Tham Luận

Lời vĩnh biệt kẻ thông đồng đàn áp nhân quyền

Những tên bán nước hại dân ĐL Thăng (giữa) 

Rất nhiều khả năng ông Đinh La Thăng bị đảng kỷ luật và còn có thể phải ra tòa là do cuộc xung đột quyền lực và lợi ích. Nhưng bài viết này chỉ đề cập một khía cạnh giấu kín của Đinh La Thăng: vi phạm nhân quyền.
Cũng là lời cảnh báo cho đời bí thư sắp tới ở Sài Gòn…

Hai thái cực trong “tâm lý học Đinh La Thăng”

Mùa xuân năm 2016 khi mới chân ướt chân ráo lên mặt báo “từ nay tôi sẽ dành toàn tâm toàn ý cho TP.HCM”, có lẽ tân ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng chỉ muốn tìm một “bãi đáp” an dưỡng sau thời quẫy vùng các dự án béo bở ở Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia và các gói thầu béo bở không kém thời làm bộ trưởng Giao Thông Vận Tải sau đó. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

New York Times: Khủng hoảng đường lối và dân chúng bất mãn chế độ CSVN

Phóng viên Thomas Fuller Nhật báo New York Time ngày 23/04/2013 – những ngày của Tháng Tư Đen, đã đăng một bài gây nhiều dư luận trong dân chúng Hoa Kỳ, bài vừa mới đưa lên đã có hằng trăm ý kiến của độc giả đóng góp, chung quy độc giả thấy được thảm cảnh của người dân Việt Nam sống dưới chế độ cộng sản và họ rất đồng ý với tác giả bài báo. Dưới đây là bài lược dịch của Hoàng Long (admin trang https://www.vietquoc.org)

Link bài báo: http://www.nytimes.com/2013/04/24/world/asia/vietnam-clings-to-single-party-rule-as-dissent-rises-sharply.html?pagewanted=all&_r=0

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trump-Putin: “Mỹ không có bạn hay thù lâu dài mà chỉ có quyền lợi”

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Những ngày tri ân còn đâu

Khi đang chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, tỷ phú Donald Trump và ông TT nước Nga Vladimir Putin xem nhau như đôi bạn tri ân. Hai người ra mặt khen nhau, và hình như – ít nhất – yểm trợ cho nhau về mặt tinh thần trên con đường công danh hoạn lộ…
Sau khi đắc cử TT  Hoa Kỳ, người dân Mỹ ai cũng lo ngại ông tân TT Trump sẽ cặp kè với Putin. Trong khi ông Putin kinh nghiệm chính trị tình báo đầy mình như phù thủy, thì ông Trump chỉ có kinh nghiệm thương trường địa ốc làm sao đọ sức với nhau trên chính trường, sợ nước Mỹ sẽ thua thiệt lớn.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Trung tại Florida đi về đâu?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Ông Trump và Tập đang dạo trên sân cỏ tư dinh Mar-a-Lago của TT Trump ngày thứ Sáu (7/4)

Tổng Thống (TT) Donald Trump không đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng (TC) Tập Cận Bình tại Toà Bạch Ốc với nghi lễ truyền thống 21 phát súng đại bác, không trải thảm đỏ với đội quân dàn chào, mà  đón tiếp tại lâu đài nghỉ mát Mar-a-Lago ở West Palm Beach tiểu bang Florida. Tin đồn rằng để tạo không khí thư giãn đàm phán tốt hơn tại Washington DC với không khí đầy áp lực chính trị.

Hư thực “để thư giản” như thế nào thì khó ai biết? Nếu đó là thật, thì đây quả là một cuộc đàm phán đầy cam go vì ông Trump với khẩu hiệu  “Nước Mỹ Vĩ Đại Trở Lại” gặp một anh “bịp” khá nguy hiểm luôn ôm “Giấc Mộng Trung Hoa” [bá chủ thế giới] mang dòng máu Đại Hán với chủ trương bành trướng “mềm nắn rắn buông, kiên trì bám chặt mục tiêu không bao giờ rời bỏ”. Chắc chắn Tập Cận Bình đến Florida không ngoài bản chất đàm phán cố hữu đó. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

ASEAN HỮU DANH VÔ THỰC TRÊN BÀN CỜ ĐÔNG NAM Á

Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á, ASEAN thành hình vào năm 1967 với các sáng-lập-viên Indonesia, Mã Lai Á, Phi Luật Tân, Thái Lan, Tân Gia Ba được Brunei gia nhập năm 1984.
Từ năm 1995 đến 1999 Hiệp hội lần lượt thu nhận Việt Nam, Lào, Myanmar, Cambodia. ASEAN bao phủ một vùng đất 4.4 triệu km2, chiếm 3% diện tích địa cầu; 625 triệu người, bằng 8.8% tổng số nhân loại.
Năm 2015, ASEAN có GDP hơn 2,800 tỉ USD, đứng hạng 6 sau Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đức Quốc. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chân dung “cánh tay phải” của Tổng thống Trump

Steve Bannon người được tờ Times gọi là “quyền lực thứ hai thế giới” chính là người giữ gìn “học thuyết Trump”, thực sự tin tưởng vào Trump, ngồi vào vị trí cố vấn không phải vì háo danh hay tiền bạc mà là để thay đổi lịch sử.

Trước khi tỷ phú Donald Trump thắng cử gây xôn xao dư luận thế giới, vì một biến cố mà không ai ngờ cả những giới truyền thông nổi tiếng hoặc những viện thăm dò có truyền thống đáng tin cậy, cho rằng thăm dò một cách khoa học chứ không phỏng đoán theo kinh nghiệm. Song song với sự gây dư luận ồn ào về sự thắng cử của ông Trump thì người ta cũng nghĩ đến cái bóng quyền lực có tên Steve Bannon đứng bên cạnh ông, người đã cầm đầu chiến dịch chạy đua ngoạn mục vào Toà Bạch Ốc với chức vụ Campagne Manager. Ngày 20 tháng 01, 2017 khi tỷ phú Donald Trump nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ tì ông Bannon cũng được đề bạt chức Phụ Tá Tổng Thống Mỹ, Trưởng Chiến Lược Gia toà Bạch Ốc. Nhìn vào “title” biết quyền lực của Bannon đang trùm Toà Bạch Ốc, dưới một người mà trên cả vạn người. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hãy để ngoại trưởng Tillerson thêm thời gian

Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ Rex Tillerson

Bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ, ông Rex Tillerson tuyên thệ nhậm chức ngày 1 tháng 2 vừa rồi, chỉ  hơn 1 tháng trong nhiệm kỳ 48 tháng của ông, đã có bao nhiêu lời ong tiếng ve chê bai vây bủa quanh ông, thậm chí đã vội vàng cho ông là nhà ngoại giao thất bại của nước Mỹ.  Nếu đọc các bài viết trên các báo thuộc hàng đầu ngành truyền thông nước Mỹ trong những ngày gần đây, đều than thở rằng:  “cách tiếp cận tách biệt của ông Tillerson đối với công việc của ông đã làm, sẽ giảm niềm tin của ông ta tại Bộ Ngoại giao” (Tạp chí Politico), rằng ông “đang bắt đầu chậm chạp một cách khó nhọc” ( David Ignatius của nhật báo Washington Post), rằng ông đã có “tất cả trừ việc che giấu một cái áo choàng tàng hình” (Nhật báo New York Times), và rằng ông “có thể là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao yếu kém nhất từ ​​trước đến nay”… Bất kỳ câu chuyện gì nổi lên nhanh chóng và đồng điệu như vậy dường như sẽ tự động làm cho mọi người đặt một dấu hỏi nghi ngờ ! Ngoại trưởng Tillerson chỉ mới có hơn 1 tháng để làm việc mà nhiệm kỳ của ông đến 48 tháng và có thể lâu hơn nữa. Ông ta chỉ mới được 1/48 của đoạn đường mà vội đưa ra những phán đoán cay nghiệt, điều này vội vã lắm không?  hãy cho ông ta một thời gian thì sự phán quyết mới có ý nghĩa ! [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vì sao nước Mỹ vĩ đại ?

Trước khi vào đọc bài này xin quý độc giả xem video:

Tôi đã thực sự hiểu thêm vì sao nước Mỹ vĩ đại như vốn có ngay từ khi nó được khởi sinh hơn hai thế kỷ trước.
Một cô bé 11 tuổi, nói về chuyện bầu cử tổng thống, chuyện của nước Mỹ, chuyện ủng hộ ứng cử viên nào, tranh luận ra sao với cha, mẹ và khuyên họ nên chọn ai vào nhà trắng từ vòng bầu cử sơ bộ.
Ước mơ của cô bé là sau này sẽ tranh cử tổng thống hoặc làm Thẩm phán toà án tối cao Mỹ.
Cô bé 11 tuổi, học lớp 5, nói một cách trôi chảy và rành rọt về đất nước Mỹ, về bức tường Trump nói sẽ xây dựng ngăn giữa Mexico và Hoa Kỳ, và người Mễ phải trả khoản tiền cho việc xây dựng nó mà không phải Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Lãnh tụ các nước Cộng Sản đều sắp hàng mong sớm gặp ông già Trump

TT thất thập Donald Trump

Người xưa nói rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là người sống đến 70 tuổi xưa nay được cho là hiếm. Được sống mà còn cho là hiếm thì thử hỏi làm gì được trên đời này nữa. Câu thơ bất hủ này của nhà thơ Đỗ Phủ xưa kia bên Tàu nay đã sai lầm to rồi! Ông già Trump ở Mỹ thất thập vẫn “gân” như thời trai trẻ – ông chạy maraton  đêm ngày vào chiếc ghế quyền lực cao nhất thế giới – Ghế Tổng Thống siêu cường Hoa Kỳ.  Ông lên ngôi, ăn nói lung tung và là một tổng thống mà thế giới và báo chí tốn nhiều giấy bút nhất. Ông tuyên chiến với đệ tứ quyền tức giới truyền thông mà bao đời tổng thống đông/tây đều phải tránh né.  Nhưng ông Trump, ông “don’t care”.  Thậm chí ông không sợ cả những tay báo chí moi tin để chơi xỏ, nói móc ông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Vì sao Trung Cộng sợ THAAD của Mỹ đến thế ?

Một vụ bắn thử hoả tiễn thuộc hệ thống lá chắn (THAAD) tại quần đảo Marshalls, nam Thái Bình Dương, hồi 2012.

Nếu chỉ đơn thuần quan sát thái độ giận dữ của Bắc Kinh trước việc Mỹ đặt hệ thống lá chắn hoả tiễn (THAAD) tại Hàn Quốc, người ta có thể cho rằng mục tiêu nhắm đến của THAAD là Trung Cộng. Nhưng cả Washington và Seoul đều khẳng định hệ thống này là cần thiết để bảo vệ Hàn Quốc trước sự tấn công của Bắc Triều Tiên.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

“Viện Phan Chu Trinh” có hướng đến tinh thần Phan Chu Trinh?

Nhà cách mạng Phan Chu Trinh (1872-1926)

Cụ Phan Chu Trinh là nhà thơ, nhà văn, và là cách mạng thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.  Khi nhắc đến cụ Phan, người Việt Nam liên tưởng đến “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” mà theo cụ Phan:
Khai Dân Trí: Muốn thực hiện một đời sống đầy đủ cơm áo và các loại tiện nghi vật chất khác, con người cần có hiểu biết trong rất nhiều lãnh vực khác nhau: nghề nhiệp chuyên môn, kinh tế, tài chành, thương mại, giao thông, vận tải, pháp lý… gọi chung là dân trí.
Chấn Dân Khí: Dân trí là công cụ giúp xã hội có được khối tài sản vật chất cung ứng cho cuộc dân sinh. Câu hỏi đặt ra là: Làm thế nào để hoạt động dân sinh diễn ra trong công bằng và ổn định? Làm thế nào để quyền lực chính trị các loại không có khả năng nhân danh vài kiểu ngụy biện của chế độ tư bản nhà nước hay tư bản tư nhân để độc chiếm toàn bộ quyền lợi kinh tế tài chánh của quốc gia ? Hẳn nhiên, dân trí giúp con người có thừa hiểu biết thế nào là sai trái và công bằng, thế nào là nghĩa vụ bảo vệ hạnh phúc chung. Tuy nhiên biết điều thiện không có nghĩa là đương nhiên hành động phục vụ điều thiện. Muốn tri và hành hợp nhất trong trường hợp này con người cần được tôi luyện trên một học trình đặc biệt. PHAN CHÂU TRINH gọi học trình kia là CHẤN DÂN KHÍ.
Hậu Dân Sinh: Đời sống phải no cơm, ấm áo. Có thực mới vực được đạo. Đạo làm dân, đạo làm người.

Tư tưởng cụ Phan là khắc tinh của chủ trương đảng CSVN vì chúng là chế độ ngu dân để cai trị và bóc lột. Thế thì tại sao chúng cho xây “Viện Phan Chu Trinh” ở Hội An, Quảng Nam? Bài dưới đây của Blogger Phạm Chí Dũng, cho ta những tin tức cần thiết để hiểu thêm những trò “bá đạo” của CSVN đang vùng vẫy trên đường chúng sắp cáo chung. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chống tham nhũng và mộng bành trướng của Trung Cộng

Tập Cận Bình chống tham nhũng theo kiểu gãi ngoài da

Đề tài liên quan đến Trung Cộng, báo Le Monde có bài “Chương trình chống tham nhũng của Tập Cận Bình chỉ là gãi trên da”, tựa phỏng vấn nhà chính trị học Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), giáo sư chính trị học tại Claremont McKenna College, California, tác giả cuốn “China’s Crony Capitalism” (tạm dịch là “Chủ nghĩa tư bản thông đồng”, Nhà xuất bản Havard, ấn hành năm ngoái 2016). Theo tác giả, nạn tham nhũng là không thể diệt trừ tại Trung Cộng, bởi “các nguyên nhân căn bản của tệ nạn này đã bắt rễ trong hệ thống kinh tế chính trị của Trung Cộng”.
Nhà chính trị Minxin Pei nhận xét: các lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Cộng kiểm soát rất nhiều tài sản của quốc gia, điều này cho phép họ biến quyền lực chính trị thành lợi ích vật chất cho cá nhân và gia đình. Và đây chính là yếu tố căn bản của hệ thống, cho dù chế độ cộng sản Trung Cộng đã tiến hành cải cách kinh tế trong 40 năm, cổ phiếu do Nhà nước kiểm soát vẫn chiếm hơn 50% GDP, với khoảng 5.000 tỉ đô la. Trong cuộc thanh trừng tham nhũng vừa qua, theo tác giả, lý do tham nhũng về kinh tế chỉ là 40%, lý do chính trị là 60%.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chuyên gia Mỹ: Washington cần tiếp tục răn đe Bắc Kinh về Biển Đông

Hàng Không Mẫu Hạm USS John C. Stennis tập trận trong vùng biển Philippines, ngày 18/06/2016

Trong một bài viết ngày 27/01/2017 mang tựa đề: “Các nguyên tắc chỉ đạo về Biển Đông cho tân chính quyền (Mỹ) – South China Sea Guidelines for the New Administration – trung tâm Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á AMTI thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế CSIS tại Washington đã nêu bật 5 khuyến cáo mà các chuyên gia Mỹ về Biển Đông chuyển đến chính quyền Donald Trump để nghị thực hiện.
Đối với hai chuyên gia Geoffrey Hartman và Amy Searight, tác giả bài viết, có rất nhiều khả năng là Bắc Kinh sẽ sớm thách thức nghiêm trọng quyết tâm của Washington tại Biển Đông, nơi mà Hoa Kỳ đã cố đáp trả một cách có hiệu quả trước các hành vi hung hăn của Trung Cộng. Các lợi ích lâu dài của Mỹ – từ quyền tự do hàng không và hàng hải, tôn trọng một trật tự dựa trên luật pháp quốc tế, cho đến giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa bình – tất cả đều bị đe dọa.

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bên Giòng Lịch Sử 1940 – 1965 Hồi Ký Lm. Cao Văn Luận: Chương 11 & 12

Trong giòng Lịch Sử Cận Đại của Việt Nam, vì lý do chính trị thay đổi thường xuyên nên sự kiện ghi lại cũng không được trung thực. Trang nhà https://www.vietquoc.org nhận thấy cuốn “Bên Giòng Lịch Sử 1940-1965” của Linh Mục Cao Văn Luận, Viện Trưởng Viện Đại Học Huế, mang nhiều tính khách quan, vậy xin độc giả đọc từ đầu đến cuối để có cái nhìn trung thực về lịch sử.  Sau đây là Chương 11 & 12…

[Bấm chuột vào đây đọc chương trước]

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

John Kerry biệt danh John Hà nội đến thăm Hà Nội lần cuối…..

John Kerry

John Kerry có biệt danh John Hà nội do báo chí Tây Phương tặng ông Trung Uý Hải Quân Mỹ, Phát Ngôn Nhân phản chiến tranh Việt Nam năm 1970-1971. Cho mãi đến khi ông được bầu làm Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ, và thành Bộ Trưởng Ngoại Giao dưới thời Obama, ông là nhân vật cản trở đối với những đạo luật nhân quyền hoặc đạo luật nào bất lợi cho Việt Cộng. Những ngày cuối cùng sắp về hưu xế bóng John vẫn nhớ Hà Nội nên đến thăm lần cuối để giả từ mùa đông Hà Thành.  “Xin chia buồn với Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam” – Dưới đây là một vài tán gẫu với kẻ xế bóng sắp lìa chính trường trở về nhà bán “Nước tương Heinz của fried chicken”. 

 

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt