Hoài nghi về thực tâm giải trừ hạt nhân của Bắc Hàn…
Trước đây trang nhà https://vietquoc.org đã đăng bài “Thế Giới có thể tin trùm Cộng Sản Kim Jong-un?”. Bài nêu ra những lý cứ rằng đối với Cộng Sản không bao giờ tin được. Đúng như vậy! sau khi Trump hớn hở đi gặp Kim Jong-un ở Singapore vào ngày 12 tháng 6 thì Bình Nhưỡng tiếp tục làm giàu chất uranium để chế thêm vũ khí nguyên tử….Và đến nay đã ba tuần mà Bắc Hàn chưa đưa ra một lộ trình phi nguyên tử ở Bắc Hàn – Bản tin đài RFI đủ chứng minh thêm: [Đọc tiếp]
NBC: Tình báo Mỹ tin Bắc Hàn gia tăng sản xuất nhiên liệu bom nguyên tử
Các cơ quan tình báo Mỹ tin rằng Bắc Hàn đã gia tăng sản xuất nhiên liệu cho vũ khí nguyên tử tại nhiều địa điểm bí mật trong những tháng gần đây và có thể tìm cách giấu chúng trong khi tìm kiếm những nhượng bộ trong các cuộc đàm phán nguyên tử với Mỹ, NBC dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết.
Trong một bản tin loan đi hôm thứ Sáu, mạng lưới truyền hình này nói điều mà họ mô tả là đánh giá tình báo mới nhất của Mỹ dường như trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, người đã tweet sau một hội nghị thượng đỉnh chưa từng có vào ngày 12 tháng 6 với lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un rằng “không còn mối đe dọa nguyên tử từ Bắc Hàn nữa.” [Đọc tiếp]
“Một Vành Đai, Một Con Đường” – Một Thời Cơ cho Hải Quân Trung Cộng
Lời người post: “Một vành đai, một con đường” là âm mưu xâm chiếm của Đại Hán trước thế kỷ thứ 21 nhắm tranh giành ảnh hưởng với siêu cường Hoa Kỳ. Trong chiến lược này Trung Cộng dùng cảng Hải Phòng như là một cứ điểm trọng yếu đầu cầu (đường màu vàng). Hải Phòng là hải cảng đầu tiên để xuất hàng từ Trung Cộng đi khắp năm châu bốn bể theo đường “sea silk” (dương tơ lụa trên biển)… toàn bài này nói rõ về âm mưu “one belt, one road” của Tập Cận Bình.
Dưới đây là bài dịch từ Foreign Policy ngày 17 tháng 4 năm 2018, tác giả Keith Johnson & Dan De Luce. Nguyên bản: http://foreignpolicy.com/2018/04/17/one-belt-one-road-one-happy-chinese-navy/
Việt Nam không gửi tàu chiến tới cuộc diễn tập hải quân lớn nhất thế giới
Lời người post: Cộng Sản Việt Nam sợ Tàu Cộng nên không gửi tàu chiến đến tham dự cuộc diễn tập quân sự lớn nhất Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) trong đó có 26 nước do Mỹ đứng đầu tổ chức. Với thái độ như vậy thử hỏi Tàu đã xâm lược Việt Nam đến như thế mà bọn Việt Cộng còn xạo xịa trên tờ Thanh Niên của chúng rằng:“Hy vọng rằng lần tập trận RIMPAC tiếp theo, Việt Nam sẽ cử được chiến hạm góp mặt và tham gia đầy đủ các khoa mục huấn luyện của RIMPAC 2020, nhằm tăng cường khả năng hợp tác chiến đấu, góp phần duy trì hòa bình, bảo vệ chủ quyền quốc gia.” Mẹ kiếp, đến năm 2020 thì Việt Nam thành một tỉnh của Tàu Cộng [theo Mật Ước Thành Đô] còn đâu nữa mà gửi tàu đi tập trận! [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình: “Trung Quốc không thể mất một tấc đất nào”
Lời người post: Tàu Cộng đi cướp Biển Đông của Việt Nam làm điểm xuất phát cho chiến lược bành trướng Hán Tộc “Một Vành Đai, Một Con Dường”. Tự vẽ đường “lưỡi Bò” chín đoạn rồi cho là vùng biển thuộc chủ quyền của mình để uy hiếp con đường hàng hải huyết mạch của thế giới… Xây thành đắp lũy với những ổ vũ khí uy hiếp hàng không, hàng hải quốc tế. Dĩ nhiên, trong đó quyền lợi của Mỹ bị tổn thương. Mấy ngày qua, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis đến Bắc Kinh yêu cầu Trung Cộng chấm dứt hành động xâm lược phi pháp trên Biển Đông. Nhưng Tập Cận Bình tuyên bố: “Trung Quốc không thể mất một tấc đất nào” thật là ngỗ ngáo và phi lý hết sức… Chiến tranh thế nào cũng phải nổ ra để giải quyết toàn bộ vấn đề. [Đọc tiếp]
Các cuộc biểu tình quy mô và thế lưỡng nan của Hà Nội trước Trung Quốc
Các cuộc biểu tình trên toàn quốc làm rung chuyển Việt Nam cách đây gần hai tuần đã làm nổi bật bài toán khó của Hà Nội khi giao dịch với Trung Cộng – vừa là cừu địch ở Biển Đông, lại vừa là đối tác thương mại và nhà đầu tư chủ chốt.
Lịch sử quan hệ Việt-Trung chìm đắm trong một ngàn năm Bắc thuộc, chiến tranh, loạn lạc. Cuộc xâm lược gần đây nhất của Trung Cộng là cuộc chiến tranh biên giới kéo dài hai tháng vào năm 1979. [Đọc tiếp]
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Ghé Qua Tàu: Các Chủ Điểm Quan Trọng
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis, người đã lớn tiếng cảnh cáo Trung Cộng (TC) về hành động “đe dọa và ép buộc” các quốc gia láng giềng nhỏ bé trong khu vực Biển Đông, đang viếng thăm Bắc Kinh trong tuần này, từ ngày 26/6/18 đến 28/6/18, trong khi đang có những căng thẳng về việc Mỹ gia tăng bán vũ khí cho Đài Loan và TC mở rộng sự hiện diện quân sự ở nước ngoài. Đây là cuộc thăm viếng đầu tiên của một vị Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ kể từ 2014, có thể giúp hai quốc gia tìm ra phương thức giải quyết những quan điểm bất đồng.
Ông Mattis dự tính sẽ gặp gỡ cả hai nhóm lãnh đạo quốc gia và quân đội trong thời gian thăm viếng. Dưới đây một vài vấn đề chính, có thể sẽ được bàn luận, đáng chú ý:
[Đọc tiếp]
Trung Cộng là đầu nậu châu Á
Lời người post: Hành xử như Cộng Sản Việt Nam, cứ mỗi lần lãnh đạo CSVN sang thăm Mỹ thì sau đó phải viếng Bắc Kinh để “tường trình công việc”. Cộng Sản Bắc Hàn Kim Jong-un cũng vậy, mới có hội nghị thượng đỉnh với TT Trump tại Singapore tuần trước thì tuần này sang gặp Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Quả thật, Tàu Cộng là “đầu nậu” các nước Cộng Sản châu Á còn sót lại.
Kim Jong Un hôm nay 19/06/2018 bắt đầu chuyến viếng thăm Trung Cộng hai ngày. Chuyến thăm này diễn ra chỉ một tuần sau cuộc gặp lịch sử với Tổng Thống Mỹ Donald Trump, vào lúc mà Bắc Kinh muốn duy trì vai trò quan trọng đối với Bình Nhưỡng.
Tân Hoa Xã thông báo tin trên chỉ một dòng ngắn ngủi, không có chi tiết nào về chương trình viếng thăm, xác nhận thông tin của nhiều tờ báo Nhật trước đó.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung căng thẳng: Trump dọa áp thêm thuế trên 200 tỉ đô la hàng TQ
Trong một hành động bất ngờ, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/06/2018, đã đe dọa áp thêm 10% thuế quan trên khoảng 200 tỷ đô la hàng hóa nhập từ Trung Cộng. Bắc Kinh đã lập tức lên tiếng cảnh cáo là sẽ trả đũa Washington.
Theo hãng tin Mỹ AP, ông Trump đã chỉ thị cho Đại Diện Thương Mại Mỹ chuẩn bị lập danh sách hàng hóa Trung Cộng trị giá 200 tỷ đô la sẽ bị đánh thuế 10%.
Ông Trump xác định rằng quyết định của ông là nhằm trả đũa lại việc Trung Cộng hôm 16/06 đã tăng thuế trên 50 tỷ đô la hàng nhập từ Mỹ, một phản ứng sau loan báo trước đó một hôm của chính tổng thống Hoa Kỳ là sẽ đánh thuế 25% trên 50 tỷ đô la hàng nhập từ Trung Cộng.
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố: Trung Cộng muốn các quốc gia khác phải “triều cống và vâng lời”
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, James Mattis, đã gây sốc đối với những người tham dự lễ bế giảng của một trường hải quân khi nói rằng Trung Cộng muốn các nước khác phải triều cống, và rằng Bắc Kinh có tâm thái tự phụ và tham vọng lớn hơn triều đại nhà Minh, theo Taiwan News.
Người đứng đầu Ngũ Giác Đài đưa ra những chỉ trích gay gắt đối với Bắc Kinh trong tinh hình Tổng thống Donald Trump quyết định áp mức thuế 25% đối với hạn mức 50 tỷ USD cho hàng hóa nhập từ Trung Cộng, và Bắc Kinh, ngay lập tức, cũng đã đáp trả bằng một hành động tương tự, làm cho cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung nóng trở lại. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Ngoại trưởng Mỹ tái khẳng định chống quân sự hóa Biển Đông
Trong chuyến ghé thăm Trung Cộng lần đầu tiên trên cương vị ngoại trưởng Mỹ, ông Mike Pompeo hôm 14/06/2018 đã không ngần ngại nêu bật với cả đồng nhiệm Trung Cộng Vương Nghị lẫn chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình rằng Washington hết sức quan ngại trước các hành vi quân sự hóa các tiền đồn trên Biển Đông. Thái độ cứng rắn của Hoa Kỳ được thể hiện đúng vào lúc Bắc Kinh tiếp tục cho tiến hành tập trận bắn hỏa tiễn tại khu vực Biển Đông.
Theo ghi nhận của hãng tin Reuters, trong một thông cáo công bố hôm qua, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết là tại Bắc Kinh, ngoại trưởng Mỹ đã tiếp xúc với chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình để khẳng định quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, cũng như các mối quan ngại của Mỹ trước các hoạt động của Trung Cộng tại Biển Đông…
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang: Trung Cộng ăn miếng, trả miếng…
Đúng như dự kiến, tổng thống Donald Trump hôm qua 15/06/2018 công bố đánh thuế hải quan 25% trên 50 tỉ đô la hàng Trung Cộng nhập vào Hoa Kỳ. Ngay sau đó Bắc Kinh trả đũa bằng cách áp tỉ lệ thuế tương tự lên số hàng Mỹ có cùng trị giá.
Kể từ ngày 6/7 tới, trên 800 sản phẩm Trung Cộng có trị giá 34 tỉ đô la sẽ bị Hoa Kỳ áp thuế, và đợt hai đánh vào 280 mặt hàng khác, nhưng chưa rõ thời hạn. Mỹ chủ yếu nhắm vào các sản phẩm công nghệ, tránh những mặt hàng phổ biến như điện thoại di động, tivi. Mục tiêu là làm giảm số thâm hụt thương mại khổng lồ với Trung Cộng, năm ngoái lên tới 375 tỉ đô la. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: TT Trump áp thuế 25% trên hàng Trung Cộng
Chính quyền Mỹ ngày 15/06/2018 đã công bố mức thuế 25% trên một loạt mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá 50 tỉ đô la. Đây là một bước leo thang tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Theo hãng tin Mỹ AP, tổng thống Donald Trump đã thề là sẽ đánh thẳng vào những gì mà ông gọi là các hoạt động thương mại không công bằng của Trung Quốc. Trung Quốc đã đe dọa là cũng sẽ trả đũa trên 50 tỉ đô la hàng mua của Hoa Kỳ.
Quyết định áp thuế được đưa ra chỉ vài hôm sau khi ông Trump họp hội nghị thượng đỉnh hạt nhân với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tại Singapore, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh tiếp tục duy trì áp lực kinh tế lên Bình Nhưỡng.
Toàn văn thỏa thuận Trump-Kim vừa ký kết
Tổng thống Hoa Kỳ Donald J. Trump của Hoa Kỳ và Chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn (CHDCND Triều Tiên) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh đầu tiên, lịch sử tại Singapore vào ngày 12/6/2018.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim Jong-un đã trao đổi ý kiến toàn diện, sâu sắc và chân thành về các vấn đề liên quan đến việc thiết lập quan hệ Hoa Kỳ-CHDCND Triều Tiên mới và xây dựng một chế độ hòa bình lâu dài và mạnh mẽ trên bán đảo Bắc Hàn. Tổng thống Trump cam kết cung cấp bảo đảm an ninh cho CHDCND Triều Tiên, và Chủ tịch Kim Jong-un tái khẳng định cam kết vững chắc và không lay chuyển của mình để hoàn thành việc giải trừ hạt nhân của bán đảo Bắc Hàn. [Đọc tiếp]
Thượng đỉnh G7: Trump muốn “lấy thịt đè người”
Cuộc họp thượng đỉnh thường niên của nhóm G7 khai mạc hôm nay, 08/06/2018, tại Quebec, Canada, trong tình hình rất căng thẳng do việc chính quyền Donald Trump đánh thuế trên thép nhôm nhập từ các nước đồng minh, bất chấp phản đối của những nước này.
Cuộc họp thượng đỉnh G7 năm nay bỗng giống như là một trận đấu giữa một mình tổng thống Donald Trump chống lại 6 lãnh đạo khác trong nhóm các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới. Sau việc đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, việc đánh thuế mang tính bảo hộ mậu dịch là một bước mới của Hoa Kỳ đánh vào chính nền tảng của nhóm G7, vốn được coi là một định chế bảo đảm cho trật tự thế giới.
Để chuẩn bị cho cuộc đấu này, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đến Canada từ hôm thứ Tư, đã cùng với thủ tướng của nước chủ nhà Justin Trudeau ra một tuyên bố chung cổ vũ cho “một chủ nghĩa đa phương mạnh, có trách nhiệm và minh bạch“, một công thức mà chắc là tổng thống Trump khó mà “nuốt trôi“.