Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ phá vỡ cạm bẫy “vành đai, con đường”?
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo chính thức tuyên bố về kế hoạch đề xướng Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ sẽ dốc sức giúp các quốc gia trong khu vực này phát triển kiến thiết và cải thiện kinh tế. Đây được coi như vũ khí mới của Mỹ để đối kháng lại “Một vành đai, Một con đường” của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST).
Tuy nhiên, Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (gọi tắt Ấn Độ – Thái Bình Dương) chắc chắn không phải là “Một vành đai, Một con đường” phiên bản Mỹ, hai kế hoạch này có sự khác biệt về rất nhiều phương diện. [Đọc tiếp]
Việt Nam mua vũ khí của Mỹ đến “100” triệu đô mà lại sợ Tàu Cộng không dám nói….
Lời người post: “Giới chức cao cấp Bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định với đài VOA trong ngày 2/8 rằng: “Việt Nam ‘đặt mua’ gần 100 triệu đôla vũ khí Mỹ”. Nhưng sau đó chỉ một ngày, phát ngôn viên vẹm cái Lê Thị Thu Hằng phát biểu: “Sẽ chuyển câu hỏi đến các cơ quan chức năng” – cũng theo VOA “Bộ Ngoại giao của Vẹm không xác nhận mà cũng không phủ nhận tin tức về hợp đồng mua vũ khí của Mỹ khi được yêu cầu xác minh tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Năm”. Đó là lối nói lấp liếm của bọn Cộng Sản thường dùng, thiếu thành thật, nhưng thật chất thì CSVN “sợ” Tàu Cộng khi mua vũ khí của Mỹ” [Đọc tiếp]
Trung Quốc đưa các nhà đấu tranh lên truyền hình thú tội
Lời người post: “Tập Cận Bình sẽ bị chết thảm, cho đến thế kỷ thứ 21 mà vẫn đấu tố con người như thời đấu tố cải cách ruộng đất”
“Trung Cộng sử dụng hình thức “thú tội” trên truyền hình” là một chủ đề thời sự châu Á khác được nhật báo Le Figaro quan tâm. Đây là báo cáo của tổ chức phi chính phủ Safeguard Defenders, trong đó, việc dàn dựng “thú tội” và sự đồng lõa của truyền thông Trung Cộng cũng bị lên án. [Đọc tiếp]
Ngoại trưởng Mỹ đi châu Á để quảng bá chính sách Ấn Độ – Thái Bình Dương
Lời người post: “Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ cần rời văn phòng qua một trong các nước châu Á cho tiện… Trong một tháng mà Bộ Trưởng ngoại giao Mỹ đến châu Á hai lần, đủ biết sự quan tâm của Mỹ đối với vùng đất này như thế nào? Phải, ở đâu có “quyền lợi” tức vùng đất nào Mỹ hái ra tiền cho tư bản Mỹ thì nơi đó dù máu chẩy đầu rơi, Mỹ phải chiếm cho bằng được. Châu Á trong tương lai có tổng sản lượng bằng 1/2 trên thế giới thì làm sao Mỹ rời bỏ mối lợi to lớn này được. Chỉ tội cho Tập Cận Bình muốn “nhất đới, nhất lộ” để thực hiện “Giấc mơ rồng tía Trung Hoa” bị kỳ đà Mỹ cản mũi quá lớn…chuyến này chú Chệt trở về bán ve chai là vừa.” Dưới đây là tin VOA.
Trong vòng 4 ngày tới, từ 02-05/08/2018, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công du châu Á nhằm quảng bá chiến lược của Hoa Kỳ về một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương “tự do và rộng mở”.
AFP trích dẫn thông cáo của bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trong chuyến đi ngắn này, ngoại trưởng Mike Pompeo đến ba nước, Malaysia, Singapore và Indonesia. Riêng tại Singapore, ngoại trưởng Mỹ sẽ tham dự cuộc họp thường niên giữa ngoại trưởng các nước trong khối ASEAN. [Đọc tiếp]
Bầu cử Cam Bốt, đối lập và dân chủ chỉ là hình thức bề ngoài
Lời người post: Đây là nước hậu Cộng Sản, những bóng ma Cộng Sản vẫn chập chờn thì không bao giờ có dân chủ thật sự. Campuchia là một nước trước đây nổi tiếng diệt chủng dưới thời Cộng Sản man rợ Pol Pot. Hun Sen cũng là một tay Cộng sản trong lò Pol Pot ly khai theo Cộng Sản Việt Nam. Cuộc tấn công của CSVN vào Campuchia năm 1979 đưa Hun Sen lên làm Bộ Trưởng Ngoại Giao và năm 1985 làm thủ tướng nước Campuchia. Từ năm 1985 – 2018, tức 33 năm qua bóng ma Cộng sản Hun Sen vẫn nhận chìm Campuchia dưới chế độ độc tài đảng trị. Những người đấu tranh chống Cộng hãy xem đây là bài học quý giá. Cần đoạn tuyệt với chế độ Cộng Sản mới tiến lên dân chủ thực sự được.
Bản tin bầu cử dân chủ cuội của tên độc tài Hun Sen: [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Tàu Cộng trả giá đắt cho tham vọng trở thành số 1 thế giới
Tham vọng chiếm lĩnh vị trị nền kinh tế số 1 thế giới đang dần phản tác dụng, gây ảnh hưởng đến ngay cả những món ăn trong bữa tối hàng ngày của người dân Trung Cộng.
Theo tạp chí Nikkei Asian Review, không lâu nữa 1,4 tỷ người dân Trung Cộng sẽ cảm nhận được dư vị đắng ngắt mà cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung gây ra.
Điều đó sẽ hiển hiện trên bàn ăn của họ. Những món ăn ưa thích của người Trung Cộng như gà chiên ngập dầu hay thịt lợn xào hai lần chín – đều là những món ngốn rất nhiều dầu. Trong khi đó, đa phần dầu ở Trung Cộng được ép từ đậu nành của Mỹ hoặc Brazil. [Đọc tiếp]
Cục diện thế giới thay đổi nhanh chóng
Lời người post: Thế giới đánh gục Trung Cộng là làm “phước” cho Việt Nam, nếu không đất nước ta sẽ bị Hán hóa.
Trục Mỹ, Liên Âu, Nhật, Ấn, Úc, Nga.
Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi quá nhanh và ngày càng có thêm những tình huống bất ngờ! Trục Mỹ, Liên Âu, Nhật, Ấn Độ, Úc…và Nga đã được hình thành. Trong khi đó thì Tàu Cộng ngày càng rơi vào thế bị cô lập từ bên ngoài và bị bối rối từ bên trong.
Mỹ và Liên Minh Châu Âu vừa ký một thoả thuận bằng cách Mỹ sẽ không đánh thuế thép và nhôm của Liên Minh Châu Âu, nhưng đổi lại Liên Minh Châu Âu sẽ phải mua dầu và nông sản của Mỹ. Đây là những thỏa thuận quan trọng sau một thời gian dài đám phán giữa Hoa Kỳ và Liên Minh Châu Âu (EU). [Đọc tiếp]
CIA: Trung Cộng phát động chiến tranh lạnh nhằm thay thế vị trí siêu cường của Mỹ
Một giới chức cấp cao Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) hôm 20/7 nhận định Bắc Kinh đang phát động một cuộc chiến tranh lạnh chống lại nước Mỹ và tìm cách để thay thế Hoa Kỳ trở thành cường quốc dẫn đầu thế giới.
Phát biểu tại Diễn đàn An ninh Aspen ở Colorado, Hoa kỳ, Phụ tá Giám đốc thuộc Trung tâm nhiệm vụ Đông Á của CIA, Michael Collins nói rằng Trung Cộng đang mở rộng tham vọng và lợi ích cũng như các hoạt động của mình trên toàn cầu để cạnh tranh với Mỹ và cuối cùng sẽ làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ để tạo ảnh hưởng cho họ. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Trump tố cáo Trung Cộng “độc ác”
Tổng thống Donald Trump hôm thứ Tư (25/7) cáo buộc Trung Cộng tấn công nông dân Mỹ một cách “độc ác” và sử dụng điều đó làm đòn bẩy để đạt được nhượng bộ thương mại từ Hoa Kỳ.
Tuyên bố trên của ông chủ Tòa Bạch Ốc được đưa ra một ngày sau khi chính quyền Trump thông báo gói hỗ trợ trị giá 12 tỷ USD cho nông dân Mỹ giữa tình hình chiến tranh thương mại không ngừng leo thang. [Đọc tiếp]
Pháp trở lại Đông Dương
Lời người post: Nước Pháp đô hộ Việt Nam gần 70 năm (1885-1954), sau Đệ II Thế Chiến các chế độ Thực Dân buộc trao trả độc lập cho các nước thuộc địa để nhân viện trợ của Mỹ nhằm kiến thiết đất nước bị tàn phá sau trận chiến giữa phe Trục do Đức-Nhật-Ý chủ xướng và quân Đồng Minh. Thế nhưng tham vọng Thực Dân Pháp không từ bỏ, chúng muốn kéo dài sự cai trị trên mảnh đất Đông Dương, biến Việt Nam thành vùng đất xâm lược Đông Nam Á của Cộng Sản đứng đầu là Hồ Chí Minh khoác áo “độc lập dân tộc” … Vì thế, đất nước Việt Nam bị chia đôi và đã trở thành cuộc chiến Quốc-Cộng khốc liệt suốt gần 25 năm. Nay, khu vực Đông Nam Á và đặc biệt là Việt Nam đang ở trên vùng tranh chấp của Mỹ và Tàu Cộng mà Biển Đông là điểm nóng.
Gần đây Pháp trở lại bán đảo Đông Dương để chia phần, nếu không muốn nói là phá thối. Một vài diễn tiến quan trọng trong những năm lại đây, thấy manh nha của Pháp trở lại Việt Nam : [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Báo Nga cho rằng Bắc Kinh bắt đầu rối loạn
Cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ đang nóng lên, sau khi Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành thu thuế 2 lần đối với sản phẩm Trung Cộng, mới đây Mỹ đã nói về kế hoạch thu thuế các sản phẩm Trung Cộng tổng trị giá 500 tỉ Đô la Mỹ (USD). Truyền thông Nga bình luận cho rằng, Bắc Kinh hiện đang rối loạn.
Hãng tin RIA Novosti (Nga) mới đây có đăng một bài phân tích dài có tiêu đề “Đừng chỉ nghe những gì Bắc Kinh nói”, mới đầu Bắc Kinh kiên quyết phản kích một cách có trật tự, nhưng giờ đây đã bắt đầu rối loạn. [Đọc tiếp]
Vì sao tình báo Trung Cộng phủ lưới khắp 50 tiểu bang của Mỹ, còn tình báo Nga thì không?
Nước Mỹ có mối đe dọa lớn nhất về tình báo Trung Cộng, sau khi một cuộc tranh cãi nảy lửa về các cáo buộc Nga gài gián điệp vào nội bộ Mỹ và can thiệp bầu cử Tổng thống năm 2016, còn đối với Trung Cộng là “kẻ thù” là mối đe dọa lớn nhất, thách thức nhất và đáng lo ngại nhất của nước Mỹ.
Giữa những cuộc tranh cãi nẩy lửa về các cáo buộc Nga gài gián điệp vào nội bộ Mỹ và can thiệp bầu cử Tổng thống năm 2016, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray lại cho rằng Trung Cộng mới là mối đe dọa lớn nhất về tình báo đối với Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Chuyến Âu du đầy sóng gió của TT Donald Trump…
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Chuyến Âu du của TT Trump nhằm vào mùa tranh giải túc cầu thế giới năm 2018 tổ chức tại Nga. Mùa thi đấu đang vào thời bán kết và chung kết, mọi người dán mắt vào chiếc TV trong nhà để xem những trận đá bóng hấp dẫn của những đội banh lừng danh trên thế giới. TT Trump đến phi trường Brussels nước Bỉ – nơi đặt trụ sở Tổng Hành Dinh của khối NATO – trong bầu không khí im lặng, ít nhân vật ngoại giao ra đón ở phi trường. Tưởng chừng như chuyến Âu du của TT siêu cường buồn tẻ và lạnh nhạt…. nhưng mà sóng gió lại nổi lên sau khi ông đến Helsinki thủ đô Phần Lan.
Ông chủ Tòa Bạch Ốc Âu du lần này với ba mục đích: Họp thượng đỉnh khối NATO (Khối Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương) ở Brussels nước Bỉ, đi thăm nước Anh, và dự Hội Nghị Thượng Đỉnh với TT Nga Vladimir Putin tại thủ đô Helsinki Phần Lan. [Đọc tiếp]
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: “Phát súng đầu tiên, phát súng cuối cùng”
Ngày 06/7/2018, Mỹ nã phát súng đầu tiên trong cuộc chiến thương mại với Trung Cộng. Kịch bản chiến trường có thể được hình dung như sau:
1) Mỹ nã đạn nặng 34 tỷ USD, Trung Cộng đáp lại 34 tỷ USD;
2) Mỹ nạp tiếp đạn nặng 24 tỷ USD, Trung Cộng đáp lại 24 tỷ USD.
Kết thúc trận mở màn, hai bên tạm “hưu chiến”, Mỹ khui sâm banh ăn mừng chiến thắng, Trung Cộng cũng mở Mao Đài lấy sức. Xã hội Mỹ vẫn bình thường như mọi ngày bình thường, đại lục cuống cuồng, hoảng loạn vì chứng khoán sập sàn, bong bóng bất động sản nổ dây chuyền, nợ công và nợ doanh nghiệp “trăm hoa đua vỡ” (đua nhau vỡ nợ). [Đọc tiếp]
Tập trận hải quân tăng mạnh trên Biển Đông chọc giận Tàu Cộng
Theo các nhà phân tích thì tổng số các cuộc diễn tập hải quân trên Biển Đông của các đồng minh phương Tây tăng vọt trong trong năm nay đang kìm giữ hữu hiệu hoạt động bành trướng của Trung Cộng tại các vùng biển có tranh chấp.
Các nước Úc, Pháp, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã phái chiến hạm đến vùng biển rộng 3,5 triệu km vuông trong năm 2018. Họ tin rằng vùng biển giàu thủy sản và trữ lượng nhiên liệu hóa thạch này là hải lộ quốc tế, nhưng Trung Cộng tuyên bố chủ quyền khoảng 90% diện tích ở đó và đã quân sự hóa một số hải đảo quan trọng. [Đọc tiếp]