình báo CIA của Mỹ nói rằng “Bắc Hàn, quan tâm hàng đầu của Donald Trump”. Và Twister của ông Trump lại xác định rằng “Trump thất vọng vì Trung Cộng nói mà không làm gì để ngăn chận hoả tiễn nguyên tử Bắc Hàn” đã thấy rõ thực tế của vấn đề: [Đọc tiếp]

Trump sẽ ký luật chế tài Nga được Quốc hội đồng lòng ủng hộ

Putin (T) gặp Trump (P) tại hội nghị G20 ở Đức ngày 7 tháng 7, 2017

Lời người post: Âm mưu của Putin thao túng chính trường dân chủ ở Mỹ đã tiêu tan. Vốn bản chất cộng sản còn trong máu thường hay “giở trò ma đạo”, đã bị  Quốc Hội Mỹ nhìn ra và chế tài. Chuyến này chắc dân Nga đói dài dài. Putin Tưởng nước Mỹ hoạt động chính trị như chế độ độc tài ở Nga nên tìm cách mua chuộc Trump là xong chuyện. Nhưng không ngờ ông Trump dù TT cũng bó tay, phải hạ bút ký luật áp đặt chế tài để “bóp” hầu bao của Nga do Quốc Hội thông qua… như dưới đây:

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ký luật áp đặt những chế tài lên Nga, Toà Bạch Ốc cho biết hôm thứ Sáu, sau khi Moscow yêu cầu Mỹ phải cắt giảm hàng trăm nhân viên ngoại giao và tuyên bố họ sẽ tịch thu hai cơ sở ngoại giao để trả đũa dự luật này. [Đọc tiếp]

Ông Tập Cận Bình “chỉ đạo” xây đảo ở Biển Đông

Tập Cận Bình và các binh sĩ Trung Quốc

Một bài xã luận của viện nghiên cứu hàng đầu của Trung Cộng mới tiết lộ rằng chính ông Tập Cận Bình là người đứng sau các dự án bồi đắp đảo nhân tạo trên vùng biển tranh chấp với nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng hôm 28/7 dẫn thông tin từ Thời báo Nghiên cứu của Trường Đảng Trung ương Trung Cộng nói rằng đích thân Chủ tịch Tập là người “chỉ đạo một loạt các biện pháp gia tăng lợi thế chiến lược [của Trung Cộng] và bảo vệ các quyền lợi quốc gia”. [Đọc tiếp]

Báo Nga: “Việt Nam là mục tiêu hoàn hảo của Trung Cộng?”

Tờ Topwar của Nga vừa đăng bài nhận định: “Nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh có thể là Việt Nam?”. Đó là nhận xét của các nhà bình luận Nga. Sự nhận định này có những hợp lý của nó, đó là hợp lý về lịch sử đã xẩy ra trên thế giới qua các triều đại. Nay và đang xảy ra với mưu đồ của Trung Cộng bài báo viết:

5 lý do Việt Nam là mục tiêu hoàn hảo cho Trung Cộng:

Hiện nay, Trung Cộng đang đứng trùng hợp những vấn đề mà trước đây thường xảy ra trong lịch sử. Một nước đang tiến lên thành cường quốc trên thế giới. Với Trung Cộng, tất cả những gì dễ dàng chiếm đoạt được, họ đã sát nhập về tay mình. Đó là thu hồi Hồng Kông, Macao, các đảo trên sông Amur và sông Ussuri (những con sông biên giới giữa Nga-Trung), chiếm đoạt những vùng lãnh thổ Kyrgyzstan, Tajikistan và Kazakhstan thuộc Trung Á. [Đọc tiếp]

Đô đốc Mỹ: “Sẽ tấn công TQ bằng hạt nhân”, nếu có lệnh

Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ hôm thứ Năm 27/7 nói ông sẽ tấn công Trung Cộng bằng nguyên tử ngay tuần tới nếu Tổng thống Donald Trump ra lệnh, và tuyên bố quân đội Mỹ luôn một mực trung thành với vị tổng tư lệnh của họ, theo tin AP.
Đô đốc Scott Swift trả lời một giả thuyết tại hội thảo an ninh do Đại học Quốc gia Úc tổ chức tiếp theo sau một cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Úc ngoài khơi bờ biển Úc. Trung Cộng cho một tàu đến vùng biển đông bắc Úc để thu thập thông tin theo dõi cuộc tập trận.
Một học giả tham dự hội thảo hỏi ông Swift rằng liệu ông sẽ tấn công Trung Cộng bằng vũ khí nguyên tử vào tuần tới hay không, nếu ông Trump ra lệnh, ông Swift đáp lại: “Câu trả lời là: có.” [Đọc tiếp]

Tân đại sứ sẽ cứng rắn hơn tiền nhiệm Osius?

Ted Osius (T) – Danial Kritenbrink (P)

Vừa mới được TT Trump đề cử ông Daniel Kritenbrink làm tân Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, chưa thông qua Thượng Viện, mà nhiều dư luận đã nói về ông Kritenbrink. Giới chức ngoại giao Mỹ đều khen ngợi đây là một sự “lựa chọn hoàn hảo”.  Đặc biệt các đại sứ tiền nhiệm của Hoa Kỳ tại Việt Nam như ông David Shear, Ted Osius đều không hết lời ca ngợi… Nếu nhìn vào quá trình và kinh nghiệm ngoại giao thì ông Danial Kritenbrink quả thật trội hơn các đời đại sứ tiền nhiệm. Trong lúc đó nhà báo tự do tại Việt Nam, TS Phạm Chí Dũng đặc vấn đề “Tân đại sứ sẽ cứng rắn hơn tiền nhiệm Osius?” – Những nhận định đa chiều giúp chúng ta có nhận xét đa chiều hơn. [Đọc tiếp]

Kritenbrink, “ứng viên hoàn hảo” chức Đại Sứ tại Việt Nam

Ông Daniel Kritenbrink tại Hội nghị CSIS thường niên lần 6 về Biển Đông

Tòa Bạch Ốc loan báo hôm 26/7 rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cử ông Daniel Kritenbrink làm đại sứ Mỹ sắp tới tại Việt Nam, kế nhiệm đại sứ hiện nay là ông Ted Osius.
Thông báo ngắn của Tòa Bạch Ốc cho hay ông Kritenbrink hiện là Cố vấn Cao cấp về Chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao. Trước đó, ông từng là Phó Đại sứ Mỹ tại Trung Cộng, cũng như từng nắm vị trí là một giám đốc cấp cao thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia. [Đọc tiếp]

Tân đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam

Ông Daniel Kritenbrink, Giám đốc đặc trách Á Châu sự vụ tại Hội đồng An ninh Quốc gia

Toà Bạch Ốc vừa loan báo rằng sẽ đề cử ông Daniel Kritenbrink là tân đại sứ tại Việt Nam thay thế ông Ted Osius đã hết nhiệm kỳ ba năm. Ông Kritenbrink là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, gần 25 năm hoạt dộng trong ngành ngoại giao về châu Á. Hiện ông đang là Cố vấn cấp cao về chính sách Bắc Hàn tại Bộ Ngoại giao ở thủ đô Washington. Ông Kritenbrink là ai? Kinh nghiệm có đủ bản lãnh để đối với tập đoàn CSVN vốn gian manh xảo trá không?  [Đọc tiếp]

Ngừng khoan dầu: Việt Nam bị Trung Cộng đe dọa như thế nào?

Dân Việt phản đối Tàu Cộng trước cửa  toà Đại sứ Tàu Cộng ở Hà Nội. 

Từ khi có tin Việt Nam phải ngừng việc khoan thăm dò dầu khí trên biển Đông do bị Tàu Cộng đe dọa,  truyền thông “lề Đảng” Việt Nam vẫn im lặng và Bộ Ngoại giao cũng “im lặng một cách khác thường.”

Cho tới hết ngày 26/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về việc này cũng như tin tức về việc Việt Nam yêu cầu một chi nhánh của công ty dầu khí Tây Ban Nha Repsol ngừng việc khoan thăm dò dầu khí ở lô 136-03 trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam không thấy xuất hiện trên truyền thông chính thống. [Đọc tiếp]

Hoa Kỳ thử nghiệm “siêu vũ khí” có một không hai

TT Trump tăng cường vũ khí chiến tranh

Hàng không mẫu hạm USS Gerald R. Ford thử nghiệm ngoài biển trong một bức hình do Hải quân Mỹ cung cấp không đế ngày tháng

Tổng thống Donald Trump tuyên bố đưa vào sử dụng USS Gerald R. Ford, một tàu chiến có tối tân trị giá gần 13 tỉ đôla mà ông nói sẽ gửi “một thông điệp 100.000 tấn cho thế giới” và sẽ khiến kẻ thù của Mỹ “run sợ.”

Sau ba năm trì hoãn và tăng chi phí thêm hàng tỉ đôla, ông Trump chính thức bàn giao hàng không mẫu hạm đầu tiên của thế hệ hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử thế hệ kế tiếp cho Hải quân Hoa Kỳ tại Căn cứ Hải quân Norfolk ở bang Virginia phía đông nam. [Đọc tiếp]

Mỹ: Thượng Viện và Tổng Thống đẩy mạnh chống Trung Cộng tại Biển Đông

Ngày 10 tháng 7, 2017:

Ngày 10/7/2017, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết mang mã số S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Cộng quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014.
Nghị quyết S.RES.412 được một số Thượng Nghị Sỹ có ảnh hưởng bảo trợ như Chủ tịch thường trực Thượng viện Patrick Leahy; Thượng nghị sỹ John McCain; Thượng nghị sỹ Robert Menendez; Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Benjamin Cardin; Thượng nghị sỹ James Risch; Thượng nghị sỹ Marco Rubio; Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein và Thượng nghị sỹ John Cronyn.
Nghị quyết khẳng định sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với quyền tự do hàng hải, sử dụng các vùng biển và không phận ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương theo đúng quy định của luật pháp quốc tế.
[Đọc tiếp]

Hoa Kỳ: Hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đồng thuận trừng phạt Nga

Toà nhà Quốc Hội Hoa Kỳ

Tại Hoa Kỳ, hai đảng Cộng Hoà và Dân Chủ đạt được đồng thuận trên một dự luật sẽ được đưa Hạ viện ngày 25/07/2017. Dự luật này nhằm tăng cường các biện pháp trừng phạt ba nước Iran, Bắc Hàn, nhưng đặc biệt là nước Nga vì đã “can thiệp” vào bầu cử tổng thống Mỹ.
Trong bối cảnh cuộc điều tra về vụ tai tiếng “thông đồng” này ngày càng áp sát vào gia đình tổng thống Donald Trump, sự kiện đảng Cộng Hoà bắt tay với đối lập càng làm cho chủ nhân Toà Bạch Ốc bị cô lập thêm.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt