Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Nhật bố trí hệ thống phòng thủ hoả tiễn ở đảo bắc

Lính Không quân Nhật Bản thiết lập các hệ thống phóng hoả tiễn PAC-3 tại Yokota Air Base của Hoa Kỳ ở Tokyo vào ngày 29 tháng 8 năm 2017.

Nhật Bản cho bố trí thêm một hệ thống hoả tiễn phòng thủ PAC-3 tại đảo Hokkaido phía bắc của nước này vào hôm 19 tháng 9.

Hãng thông tấn AFP cho biết thông tin vừa nêu, dẫn nguồn từ một giới chức địa phương. Tuy nhiên, Phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Nhật Bản Kensaku Mizuseki từ chối xác nhận hệ thống hoả tiễn phòng thủ PAC-3 được lắp đặt ở đâu, vì đây là thông tin nhạy cảm liên quan đến quốc phòng. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Không lực Mỹ phô trương sức mạnh trên bán đảo Triều Tiên

Một trong hai máy bay ném bom B-1B của Hoa Kỳ, được nhìn thấy từ một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu, trong chuyến bay tới vùng lân cận của Kyushu, Nhật Bản, Biển Hoa Đông và bán đảo Triều Tiên ngày 20/06/2017.

AFP dẫn thông báo của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết, hôm nay, 18/09/2017, không quân Mỹ đã điều 4 chiến đấu cơ tàng hình và 2 máy bay ném bom bay qua bán đảo Triều Tiên, nhằm phô trương sức mạnh trước các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng.

Thông cáo của bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết cụ thể, 4 chiến đấu cơ F-35B và hai oanh tạc cơ B-1B đã bay qua bán đảo để “chứng tỏ khả năng răn đe của liên quân Mỹ-Hàn đối phó với các đe dọa hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên”. Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, nhân dịp này, các máy bay của Mỹ còn tham gia diễn tập với 4 chiến đấu cơ Hàn Quốc F-15K. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vũ khí: Hàng giá rẻ khác của Trung Cộng tại các nước Đông Nam Á

TT Philippines Duterte tại căn cứ Không Quân Clark Air Base, phía sau là đại sứ TC tại Manila Triệu Giám Hoa.

Trong thời gian gần đây, thông tin về những thương vụ vũ khí mà Trung Cộng bán cho các nước Đông Nam Á rất nhiều, từ Malaysia với hệ thống pháo phản lực và radar, tàu cận chiến duyên hải, cho đến Thái Lan với 3 chiếc tàu ngầm quy ước, chưa kể đến hàng chục ngàn khẩu súng trường mà Bắc Kinh “biếu không”  cho Manila.

Câu hỏi đặt ra là vì sao các nước Đông Nam Á lại có vẻ mặn mà với vũ khí Trung Cộng như vậy và hệ quả của việc du nhập vũ khí Trung Cộng có thể ra sao, đặc biệt đối với một số nước vốn đang bị Bắc Kinh tranh chấp biển đảo ? Ngày 30/08/2017, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia kỳ cựu về châu Á tại Học Viện Quốc Phòng Úc đã phân tích sự kiện này dưới dạng hỏi đáp. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thăm dò Gallup: Đa số dân Mỹ ủng hộ đánh Bắc Hàn

Quân đội Mỹ-Nam Hàn đang tập trận

Theo một cuộc thăm dò của Gallup được công bố hôm 15/9, đa số người Mỹ ủng hộ hành động quân sự đối với Bắc Hàn nếu các nỗ lực ngoại giao và kinh tế thất bại. Thông tin được đưa ra giữa lúc căng thẳng ngày càng gia tăng vì chương trình vũ khí hạt nhân và các vụ phóng hoả tiễn mới đây của Bình Nhưỡng.

Cuộc khảo sát với 1.022 người trưởng thành ở Mỹ hồi tuần trước cho thấy 58% nói họ sẽ ủng hộ hành động quân sự đối với Bắc Hàn nếu trước đó Hoa Kỳ không thể đạt mục tiêu của mình bằng các biện pháp hòa bình hơn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chú Ủn chơi bạo, bắn thêm phi đạn mới bay qua không phận Nhật rớt trên Thái Bình Dương

Hoả tiễn liên lục địa của Bắc Hàn phòng sáng nay (15/09)

Đáp lại các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, ngày 15/09/2017, Bắc Hàn “đe doạ” sẽ “nhấn chìm” Nhật xuống biển, biến Mỹ thành “tro” vì hai nước này ủng hộ nghị quyết và các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc. Và ngày 15/09 Bắc Hàn lập tức bắn hoả tiễn liên lục địa ngang qua Nhật Bản, với một khoảng cách được cho là xa chưa từng có. Căng thẳng trong khu vực càng gia tăng. Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc lại họp khẩn cấp ngay chiều nay để gia tăng áp lực với chú Ủn.
Còn Nhật cực lực phản đối hành động mà họ mô tả là “khiêu khích không thể dung chấp” của Bình Nhưỡng.
Phi đạn được phóng đi lúc 6:57 sáng, giờ Nhật, bay ngang qua Hokkaido và rơi xuống biển lúc 7:06 sáng, cách Cape Erimo thuộc đảo Hokkaido khoảng 2 ngàn cây số, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản cho biết.
Ông Suga cảnh cáo Nhật sẽ có hành động thích hợp và kịp thời tại Liên hiệp quốc và các nơi khác, đồng thời giữ liên lạc chặt chẽ với Mỹ và Nam Hàn về vấn đề này. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Đại sứ Mỹ bác bỏ cáo buộc Mỹ can thiệp vào nội tình Campuchia

Đại sứ Mỹ tại Campuchia William Heidt họp báo ở Phnom Penh, 12/9/2017

Có tin Mỹ nhúng tay vào vụ đảo chánh Hun Sen ở Campuchia. Do sự việc Campuchia quá gắn liền với Trung Cộng, hành xử như mợt tên y nô bộc trung thành với Trung Cộng, nhất là trước hội nghị các quốc gia Đông Nam Á (ASIAN). Campuchia luôn luôn gồng mình bênh vực cho Trung Cộng chẳng khác gì một “phát ngôn nhân” của TC tại các hội nghị ASIAN. Vừa rồi có tin là Campuchia bị đảo chánh…  Thủ tướng Campuchia là Hun Sen lên án Mỹ nhúng tay vào vụ này. Hình bên là đại sứ Mỹ tại Campuchia lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Hun Sen. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Á đang giành vị trí trung tâm thế giới của châu Âu?-Trung Cộng bá chủ ?

Hỏi: Câu hỏi đầu tiên là Trung Cộng ngày nay có hội đủ sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ sau Thế Chiến Thứ Hai?

Các sử gia Pháp đều cho là “không”:

Pierre Glossier: Không. Không. Bởi vì vào năm 1945, tình hình lúc đó rất đặc biệt: Hoa Kỳ hưởng lợi từ thế chiến thứ Hai tuy không cố ý.

Châu Âu suy sụp. Khủng hoảng bùng dậy tại Châu Á với cuộc nội chiến quốc-cộng tại Trung Hoa, trong lúc Nhật Bản suy tàn sau khi thua trận. Do vậy, ảnh hưởng bá quyền của Mỹ càng lan rộng vì không có đối trọng , trước mặt là khoảng trống.

Và cũng vì thế mà đến những năm 1973, 1974, bắt đầu xuất hiện hiện tượng tái quân bình một cách tự nhiên: châu Âu hồi sinh và trở lại bàn cờ ngoại giao. Tại châu Á, Nhật Bản cũng phục hưng. Hoa Kỳ tuy vẫn giữ vai trò nổi trội nhưng trên chính trường quốc tế, thế quân bình ít nhiều được tái lập. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Á đang giành vị trí trung tâm thế giới của châu Âu ? – Từ Thiên An Môn đến bức tường Berlin

Dân Đức đập bức tường Bá Linh

Đứng đầu ở châu Á, Trung Cộng đã học hỏi kinh nghiệm gì từ những kẻ thù như Nhật Bản để hội nhập vào thế giới tư bản? Và khi phong trào dân chủ bùng dậy ở Trung Cộng và Đông Âu, vì sao Bắc Kinh đàn áp đẫm máu thay vì theo giải pháp cởi mở dung hòa của lãnh đạo Cộng sản Liên Xô trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng”?

“Từ Thiên An Môn đến bức tường Berlin”, ba sử gia Pháp sẽ trả lời các câu hỏi này.

Vào năm 1968, chỉ 23 năm sau khi bại trận và lãnh hai quả bom nguyên tử ngày 06/08/1945 ở Hiroshima và ngày 09/08/1945ở Nagasaki, Nhật Bản vươn lên hàng cường quốc kinh tế thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Á đang giành vị trí trung tâm thế giới của châu Âu ? – Hiểm hoạ da vàng

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình (T) bắt tay tổng thống Mỹ Donald Trump trong bữa ăn tối tại Mar-a-Lago, West Palm Beach, Florida, Hoa Kỳ, ngày 06/04/2017 REUTERS/Carlos Barria

Hai cuộc thế chiến, chiến tranh lạnh, khủng hoảng Balkan làm tan vỡ Nam Tư cũ đã vô tình biến châu Âu trong một thời gian dài thành “chiếc rốn” của lịch sử địa chính trị trong quan điểm của giới chuyên gia và lãnh đạo chính trị. Xung khắc Mỹ-Trung ngày càng không giấu giếm, với Donald Trump ở Nhà Trắng, với tham vọng bá chủ của Bắc Kinh tại Biển Đông, chính sách hạt nhân “đường ta, ta đi”” của Bình Nhưỡng là những điềm báo trước căng thẳng sẽ leo thang giữa hai đại cường.

Phải chăng thời hoàng kim của da trắng đã chấm dứt nhường chỗ “tự nhiên” cho châu Á da vàng? Chương trình Địa Chính Trị của RFI tiếng Pháp cố gắng trả lời câu hỏi này. Tạp chí Tiêu Điểm xin tóm lược những ý chính của ba sử gia thế kỷ 20. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trung Cộng hung hăng tại Biển Đông vì “nắm thóp” được Mỹ

Bien ĐngLời người post: Dù Mỹ là một cường quốc đại dương với những Hàng Không Mẫu Hạm, Khu Trục Hạm và Tuần Dương Hạm chạy bằng năng lượng nguyên tử không biết mõi mệt, nhưng khoảng cách gần nửa quả địa cầu cho nên trong những năm gần đây, Trung Cộng dùng thủ đoạn xâm chiếm Biển Đông, từ một đầu óc tưởng tượng với bản đồ kẽ bằng 9 gạch có hình lưỡi bò ăn lẹm vào sát các nước khác đến 12 hải lý chiếm luôn vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các nước khác đến chiếm các đảo san hô rồi bồi đắp thành một cứ địa quân sự có sân bay, phi đạo, ra-đa và hầm chứa hoả tiễn liên lục địa…Chiến lược “mềm nắn rắn buông” đã được Trung Cộng áp dụng nhuần nhuễn và giờ đây hình như chúng đã xâm lược Biển Đông..vì đâu? Vì Mỹ có quyền lợi cốt lõi ở Biển Đông mà không ngăn chận Trung Cộng để rồi đây sinh đại hoạ cho thế giới. Bài phỏng vấn những chuyên viên cao cấp thề giới cho tah61y những nhược điểm mà Mỹ vấp phải…   [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cấm vận dầu hỏa Bắc Hàn: Một chiến lược hiệu quả ?

Họp Hội Đồng Bảo An ngày 04/09/2017 sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Bắc Hàn (Ảnh REUTERS)

Sau cấm vận du lịch và kiều hối của lao động ở ngoại quốc, Hoa Kỳ đề nghị cấm vận dầu hỏa với Bắc Hàn. Giới chuyên gia nhận định đấy có lẽ sẽ là “một đòn chí mạng” nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng, nhưng rất khó thuyết phục được Bắc Kinh.
Theo một dự thảo nghị quyết được công bố ngày 06/09/2017, Hoa Kỳ đề nghị cấm vận nguồn nhập khẩu dầu hoả và tất cả các sản phẩm từ dầu hỏa và khí hóa lỏng. Nếu được áp dụng, đây sẽ là một “cú đánh đau” vào chế độ Kim Jong Un.
Trên thực tế, Bắc Hàn hầu như lệ thuộc hoàn toàn vào nguồn dầu hỏa nhập khẩu. Cơ Quan Thông Tin Năng Lượng EIA trụ sở tại Hoa Kỳ ước tính Bình Nhưỡng nhập khẩu mỗi ngày khoảng 10000 thùng dầu, với mức giá là 50 đô la/thùng, tương đương với khoảng 180 triệu USD/năm. Phần lớn nguồn cung ứng dầu đến từ Trung Cộng, nhưng không ai biết chính xác khối lượng được giao, bởi vì kể từ năm 2014, Bắc Kinh đã ngừng công bố các số liệu.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Mỹ đang chơi ván bài lớn khi “dùng Ấn Độ đối phó Trung Quốc”?

Thủ tướng Ấn Độ Damodardas Modi (T) – TT Mỹ Donal Trump (P)

Ria Novosti bình luận, có vẻ như những tranh chấp gần đây trên cao nguyên Doklam nằm trong những toan tính của người Mỹ nhằm lợi dụng Ấn Độ để làm suy yếu Trung Quốc.
Mùa hè năm 2017, Ấn Độ và Trung Quốc – hai nước thuộc khối BRICS (những nước có nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) – đang đứng trên trên bờ vực của cuộc đối đầu quân sự.
Lực lượng vũ trang của các quốc gia láng giềng trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu được đưa đến gần cao nguyên Doklam, khu vực biên giới tranh chấp giữa Bắc Kinh và New Delhi, Bhutan.
Sự cố biên giới kéo dài trong hai tháng, xảy ra sau khi Ấn Độ thay đổi chính sách đối ngoại của mình đối với Trung Quốc. Tin tưởng vào lời hứa hẹn của Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ Ấn Độ Narendra Modi đã gia nhập liên minh lớn chống Trung Quốc mà Washington bí mật tạo ra.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tập Cận Bình sắp lên “thiên tử Đại Hán” – chủ trương đệ nhất thiên hạ vào năm 2049

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

 

Tập cận Bình mơ làm vua nhân loại

Vào một ngày cuối tháng 8/2017, Thông Tấn Xã Trung Cộng đưa tin đảng Cộng Sản Trung Hoa chính thức khai mạc Đại Hội đảng lần thứ 19 vào ngày 18 tháng 10, 2017.
Tính từ hôm nay thì còn 45 ngày nữa, con cháu Mao rầm rộ tung hô, biểu ngữ đầy đường, khắp phố để chào mừng cái đại hội tiếp tục cai trị độc tài đối với 1.4 tỉ dân Tàu. Đại hội sẽ có hình thức bên ngoài trang hoàng hào nhoáng để lừa bịp thiên hạ. Trên sân khấu đại hội, thế nào cũng có hình “búa liềm” – biểu tượng tội ác nhân loại – mà đáng ra phải cho nó vào sọt rác, hình Mao to tướng trên nền màu máu thắm tươi.  Đại hội này để con cháu Mao mơ về “giấc mơ Trung Hoa”, giấc mộng Đại Hán phải nắm đầu thiên hạ trong thế kỷ thứ 21 này.
Với khẩu hiệu mà các quần thần Tàu Cộng đã “nhất trí cao” ở hội nghị Bắc Đới Hà vào cuối tháng 7 vừa rồi thì đại hội 19 này tưng bừng  khai trương với tiêu đề: “chủ nghĩa Max-Lenin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Tập Cận Bình”. Nghĩa là gì? Vẫn độc tài toàn trị cố hữu theo kiểu Cộng sản Max-Lenin, vẫn giết người không gớm tay như  Mao Trạch Đông, vẫn bám chặt con đường độc tài toàn trị không chấp nhận một ai được nói đến tự do dân chủ, nay thêm lý luận của Tập Cận Bình – đó là lý luận lòng vòng cho rằng dân Trung Hoa là giống Hán phải thực hiện “giấc mơ Trung Hoa”, năm 2049 phải thành siêu cường số 1 trên hành tinh này.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

TT Trump đến thăm cư dân Texas, Louisiana bị ảnh hưởng bởi bão Harvey lần thứ hai

TT  Trump và  Phu nhân Melania trao những phần thức ăn và gặp gỡ người dân bị ảnh hưởng bởi Bão Harvey trong một chuyến thăm Trung tâm NRG ở Houston, ngày 2 tháng 9, 2017

Tổng thống Donald Trump hôm thứ Bảy đã thực hiện chuyến thăm thứ hai của ông tới bang Texas trong vòng một tuần, để bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với những người dân Texas đang ứng phó với lũ lụt lớn tại thành phố Houston sau khi cơn bão Harvey ập vào cuối tuần trước. Đệ nhất phu nhân Melania tháp tùng ông Trump trong chuyến thăm này.

“Các bạn nhìn những khu phố này,” Tổng thống nói trước đám đông người dân tụ tập tại Nhà thờ Pearland ở Houston. “Mới hôm qua họ còn có nước mà hôm nay đã sạch trơn… Các bạn có rất nhiều những người làm việc chăm chỉ.” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Wall Street Journal: Mỹ có lịch trình tuần tra hàng hải thường xuyên hơn ở Biển Đông

Khu trục hạm USS John S. McCain di chuyển trong vùng biển ven bờ biển của Việt Nam trong một bức hình chụp ngày 13 tháng 8, 2017.

Wall Street Journal: Ngũ Giác Đài lần đầu tiên định ra lịch trình tuần tra hải quân ở Biển Đông trong một nỗ lực tạo một thái độ nhất quán hơn để chống lại những yêu sách lãnh hải của Trung Cộng ở đây, báo Wall Street Journal loan tin hôm thứ Sáu.
Dẫn lời một số quan chức Mỹ, nhật báo này cho biết Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ đã phát triển một kế hoạch tiến hành các cuộc tuần tra được gọi là hoạt động tự do hàng hải (FONOP) trong vài tháng tới, củng cố sự thách thức của Mỹ đối với điều mà Mỹ cho là những đòi hỏi chủ quyền thái quá của Trung Cộng trong tranh chấp Biển Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt