Chiến lược an ninh quốc gia mới của Hoa Kỳ
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ tiếng Anh là National Security Strategy of the United Sates of America (1)
Hôm thứ Hai vừa rồi, TT Donald Trump trình bày Chiến Lược An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ trước toàn thể người dân Mỹ và thế giới. Đây là văn bản dùng làm nền tảng hành động cho sang năm và những năm kế tiếp trong nhiệm kỳ của TT Trump. Lần này, tựu trung vào những vấn đề then chốt như sau:
An ninh kinh tế là an ninh quốc gia:
Là một thương gia chuyên nghiệp, ông Trump thường chú trọng đến lợi nhuận, nay ông mang phong cách đó vào Tòa Bạch Ốc để thực hiện kế sách “Mỹ Trước Hết” (American First). An ninh ưu tiên là làm kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Theo ông, muốn làm ăn với nhau thì phải công bằng, có qua có lại mới toại lòng nhau. Ông lên án Tàu Cộng đang thao túng nền giao thương Mỹ-Trung. Xuất nhập khẩu quá chênh lệch bất lợi cho Mỹ. Tình trạng đó xẩy ra từ mấy chục năm nay, đã đến lúc tệ trạng đó không thể tiếp diễn.
Trong Hồ Sơ Chiến Lược An ninh dầy 53 trang có đoạn nhấn mạnh: “Hoa kỳ sẽ không còn nhắm mắt trước những vi phạm, lừa đảo, bịp bợm hoặc xâm lược kinh tế”. Ông nhắc đến Trung Cộng là đối tượng đáng chú ý hàng đầu.
Những sự kiện chính trị nổi bật năm 2017 trên thế giới
TT Trump liệt kê Nga là quốc gia “chơi xấu”
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump ngày 18/12 gọi Nga là một quốc gia chơi xấu trên sân khấu thế giới trong một tài liệu ngoại giao phân tích Moscow như là một đối thủ dù Tổng thống Trump đã có nhiều nỗ lực nhằm tạo ra một mối liên hệ nồng ấm với Tổng thống Vladimir Putin.
Những chỉ trích về Nga được phác họa trong một chiến lược an ninh quốc gia mới từ chính sách ngoại giao “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump, phản ánh quan điểm từ lâu của các nhà ngoại giao Mỹ là Nga tích cực phá hoại những quyền lợi của Mỹ trong nước và ở nước ngoài. [Đọc tiếp]
“Quyền Lực Bén”: Vũ khí thâm hiểm của Tàu Cộng….
Sau khi ra số đặc biệt về thần tượng âm nhạc Johnny Hallyday vừa qua đời, các tuần báo Pháp vắng bóng trên sạp báo. Cả hai tạp chí Le Courrier International và Le Point phát hành trong tuần này đều dành chủ đề cho Trung Đông. Riêng tuần báo Anh The Economist đăng ảnh bìa là hình vẽ trái đất với những gai sắt nhọn tua tủa, chạy tựa “Quyền lực bén, một dạng mới của ảnh hưởng Tàu Cộng”.
Ở trang trong, tờ báo phân tích chi tiết việc nhà cầm quyền Tàu Cộng thâm hiểm dùng mọi cách xâm nhập để dẫn dắt công luận và dập tắt những tiếng nói chỉ trích của các nước khác trên thế giới. Phương thức này có thể gọi là “sharp power”, tạm dịch “quyền lực bén”. [Đọc tiếp]
Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ: Trung Cộng nguy hiểm nhất đến Nga, Iran, Bắc hàn
Các vị dân cử và thành phần học giả Hoa Kỳ đều lo ngại về an ninh của Hoa Kỳ, đã đồng loạt lên án sự can dự của Trung Cộng, Nga vào nội bộ các quốc gia tự do kể cả Hoa Kỳ một cách tinh vi và nguy hiểm. Một số lo ngại đã đưa ra từ các vị dân cử Hoa Kỳ tại Thượng và Hạ viện, cơ quan truyền thông báo chí và từ Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, tướng McMaster như sau: [Đọc tiếp]
Trung Cộng chính thức cảnh cáo Mỹ về việc cho chiến hạm ghé cảng Đài Loan
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Cộng, Lục Khảng (Lu Kang) ngày 14/12/2017 tuyên bố “mạnh mẽ chống đối mọi hình thức trao đổi chính thức và quan hệ quân sự giữa Hoa Kỳ với Đài Loan”, và việc Mỹ cho tàu chiến ghé thăm cảng Đài Loan là một hành vi “can thiệp vào công việc nội bộ” của Trung Cộng.
Bản tin của AFP nhắc lại tới nay Bắc Kinh luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ “không thể tách rời” của Trung Cộng. Ông Lục Khảng trong cuộc họp báo sáng 14/12 nhấn mạnh rằng đã “mạnh mẽ và chính thức phản đối” với phía Hoa Kỳ về khả năng Washington điều chiến hạm đến thăm cảng Cao Hùng của Đài Loan. [Đọc tiếp]
TT Trump ký luật mở đường chiến hạm Mỹ tới Đài Loan: Trung Cộng choáng váng
Vào trưa ngày 12/12 (giờ địa phương), tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký phê chuẩn Đạo Luật Ủy Quyền Quốc Phòng (NDAA) cho năm tài chính 2018, bất chấp cảnh báo từ Bắc Kinh. Cú đấm trực diện này làm cho Trung Cộng choáng váng. Đây là việc làm chưa một TT nào dám thực hiện kể từ tháng 1 năm 1979. Là ngày mà TT Jimmy Carter ký bình thường hóa bang giao với Trung Cộng, công nhận Trung Cộng đại diện chính thức cho nước Tàu tại Liên Hiệp Quốc và đoạn giao với Đài Loan.
Dự luật trước đó đã được lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ thông qua, với nội dung mở ra khả năng tái khởi động chương trình thăm viếng lẫn nhau giữa các chiến hạm của quân đội Mỹ và Đài Loan, đồng thời mời Đài Loan tham dự hoạt động tập trận Red Flag của Mỹ. [Đọc tiếp]
Khuynh hướng tập trận “trước giờ G” của các cường quốc !
Vào ngày 29/11, lãnh đạo tối cao của Bắc Hàn Kim Jong-un đã cho bắn thử một hỏa tiễn liên lục địa “tối tân nhất” kéo bán đảo Bắc Hàn bước vào giai đoạn chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Ngay lập tức, cả 5 cường quốc Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Cộng và Nga thi nhau biểu dương quân sự, ván cờ chiến lược khai triển quyết liệt.
Mỹ, Nhật, Hàn: Từ tập trận đe dọa đến thực tế chiến đấu
Trong một thời gian dài, Mỹ thiếu ý chí để giải quyết triệt để vấn đề Bắc Hàn, còn Nam Hàn và Nhật Bản càng lo ngại, khiến chiến lược răn đe thất bại, bởi vì để răn đe có tác dụng cần phải có ba điều kiện: thực lực, ý chí và độ tin cậy và đối thủ là kẻ có lý tính. [Đọc tiếp]
Trung Cộng lại đe dọa Đài Loan không nên dựa vào Mỹ
Đài Loan sẽ bị thất bại nếu dựa vào sức mạnh của nước ngoài để thực hiện chính sách ly khai với Hoa Lục. Trên đây là tuyên bố một viên chức chính phủ Trung Cộng, một tuần sau khi một quan chức của bộ Ngoại Giao nước này đưa ra đe dọa “tấn công quân sự”.
Theo Reuters, trong một cuộc họp báo tại Bắc Kinh ngày thứ tư 13/12/2017, khi được hỏi về lời đe dọa của tham tán công sứ Lý Khắc Tân “tấn công Đài Loan nếu chiến hạm Mỹ cặp bến Cao Hùng”, ông An Phong Sơn, phát ngôn viên cơ quan đặc trách quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan tuyên bố rằng Trung Cộng chống lại mọi tiếp xúc quân sự giữa Đài Bắc và Washington DC. Viên chức này bình luận thêm “mọi âm mưu dựa vào người ngoài để củng cố sức mạnh hay làm thiệt hại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ sẽ bị thất bại, sẽ bị nhân dân Trung Cộng chống lại”. [Đọc tiếp]
Hoa Kỳ Sử Dụng Con Cờ Đài Loan Như Thế Nào ?
Lê Hoành Sơn
Diễn tiến đoạn giao giữa Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) – Hoa Kỳ:
Ngày 15 tháng 12 năm 1978, Mỹ và Trung Cộng (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa) ký kết thông cáo thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức. Liền sau đó 1 ngày, tức ngày 16/12/1978, Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter tuyên bố: Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 1979 trở đi, thừa nhận nhà nước Trung Cộng. Hiệp Ước Phòng Thủ Chung giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) cũng kết thúc vào đúng một năm sau tức ngày 31 tháng 12 năm 1979. Cùng ngày, Tổng thống Tưởng Kinh Quốc (con trai của Tưởng Giới Thạch) tuyên bố về việc Mỹ-Trung Cộng thiết lập quan hệ ngoại giao, cho rằng Hoa Kỳ bội tín, nhấn mạnh tuyệt đối không đàm phán với Đảng Cộng Sản Trung Hoa. [Đọc tiếp]
Tình báo Đức: Tàu Cộng lợi dụng mạng xã hội để làm gián điệp
Cơ quan phản gián Đức hôm 10/12/2017 đã lên tiếng cảnh báo nguy cơ Trung Cộng sử dụng các mạng xã hội để moi tin từ các quan chức cũng như giới làm chính trị tại Đức. Một cách cụ thể là đã có đến hơn 10.000 nhân vật Đức bị gián điệp Trung Cộng tiếp cận thông qua các tài khoản mạng giả mạo, đặc biệt là qua mạng LinkedIn.
Theo hãng tin Mỹ AP, ông Hans-Georg Maassen, giám đốc cơ quan phản gián Đức, mang tên là BfV, tình báo Trung Cộng đã thiết lập nhiều tài khoản hay profile ảo trên mạng xã hội, chủ yếu là trên mạng kết nối giới chuyên nghiệp LinkedIn, giả danh là chuyên gia tư vấn, chuyên gia tuyển mộ, hay học giả, từ đó “kết nối” với các mục tiêu như các chính khách hay quan chức cao cấp, thu thập tin tức về những thói quen, sở thích, quan điểm chính trị của những người này.
Vũ khí châu Á: Nam Hàn nổi bật là bên bán, Việt Nam là bên mua
Trong bản báo cáo thường niên về tình hình buôn bán vũ khí trên toàn thế giới được công bố hôm nay, 11/12/2017 tại Stockholm, Thụy Điển, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) ghi nhận là sau 5 năm sụt giảm, hoạt động buôn bán vũ khí đã gia tăng trở lại trong năm 2016.
Danh sách các “đại gia” vũ khí vẫn không thay đổi, với Mỹ đi đầu, bán ra 57,9% tổng lượng vũ khí trên toàn cầu, đứng thứ nhì là Anh Quốc, nhưng rất xa đằng sau so với Mỹ chỉ có 9,6%, bám sát là Nga với 7,1%, và Pháp đứng thứ tư với 5%.
Một trong những nguyên nhân thúc đẩy các thương vụ vũ khí, theo Viện SIPRI, là tình hình căng thẳng gia tăng tại một số khu vực trên thế giới, đứng đầu là tại châu Á, mà cụ thể là ở khu vực Bắc Hàn, với mối đe dọa hỏa tiễn và nguyên tử Bình Nhưỡng ngày càng rõ nét, và ở Biển Đông, nơi các hành động bành trướng của Trung Cộng buộc các láng giềng tăng cường năng lực quân sự để đối phó.
La Vũ: Từ bỏ chế độ, Tàu và Mỹ mới có quan hệ tốt đẹp thật sự
“Thái tử đảng” La Vũ mới đây đã công bố bức thư công khai thứ 25 cho ông Tập Cận Bình, nói rằng, sớm muộn gì thì trên trái đất này dân chủ cũng sẽ đánh bại chế độ chuyên chế và tiêu diệt chuyên chế. Ông La Vũ kêu gọi ông Tập Cận Bình từ bỏ chế độ độc tài chuyên chế Đảng Cộng sản Trung Cộng (ĐCSTQ), chỉ có như vậy thì Trung Cộng mới thực sự thiết lập quan hệ tốt đẹp với Mỹ.
Ngày 9/11, ông Tập Cận Bình cử hành nghi lễ tiếp đón Tổng thống Trump trong chuyến thăm viếng Trung Cộng tại cổng phía Đông của Đại lễ đường ở Bắc Kinh.
Ngày 6/12, ông La Vũ, con trai của cố đại tướng La Thụy Khanh, đã công bố bài báo thứ 25 trong loạt bài “Thảo luận cùng người anh em Tập Cận Bình”, trong đó đã bày tỏ quan điểm về các vấn đề xoay quanh quan hệ giữa Trump – Tập và Mỹ – Trung. [Đọc tiếp]
Jerusalem: Canh bạc đầy rủi ro của Donald Trump
Thứ Tư tuần rồi, TT Trump tuyên bố công nhận Jesusalem là thủ đô của Do Thái, làn sóng công phẫn của các nước Hồ Giáo lên cao, các cuộc biểu tình chống đối TT Trump của người Hồi Giáo dậy lên từ Trung Đông đến Đông Nam Á. Các nước Tây Phương ngạc nhiên về quyết định này của TT Trump. Lo ngại Trung Đông thành lò lửa chiến tranh. Qua các tin tức bình luận trên báo chí quốc tế thử tìm xem sự việc này ra sao? [Đọc tiếp]
Mỹ-Nhật-Hàn: Tập trận với nội dung phát hiện hỏa tiễn Bắc Hàn
Trong hai ngày 11-12/12/2017, quân đội ba nước Mỹ, Nhật Bản và Nam Hàn sẽ tổ chức diễn tập quân sự với mục tiêu chính là phát hiện và xác định vị trí của hỏa tiễn. Thông tin đã được phía Nhật Bản loan báo vào hôm nay 10/12/2017.
Thông cáo của Lực Lượng Phòng Vệ (tức Quân Đội) Nhật Bản nhấn mạnh đây là đợt diễn tập trao đổi thông tin lần thứ 6 giữa ba nước, liên quan đến việc phát hiện các hỏa tiễn đạn đạo, trong tình hình căng thẳng với Bắc Hàn.