Một Trung Cộng tự xưng vĩ đại mà chuyên ăn cắp và gian lận
Tin bão Harvey choáng ngợp các đài truyền hình TV của Mỹ, video quay cảnh nhà ngập trong nước, xe hơi bơi trong giòng nước lũ cuồng cuộn…Hình ảnh TT Trump và phó TT Pence đến tiểu bang Texas và Lousiana để thăm hỏi đồng bào nạn nhân bảo lụt. Tuy vậy lại nhô lên hai bản tin liên quan đến con cháu Mao ăn cắp kỹ thuật bị “FBI Wanted” (FBI truy bắt) và một số “chiến sĩ gái” của Mao bị trục xuất về Tàu vì gian lận “TOEFL Test” là test xét nghiệm Anh văn dành cho học sinh ngoại quốc được tiêu chuẩn vào đại học Mỹ (TOEFL = Test of English as a Foreign Language).
Tự xưng là Trung Hoa (tinh hoa tập trung ở nước Tàu), ngông nghênh tự đắc giống dân Đại Hán, tự cho “tư tưởng Mao vĩ đại” là “đỉnh cao của trí tuệ loài người”… Nhưng những chuyện xẩy ra ở Mỹ toàn là “cô chú Chệt” ăn cắp và gian lận, cháy nhà lòi ra mặt chuột. Bản tin này nhắn nhủ con cháu “già Hồ” đừng học con cháu “già Mao”, coi chừng ở tù 5 năm rồi bị đuổi về nước nhục quốc thể lắm… [Đọc tiếp]
Nga đề nghị nối lại liên lạc quân sự với Mỹ
Sau khi bị Quốc hội Mỹ chế tài vì nghi là “Nga thọc tay phá rối bầu cử dân chủ ở Mỹ năm 2016” và “sáp nhập Crimea vào lãnh thổ nước Nga bất hợp pháp”, hàng loạt biện pháp chế tài của Mỹ đánh vào nước Nga như đóng cửa toà Lãnh Sự Nga tại San Francisco, đóng cửa các cao ốc khác ở thành phố New York và Washington DC. Cung cấp vũ khí tối tân cho Ukrane để chống lại quân xâm lược Nga v.v.. Nga đang xuống nước, thay đổi Đại Sứ tại Mỹ, và tân đại sứ Anatoly Antonov liền ve vãn Mỹ đòi nối lại liên lạc quân sự…
Ngày 30 tháng 8, 2017, ông Antonov lên tiếng kêu gọi Nga và Mỹ nên tái lập các mối liên lạc trực tiếp giữa các lãnh đạo quân sự và tình báo, trong cuộc phỏng vấn đăng trên trang mạng của nhật báo thương mại Kommersant, Tân đại sứ Antonov thúc dục: “Đã tới lúc tái tục các cuộc họp chung giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ-Nga theo thể thức ‘hai cộng hai’”.
Mỹ trả đũa, đóng cửa tòa lãnh sự Nga
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo: yêu cầu Nga đóng cửa tòa lãnh sự tại San Francisco và các cao ốc tọa lạc phái bộ thương mại của Nga ở Washington DC lẫn New York, đáp lại việc Moscow cắt giảm nhân sự ngoại giao của Mỹ tại Nga. Thời hạn chót Nga phải đóng cửa các cơ sở vừa kể được quy định là trước ngày 2/9.
Loan báo này là diễn tiến “ăn miếng trả miếng” mới nhất giữa hai nước, làm giảm hy vọng rằng đôi bên sẽ cải thiện quan hệ sau khi Tổng thống Donald Trump lên nhậm chức đầu năm nay. [Đọc tiếp]
Mỹ tiếp tục chế tài Nga cho tới khi Moscow thay đổi hành vi
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis hôm 24/8 trong chuyến thăm Ukraina nói rằng Nga đang “tìm cách vẽ lại biên giới quốc tế bằng vũ lực” và các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Nga sẽ vẫn giữ nguyên cho đến khi Moscow thay đổi hành vi của mình.
Ông Mattis phát biểu như vậy khi xuất hiện bên cạnh Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko sau cuộc họp với ông Poroshenko và các nhà lãnh đạo khác của Ukraine ở Kiev.
Người đứng đầu Lầu Năm Góc nhắc lại sự ủng hộ của Mỹ đối với Ukraina, và nói rằng Washington không chấp nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014. Ông cũng cho biết việc đưa vũ khí sát thương tới Ukraina là một điều mà chính quyền TT Trump rất quan tâm. [Đọc tiếp]
Tên lửa BrahMos, vũ khí răn đe của Việt Nam với Trung Cộng
Để đối đầu với Trung Cộng, đặc biệt là ở vùng Biển Đông, Việt Nam nay đang trông chờ vào một loại vũ khí có tính răn đe rất mạnh, đó là tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ.
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 17/08 vừa qua, khi được hỏi về thông tin của báo chí quốc tế rằng Việt Nam vừa nhận lô tên lửa BrahMos của Ấn Độ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lê Thị Thu Hằng đã gián tiếp xác nhận thông tin này với tuyên bố: “ Việc mua sắm các trang thiết bị quốc phòng của Việt Nam là phù hợp với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, là việc làm bình thường để bảo vệ đất nước.”. Thế nhưng, sau đó Bộ Ngoại Giao của Ấn Độ lại cho rằng thông tin về việc Việt Nam tiếp nhận tên lửa BrahMos là “ không đúng”.
Trung Cộng: Tướng ‘khắc tinh’ của Việt Nam thăng chức
Ông Lý Tác Thành, người từng chiến đấu trong Chiến tranh Biên giới Việt – Trung năm 1979, mới được thăng chức làm Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Trung Cộng. Tin Reuters trích một tuyên bố của Bộ Quốc Phòng Trung Cộng nói rằng tướng Lý, 63 tuổi, lên thay thế ông Phòng Phong Huy.
Bộ này không trực tiếp thông báo về việc thăng chức của ông Lý Tác Thành, mà chỉ đề cập tới chức vụ mới của vị tướng này trong cuộc gặp với một quan chức quốc phòng Pakistan ở Dushanbe, thủ đô của Tajikistan. [Đọc tiếp]
Quân sư Steve Bannon đã ra đi…
Quân sư là người bầy mưu, hiến kế cho những vị vua chúa ngày xưa; nối nghiệp họ là quý ông advisor – những ngài cố vấn Mỹ mà một số lớn sĩ quan VNCH có kinh nghiệm đắng cay với họ – những vị quân sư Mỹ quyền hạn đầy mình, nhưng lại không biết gì cả về chiến tranh VN.
Quân sư Steve Bannon không thuộc loại cố vấn Tầu trong chuyện Tam Quốc, mà cũng không thuộc loại cố vấn Mỹ, thích hướng dẫn sĩ quan VN, về cuộc chiến tranh mà họ hiểu biết ít hơn người Việt.
Bannon là một trong một nhúm người Mỹ trắng nuôi tham vọng người Mỹ gốc Âu châu giữ vai trò chúa tể cai trị những người Mỹ gốc Phi Châu và Á Châu; ông được ứng cử viên Donald Trump trọng dụng vì đã khéo dùng thuyết “Quyền Lực Da Trắng” (QLDT) thuyết phục một số cử tri Mỹ trắng dồn phiếu bầu Trump lên ngôi tổng thống. [Đọc tiếp]
Có bàn tay Trung Cộng trong vụ tàu chiến John McCain bị nạn ở ngoài khơi Singapore?
Trung Cộng bị nghi đứng sau tai nạn tàu chiến Mỹ USS John S. McCain bị đâm thủng ngay tại vùng biển ngoài khơi Singapore, hôm thứ Hai 21/08/2017, gây chấn động dư luận thế giới. Đây là vụ tai nạn lớn thứ tư của tàu chiến Mỹ từ đầu năm đến nay. Nhiều người nghi ngờ năng lực của Hải Quân Mỹ, tuy nhiên vai trò của Bắc Kinh trong vụ việc này cũng là câu hỏi được đặt ra. Báo Úc The Australian hôm nay, 25/08, có bài: “Trung Cộng bị nghi đằng sau vụ tai nạn tàu chiến Mỹ”.
Báo Úc trích lời một cựu sĩ quan Hải Quân Hoàng Gia Anh, xin ẩn danh, ghi nhận một hiện tượng mà ít người để ý, đó là hoạt động của một tàu chở dầu Trung Cộng, mang tên Guang Zhou Wan, vào thời điểm xảy ra vụ đâm tàu. [Đọc tiếp]
Nga và Trung Cộng, bạn hay thù?
Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong những năm gần đây tỏ ra có quan hệ nồng ấm. Tuy nhiên The Economist trong bài viết mang tựa đề “Nga và Trung Cộng, đối tác bấp bênh” đã nhận định, mối nghi ngờ tiềm ẩn giữa đôi bên cũng rất sâu sắc.
Hôm 21/07/2017, ba tàu chiến Trung Cộng đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên tại Biển Baltic với hạm đội Nga. Hai cường quốc muốn gởi đi một tín hiệu đến nước Mỹ cũng như người dân trong nước, rằng chúng tôi đoàn kết chống lại sự thống trị của phương Tây, không sợ hãi trong việc biểu dương lực lượng ngay tại sân sau của NATO! Cuộc tập trận cũng nhằm chứng tỏ tình hữu nghị Nga-Trung thắm thiết như thế nào. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh giữa Moscow (Mạc Tư Khoa) và Bắc Kinh từ thập niên 60 đến thập niên 80.
Trung Cộng: Sẽ xảy ra chiến tranh thương mại với Mỹ
Gần đây Tổng thống Donald Trump ra quyết định bắt đầu điều tra liên quan đến những lo ngại về các thức tiếp cận thị trường của Trung Cộng và việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của Mỹ, thông qua việc đánh cắp dữ liệu trên mạng điện toán, hay ra luật định buộc các công ty phải giao nộp bí mật thương mại. Quyết định này của ông Trump đã bị Bắc Kinh cảnh báo rằng có khả năng xảy ra cuộc chiến thương mại.
Trong nhiều năm, hành vi đánh cắp sở hữu trí tuệ và ban hành các chính sách liên quan đến việc tiếp cận thị trường ở Trung Cộng đã trở thành mối quan ngại, không chỉ đối với Hoa Kỳ, mà còn cho các công ty nước ngoài đầu tư ở Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Nữ Tổng Gíam Đốc gốc Việt điều hành đóng hàng không mẫu hạm hiện đại nhất thế giới
Ngày 24/8, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đặt ở bang Virginia, Mỹ, dự kiến diễn ra lễ khởi công đóng tàu sân bay USS Enterprise, còn gọi là CVN-80. Trước đó, hôm 21/7, Tổng thống Trump đã thực hiện nghi lễ chính thức đưa vào sử dụng tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đồng thời, đến cuối tháng 8, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã đạt hơn 30%.
Cả ba con tàu kể trên đều là hàng không mẫu hạm lớp Ford, lớp tàu hiện đại nhất của Mỹ và trên thế giới hiện nay. Đáng chú ý, vị tổng giám đốc điều hành chương trình đóng tàu sân bay mới của Mỹ là một phụ nữ gốc Việt, bà Giao Phan. An Tôn của Ban Việt ngữ VOA phỏng vấn bà về chương trình này và vai trò của bà. Xin mời quý vị theo dõi. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình sẽ được nâng lên ngang hàng Mao Trạch Đông?
Tập Cận Bình “lý thuyết gia” của chiến lược “một vành đai, một con đường” (One-belt, One-road). Đó là tham vọng Đại Hán thống trị thế giới trong thế kỷ thứ 21 – Trong Đại Hội Bắc Đới Hà chủ yều bàn về nhân sự cho đại hội tới của Đảng Cộng sản Trung Hoa và bàn đến những vấn đề căn bản lý luận. Toàn hội nghị đều đồng ý “đường lối của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Tư tưởng Mao Trạch Đông và Lý luận Đặng Tiểu Bình” – như vậy là đảng Cộng sản Trung Hoa tôn vinh Tập Cận Bình ngang hàng với Mao Trạch Đông. Tập Cận Bình là tên chủ trương chiếm cho được Biển Đông làm bàn đạp để thực hiện kế hoạch “Một Vành Đai, Một Con Đường”…. [Đọc tiếp]
Toà Bạch Ốc: TT Trump sa thải cố vấn chiến lược Steve Bannon thân cận nhất
Cuối cùng tổng thống Donald Trump cũng phải chia tay với cố vấn chiến lược thân cận nhất của ông. Hôm 18/08/2017, ông Steve Bannon nhân vật gây nhiều tranh cãi, đã chính thức bị Toà Bạch Ốc sa thải. Nổi tiếng là một người ăn nói bạo miệng, tiêu biểu cho phe hữu cứng rắn, ông Bannon còn là một trong những người có ảnh hưởng nhất trong số phụ tá thân cận của tổng thống.
Rời khỏi Toà Bạch Ốc, Steve Bannon trở lại với cương vị lãnh đạo trang thông tin nổi tiếng có xu hướng cực hữu Breitbart News, nơi ông có thể tiếp tục các hoạt động để tính chuyện phục thù.
Bàn quanh về chuyện vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn…đâu là đâu ?
Nguyên tử Bắc Hàn: Trung Cộng bị mắc bẫy
Từ lâu, Bắc Kinh nhắm mắt làm ngơ để Bình Nhưỡng phát triển nguyên tử. Liệu hiện nay, các lãnh đạo Trung Cộng còn có khả năng thuyết phục được chế độ Kim Jong Un? Đây là câu hỏi được tuần báo l’Obs đặt ra trong bài viết: “Trung Cộng bị mắc bẫy” trong vấn đề nguyên tử Bắc Hàn.
Để thể hiện quan hệ bằng hữu với Bắc Hàn, các lãnh đạo Trung Cộng thường so sánh “như răng với môi”, cụm từ được Mao Trạch Đông sử dụng. Thế nhưng, từ khi Kim Jong Un trở thành lãnh đạo trẻ của Bắc Hàn, “răng với môi” không còn giữ vững nữa. Trung Cộng xích sang một bên để Hoa Kỳ đối đầu với những đe doạ nguyên tử, hoả tiễn đạn đạo của Bình Nhưỡng. Những lời kêu gọi kiềm chế, đàm phán hoà bình trên bán đảo Triều Tiên của Trung Cộng có gì đó thể hiện sự bất lực của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]