Tham Luận

Nga và Trung Cộng, bạn hay thù?

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại điện Kremlin (08/05/2015 – Ảnh REUTERS)

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình trong những năm gần đây tỏ ra có quan hệ  nồng ấm. Tuy nhiên The Economist trong bài viết mang tựa đề “Nga và Trung Cộng, đối tác bấp bênh” đã nhận định, mối nghi ngờ tiềm ẩn giữa đôi bên cũng rất sâu sắc.
Hôm 21/07/2017, ba tàu chiến Trung Cộng đã tiến hành cuộc tập trận đầu tiên tại Biển Baltic với hạm đội Nga. Hai cường quốc muốn gởi đi một tín hiệu đến nước Mỹ cũng như người dân trong nước, rằng chúng tôi đoàn kết chống lại sự thống trị của phương Tây, không sợ hãi trong việc biểu dương lực lượng ngay tại sân sau của NATO! Cuộc tập trận cũng nhằm chứng tỏ tình hữu nghị Nga-Trung thắm thiết như thế nào. Bao nhiêu nước đã chảy qua cầu kể từ sau cuộc chiến tranh lạnh giữa Moscow (Mạc Tư Khoa) và Bắc Kinh từ thập niên 60 đến thập niên 80.

[Đọc tiếp]

Nước Mỹ sau nội chiến và bài học hòa hợp dân tộc…

Tháng 4 của Hoa Kỳ là một ngày tháng đáng lưu ý của lịch sử. Cuộc nội chiến Nam Bắc Hoa Kỳ bắt đầu vào ngày 12 tháng 4-1861. Bốn năm sau vào ngày 9 tháng 4-1865, tướng Lee của miền Nam đầu hàng tướng Grant của miền Bắc…
Cuộc chiến tranh với hàng trăm trận đánh tại miền Ðông Hoa Kỳ trong trọn vẹn 4 năm đã làm cho quân hai bên chết 620 ngàn và hàng triệu người bị thương tích. Miền Bắc thắng trận, thống nhất đất nước, giải phóng nô lệ và hy sinh thêm vị anh hùng Mỹ quốc. Ðó là Tổng Thống Lincoln.
Trong trận đánh cuối cùng, quân miền Bắc chiếm được Richmond là thủ đô của miền Nam vào ngày 2 tháng 4-1865. Hai ngày sau Tổng Thống Lincoln của Hoa Thịnh Ðốn đến thị sát Richmond, bước vào dinh tổng thống miền Nam đã bỏ chạy. Tiếp theo là Tướng Lee đầu hàng ngày 9 tháng 4 và vào ngày 15 tháng 4-1865, Tổng Thống Lincoln bị ám sát chết. [Đọc tiếp]

Đảng viên Việt Cộng… toàn là những tên “cuội hội” !!!

Thành viên Quốc Hội Việt Cộng đang họp (ảnh copy từ TV ở Việt Nam)

Người ta đang rầm rộ đi vào quốc hội cộng sản. Từ quan chức cộng sản muốn nắm ghế nằm quyền cho đến những người ứng cử tự do. Mục đích thì có đủ loại khác nhau, từ muốn ăn trên ngồi chốc, đến muốn thử cộng sản có dân chủ hay không. Nói tóm lại là một cuộc giành giật từ vài tháng nay cứ hàng ngày rầm rộ trên báo chí cũng như các phương tiện truyền thông xã hội.

Nhưng nếu nhìn lại thực tế thì có thật cái cơ quan ăn tiền thuế của dân một cách khủng khiếp kia có thực là cơ quan đại diện cho người dân hay không?. Ở nước ngoài, muốn vào quốc hội phải được dân bầu ra nhưng ở Việt Nam, thậm chí người dân cũng chẳng biết mấy ông quốc hội ấy là ai. Dân đi bầu cho có lệ, ở trong đảng đã chỉ đạo cho lính gạch tên ai thì gạch, bầu tên ai thì bầu. Bi hài đến mức có nơi số chỉ tiêu vào quốc hội bằng hoặc ít hơn với số ứng viên. Vậy thử hỏi dân biết gạch tên ai đây ?. Mà kỳ lạ lạ dù dân có gạch tên thì vẫn những ông đại biểu cho đảng vẫn cứ đạt 99% đến 100% tín nhiệm. Thế mới hay, thế mới là “đỉnh cao trí tuệ”. [Đọc tiếp]

Hơn 40 năm sau cuộc chiến Việt Nam, hãy vươn lên khỏi trò “chụp mũ”

The Tan family and friends visit the Washington State Vietnam Veterans Memorial in 1990. (Courtesy of Thanh Tan)

Lời dẫn: Bài viết của một người con gái Mỹ gốc Việt về cuộc đời tị nạn, lý tưởng, những thao thức bằng tiếng Anh được đăng trên tờ báo The Seatlle Times đã lâu, nhưng giá trị nó vẫn còn nguyên vẹn. 
Vài nét về tác giả: Cô Thanh Trần là một nhà báo của Mỹ. Trước khi cô làm việc cho tờ The Seattle Time cô hoạt động chính trị và làm truyền thông cho đài Truyền Hình ở thành phố Boise tiểu bang Idaho và Porland tiểu bang Oregon. Cô nhận giải thưởng cao quý Emmy về truyền thông trên lãnh vực săn tin/làm tin/và hướng dẫn chương trình TV Idaho và Texas Tribune tại Austin, TX. Cô còn làm việc cho chương trình “Cuộc Sống Mỹ” và tờ The New York Time. 
Cô Thanh tốt nghiệp danh dự tại trường Đại Học Southern University. Sở thích của cô là nhạc, chính trị, film, yoga, ăn uống, dã ngoại và báo chí. (Thanh Tan is a multimedia editorial writer. Prior to joining the editorial board of The Seattle Times, she was a political and general assignment reporter with local TV stations in Boise and Portland, an Emmy-winning reporter / producer / host with Idaho Public Television, and a multimedia reporter / producer with The Texas Tribune in Austin. She has also contributed to “This American Life” and The New York Times. Born and raised in Olympia, Thanh graduated with honors from the University of Southern California. She loves food, music, politics, films, yoga, the outdoors and journalism. She lives in South Seattle.)

[Đọc tiếp]

Ngưng khoan dầu có giữ được Trường Sa ?!

Một giàn khoan trên Biển Đông (minh hoạ)

BBC ngày 24/07 đưa tin nhà nước Việt Nam yêu cầu REPSOL ngưng khoan dầu và ngừng kế hoạch khai thác dầu tại lô 130-03, Bãi Tư Chính thuộc phạm vi chủ quyền của Việt Nam, vì lý do Trung Cộng đe doạ “sẽ tấn công các căn cứ của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu không dừng việc khoan thăm dò”.

REPSOL đã chính thức rút giàn khoan, ngưng hoạt động, nhưng nguồn tin “lề phải” cho biết rằng REPSOL tạm ngưng hoạt động vì lý do thời tiết biển Đông không thích hợp, và sẽ quay lại vào tháng 11/2017. [Đọc tiếp]

Bàn quanh về chuyện vũ khí nguyên tử của Bắc Hàn…đâu là đâu ?

Bắc Hàn phóng hoả tiễn liên lục địa

Nguyên tử Bắc Hàn: Trung Cộng bị mắc bẫy

Từ lâu, Bắc Kinh nhắm mắt làm ngơ để Bình Nhưỡng phát triển nguyên tử. Liệu hiện nay, các lãnh đạo Trung Cộng còn có khả năng thuyết phục được chế độ Kim Jong Un? Đây là câu hỏi được tuần báo l’Obs đặt ra trong bài viết: “Trung Cộng bị mắc bẫy” trong vấn đề nguyên tử Bắc Hàn.

Để thể hiện quan hệ bằng hữu với Bắc Hàn, các lãnh đạo Trung Cộng thường so sánh “như răng với môi”, cụm từ được Mao Trạch Đông sử dụng. Thế nhưng, từ khi Kim Jong Un trở thành lãnh đạo trẻ của Bắc Hàn, “răng với môi” không còn giữ vững nữa. Trung Cộng xích sang một bên để Hoa Kỳ đối đầu với những đe doạ nguyên tử, hoả tiễn đạn đạo của Bình Nhưỡng. Những lời kêu gọi kiềm chế, đàm phán hoà bình trên bán đảo Triều Tiên của Trung Cộng có gì đó thể hiện sự bất lực của chính quyền Bắc Kinh. [Đọc tiếp]

Chuyện “lùm xùm” giữa chú Ủn và ông Trùm lâu nay…

Kiểu tóc chú Ủn và ông Trùm

Phiếm luận thời sự của Cử Mậu

“Lùm xùm” không có định nghĩa trong tự điển, nhưng tự thân hai chữ “lùm xùm” toát ra một hàm ý “những người gây chuyện ồn ào, chưa có hồi kết” – Ông già 71 tuổi – “ông Trùm” (Trump) – chủ Toà Bạch Ốc, trung tâm siêu quyền lực quốc tế “phồng mang trợn mắt” với “chú Ủn” (Kim Jong Un), tuổi 33 thua nửa tuổi đời ông Trùm, lãnh chúa nửa nước củ sâm mọc đầy đồng, đầy núi mà dân thì thiếu gạo ăn nên đói meo. Cả hai đang hậm hực đấu võ miệng chưa hồi kết thúc… [Đọc tiếp]

Đừng để phải chết chùm!

Nguyễn Phú Trọng cầm đầu đảng CSVN

Nguyễn Phú Trọng từng nói “Nhìn tổng quan, đất nước có bao giờ được như hôm nay?”. Và nếu mang câu nói này ra mổ xẻ, có vẻ như nó chính xác 100% với hiện tình đất nước. Và cái chữ “được”, chữ then chốt trong câu nói này cũng chính xác 100%.
Được nhìn thấy sự thật, được hiểu biết chính trị, được lo lắng, được cõng nợ, được nổi giận, được im lặng nhìn hàng loạt vấn đề sai trái của nhà cầm quyền, được ăn cá nhiễm độc, được lội bùn đỏ bì bõm, được biểu tình và gào khản cổ kêu đòi công lý trước khi công an gô cổ đánh đập, được đi xe buýt hiện đại trong cách hành xử của người thô lỗ mông muội, được chứng kiến cảnh xe container và cảnh sát giao thông rượt đổi nhau như phim hành động… Có cả hàng ngàn cái được, trong đó, được nhất vẫn là nhìn đồng hồ nợ công nhích dần từ 700 Mỹ kim, rồi 800, 900, và gần đây là 1000 Mỹ kim/đầu người, con số này biến thiên nhanh chóng trong vòng chưa đây 5 năm! [Đọc tiếp]

Bảo vệ Tổ quốc: phạt nặng hơn tội giết người?!

Blooger Mẹ Nấm trước phiên toà

Ủy ban Bảo vệ Nhà báo tại Washington (CPJ) thì nói “cách đối xử tàn nhẫn của Việt Nam với những nhà báo như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là một nỗi xấu hổ cho các nhà cầm quyền.”
“Quỳnh đáng ra không phải chịu một ngày nào sau song sắt. Tuyên án 10 năm tù chỉ vì những bài viết của cô là sự bất công đáng kinh tởm…” (BBC)


Xử nặng hơn tội giết người vì dám đụng đến Formosa và Trung Cộng (TC)?!

Tội giết người –tội ác ở mức độ tàn bạo nhất, tại  Điều 93 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định, nếu không thuộc trường hợp đặc biệt thì  chỉ bị phạt 7 năm tù.
Trên thực tế, những kẻ giết người tại Việt Nam, kể cả kẻ giết người hàng loạt, những kẻ tham nhũng gây tổn hại cho cả nền kinh tế… vẫn được quyền tiếp xúc, thăm nuôi bởi người thân. Họ được quyền xét xử và tranh tụng trong những phiên tòa công khai. Gia đình, bạn bè cùng những người quan tâm vẫn  được quyền tham dự phiên tòa theo quy định của pháp luật. [Đọc tiếp]

Báo Nga: “Việt Nam là mục tiêu hoàn hảo của Trung Cộng?”

Tờ Topwar của Nga vừa đăng bài nhận định: “Nạn nhân đầu tiên của chủ nghĩa bá quyền Bắc Kinh có thể là Việt Nam?”. Đó là nhận xét của các nhà bình luận Nga. Sự nhận định này có những hợp lý của nó, đó là hợp lý về lịch sử đã xẩy ra trên thế giới qua các triều đại. Nay và đang xảy ra với mưu đồ của Trung Cộng bài báo viết:

5 lý do Việt Nam là mục tiêu hoàn hảo cho Trung Cộng:

Hiện nay, Trung Cộng đang đứng trùng hợp những vấn đề mà trước đây thường xảy ra trong lịch sử. Một nước đang tiến lên thành cường quốc trên thế giới. Với Trung Cộng, tất cả những gì dễ dàng chiếm đoạt được, họ đã sát nhập về tay mình. Đó là thu hồi Hồng Kông, Macao, các đảo trên sông Amur và sông Ussuri (những con sông biên giới giữa Nga-Trung), chiếm đoạt những vùng lãnh thổ Kyrgyzstan, Tajikistan và Kazakhstan thuộc Trung Á. [Đọc tiếp]

TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

Lời tuyên bố của Tập Cận Bình sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi TPP

Tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hambourg, Đức quốc, từ ngày 7-8 tháng 7, 2017, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mặc nhiên từ bỏ ngôi vị lãnh đạo Trật Tự Thế Giới (World Order) Hoa Kỳ đã nắm giữ với trách nhiệm sau khi chấm dứt Chiến Tranh Lạnh (Cold War) năm 1989. Với chủ trương America First (Nước Mỹ Trước Tiên) và Trade Protectionism (Bảo Vệ Mậu Dịch), đồng thời rút ra khỏi Hiệp định Paris về khí hậu toàn cầu, Hoa Kỳ đã tự cách ly với 19 quốc gia thành viên Nhóm 20 trong đó có các đồng minh trung thành của nước Mỹ. [Đọc tiếp]

Cuộc sống của điệp viên KGB tại Mỹ, Jack Barsky

Jack Barsky

Lời người post: Đọc chuyện này thấy CSVN cài người vào Mỹ để phá hoại công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại như như thế nào?
Chuyện Nga từ lâu nay đã cài điệp vụ “điệp viên chờ thời” tại Mỹ không phải là điều gì bí mật – những người đàn ông, đàn bà không khác gì những người Mỹ bình thường với cuộc sống nếu nhìn từ bên ngoài thì hoàn toàn là bình thường.
Thế nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như một trong số họ lại không muốn trở về?
Jack Barsky là một cậu bé 10 tuổi đã chết vào năm 1955, được chôn tại nghĩa trang Mount Lebonon ở ngoại ô Washington DC.
Song đây cũng là cái tên của một điệp viên kỳ cựu của KGB – người đàn ông Đông Đức 67 tuổi, có tên khai sinh là Albert Dittrich, hiện đang ngồi cạnh tôi.
Đây là một trong những cựu điệp viên cuối cùng của KGB được các đặc vụ săn gián điệp Mỹ tìm thấy. Hiện Barsky vẫn đang tiếp tục sống ở một vùng ngoại ô ở Mỹ. [Đọc tiếp]

Hoả tiễn Kim Jong Un và phản ứng của Trump

Thử một hoả tiễn liên lục địa có khả năng bay tới nước Mỹ cùa Kim Jong Un trong ngày đại lễ Độc Lập của Hoa Kỳ kèm theo những lới nói vô văn hoá của Kim Jong Un như lời lẽ bọn khủng bố là một thách thức to lớn đối với chính quyền và người dân Mỹ.  Tờ USA đưa một hàng tít lớn “Time for a North Korea ultimatum: Choose peace or obliteration (Đến lúc cho Bắc Hàn một tối hậu thư: Chọn hòa bình hoặc xóa bỏ)”. Cơ quan truyền thông VOA thì cho rằng: “Mỹ ‘nổi nóng’ với Bắc Hàn, liệu có chiến tranh ?” Nhưng một số bình luận gia lại cho rằng: “Thử hoả tiễn liên lục địa chỉ là mục tiêu ngoại giao làm sao Hoa Kỳ bảo đảm an ninh cho Bắc Hàn, hay nói một cách khác là Bắc Hàn và Mỹ cùng ngồi với nhau đàm phán…” [Đọc tiếp]

Quyền lực của kẻ bị trị

Thật ngạc nhiên, bản PDF từ một cuốn sách cũ của học giả Trần Trọng Kim đột nhiên trở thành thứ được săn tìm trong suốt nhiều ngày ở Việt Nam, kể từ khi có lệnh “ở trên” là phải thu hồi bản in lại của nhà sách Phương Nam từ ngày 26/6/2017. Dù đó là một phiên bản bị kiểm duyệt và cắt xén một cách tồi tệ.
Những câu chuyện bị xoá đi, những chi tiết quan trọng liên quan đến những nhân vật lịch sử như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp được giấu lại sau lưỡi kéo kiểm duyệt của chính quyền. Nhưng chính điều đó, lại khiến vô số người săn tìm và đọc lại những bản in gốc để ngẫm nghĩ về chuyện tình của ông Hồ Chí Minh với cô Đỗ Thị Lạc, rồi chuyện những người kháng Pháp đầu tiên từ chối không muốn theo cộng sản đã bị Việt Minh thủ tiêu… Thậm chí đây là cơ hội-đánh động để nhiều người nhìn thấy lại một chính phủ dân chủ đầu tiên của người Việt với chủ nghĩa quốc gia, chỉ trong 4 tháng tồn tại đã tạo ra những tiền đề cho một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và văn minh như thế nào. [Đọc tiếp]

Chính sách Biển Đông: Cây gậy của Trump to hơn củ cà rốt

Pháo đài bay B-1B Lancer của Mỹ luyện tập trên Biển Đông ngày 06/06/2017

Ngay phiên họp đầu tiên của cuộc đối thoại cấp bộ trưởng Ngoại Giao và Quốc Phòng Mỹ-Trung mở ra hôm 21/06/2017, hai bộ trưởng Hoa Kỳ đã khẳng định trở lại quan điểm phản đối “mọi thay đổi nguyên trạng” tại Biển Đông và “cácđòi hỏi chủ quyền quá đáng không phù hợp với luật pháp quốc tế”. Trước đó, ngày 06/06, Mỹ đã cho hai oanh tạc cơ chiến lược hiện đại B-1B bay đến vùng Biển Đông, hai tuần sau khi một tàu khu trục của Hạm Đội 3 tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của Đá Vành Khăn, một hòn đảo nhân tạo mà Trung Cộng bồi đắp tại vùng Trường Sa.

[Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt