Việt Nam không dự diễn tập hải quân Trung Cộng-ASEAN
Tin AFP: Trung Cộng và các thành viên của khối ASEAN mở các cuộc tập trận hải quân hỗn hợp, tuy nhiên Việt Nam không tham dự cuộc diễn tập ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông.
Trung Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa tổ chức các cuộc tập trận cứu nạn trên biển lớn nhất từ trước tới nay, đánh dấu một sự hòa dịu trong các căng thẳng ở Biển Đông.
Cuộc diễn tập hôm thứ Ba (1/11) mô phỏng một tai nạn đụng tàu giữa một tàu chở khách Trung Cộng với một tàu chở hàng Campuchia ở ngoài khơi tỉnh Quảng Đông. [Đọc tiếp]
Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi đầu chuyến công du châu Á
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 04/11/2017 đến Nhật Bản sau khi ghé Hawai và thăm Trân Châu Cảng, khởi đầu chuyến công du năm nước châu Á kéo dài 12 ngày. Đây là chuyến thăm châu Á dài nhất của một tổng thống Mỹ kể từ 25 năm qua, với Bắc Triều Tiên, tự do hàng hải và thương mại được cho là các chủ đề chính.
Tại Hawai, tổng thống Mỹ và phu nhân được thống đốc David Ige và đô đốc Harry Harris, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương (PACOM) tiếp đón. Sau khi họp kín với bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại Camp Smith, ông Trump đến Trân Châu Cảng thăm đài tưởng niệm các thủy thủ Mỹ tử nạn trong vụ tấn công ngày 07/12/1941. [Đọc tiếp]
Đệ nhất sát thủ hay là nửa đời hương phấn?
Trong phiên tòa xét xử vụ án Kim Jong Nam vào tuần trước tạo Kualar Lumpur, cảnh sát Mã Lai xác nhận là ngoài Đoàn Thị Hương và Siti Aisyah đang bị truy tố còn có 4 nghi phạm khác là Chang, James, Y và Hanamori. Trước đó, cảnh sát cho biết là họ đã yêu cầu cảnh sát Interpol truy nã 4 nghi phạm người Bắc Hàn là Ri Ji Hyon (33 tuổi), Hong Song Hac (34 tuổi), O Jong Gil (55 tuổi) và Ri Jae Nam (57 tuổi). Cả 4 người này đã rời Mã Lai chỉ vài giờ sau khi Kim Jong Nam bị ám sát qua Dubai, Vladivostok rồi tới Bình Nhưỡng. Có lẽ Chang, James, Y và Hanamori là “tên cúng cơm” của 4 người mà cảnh sát yêu cầu Interpol truy nã.
Theo lời khai của cảnh sát trưởng điều tra vụ án Wan Aziz thì máy quay phim tại hiện trường cho thấy ông Y đội mũ và đeo túi đen, đi bộ tới sân bay cùng một người phụ nữ nhìn giống nghi phạm Đoàn Thị Hương. Ông Aziz cũng cho biết là ông Y đã bôi một chất lỏng vào tay của Hương. Còn ông Chang là người liên lạc và bôi chất lỏng vào tay Siti để thực hiện vụ tấn công ám sát Kim Jong Nam tại phi trường Kuala Lumpur vào ngày 13/2/2017. Cả hai bị cáo là Hương và Siti đều khai là họ bị lừa tham gia vào một trò chơi truyền hình thực tế. Sau khi bôi chất lỏng vào mặt vào đối tượng theo chỉ định thì được trả tiền. Nhưng cảnh sát cáo buộc là cả hai biết là tay họ có tẩm chất độc. Sau khi bôi vào mặt Kim Jong Nam, họ đã vội vã chạy vào nhà vệ sinh để rửa tay rồi mới thong thả rời khỏi hiện trường. Một nhân chứng chuyên gia vũ khí hóa học đã khai với tòa là ông tìm thấy dấu vết của chất độc VX trên áo của Hương và Siti cũng như trên mặt, quần áo, máu và nước tiểu của nạn nhân Kim Jong Nam. [Đọc tiếp]
Nhật muốn cùng Mỹ, Ấn, Úc đối trọng “vành đai, con đường” của Trung Cộng
Ngoại trưởng Taro Kono nói với nhật báo kinh tế Nikkei rằng Nhật Bản sẽ đề xuất một cuộc đối thoại chiến lược với các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Ấn Độ và Australia, nhằm tạo ra đối trọng với sự bành trướng của Trung Cộng bằng chính sách “vành đai, con đường” của nước này.
Thủ tướng Shinzo Abe dự kiến sẽ đưa ra ý tưởng này với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 6/11 khi họ họp thượng đỉnh, theo tin Nikkei hôm 26/10. [Đọc tiếp]
Chân dung những kẻ xâm lăng Việt Nam trong những ngày tới
Lời người post: Thiết nghĩ đại hội 19 của Trung Cộng sao lại đăng nhiều tin? Phải, chúng ta cần nhận diện kẻ thù xâm lược tổ quốc ta là ai? cổ nhân ta có câu “biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Tập Cận Bình nay có tham vọng “Giấc Mơ Trung Hoa”, trong bài diễn văn dài lê thê khai mạc Đại Hội 19, họ Tập tuyên bố “làm cho Trung Cộng thống trị thế giới trở lại” – Quân Tàu có một thời kỳ lịch sử vàng son là vó ngựa quân Mông dẫm nát nhiều vùng đất trên thế giới tận châu Âu. Ngày nay, Trung Cộng là hoạ diệt vong đất nước ta, nguy cơ hơn nữa, Tập Cận Bình đang thâu tóm quyền hạn tột đỉnh, lại có tư tưởng “thống trị thế giới” thì thử hỏi làm sao chúng ta không tìm hiểu chân tướng bộ hạ của y được?
Trong kỳ đại hội thứ 19 này, Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị toàn những thành phần có khả năng, từng đứng bên Tập Cận Bình trong các biến cố quan trọng, đặc biệt khi xuất ngoại Tập đều mang một hay hai người theo. Dưới đây là chân dung của những kẻ chủ trương biến Việt Nam thành một quận huyện của Tàu Cộng: [Đọc tiếp]
Học thuyết chính trị của Tập được đưa vào điều lệ đảng, chính thức sánh ngang Mao
Hãng thông tấn nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã sáng 24/10 đưa tin, Đại hội đã thông qua nghị quyết về Điều lệ đảng cộng sản Trung Quốc (bản sửa đổi) và tuyên bố học thuyết chính trị mang tên Chủ tịch Trung Quốc đã được đưa vào điều lệ lần này.
“Đại hội đã thông qua nghị quyết về Điều lệ đảng cộng sản Trung Quốc (bản sửa đổi), Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc thời đại mới được đưa vào điều lệ đảng“, Tân Hoa Xã viết.Hành động này đưa Tập Cận Bình sánh ngang hàng với Mao Trạch Đông người khai sinh đảng Cộng sản Trung Hoa. Trước đây chỉ có lý luận Đặng Tiểu Bình.
Nay Tập Cận Bình đưa tư tưởng và tên khi còn sống vào điều lệ Đảng là một việc làm chỉ có Mao Trạch Đông mới có. Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, lần lượt là Thuyết ba đại diện và Quan điểm phát triển khoa học tuy cũng được đưa vào điều lệ đảng nhưng không được đính kèm danh xưng. [Đọc tiếp]
Hải Quân Mỹ thị uy : Ba tàu sân bay có mặt cùng lúc tại châu Á
Phải chăng Mỹ đang tăng cường phô trương uy lực tại vùng châu Á-Thái Bình Dương chuẩn bị cho chuyến công du vào tuần tới của tổng thống Donald Trump ?
Câu hỏi này đã được đặt ra sau khi Hải Quân Mỹ liên tiếp loan báo việc Hạm Đội 7 phụ trách khu vực châu Á -Thái Bình Dương đã được hai hàng không mẫu hạm, cùng với hải đội tác chiến đi kèm đến tăng viện. Cùng với một tàu sân bay có mặt tại chỗ, hiện có ba hàng không mẫu hạm Mỹ hoạt động đồng thời trong khu vực. Một sự kiện hiếm thấy.
Trong bản thông cáo công bố hôm qua 25/10/2017, Hạm Đội 7 loan báo là tàu sân bay nguyên tử USS Nimitz đã trở lại hoạt động trong khu vực châu Á. Tháp tùng theo chiếc Nimitz là một hải đội tác chiến bao gồm một tuần dương hạm cùng bốn khu trục hạm, tất cả đều được trang bị hoả tiễn dẫn đường.
Tướng Mattis gặp tướng Lịch: Mỹ – Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải
Tại cuộc gặp bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Việt Nam tái khẳng định ý định tăng cường quan hệ quốc phòng song phương, đặc biệt trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
Ngũ Giác Đài hôm 24/10 cho biết bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN (ADMM) lần thứ 11 diễn ra trong 2 ngày 23 và 24/10 tại Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng CS Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, bà Dana W. White cho biết các nhà lãnh đạo Bộ Quốc phòng hai nước đã trao đổi về an ninh khu vực và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì hợp tác trong ASEAN nhằm đảm bảo tự do và cởi mở ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ?
Vào lúc tổng thống Mỹ sắp lên đường công du châu Á với hai điểm hẹn tiêu biểu, hai căn cứ không quân Đà Nẳng và Clark, câu hỏi then chốt được nêu lên là liệu Donald Trump tìm cách phát huy hay sẽ phá bỏ chiến lược Đông Nam Á của người tiền nhiệm ?
Trong hai nhiệm kỳ 8 năm kết thúc vào tháng 01/2017, tổng thống Barack Obama để lại những thành tựu quan trọng trong vùng Đông Nam Á và được kính trọng. Ông đặt khu vực này vào trung tâm điểm của chiến lược « xoay trục » quân sự và dự án mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương TPP mà mục đích là đối đầu với thế thượng phong của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông. [Đọc tiếp]
Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự Thượng Đỉnh Đông Á
Vào tháng tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du châu Á, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Cộng rồi ghé Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trái với chương trình từng được dự kiến, Nhà Trắng hôm qua 24/10/2017 cho biết là từ Philippines, ông Trump sẽ trở lại Hoa Kỳ một ngày sớm hơn dự kiến, tức là vào đúng ngày 14/11. Vấn đề là hôm 14/11 sẽ diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) – mà Mỹ là thành viên – cũng ở Philippines, việc tổng thống Mỹ bỏ về sớm có nghĩa là ông sẽ không dự hội nghị này.
Nhà Trắng không cho biết lý do ông Trump tẩy chay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chỉ xác nhận rằng một phái đoàn khác của Mỹ sẽ tham dự EAS, định chế bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Cộng, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ. [Đọc tiếp]
Mỹ cam kết duy trì ảnh hưởng tại khu vực Đông Nam Á
Hôm nay 23/10/2017, Hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng Đông Nam Á ADMM tại Philippines. Theo Associated Press, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis được kỳ vọng sẽ lên tiếng kêu gọi các nước Đông Nam Á đoàn kết chống sự bành trướng của Trung Cộng.
Trong một cuộc họp với báo giới tại Philippines, dù không nhắc đích danh Trung Cộng, song tướng Mattis nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa các quốc gia cần phải được xây dựng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, mà không phải dựa trên tiềm lực kinh tế hay quy mô quân sự. Người đứng đầu Ngũ Giác Đài cũng tái khẳng định là Hoa Kỳ vẫn luôn kiên quyết ủng hộ các nước Đông Nam Á trong vấn đề tự do hàng hải, đồng thời, coi sự đoàn kết của của khối ASEAN giống như một thành lũy chống lại tham vọng bành trướng của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]
Mỹ muốn thúc đẩy ASEAN đoàn kết chống Trung Cộng
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tìm cách thúc đẩy ASEAN đoàn kết thành một khối thống nhất để chống Trung Cộng, nhân hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng (ADMM plus). Giới chuyên gia đặt câu hỏi làm thế nào hàn gắn được những rạn nứt cho chính Washington tạo ra, trong tình hình ASEAN cũng bị chia rẽ trước mối lợi do Bắc Kinh mang đến.
Tuyên bố với giới báo chí trước khi đến dự hội nghị bộ trưởng Quốc Phòng ASEAN mở rộng tại Philippines, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa kỳ tướng Jim Mattis nhấn mạnh, ASEAN phải là nơi tập hợp “những quốc gia muốn có các mối quan hệ song phương dựa trên nền tảng tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải bằng sức mạnh kinh tế hay quân sự. Hoa Kỳ cam kết ủng hộ hết mình khối ASEAN”. [Đọc tiếp]
‘‘Giấu bài’’ đến cùng: Bí quyết thâu tóm quyền lực của ‘‘Tập hoàng đế’’
Đại hội 19 của đảng Cộng Sản Trung Hoa vừa khai mạc là chủ đề chính của nhiều báo Pháp hôm nay. “Tập Cận Bình trên đường đến đỉnh cao quyền lực” tựa trang nhất của Le Figaro. Báo kinh tế Les Echos chạy tựa chính: “Tập Cận Bình lên ngôi”. Cho dù còn những tranh chấp trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Cộng, nhưng việc ông Tập Cận Bình trở thành lãnh đạo nắm “quyền lực tuyệt đối” đầu tiên tại Trung Cộng, kể từ thời Mao Trạch Đông, là điều không gây ngạc nhiên. Le Figaro có bài lý giải bí quyết dẫn Tập Cận Bình trở thành “Hoàng đế đỏ”.
Bài “Cuộc lên ngôi thứ hai của ‘‘tân hoàng đế đỏ’’, ông chủ toàn quyền cai trị Trung Hoa“ của phóng viên Cyrille Pluyette mở đầu với hình ảnh chủ tịch Trung Cộng, họ Tập trong trang phục rằn ri, đứng trên xe jeep duyệt binh, hình ảnh được truyền thông nước này quảng bá rầm rộ trước thềm đại hội đảng Cộng Sản. Theo nhiều nhà quan sát, sau kỷ nguyên Mao Trạch Đông, và Đặng Tiểu Bình, một kỷ nguyên Tập Cận Bình đang mở ra, và hứa hẹn sẽ kéo dài.
“Đối tác chiến lược” Mỹ – Ấn: Một cảnh báo cho Trung Cộng ?
Hoa Kỳ muốn tăng cường “đối tác chiến lược” với Ấn Độ, đồng thời chỉ trích Trung Cộng làm suy yếu trật tự thế giới. Thông điệp này được ngoại trưởng Hoa Kỳ bất ngờ đưa ra cùng ngày Bắc Kinh khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản lần thứ 19, cho phép Tập Cận Bình củng cố quyền lực. Giới chuyên gia tự hỏi: Phải chăng đó còn là một lời cảnh báo dành cho Trung Cộng?
Tại buổi nói chuyện ở Center for Strategic and International Studies tại Washington, ngày 18/10/2017, ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson hết lời ca ngợi mối quan hệ đối tác toàn diện Mỹ – Ấn, không ngừng được củng cố để trở thành “những đối tác lý tưởng”, tuy vẫn khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ Mỹ – Trung. Theo ông, đó là nhờ cả hai nước Mỹ-Ấn đều cùng chia sẻ “những giá trị dân chủ chung”. [Đọc tiếp]
Donald Trump thăm Việt Nam: Công nhận vai trò đối tác quan trọng
Vào lúc thời sự châu Á sôi nổi với tình hình căng thẳng trên Bắc Hàn, và Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Hoa sắp diễn ra, Nhà Trắng hôm 16/10/2017 thông báo: Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ thực hiện vòng công du châu Á vào tháng 11 nhân dịp ghé Việt Nam dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC, và đến Philippines dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á EAS, hai định chế khu vực mà Mỹ là thành viên.
Điều khiến giới quan sát khá ngạc nhiên là trong chương trình của tổng thống Mỹ, có chuyến ghé Hà Nội trong khuôn khổ một chuyến công du Việt Nam vào ngày 11/11, sau khi dự Thượng Đỉnh APEC tại Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Câu hỏi đặt ra là mục tiêu của tổng thống Trump khi chính thức đi thăm Việt Nam là gì. [Đọc tiếp]