Biển Đông: Đã đến lúc chính quyền Donal Trump và đồng minh phải dằn mặt Bắc Kinh
Nhà nghiên cứu, Tiến sĩ Ross Babbage là Giám đốc điều hành của Strategic Forum Pty Ltd., nhà nghiên cứu của Trung Tâm Chiến Lược và Đánh Giá Ngân Sách (CSBA) ở Washington DC. Tiến sĩ Babbage từng giữ vị trí chủ tịch văn phòng Phân tích chiến lược của ONA, cơ quan tình báo trực thuộc văn phòng thủ tướng Úc.
Trong một bài phân tích trên trang War On The Rocks (trang mạng Internet chuyên phân tích vấn đề an ninh, văn phòng tại Washington) TS Ross Babbage cho rằng bây giờ là thời điểm để nhanh chóng hành động một cách khôn ngoan trước những cuồng vọng của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bài viết này là một phần trong báo cáo của ông cho Trung tâm Chiến lược và Đánh giá Ngân sách, mang tựa đề “Đối phó với những hành động phiêu lưu của Bắc Kinh trên Biển Đông : Các chọn lựa chiến lược cho chính quyền tân TT Donal Trump”. [Đọc tiếp]
Chủ nhân Alibaba, sứ giả và “nhà truyền giáo” của Trung Cộng …
Trước tiên tìm hiểu về công ty Alibaba và sức mạnh của công ty này:
Alibaba với khẩu hiệu “Global Trade starts here..” là một tập đoàn thương mại điện tử bán đấu giá trực tuyến được Jack Ma (Mã Vân) thành lập vào năm 1999, có trụ sở đặt tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. (1)
Năm 1999, Jack Ma cùng 17 doanh nhân khác đã lên kế hoạch thành lập Alibaba. Họ thành lập trang website Alibaba.com, một trang thông tin giao dịch giữ doanh nghiệp với doanh nghiệp để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Năm 2002, công ty này bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên. [Đọc tiếp]
Nga can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ như thế nào?
Đầu tháng 11, tổng thống Mỹ Barack Obama được cho rằng đã tự mình liên lạc với tổng thống Nga Vladimir Putin để cảnh cáo về những vụ tấn công mạng nhằm vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Tháng trước đó, Giám đốc Tình báo Quốc gia, James Clapper, và Jeh Johnson, Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ, đã công khai cáo buộc những quan chức cao cấp nhất của Nga về việc dùng những vụ tấn công mạng để “can thiệp vào quy trình bầu cử của nước Mỹ.”
Sau cuộc bầu cử mùng 8 tháng 11, không xuất hiện chứng cứ rõ ràng rằng có sự xâm nhập, can thiệp vào các máy bầu cử hay các thiết bị bầu cử khác. Nhưng trong một cuộc bầu cử phụ thuộc vào 100.000 phiếu bầu ở ba bang chủ chốt, một vài nhà quan sát cho rằng sự can thiệp của người Nga vào quá trình bầu cử có thể đã có ảnh hưởng đáng kể. [Đọc tiếp]
Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc
Tác giả: Donald Trump
“Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama.
Nói thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. [Đọc tiếp]
“Thất bại ngoại giao”: Điểm đen trong bảng thành tích của Obama
Giờ phút mà Tổng Thống Barack Obama đã nói lời từ biệt, 8 năm cầm quyền của ông, nước Mỹ được gì và mất gì? Bài nói chuyện gần 50 phút tại hội trường lớn McCormick Place, thành phố Chicago ngày 10 tháng 1, 2017 gọi là: President Obama’s Farewell Address. Dưới đây là nhận định của giới truyền thông tây phương đối với ông Barack Obama:
Giờ đã điểm. Tổng thống mãn nhiệm Barack Obama tối nay có bài diễn văn cuối cùng tại Chicago. Đấy cũng là lúc điểm lại những gì ông đã làm được và không làm được trong suốt tám năm cầm quyền. Theo Les Echos và Le Figaro hôm nay, 10/01/2017, ngoài việc công nhận những thành công kinh tế-tài chính, nước Mỹ dưới sự điều hành của ông Obama đã bị mất đi tầm ảnh hưởng trên trường quốc tế.
Melania Trump: Từ thị trấn nhỏ đến đỉnh cao danh vọng
Đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên không phải người bản xứ. Bà Melania Trump sẽ trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ đầu tiên có sinh quán ở nước ngoài trong gần 200 năm qua. Vào ngày 20 tháng 1 năm nay, phu quân của bà, ông Donald Trump, sẽ tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ. Câu chuyện nước Mỹ tuần này giới thiệu đến quý vị đệ nhất phu nhân sắp tới của Hoa Kỳ qua cái nhìn của người dân Slovenia hiện nay.
Hầu hết người Mỹ không biết gì nhiều về bà Melania Trump, 46 tuổi.
Bà sinh tại nước cộng hòa Slovenia thuộc Nam Tư cũ. Đây là một nước nhỏ bao quanh bởi nước Áo, Hungary, Ý và Croatia. Slovenia có một bờ biển nhỏ trên Biển Adriatic. Quốc gia này cũng có nhiều lâu dài cổ hàng trăm năm, những khu rừng rộng lớn và những dòng sông trong vắt. [Đọc tiếp]
Con ngáo ộp “Liêu Ninh” đang bơi trên Biển Đông!
Trung Cộng mua chiếc Hàng Không Mẫu Hạm (HKMH) phế thải không có động cơ, chỉ là chiếc xà lan không hơn không kém từ Ukraine năm 1998, mất gần 4 năm sau mới kéo về được hải cảng Đại Liên năm 2002, rồi chế biến thêm phần đầu, sơn lại phần đuôi, đặt súng phòng không, máy chân vịt mất 10 năm trời. Năm 2012, nó được hạ thuỷ đặt tên “Hàng Không Mẫu Hạm Liêu Ninh” (HKMH Liêu Ninh) bàn giao cho Hải quân Trung Cộng. Từ đó các cơ quan truyền thông Trung Cộng tuyên truyền liên tục cả mấy năm trời rằng đó là “sức mạnh hiện đại” của “Hải Quân Quân Đội Nhân Dân Trung Quốc” và là nơi đặt niềm tin của 1.3 tỉ dân tộc Hán!
Thật ra đó là mối nhục của Hán tộc có nền văn minh lâu đời trên trái đất này, mà tôi sẽ sắp nói đến. [Đọc tiếp]
Xin người Việt Quốc Gia ở hải ngoại hãy cảnh giác trước thủ đoạn xâm nhập của Việt Cộng
Lời tự thú: Tin đảng Cộng Sản Việt Nam là tự sát…
Bài viết của một đảng viên CSVN, Lê Minh Đức gửi các đảng viên Cộng sản:
ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN – TA LÀ AI ?
Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản VN, thì tôi nói thật, hận thù đó không nguôi được. Vì sao ư ? Vì quá nhục.
Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ.
Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 năm máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường. [Đọc tiếp]
Trung Cộng đang “thử phản ứng” của ông Trump?
Trung Cộng ngày 20/12 đã trả lại tàu lặn không người lái của Mỹ mà họ thu giữ hôm thứ Năm tuần trước ở vùng biển quốc tế trên Biển Đông.
Sau cuộc điện đàm của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, hành động này của Trung Cộng đã khơi lên nghi vấn liệu có phải Trung Cộng đang “thách thức” Mỹ sau khi ông Trump liên tiếp có những phát ngôn và hành động khiến Trung Cộng phật ý. [Đọc tiếp]
Fidel Castro chỉ có một vợ nhưng có 35,000 đàn bà…
Fidel Castro là lãnh tụ cộng sản cầm quyền lâu đời nhất. Đặc biệt hơn, ông là lãnh tụ có học nhất và thuộc giai cấp trưởng giả. Báo New York Post năm 2008 cho ông cái biệt danh là “Người đàn ông có 35 000 đàn bà”.
Các sử gia cho rằng Fidel có ít nhất 7 người con. Nhưng những người biết chuyện thì bảo số con của ông không thể đếm chính xác được.
Khi có ai hỏi về đời tư, Fidel phản đối “Là con người cách mạng, tôi không chấp nhận chuyện gia đình chen vào chánh trị. Năm 2002, ông tâm sự với nhà điện ảnh mỹ OlivierStone “Những câu chuyện về những Đệ nhất phu nhân, tôi thấy nó thật sự lố bịch”.
Về tài sản riêng, Fidel chỉ có cái chòi câu cá nhưng sở hữu nhiều cơ ngơi khác, và đô-la mỹ, ông có không dưới 900 triệu. Có thể nói đảo quốc Cuba là tài sản riêng trọn vẹn của Fidel Castro, về của cải vật chất và cả con người. [Đọc tiếp]
Ông Trump: Tân Tổng Thống thứ 45 Hoa Kỳ ?
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Sau một thời gian dài gây xôn xao nhất trong lịch sử tranh cử Tổng Thống Mỹ, cuối cùng ông Donal Trump đã đánh bại bà Hillary Clinton. Ngày 20 tháng 1 năm 2017, ông sẽ chính thức đăng quang trở thành vị Tổng Thống thứ 45 Hoa Kỳ.
Dù ủng hộ ông Trump hay không, dù ngưỡng mộ bà Hillary Clinton thế nào đi nữa, theo thể chế bầu cử hiện hành, khi người dân Mỹ đã bầu ông Trump vào chức vụ Tổng Thống, trong sinh hoạt dân chủ, chúng ta phải chấp nhận quy luật dân chủ, không thể cưỡng lại được. Một điều thật đặc biệt đối với nước Mỹ, đây là một tổng thống rất lạ. Ông chưa một lần nhận lãnh một nhiệm vụ dân cử nào, dù một quan chức nhỏ như Nghị Viên thành phố. Trên thương trường ông là một tỷ phú bất động sản danh tiếng, nhưng trên chính trường ông là thành phần vô danh không ai biết đến, thế mà ông dám đứng ra tranh cử chức Tổng Thống và ông đã thắng cử. [Đọc tiếp]
Tại sao Trump đắc cử tổng thống Mỹ là một cơ may cho Trung Cộng?
Chưa ai biết đích thực ông Trump sẽ quyết định vấn đề đối ngoại đối với Biển Đông và các nước Đông Nam Á như thế nào? Chỉ biết trong suốt cuộc vận động tranh cử ông lớn tiếng phải “hạ” Trung Cộng bằng kinh tế. Nhiều người nghĩ rằng nếu hạ được Trung Cộng thì cả châu Á sẽ lọt vào quỷ đạo siêu cường Hoa Kỳ. Từ sau đệ nhị thế chiến, các đời Tổng Thống Mỹ từ đảng Dân Chủ đến Cộng Hòa đều có một chính sách “be bờ” Trung Cộng chứ không đánh thẳng vào đầu não “con cọp đang ngủ”. Từ chiến lược Domino trong thời Chiến Tranh lạnh đến hậu chiến tranh lạnh chỉ dùng một chiến lược với Trung Cộng đó là “be bờ” mặc dù cách thực hiện khác nhau, đến đời TT Barack Obama “xoay trục” cũng chỉ để “be bờ” ngăn chận sự bành trướng của Trung Cộng. Tuy nhiên ông Trump nhìn khác, ông đánh thẳng vào Trung Cộng và “ít chú ý” đến chiến lược “be bờ”. Suy nghĩ như vậy nhưng có làm được hay không là vấn đề khác. Tờ báo Les Echos có những lời bình luận về vấn đề này với tiêu đề: “Tại sao Trump đắc cử tổng thống Mỹ là một cơ may cho Trung Cộng?” [Đọc tiếp]
Ba mối đe dọa đối với nền kinh tế Trung Cộng
Sau nhiều thập niên “tăng trưởng thần kỳ”, nền kinh tế Trung Cộng gần đây lại trở thành một mối lo. Vài yếu tố đã nhận được rất nhiều sự chú ý, chẳng hạn như những món nợ chồng chất của các tập đoàn, hay công suất dư thừa của khu vực kinh tế nhà nước. Nhưng ba xu hướng ít được bàn luận tới dưới đây sẽ chỉ ra những mối đe dọa khác đối với tăng trưởng kinh tế của Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ trong một thế giới đa tầng
Nguồn: Professor Amitav Acharya, “US primacy in a multiplex world”, East Asia Forum. Biên dịch: Chu Tuấn Việt.
Như tôi đã từng lập luận, vấn đề thực sự đối với vai trò của Hoa Kỳ trong thế giới hiện nay không nằm ở việc phải chăng bản thân Hoa Kỳ đang xuống dốc mà là liệu trật tự thế giới do nước này dựng nên và thống trị có thể tiếp tục tồn tại lâu dài hay không.
Hai vấn đề này thường được gắn kèm với nhau nhưng thực ra chúng rất khác biệt. Trong khi việc Hoa Kỳ có thoái trào hay không còn cần tiếp tục tranh luận, thì số phận trật tự thế giới của Hoa Kỳ gần như đã được định đoạt. Joschka Fischer, cựu Ngoại trưởng Đức gần đây đã viết: “Nhìn lại 26 năm trước, chúng ta nên thừa nhận rằng sự tan rã của Liên Xô– và cùng với nó là sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh – không phải là sự kết thúc của lịch sử, mà là khởi đầu cho đoạn kết của trật tự tự do kiểu phương Tây”. [Đọc tiếp]