Cặp Putin-Tập Cận Bình muốn viết lại trật tự thế giới, nhưng rất khó…

Tập (p) và Putin (t) dự lễ duyệt binh của Trung Cộng trên quảng trường Thiên An Môn 3/9/2015. Ảnh: AFP
Việc Nga và Trung Cộng thắt chặt quan hệ ngoại giao, kinh tế và an ninh đã khiến tình hình khu vực châu Á-Thái Bình Dương vốn đã “mong manh” càng trở nên phức tạp hơn.
Đại sứ Nga tại Trung Cộng Andrei Denisov hôm thứ Tư, 3/2/2016, cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin có kế hoạch thăm chính thức Trung Cộng trong năm 2016, đồng thời Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường sẽ thăm Nga vào cuối năm. [Đọc tiếp]
Năm Cạm bẫy tiềm tàng của Trung Cộng…
Sau khi phát triển nhanh chóng trong gần suốt 40 năm, Trung Cộng hiện ở một bước ngoặt của sự tăng trưởng kinh tế lẫn phát triển xã hội và chính trị. Trong loạt bài tới đây, Tiến sĩ Xue Li sẽ bình luận năm thách thức chủ yếu và cũng là năm cạm bẫy tiềm tàng mà Trung Cộng phải đương đầu hiện nay và mai hậu.
Cạm bẫy tiềm tàng thứ 1 của Trung Cộng: Môi trường
Nguồn: http://thediplomat.com/2015/11/chinas-potential-pitfalls-1-the-environment/
Ô nhiễm môi trường sinh thái là thách thức lớn nhất mà Trung Cộng phải đương đầu trong giai đoạn phát triển kế tới. Dần dần, ai cũng nhận ra thách thức ấy, mặc dù một số chính quyền địa phương vẫn cương quyết cho rằng phát triển kinh tế phải là mục tiêu tối ưu. Tuy nhiên, nhiều địa phương khác vốn đã hy sinh vài sự phát triển kinh tế cho lợi ích môi trường.
Theo kinh nghiệm của các nước tiền tiến, khắc phục các rắc rối ô nhiễm và phục hồi môi trường là khả dĩ nhưng rất đắt đỏ. Điều đó có nghĩa là các rắc rối môi trường của Trung Cộng, tới một mức độ nào đó, chỉ có thể giải quyết được bằng một sự phát triển kinh tế khác. [Đọc tiếp]
Biển Đông: Mỹ đối mặt với nguy cơ bị Trung Cộng chọc mù

Vệ tinh SMOS
Cho đến nay, uy lực quân sự của Mỹ được cho là chủ yếu dựa trên kỹ thuật và vũ khí, kết nối với nhau qua màng lưới vệ tinh. Thế nhưng, đây chính là “tử huyệt” mà các đối thủ của Mỹ, cụ thể là Trung Cộng và Nga, có thể đánh vào.
Trong một bài viết ngày 07/02/2016, nhà báo Dan Lamothe, chuyên trách vấn đề quân sự và quốc phòng của nhật báo The Washington Post có trụ sở ở Washington DC, đã nêu bật nguy cơ này trong bài “Giới phân tích hối thúc Hoa Kỳ chuẩn bị cho chiến tranh không gian với Nga, Trung Cộng”.
Bính Thân với nhiều bất trắc chính trị và kinh tế chờ đón…
Tại một trung tâm thương mại Hồng Kông, ngày 27/01/ 2016
Từ lúc 12 giờ đêm qua (8/02), Dê ra đi nhường chỗ cho Khỉ, trái đất bước vào năm Bính Thân theo luật tuần hoàn của vũ trụ. 12 tháng tới của năm âm lịch sẽ xẩy ra nhiều xáo trộn từ chính trị cho đến tài chính theo dự báo của giới chiêm tinh Hồng Kông vì khỉ là con vật tinh ranh, khó lường mà năm nay lại nhập với hành hỏa. Ngược lại, phụ nữ được thế thượng phong.
Bài tổng hợp của AFP phát họa năm Bính Thân là năm đầy lửa khói nhưng lại hợp với phụ nữ (lãnh đạo ?) và những bộ óc canh tân tinh khôn.
Khi đế chế Trung Hoa trở nên hung hăng…

Hình minh họa
Tại Trung Quốc đang diễn ra các biến đổi lớn. Hệ quả là, về đối nội, chính quyền nước này sẽ đi đến việc kiểm soát xã hội nhiều hơn. Về đối ngoại, Bắc Kinh sẽ thực hiện một chính sách dân tộc chủ nghĩa hung hăng hơn. Việc mua lại công ty hóa chất Syngenta của (Thụy Sĩ) với giá 40 tỷ Euro như thông báo mới đây là một chứng minh điển hình. Trên đây là nhận định của ông Michel-Henry Bouchet, chuyên gia kinh tế trường Skema Business School and Global Equity Management, đăng trên tờ La Tribune, ngày 05/02/2016. [Đọc tiếp]
Lời tuyên truyền thuyết phục…
Người thợ mộc muốn làm được cái bàn điều đầu tiên là cần có một mô hình trong đầu hay trên bản vẽ. Sau đó là cần đến các vật liệu và dùng cụ cần thiết để làm ra nó. Nhưng để cho cái bàn thực sự sở hữu của anh thợ mộc thì tất cả mọi thứ để làm nên cái bàn phải thuộc quyền sở hữu của anh ta. Anh ta phải bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu nếu anh ta không có. Và nếu là một cái bàn độc đáo thì ý tưởng đó phải là của anh ta… [Đọc tiếp]
Báo chí ngoại quốc nói về Đại Hội 12 của CSVN
The Straits Times Singapore:
Tờ nhật báo The Straits Times của Singapore hôm 29/01/2016, có bài nhận định về Đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 12 ở Việt Nam, vừa bế mạc hôm qua, cũng như về Đại hội đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào, bế mạc tuần trước. Bài viết có tựa đề : “Phe bảo thủ vẫn thắng thế ở Việt Nam và Lào”.
Ở Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng vừa tái đắc cử tổng bí thư ngày 27/01, còn ngày 22/01, ở Lào, ông Bounnhang Vorachit đã được bầu làm tân tổng bí thư. Qua hai kết quả bầu cử này, các nhà phân tích nhận định rằng đảng cầm quyền ở cả hai nước đều muốn có sự kế tục hơn là thay đổi sâu rộng, và họ sẽ không nhanh chóng tự do hóa hệ thống chính trị. [Đọc tiếp]
Làm gì có… mà đợi với chờ!
Khi tôi viết những dòng này thì Đại hội XII của đảng Cộng Sản Việt Nam đang tiến hành. Tôi lướt qua những trang báo quốc doanh và cả quốc lậu. Đâu đâu cũng thấy người đang trông đợi một đấng minh quân, một cuộc cải cách.
Tôi thở dài xót thương cho những người nhẹ dạ cả tin. Làm gì có minh quân trong cái Đảng này mà đợi. Làm gì có đổi mới hay cải cách mà chờ. Nhìn vào chiến dịch huy động 5500 quân nhân đặc biệt tinh nhuệ, trang bi hiện đại, tập luyện trong mọi tình huống, để bảo vệ Đại hội XII, bạn có suy nghĩ gì không? [Đọc tiếp]
Sự tranh quyền trong ĐCSVN trước mối nguy Trung Cộng
1/ Nhận thức từ “tư duy lô-gich”

Hình minh họa
Đại hội tuy là của Đảng (chữ Đảng viết hoa là nickname của ĐCSVN) nhưng Đảng đang toàn quyền quyết định số phận của Dân tộc VN nên mỗi người nếu còn ý thức mình là “con người khôn ngoan” (homo sapiens), không còn như muôn loài động vật thì không thể không soi kỹ vào nội tình của cái Đảng ấy, nhất là trong hậu trường, vì chỉ trong hậu trường mới hiện hình đúng thực chất kẻ đang quyết định sinh mạng của mình và của tất cả những người mà mình thương yêu.
Bằng trí khôn của một người bình thường, ta biết nội bộ giới cầm quyền đã lộ diện hai phe, phe “Ỷ Hán” (hay Thuộc Hán) và phe “Tồn nghi ”. Phe Ỷ Hán thắng thì quốc gia rất “ổn định” thuộc Tàu. Phe “Tồn nghi” thắng thì có thể có sự chuyển động, nhưng dữ hay lành chưa biết, nhưng giả thử có quyết tâm liên kết với Hoa Kỳ để Thoát Trung thì thực tế cũng vẫn còn muôn vàn trở ngại, chưa thể lường kết quả. Trước cục diện như vậy thì số phận dân Việt Nam lành ít dữ nhiều, nếu chưa nỡ nói “một phần thắng – đến chín phần thua”. Đau lòng nên phải nói. [Đọc tiếp]
Chiến lược triệt hạ Tàu Cộng của Hoa Kỳ bắt đầu
Cuộc chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng có thể đã và đang xảy ra, nhanh chóng hơn tất cả những tiên đoán từ trước tới nay. Những diễn tiến dồn dập xảy ra trong khoảng thời gian gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã sửa soạn cho một tình thế xung đột với Trung Cộng và có thể đã cho bắt đầu một chiến dịch để triệt hạ quốc gia đối thủ là Trung Hoa ngày càng ra mặt để khiêu khích Hoa Kỳ, bất chấp hậu quả!
Cuộc chiến tranh này không bắt đầu bằng những đụng độ quân sự qui ước như những chiến tranh trước đây trong lịch sử nhưng khởi sự bằng kinh tế, đặc biệt bằng cyberwarfare chiến tranh vi tính. Những diễn biến của thời gian qua, đặc biệt là sự sụp đổ thị trường chứng khoán gần năm nay của Trung Cộng đã đưa đến nghi vấn có phải Hoa Kỳ đã bắt đầu chiến lược triệt hạ Trung Cộng về mặt kinh tế bằng cách nhúng tay vào việc sụp đổ thị trường chứng khoán hay không.
[Đọc tiếp]
Sẽ có sự ngạc nhiên vào cuối đại hội đảng?
Hội nghị trung ương 14 Đảng cộng sản Việt Nam vừa kết thúc trước đại hội đảng chỉ một tuần với một loạt các quyết định cần phải được đưa ra, trong đó có những quyết định liên quan đến nhân sự quan trọng, trong tình trạng có những căng thẳng ngay trong nội bộ đảng. Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc trường đại học New South Wales, Australia, nhận định sức ép về thời gian chính là sức ép về thỏa hiệp trong việc lựa chọn nhân sự của đại hội lần này. Ông cũng nhận định, rất có thể sẽ có những kết quả ngạc nhiên ở cuối kỳ đại hội đối với nhiều người. Việt Hà của đài RFA có cuộc phỏng vấn với Giáo sư Carl Thayer về vấn đề này.
Kim Jong-un thử bom nguyên tử và phản ứng của Tập Cận Bình

Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?
Nhân dịp ở Việt Nam người ta đang bầu dàn lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và chính phủ, chúng ta thử bàn về vấn đề thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi.
Ở Việt Nam, nói đến người lãnh đạo, người ta chỉ hay đề cập một cách chung chung, trong đó, hầu như chỉ có hai yếu tố được nhấn mạnh là lòng yêu nước và sự trung thành đối với đảng cũng như đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đó không phải là những phẩm chất thiết yếu đối với một nhà lãnh đạo. Thì đảng viên nào, ngay cả đảng viên thuộc loại thấp nhất, chỉ là những đảng viên quèn, lại không được/bị đòi hỏi phải có tình yêu và những sự trung thành như thế? [Đọc tiếp]
Huyết chiến giành quyền lực trước Đại Hội 12 đảng CSVN
Những ngày tháng rộn ràng tin tức của hơn 700 tờ báo đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) và hàng ngàn trang website, blog cá nhân, facebook của lề trái đưa tin không ngừng về Đại Hội 12 của đảng CSVN. Người dân trong nước “hy vọng” phe thân Mỹ thắng thế để Việt Nam sớm thoát ảnh hưởng Trung Cộng, để đời sống người dân dễ thở và là cơ hội để các nước tây phương can thiệp vào vấn đề đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền tại Việt Nam. Không những báo chí tiếng Việt đưa tin hằng giờ mà các nhà bình luận quốc tế đều lên tiếng phân tích ai ở, ai đi trong tứ trụ triều đình của Bắc Bộ Phủ. [Đọc tiếp]
PHẢI ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH TỰ HỦY DIỆT CỦA CỘNG SẢN

Biểu tình dân oan Việt Nam
Kinh nghiệm lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng một chế độ Cộng Sản không thể bị đánh bại bằng một cuộc trừng phạt bằng võ lực từ bên ngoài dù rằng đó là những cuộc hành quân đầy chính nghĩa cốt giải phóng cho nhân dân khỏi gông cùm đỏ, loại chiến dịch
Việc nhân nghĩa cốt ở an dân,
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo.
Tại sao vậy? Xin thưa rằng đó không phải là vì lũ cướp đang cầm quyền trong các chế độ đỏ có tài ba siêu việt, gồm đủ lục thao tam lược, hô phong hoán vũ, chỉ sông sông cạn, chỉ núi núi tan, bách chiến bách thắng đâu, mà chỉ vì chúng là một loài ác quỷ chuyên sống bằng máu người, máu đổ càng nhiều chúng càng mạnh bởi lý do rất đơn giản là khi bị trừng phạt thì chúng chỉ đẩy nhân dân vô tội (mà chúng thừa biết là trong thâm tâm người nào cũng thù ghét chúng đến xương tủy vì bị chúng đàn áp bóc lột cực kỳ tàn nhẫn trong biết bao nhiêu năm qua) ra đổ máu mà chết thay cho chúng chứ chính chúng thì ẩn núp rất kỹ đằng sau, có bao giờ lò mặt ra cho địch thấy mà bắt giết đâu. [Đọc tiếp]