Nhật – Pháp tăng cường quan hệ phòng vệ, quốc phòng
Tháng trước, các bộ trưởng ngoại giao và phòng vệ, quốc phòng của Nhật Bản và Pháp đã gặp nhau tại Tokyo. Bộ trưởng Phòng vệ Nhật Bản Onodera Itsunori và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly đã nhất trí củng cố quan hệ hợp tác phòng vệ, quốc phòng giữa hai nước thông qua các hoạt động như mở rộng các cuộc tập trận chung. Hai bên cũng nhất trí hợp tác hướng tới việc sớm thực thi Thỏa thuận Tiếp nhận và trao đổi dịch vụ (ACSA) trong các chiến dịch cứu hộ khi thảm họa, bao gồm hoạt động cung cấp nước sạch, nhiên liệu và đạn dược.
Căn cứ vào những thỏa thuận trên, hồi giữa tháng 2, tàu khu trục nhỏ của Pháp đã có cuộc tập trận chung với tàu của Lực lượng Phòng vệ Trên biển của Nhật Bản. Tokyo và Paris cũng nhất trí sớm triển khai nghiên cứu chung về công nghệ dò mìn dưới nước. [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình nắm quyền ‘vĩnh viễn’?
Tin Reuters: Đảng Cộng sản cầm quyền ở Trung Hoa hôm 25/2 đã đề xuất bỏ điều khoản giới hạn thời kỳ nắm quyền hai nhiệm kỳ của chủ tịch trong hiến pháp nước này, mở đường cho ông Tập Cận Bình nắm quyền vĩnh viễn.
Hãng tin Anh đưa tin rằng thông báo được Tân Hoa Xã loan tải không đưa ra nhiều chi tiết.
Hãng tin nhà nước này nói rằng đề xuất trên, còn đề cập vị trí phó chủ tịch, đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng công bố.
Theo hiến pháp Trung Quốc, ông Tập, 64 tuổi, phải rời chức chủ tịch sau hai nhiệm kỳ 10 năm. [Đọc tiếp]
Cambodia và Trung Cộng: Diễn lại lịch sử
Coi Trung Cộng là người bảo trợ chính, Hun Sen đã quên rằng nước này từng là trụ cột của chế độ khát máu Pol Pot.
Bây giờ, bước sang năm cầm quyền thứ 34, Thủ tướng Campuchia, Hun Sen, 65 tuổi đã dành hơn một nửa cuộc để gọt dũa và cập nhật câu chuyện về việc ông ta và đám lính Khmer Đỏ đào ngũ tìm cách lật đổ Pol Pot vào tháng 1 năm 1979.
Nhiều yếu tố vẫn giữ nguyên, trong khi những yếu tố khác đã thay đổi dần cùng với thời gian. Lúc đó, cũng như bây giờ, người ta kể rằng Hun Sen đã chạy trốn sang Việt Nam vào tháng 6 năm 1977 để tránh vụ thanh trừng của Pol Pot; nhưng lúc đó, chứ không phải bây giờ, người ta cho rằng Trung Cộng phải chịu phần lớn trách nhiệm về những tội ác của chế độ Pol Pot. [Đọc tiếp]
“Xa lộ Tự do” đối trọng “Một Vành đai” của TC?
Có tin Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ bàn về dự án đối trọng lại Một Vành đai Một Con đường của Trung Cộng, theo Australian Financial Review hôm 19/02/2018.
Tờ báo này trích lời một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ nói các lãnh đạo bốn nước đã bàn thảo về ý tưởng “tạo dự án thay thế” cho kế hoạch của Trung Cộng.
Nhưng vị quan chức không nêu tên này cảnh báo rằng hiện chưa có gì cụ thể để công bố về dự án kể trên.
Dự án đối trọng lại với Một Vành đai, Một Con đường của Trung Cộng, đã từng được Nhật Bản đề xuất.
Nhưng nay lần đầu tiên một loạt báo chí quốc tế nhắc rằng nó được Hoa Kỳ ủng hộ.
USS Carl Vinson tới Đà Nẵng: “Bước đi chiến lược”
Việc hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Mỹ đến thăm cảng Đà Nẵng từ 5-9/ tháng 3/2018, được cho là bước tiến quan trọng trong quan hệ quân sự Mỹ – Việt nhưng có thể khiến Trung Cộng phật lòng.
Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam từng làm việc tại Học Viện Quốc Phòng Hoàng gia Úc đánh giá về sự kiện này cũng như tin: Lần đầu một tàu chống tàu ngầm của Anh Quốc sẽ vào Biển Đông.
Trả lời câu hỏi của Tina Hà Giang, thuộc BBC Tiếng Việt hôm 22/02, rằng ông nghĩ sao về đánh giá nói chuyến thăm của tàu USS Carl Vinson là ”hiện diện quân sự lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam kể từ 1975″, Giáo sư Thayer nói: [Đọc tiếp]
Tàu bệnh viện Mỹ trở lại VN trong Chương trình Đối Tác Thái Bình Dương
Sứ mạng nhân đạo và cứu trợ thiên tai quy mô nhất khu vực Á Châu-Thái Bình Dương sẽ trở lại Việt Nam và Sri Lanka giữa lúc Hoa Kỳ tiếp tục xây dựng và củng cố các quan hệ đối tác trong khu vực.
Trang mạng Stars and Stripes đưa tin, sứ mạng Đối Tác Thái Bình Dương năm 2018 sẽ khởi sự vào ngày thứ Sáu tuần này (23/2) và kéo dài tới tháng Sáu. Trong khuôn khổ chương trình năm nay, tàu bệnh viện Mercy của Hải quân Hoa Kỳ sẽ cập cảng Việt Nam, Indonesia, Malaysia, và Sri Lanka, trong khi tàu USNS Fall River ghé qua Malaysia, Thái Lan, quần đảo Palau và quần đảo Micronesia ở Tây Thái Bình Dương. [Đọc tiếp]
Đại sứ Việt Cộng thăm HKMH USS George H.W. Bush
Lời người post: “Hy sinh cả hàng triệu sinh mạng “đánh Mỹ cứu nước” nay lại ôm chân “Mỹ” – mà Đảng mới được độc quyền ôm. Tay trái ôm Mỹ, tay phải ôm Tàu, cái đầu ôm Đảng, cái bụng ăn cắp tài sản của dân để thành “tư bản đỏ”.”
Đại sứ Cộng Sản Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh vừa đi thăm Hàng Không Mẫu Hạm Mỹ USS George H.W. Bush như là một phần của kế hoạch chuẩn bị cho chuyến thăm của Hàng Không Mẫu Hạm USS Carl Vinson cập bến Tiên Sa, Đà Nẵng Việt Nam trong tháng 3.
Trang Facebook của Vụ Đông Á — Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 22/2 nói Phụ Tá Ngoại trưởng Mỹ Patrick Murphy Đại sứ [CSVN] Phạm Quang Vinh vừa có chuyến thăm Hàng Không Mẫu Hạm USS George H.W. Bush đang đậu ngoài khơi thành phố Norfolk, tiểu bang Virginia. [Đọc tiếp]
Thủ tướng Đức cảnh báo về ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Âu
(Lời người post) Hành động hung hăng và mộng bá quyền của Trung Cộng đã “lòi đuôi chồn” nên Hoa Kỳ và các nước châu Âu đang lên phương án triệt nó. Từ ba trăm năm (1800-2000) lại đây. Thế giới đã chứng minh cho ta thấy rằng không một chế độ, hay một liên minh nào mang chất độc tài phi nhân mà có khả năng xâm lăng thế giới. Cụ thể như nước Đức trong Đệ Nhất Thế Chiến, Hitler lập Phe Trục Đức-Ý-Nhật trong Đệ Nhị Thế Chiến, Đế chế Cộng Sản gần đây. Tất cả đó đều bị gục ngã trước sức mạnh yêu chuộng tự do, dân chủ và nhân quyền của nhân loại. Ngày nay, trước thế kỷ thứ 21 Trung Cộng với tư tưởng bành trướng Hán Tộc mang chất độc tài Toàn Trị Cộng Sản nhất định sẽ bị đánh bại thê thảm. Đó là quy luật.
Tại châu Âu ngày 21/02/2018:
Thủ tướng Đức Angela Merkel vào hôm 21/02/2018 đã không ngần ngại nêu tên Trung Cộng khi nhắc nhở rằng không nên gắn liền các khoản đầu tư vào các nước châu Âu với những yêu sách chính trị.
Nhật mua thêm ít nhất 20 máy bay F-35A
Nhật Bản có kế hoạch mua thêm ít nhất 20 máy bay chiến đấu tàng hình F-35A trong sáu năm tới, một phần hoặc tất cả số đó có thể sẽ được mua trực tiếp từ tập đoàn Lockheed Martin ở Hoa Kỳ, hơn là lắp ráp trong nước, ba nguồn tin cho hay.
“Tính đến ngân sách và lịch sản xuất, việc mua thêm khoảng 25 chiếc máy bay là phù hợp”, một trong những nguồn thông tin nắm về kế hoạch cho biết.
Các nguồn tin nói mua máy bay hoàn chỉnh từ Hoa Kỳ, với giá khoảng 100 triệu đôla mỗi chiếc, sẽ tiết kiệm cho Nhật khoảng 30 triệu đôla mỗi chiếc. [Đọc tiếp]
Hải quân Anh trở lại Biển Đông… gặp nhiều áp lực
Trong mấy tháng qua, quân đội Hoàng Gia Anh gửi Tàu Chiến và Chiến Đấu Cơ đến Biển Đông, với mục đích “tự do hàng hải Biển Đông” Trung Cộng là nước thấy đụng chạm, nên lên tiếng phản đối… mặc dù vậy nước Anh lạnh lùng “chó sủa mặc chó, đường ta ta cứ đi” – Bộ quốc phòng Anh tuyên bố gửi tàu chiến và máy bay đến Biển Đông…Nước Anh thực hiện như vậy với mục đích gì?
Dưới đây là những tin tức liên quan:
Hải quân Anh sẽ tuần tra Biển Đông, bất chấp Trung Cộng
Ngày 13 tháng 2 vừa rồi, Bộ trưởng Quốc Phòng Anh Gavin Williamson thăm Úc Đại Lợi tuyên bố Luân Đôn sẽ gởi chiến hạm tuần tra Biển Đông vào tháng tới, để khẳng định quyền tự do hàng hải. Quyết định này có thể chọc giận Trung Cộng, hiện đang khẳng định chủ quyền với hầu như toàn bộ vùng biển chiến lược này. [Đọc tiếp]
Trung Cộng dùng chính sách “ngoại giao chủ nợ” để tăng cường sức mạnh trên biển
Hãng tin Reuters ngày 20/02/2018 dẫn nguồn tin từ báo chí Hoa lục cho biết chỉ riêng trong tháng này, đã có đến 11 chiến hạm Trung Cộng đi vào Ấn Độ Dương, vào lúc cuộc khủng hoảng ở quần đảo Maldives đang gay gắt.
Theo trang web sina.com.cn, một đội khu trục hạm, một tàu đổ bộ 30.000 tấn và ba tàu dầu đã đi xuyên qua Ấn Độ Dương. Trang tin này khoe khoang : “Nếu nhìn vào các chiến hạm và những trang thiết bị khác, khoảng cách giữa hải quân Ấn Độ và Trung Cộng chẳng là bao”. [Đọc tiếp]
Chuyện đầu năm … không nên bỏ qua
Đầu năm chuyện Việt, chuyện Tàu, chuyện Mỹ mở đầu câu chuyện cho năm Mậu Tuất 2018… mời quý độc giả “thưởng lãm”, không nên bỏ qua uổng lắm:
Chuyện 1: Xảy ra ở đền Lý Thái Tổ, Hà Nội vào ngày mồng 2 tết Mậu Tuất mà người dân cho là: Đáng xấu hổ cho một dân tộc với một “chính quyền khốn nạn”.
Chuyện 2: CSVN tổ chức Đại Lễ chiến thắng 50 năm Mậu Thân: Người dân cho là “50 năm máu Mậu Thân vẫn còn tươi, 50 năm chiến thắng trên xác chết đồng bào”
Chuyện 3: Chuyện công an Cộng Sản Tàu vật ngã một người phụ nữ khi bà đang bồng con dại trên tay: hành vi thú tính cao độ của những người Cộng Sản.
Chuyện 4: Chính phủ Nhật thuê một chiếc máy bay để trục xuất 47 người Việt nam về nước. Ôi nhục quốc thể!
Chuyện 5: Ông homeless (vô gia cư, nghề nghiệp, sống ăn xin) ở thành phố New York thực hiện được ước mơ…
Mỗi một chuyện được trưng dẫn bằng hình ảnh hoặc video…… mời xem
Mỹ phải chuẩn bị chiến tranh với Trung Cộng
Vào ngày 19/1/2018, Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis đã công bố Chiến Lược Quốc Phòng mới của Mỹ tại Đại Học John Hopkins. Văn kiện này bổ túc cho Chiến Lược An Ninh quốc gia mà Tổng Thống Trump công bố vào tháng 12 năm 2017 dựa trên 4 trụ cột là bảo vệ an ninh quốc nội, đẩy mạnh sự thịnh vượng của Mỹ, duy trì hòa bình bằng sức mạnh và phát huy ảnh hưởng của Mỹ. Nếu 4 mục tiêu này nói lên khát vọng chung chung của chính quyền Trump thì Chiến Lược Quốc Phòng hoạch định kế hoạch quân sự cụ thể để đạt được mục tiêu mà chiến lược an ninh quốc gia đề ra. [Đọc tiếp]
Chuyện Trớ Trêu: Cô gái “độc ác” nổi tiếng hơn Phó Tổng Thống siêu cường…
Trong Thế Vận Hội Olympic Mùa Đông (Winter Olympic) năm 2018 tổ chức tại PyeongChang Nam Hàn, có cô gái “mặt mẹt” tên Kim Yo Jong cháu nội Kim Il-Sung (Kim Nhật Thành), con gái của Kim Jong Il, và em ruột Kim Jong Un thường gọi là chú Ủn vì vừa mập vừa lùn, đi như con heo. Xuất thân như vậy thì cô ta sinh ra trong hệ thống “sát nhân” từ đời ông nội đến cha và anh ruột của cô là những cỗ máy giết người không gớm tay. Giết cả anh ruột mình là Kim Jong Nam, dù đã trốn thoát ra nước ngoài ở Kuala Lumpur, Mã Lai năm 2017, giết cô dượng ruột cách đây mấy năm bằng hình phạt dã man, bỏ ông dượng vào chuồng, cho chó cắn đến chết. Ba đời họ Kim tại Bắc Hàn theo cộng sản không biết chúng nó đầy đọa và giết bao nhiêu triệu sinh linh… [Đọc tiếp]
“Con đường tơ lụa mới”: Toàn cầu hóa theo kiểu Trung Cộng
Tờ báo Les Echos hôm 07/02/2018 có bài phân tích mang tựa đề “Con đường tơ lụa mới: Kế hoạch thực sự của Tập Cận Bình”. Theo tác giả Michel De Grandi, không nên bị choáng ngợp trước kế hoạch đại quy mô này mà quên đi những nguy cơ đang đe dọa, vì ẩn giấu phía sau là tham vọng của Bắc Kinh: nhào nặn một quá trình toàn cầu hóa theo kiểu Trung Hoa.
Kế hoạch thật là vĩ đại với ngân sách khoảng 1.000 tỉ đô la, các dự án trải rộng trên tất cả các châu lục, từ vận chuyển trên bộ lẫn trên biển. Về mặt tài chính, có sự tham gia của nhiều quỹ, một ngân hàng phát triển tập hợp khoảng 60 nước: Con đường tơ lụa mới có những con số gây chóng mặt.
Dự án được Bắc Kinh lăng-xê năm 2013 không được Paris hưởng ứng mấy. Tuy nhiên từ khi chuyến tàu nối liền Vũ Hán với Lyon đến nơi, và khi tổng thống Pháp thăm Trung Cộng, chủ đề này được chính thức nêu ra và bắt đầu được chú ý hơn. Liên tục diễn ra các hội nghị để thông tin, các diễn giả cố thuyết phục các doanh nghiệp tham gia “kế hoạch Marshall tuyệt vời” này. Tuy nhiên theo Le Figaro, dự án này có nhiều mối nguy tiềm ẩn, nhất là với sự mù quáng của phương Tây, cách suy nghĩ đơn giản với mối lợi trước mắt. [Đọc tiếp]