Thời Sự Thế Giới

thời sự thế giới

Sự khác nhau giữa Trung Cộng và Nga

Tập Cận Bình (T) – Putin (P)

Ngày 17/03/2018, Tập Cận Bình được toàn thể 2.970 đại biểu Quốc Hội Trung Cộng bỏ phiếu thông qua nhiệm kỳ thứ hai. Một ngày sau, 18/03, đến lượt Vladimir Putin tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ 4 với hơn 76% phiếu bầu. Theo góc nhìn từ phương Tây, đây là thắng lợi của hai nhà độc tài. Nhưng thắng lợi Putin lại không giống với chiến thắng của Tập. Nhà báo Renaud Girard trên Le Figaro (20/03/2018) đưa ra “Những lý do của sự chênh lệch lớn” này.
Theo tác giả, cả Trung Cộng lẫn Nga đều không phải là Nhà nước pháp quyền theo định nghĩa của phương Tây, sau khi hệ tư tưởng cộng sản bị xóa bỏ vào năm 1989. Điểm khác biệt giữa hai thể chế chuyên quyền lớn là đối lập được Moscow nhắm mắt cho tồn tại ở một mức độ nào đó, còn Bắc Kinh thì nghiêm cấm. Dân Nga có thể phê phán trên một số báo chí hoặc mạng xã hội; điều này không thể xẩy ra tại Trung Cộng.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hacker Trung Cộng tấn công “chiến lược” vào tranh chấp Biển Đông

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan từng là mục tiêu của tin tặc Trung Cộng khi tàu này đến khu vực tranh chấp ở Biển Đông năm 2016.

Chiến thuật của nhóm tin tặc Trung Cộng nhắm vào thông tin liên quan đến tranh chấp Biển Đông “có tính chiến lược hơn” so với trước, một chuyên gia của FireEye nói với VOA sau khi công ty an ninh mạng hàng đầu của Mỹ công bố báo cáo về các cuộc tấn công của nhóm TEMP.Periscope vào các nhà thầu và tổ chức của Mỹ gần đây.

Theo báo cáo này, nhóm tin tặc Trung Cộng có tên TEMP.Periscope lại xuất hiện hồi gần đây sau một thời gian dài vắng bóng. Chuyên gia Fred Plan, một nhà phân tích cấp cao của FireEye ở Los Angeles, nói với VOA-Việt ngữ: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh mậu dịch

Hồi đầu tuần, TT Trump loan tin ông sẽ tăng thuế nhập cảng thép lên 25% và nhôm 10%. Thiên hạ nhao nhao hơn vỡ chợ.
Quyết định của TT Trump, cũng giống như tất cả các quyết định khác của ông tổng thống này, đã gây tranh cãi ồn ào.
Phe ủng hộ cho rằng đây là việc làm quá cần thiết. Nước Mỹ trước đây là nước sản xuất và xuất cảng thép lớn nhất thế giới, nhưng rồi cạnh tranh không lại với thế giới vì mức lương cao của nhân công Mỹ, cũng như vì cạnh tranh bất chính của cả thế giới, như bán với giá thấp hơn bình thường mà Mỹ gọi là dumping, trợ giá cho các hãng sản xuất thép nội địa như Đại Hàn đã làm, hay mánh mung hối đoái kiểu Trung Cộng, khiến Mỹ ngày nay trở thành một trong những nước phải nhập cảng thép nhiều nhất. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cựu phó thủ tướng Nga bình luận thất bại của quân đội Nga ở Syria ngày 7 tháng 2

Alfred Kox; Cựu Phó Thủ Tướng Nga

“Đoàn quân tấn công chẳng thể biết họ trở thành mục tiêu để pháo binh Mỹ biến thành “cháo”. Theo các thông tin phía Mỹ công khai thì họ đã sử dụng phương tiện chiếu đấu điện tử làm cho tê liệt hoàn toàn liên lạc của đối phương (người Nga)…

Cựu phó thủ tướng Nga Alfred Kox: Trận đụng độ Nga-Mỹ ngày 7 tháng hai ở Syria là sự đụng độ hai trường phái quân sự:

Phía Nga thì vũ khí Nga, phía Mỹ thì vũ khí Mỹ, nhưng phía Nga đã thua về độ hiện đại của vũ khí, tổ chức chiến dịch và thông tin. Đây là sự kiểm tra hiệu quả của các mặt quân sự trên chiến trường của hai trường phái – từ lập kế hoạch chiến dịch tới kết thúc chiến dịch, kể cả trinh sát, ngụy trang cho đến các hành động tác chiến. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Indonesia vận động các nước ASEAN tuần tra ở Biển Đông

 

Từ trái sang phải: BTQP Ryamizard Ryacudu, NT Retno Marsudi của Indonesia, cùng NT Julie Bishop và BTQP Marise Payne của Úc. Sydney (ảnh William West 16/03/2018/Pool via REUTERS)

Bản tin của hãng thông tấn AP đánh đi vào ngày 16 tháng 3 nêu rõ là lãnh đạo các nước ASEAN Hội nghị thượng đỉnh hiếm khi họp tại một nước ngoài khối cho nên thượng đỉnh diễn ra ở Sydney, Australia thu hút sự chú ý của nhiều giới và nhiều thành phần bất mãn về tình hình nhân quyền tại các nước ASEAN sẽ tập trung để bầy tỏ quan điểm của họ. Hội nghị này có tin các nước ASIAN mời Úc là một thành viên của ASIAN (?) – Dù Úc luôn luôn tuyên bố đứng ngoài các tranh chấp của các nước ở Biển Đông, nhưng Úc cho Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trú đóng ở Darwin, Australia và là một trong tứ trụ (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, rõ ràng để đối đầu với Trung Cộng. Trong Hội Nghị Thượng Đỉnh Úc-ASIAN bộ trưởng Quốc Phòng Indonesia đưa đề nghị các nước ASIAN nên có các cuộc tuần tra trong vùng biển Economic Zone (200 hải lý) của mình.
Điều này chẳng khác gì xây dựng một liên minh chống cộng tại Đông Nam Á có Úc và các nước Nhật-Ấn-Mỹ yểm trợ… Tham vọng của Trung Cộng  “một vành đai, một con đường” tại Biển Đông sẽ muôn vàn cách trở.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kim Jong-un và Putin cùng giòng máu lạnh

Các chuyên viên kỹ thuật nước Anh đang khám chất hóa học tại  nơi mà Serguei Skripal và  con gái bị nằm ngất xỉu ở đó. 

Năm ngoái Kim Jong-un cho người mang chất độc hóa học qua Mã Lai để giết anh ruột Kim Jong-nam, biến cô con gái việt nam Đoàn Thị Hương làm tình báo “củ sâm” thành nữ tài tử. Còn Putin  cho người đem chất độc hóa học qua Luân Đôn giết điệp viên nhị trùng Serguei Skripal và con gái ông ngày 04/03 ở Salisbury cách thủ đô Luân Đôn chừng 140 km. 
Cả hai đều dùng chất độc “quốc tế cấm” vì đó là chất hóa học cực độc giết người trong nháy mắt…  Video dưới đây là diễn biến vụ Putin cho người giết điệp viên nhị trùng Serguei Skripal 66 tuổi và con gái ông 33 tuổi.

Nay chính phủ Anh Quốc điều tra ra là chất độc hóa học của Nga nên có những biện pháp cứng rắn. Hôm nay Mỹ, Đức, Pháp cùng đứng về phía với Anh lên án Nga. Biện pháp của chính phủ Anh như sau: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tổng công tố: Đức điều tra tướng CA CSVN chỉ huy vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh

Bí thư thứ nhất đi xóa bỏ vết tích

Trụ sở của Tổng công tố Liên bang Đức tại Karlsruhe (ảnh SWR)

Theo thông tin điều tra của nhật báo Süddeutsche Zeitung cùng hai đài NDR và ​​WDR thuộc hệ thống truyền hình ARD, tổng công tố liên bang Đức bắt đầu tiến hành điều tra Trung tướng Đường Minh Hưng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an Việt Nam với cáo buộc vào tháng 7 năm 2017, ông Hưng đã tới Đức để phối hợp tổ chức vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh tại Berlin.

Đây là phản ứng mạnh nhất của phía Đức về trường hợp bắt cóc nói trên, vốn bị xem là một vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế và chủ quyền nước Đức. Lúc gần 11 giờ sáng ngày 23 tháng 7 năm 2017 doanh nhân Trịnh Xuân Thanh đã bị một đội đặc nhiệm của cơ quan mật vụ Việt Nam bắt cóc tại khu Hofjägerallee thuộc công viên Tiergarten Berlin. Các nhà điều tra Đức sau đó tìm thấy nhiều vết máu trong chiếc xe bắt cóc cho thấy ông Thanh đã chống trả lại cưỡng bức này.
        Các nhà điều tra Đức cho rằng Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh Việt Nam Đường Minh Hưng là nhân vật chủ động và đã trực tiếp chỉ đạo tại chỗ vụ bắt cóc. Khi đến Berlin Đường Minh Hưng đã trú ngụ tại khách sạn “Berlin, Berlin” và liên lạc với Nguyễn Đức Thoa, đại diện của Tổng cục Tình báo Việt Nam tại Đức. Trong tuần lễ ở Berlin, Đường Minh Hưng đã gọi hằng trăm cú điện thoại di động và trao đổi tin ngắn SMS với nhóm bắt cóc. Hai ngày trước vụ bắt cóc, ông ta đã đổi sang khách sạn “Sylter Hof”, căn phòng ở “Sylter Hof” đã được Đường Minh Hưng dùng như một trung tâm chỉ huy. Cho đến khi bắt cóc diễn ra, ông ta hầu như không ra khỏi phòng.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Anh trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga sau vụ điệp viên hai mang bị hạ độc

Điệp viên Sergei Skripal và con gái

Nữ Thủ tướng Anh Theresa May hôm thứ Tư (14/3) đã tuyên bố rằng nước Anh sẽ trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga sau khi Moscow từ chối giải thích cách thức mà chất độc thần kinh do Nga sản xuất được sử dụng để hạ độc cựu điệp viên Salisbury.
Đây là vụ Anh trục xuất viên chức ngoại gia Nga lớn nhất kể từ khi nước này yêu cầu 31 nhà ngoại giao Nga phải rời nước Anh năm 1985 sau vụ đào thoát của điệp viên hai mang Oleg Gordievsky.
Bà Theresa May nói rằng những nhà ngoại giao Nga, được xác định là “các sĩ quan tình báo không công khai”, sẽ có một tuần để thu xếp rời khỏi nước Anh.
Bà May nói với Quốc hội Anh rằng Nga đã không đưa ra lời giải thích nào về cách mà chất độc thần kinh do họ sản xuất được sử dụng tại Anh Quốc. Thủ tướng Anh nhấn mạnh phản ứng của Moscow là hành vi “chế nhạo, khinh thường và thách thức” và đó là việc “sử dụng vũ lực trái phép”. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sửa Hiến pháp: Tập Cận Bình không chỉ dự tính khả năng bùng nổ chiến tranh trong 5 năm tới

Lật Chiến Thư (T) và Tập Cận bình (P) trong đại hội bỏ phiếu “chủ tịch muôn năm”

Vào chiều 11 tháng 3, 2018 Quốc hội Trung Cộng đã thông qua việc sửa đổi Hiến pháp, bỏ giới hạn nhiệm kỳ Chủ tịch nước. Việc Trung Cộng thông qua sửa đổi Hiến pháp này đã trở thành chủ đề nóng bỏng trên thế giới. Có quan điểm cho rằng, sửa đổi này của Tập vì dự tính có thể có chiến tranh trong nhiệm kỳ 5 năm tiếp theo; trong khi có phân tích khác thì nhận định những lo ngại của ông Tập không chỉ bên ngoài lãnh thổ, mà vấn đề lớn hơn là tình hình trong nước. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga-Anh có nguy cơ khủng hoảng lớn

Báo chí tây phương bình luận những sự kiện trong những ngày vừa qua trên thế giới:
1) Theresa May luận tội Moscow.
2) Washington chuẩn bị một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn.
3) Ngân hàng Trung Cộng trước nguy cơ khủng hoảng.
4) Thủ Tướng Angela Merkel bước vào thời hoàng hôn. Kinh tế Pháp lên điểm.  [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Châu Á và Trung Đông : Mảnh đất màu mỡ cho các tập đoàn vũ khí

Triển lãm vũ khí Châu Hải (Zhuha), Trung Cộng, 12/11/2012 (REUTERS/Bobby Yip)

Chiến sự mà ai cũng chứng kiến hằng ngày tại vùng Trung Cận Đông, tình hình căng thẳng triền miên ở châu Á, đặc biệt là ở vùng Biển Đông bắt nguồn từ tham vọng lãnh thổ của Trung Cộng, đây là những nhân tố làm lợi cho các nước sản xuất vũ khí trên thế giới. Trong bản báo cáo công bố ngày 12/03/2018, Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (SIPRI) tại Thụy Điển đã xác nhận tình trạng nói trên bằng những số liệu cụ thể, cho thấy là trong vòng 5 năm gần đây, cả hai khu vực Á-Úc và Trung Cận Đông đã mua 74% lượng vũ khí bán ra trên thế giới.
Theo ước tính của SIPRI, từ năm 2013 đến 2017, ở cấp độ toàn cầu, lượng vũ khí bán ra đã tăng bình quân 10%, với Hoa Kỳ vẫn là nước bán được nhiều nhất, chiếm 34% thị trường, theo sau là Nga, Pháp, Đức và Trung Cộng… Về phần các khách hàng, Ấn Độ đứng đầu danh sách các nước nhập vũ khí nhiều nhất, theo sau là Ả Rập Saudi.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Việt Nam và Úc nâng cấp quan hệ lên hàng đối tác chiến lược

Thủ Tướng Úc Malcolm Turnbull

Nhân dịp thủ tướng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc công du Úc và tham dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Úc. Hôm nay, 15/03/2018, tại Canberra, lãnh đạo hai nước đã chính thức ký kết bản tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác chiến lược.
Theo hãng tin Úc AAP, đến Canberra từ hôm qua 14/03, thủ tướng CS Việt Nam đã được tiếp đón long trọng vào sáng hôm nay tại thủ đô nước Úc, trước khi có cuộc hội đàm song phương với đồng nhiệm Úc Malcolm Turnbull. Với thỏa thuận thành lập quan hệ đối tác chiến lược được hai bên ký sau đó, Việt Nam và Úc sẽ tăng cường các mối quan hệ quốc phòng, an ninh, thương mại, đầu tư, phát triển và du lịch.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Rex Tillerson bị sa thải: Thỏa thuận hạt nhân Iran như “đèn treo trước gió”

Ông Rex Tillerson

Ngày 13/03/2018, thông qua mạng xã hội Twitter, tổng thống Donald Trump thông báo sa thải ngoại trưởng Rex Tillerson. Theo quan sát của giới chuyên gia, đây là có thể là một tín hiệu “khai tử” thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời gia tăng áp lực với các đồng minh châu Âu, những nước muốn bảo vệ thỏa thuận lịch sử này.
Để biện minh cho quyết định bãi nhiệm ông Rex Tillerson, tổng thống Mỹ đã nêu rõ điểm bất đồng giữa ông và ngoại trưởng Mỹ như sau: Khi quý vị nhìn vào thỏa thuận hạt nhân Iran, tôi nghĩ đây là một thỏa thuận tồi tệ, một thỏa thuận sơ sài. Theo Donald Trrump, Hoa Kỳ phải làm việc với các đồng minh và các đối tác “nhằm chặn đường Iran đi tới vũ khí nguyên tử” “chống việc Iran ủng hộ quân khủng bố”.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lời bàn Mao Tôn Cương chuyện chú Ủn – ông Trùm – ông Tập – ông Putin…

Trước đây có một bài của Ông Cử Mậu tôi đã đăng trên trang nhà https://vietquoc.org  “chuyên lùm xùm giữa chú Ủn và ông Trùm”  đã bàn rằng chú Ủn và ông Trùm (Trump) chỉ ồn ào để báo chí có đề tài thổi phồng tung tin “nóng”.  Cả hai bên, chẳng dại gì mà nhả đạn vào nhau.

Số là:

1) Chiến tranh gây ra Mỹ đâu có lợi gì? Mà không chừng lún sâu vào cuộc chiến không rút chân ra được. Còn chú Ủn có vợ đẹp, con thơ, sống vương giả như hoàng đế, chú còn trẻ “tham sống sợ chết” dại gì mà đùa với mấy đầu đạn nguyên tử của Mỹ ở đâu đó dưới tàu ngầm nguyên tử đang lảng vảng ở ngoài khơi vùng biển Bắc Hàn.  

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sau Mỹ, Hàng Không Mẫu Hạm Trung Cộng thăm Việt Nam?

Hàng Không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Cộng

Hàng không mẫu hạm đầu tiên của hải quân Trung Cộng “nhiều khả năng sẽ tới Việt Nam” sau khi USS Carl Vinson về nước, theo giới quan sát, giữa lúc có tin nói rằng Bắc Kinh “không vui” khi tàu sân bay Mỹ cập cảng ở Đà Nẵng tại vùng biển hướng ra Biển Đông.
Tiến sĩ Phan Kim Nga, nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Xã hội Trung Cộng, nói với VOA tiếng Việt rằng bà “không ngạc nhiên” nếu Liêu Ninh cập bến ở Việt Nam vì theo bà, Hà Nội “luôn cố gắng cân bằng các lực lượng lớn trên thế giới”, nhất là với Bắc Kinh và Washington.
“Kinh nghiệm cho thấy, trong lĩnh vực an ninh và quân sự, Việt Nam đồng thời thúc đẩy hợp tác với cả Trung Cộng và Hoa Kỳ”, bà nói thêm. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt