Tham Luận

Chiến tranh Ukraine: Pháp so găng với Nga

TT Pháp Macron (trái) và TT Nga Putin (phải) (Ảnh: Economic)

Nhìn bản đồ châu Âu thì Ukraine là nước có diện tích lớn thứ nhì, có vị trí địa lý làm trái độn với khoảng cách giữa các cường quốc châu Âu-Nga xa hơn một tầm đại bác thường. Từ khi Nga xâm lăng Ukraine, các nước châu Âu đứng ngồi không yên vì quân Nga đã áp sát vào sân sau nhà mình. 
Về khối NATO chống lại Nga: Bao nhiêu đời Tổng Thống Mỹ từ George H. W. Bush (cha) liên tiếp đến các đời Tổng Thống Mỹ sau này, lúc nào họp an ninh quốc phòng của khối NATO, Tổng Thống Mỹ đều nhắc nhở các nước châu Âu cần tăng ngân sách quốc phòng lên 2% GDP của nước mình để bỏ vào NATO, nếu không để Mỹ chi trả cho NATO quá nhiều, về lâu về dài Mỹ sẽ hụt hơi! Nhưng các cường quốc châu Âu không chịu tăng ngân sách quốc phòng, bằng chứng đến năm 2021 ((1) và Data ở dưới) hầu hết cường quốc châu Âu đều có chỉ số phần trăm GDP quốc phòng cho NATO dưới 2% rất xa. Chỉ có Mỹ và một vài quốc gia châu Âu trên 2% GDP mà thôi. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Chiến tranh Do Thái-Gaza: Tại sao Washington muốn thay Thủ Tướng Do Thái?

Lãnh đạo Do Thái Benjamin Netanyahu và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden không đồng quan điểm. (Ảnh: Twitter)

Đứng đầu là Tổng Thống Mỹ Joe Biden đang tranh cãi gay gắt với Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu về những chiến thuật ở Dải Gaza, Washington đe doạ thay đổi chế độ hợp pháp ở Do Thái để thay đổi chiến lực và chiến thuật của Do Thái phù hợp với chính sách của Hoa Kỳ trong lúc chiến tranh và hậu chiến tại Dải Gaza làm sao phù hợp với lợi ích của Washington.
Theo quan điểm của Washington, loại bỏ Netanyahu là chìa khóa dẫn đến sự thay đổi “chế độ” mà Washington rõ ràng muốn thực hiện đồng hành với chiến lược của Hoa Kỳ tại vùng Trung Đông. Đã nhiều cố gắng của giới chức cao cấp nhất Hoa Kỳ nhưng Netanyahu vẫn một mực làm theo ý mình. Cho đến nay Mỹ muốn thay đổi Thủ Tướng Do Thái bằng bầu cử sớm hơn ấn định của nhiệm kỳ (nhiệm kỳ là đến mùa Thu 2026) bằng “yêu cầu” của Thượng Nghị Sĩ Đảng Dân Chủ Lãnh Đạo Đa Số Thượng Viện Chuck Schumer tuyên bố vào tuần trước và được Joe Biden ủng hộ. Đặc biệt ông Schumer cũng là người Mỹ gốc Do Thái, nhưng Netanyahu đốp chát lại lãnh đạo Hoa Kỳ bằng những lời lẽ cứng rắn. Nhất quyết tấn công vào vùng Rafah dù Mỹ có ủng hộ hay không thì không thành vấn đề. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bà Nikki Haly từ bỏ cuộc đua, Ông Trump một mình chạy trường lực…

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cần đánh giá sức mạnh Trung Cộng cho đúng!

Pew Research Center

Tôi có cảm tưởng những nhà “bình luận” tây phương đã căn cứ vào những báo cáo sai sự thật có chủ đích của Bắc Kinh để đánh giá về Trung Cộng quá cao, quá mạnh nếu không muốn nói là trong lòng đã tỏ ra “sợ sệt”.
Những ai hiểu biết về con người Cộng Sản thì những báo cáo của họ về kinh tế và quân sự cùng các thứ đều là giả nhằm đề cao sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) chứ không phải căn cứ trên các dữ kiện thật để có một báo cáo đáng tin cậy như ở các nước tự do dân chủ Tây Phương. Tại sao? Ở các nước tây phương đánh giá bởi các cơ quan độc lập căn cứ trên những dữ kiện chính xác được cung cấp một cách có trách nhiệm từ các giới chức chính phủ. Còn ở Bắc Kinh “người đá bóng và người trọng tài thổi còi là một” từ Đảng mà ra.
Người lãnh đạo Cộng Sản đều mang một đặc tính cố hữu giống nhau: nói dối để duy trì quyền lực, đánh bóng thành tích lãnh đạo để Đảng được tiếp tục nắm quyền; Họ phải báo cáo có lợi cho Đảng bất chấp bất kỳ thủ đoạn nào. Bản chất của họ là nắm quyền gắn chặt vào quyền lực của Đảng viên bảo vệ Đảng như con mắt bảo vệ con ngươi, bảo vệ Đảng là bảo vệ quyền lợi của bản thân. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nga xâm lược Ukraine đã định hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương như thế nào?

Lời người post: Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/022 đến nay đúng 2 năm, không những nó bới tung trật tự quốc tế ở Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn nổi lên những vấn đề an ninh ở Ấn Độ -Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.

Cuộc xâm lăng của Nga vào Ukraine bắt đầu ngày 24/02/2022 đến nay là tròn 2 năm. Nó không những xáo trộn trật tự mới quốc tế ở khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương mà còn làm nổi lên tình hình an ninh tiến thoái lưỡng nan ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, đặc biệt là xung quanh Đài Loan và Hàn Quốc.

Tổng thống Mỹ – Biden (trái) gặp Thủ tướng Nhật – Kishida (giữa); Thủ tướng Modi của Ấn Độ (phải); và Thủ tướng Albanese của Úc, ở giữa (quay lưng), trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo Bộ Tứ Kim Cương ở Tokyo ngày 24/05/2022 (Ảnh: Doug Mills/The New York Times)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Bài học rút ra từ các cuộc điều trần của Tối Cao Pháp Viện vụ án Tu Chính Án thứ 14 của Trump

Phiên điều trần vụ án Donald Trump và tiểu bang Colorado tại TCPV ngày 8 tháng 2 năm 2024 (hình minh họa)

Lời người post: Hôm nay, một ngày quan trọng của cựu Tổng Thống Donald Trump về việc ứng viên Tổng Thống 2024. Sự việc xẩy ra hai tiểu bang Colorado và Maine loại tên Trump ra khỏi phiếu bầu dựa trên Tu Chánh Án Thứ 14. Ông Trump đâm đơn kiện lên Tối Cao Pháp Viện (TCPV). Hôm nay ngày 8/02/2024, TCPV mở phiên hearing (điều trần) đầu tiên về vụ kiện này. Dưới đây ghi lại lời tường thuật của phóng viên truyền hình CNN.
Khi nào có hearing (điều trần)? Nếu bị can [Donald Trump] quyết định tranh luận vụ kiện của mình với công tố viên, luật sư đối phương và thẩm phán đoàn TCPV, thì xin xuất hiện tại một phiên điều trần. 

Source:https://www.cnn.com/2024/02/08/politics/takeaways-supreme-court-trump-ballot/index.html [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tùy bút đầu năm 2024 về nước Mỹ chiến tranh Ukraine và Dải Gaza

Những ngày đầu năm 2024 thẳng thắn nhé (hình minh họa)

Tại Việt Nam có câu chuyện “đầu năm” thành tục lệ (dù không thực tế) như là “đầu năm gặp may thì cả năm được may mắn” và ngược lại. Những lời chúc mừng đầu năm của người Việt và phương Tây cũng có phần khác nhau… Mình người Việt dù sống ở Mỹ gần hai phần ba cuộc đời nhưng vẫn còn nhớ đặc sản “nước mắm”, đến nỗi bữa ăn không có nước mắm thì thiếu khẩu vị quê hương. Thôi thì nên theo tục lệ của người Việt mà tùy bút những chuyện đầu năm một cách thẳng thắn để tránh cả năm không phải quanh co. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hết Biển Đen (Black Sea) rồi đến Biển Đỏ (Red Sea)

Vị trí Biển Đỏ (Red Sea) ở vùng Vịnh

Lời người post: Từ những máy bay và thuyền không người lái của Ukraine choáng ngợp trên vùng Biển Đen (Black Sea) nay thấy hỏa tiễn bay trên Biển Đỏ (Red Sea) của phiến quân khủng bố Houthi… làm cho siêu cường Mỹ lo ngại phải thành lập liên minh chống lại.
Thấy siêu cường của Mỹ thật khó hiểu, họ có một sức mạnh vạn năng trong tay mà không dám hạ thủ một mình sơ mang tiếng. Việc lớn nhỏ trên thê giới cũng cần bầu bạn mới dám làm. Chuyện khủng bố Houthi cũng vậy, Bộ Trưởng Quốc Phòng Lloyd Austin lập Liên Minh chống Houthi… vậy phiến quân Houthi là ai? Bài này đăng trên báo Economic “Who are the Houthi, the group attacking ships in the Red Sea?” phiên dịch của Phan Nguyên trong trang nghiencuuquocte.org.
[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Diện mạo cuộc chiến Nga-Ukraine

Diện mạo qua từng giai đoạn cuộc chiến Nga-Ukraine đầy tang tóc, bi thương, máu lửa, nước mắt… cho đất nước bất hạnh.

Vì đâu Nga xâm lược Ukraine?

Putin lo ngại nền dân chủ Ukraine tiến sát bờ rào nước Nga (Ảnh: Internet)

Một lý do duy nhất để Nga xâm lược Ukraine vì Putin lo sợ Ukraine gia nhập khối NATO (North Atlantic Treaty Organization), lúc đó biên giới Nga-Ukraine chỉ cách nhau một hàng rào – cảnh tượng “dân Nga đứng bên này nhìn bên kia rào thấy người dân Ukraine sống cuộc đời tự do đầy mơ ước”. Rất nguy hiểm cho nền cai trị độc tài của Putin. Lúc đó, Putin không dám động tỉnh gì vì đằng sau Ukraine có khối NATO sẵn sàng “lâm chiến” theo điều 5 đã định. Putin tiên hạ thủ vi cường: “đánh để cho Ukraine không được vào NATO”. Chúng ta có thể kiểm chứng điều này trong Tối Hậu Thư mà Vladimir Putin đã gửi đến Washington và NATO vào ngày 17/12/2021 (1) với yêu sách tối hậu: “NATO phải bảo đảm về mặt pháp lý sẽ không được kết nạp bất kỳ thành viên mới nào, đặc biệt là Ukraine và Georgia (A legally binding guarantee that NATO would not admit any new members, especially Ukraine and Georgia. Ngoài ra, những điều sau là phụ và liên hệ đến NATO. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Rồng-Phượng tranh hùng?

Hình minh họa

Thuở hồng hoang, nhân loại vốn không có trật tự, trật tự ở đây được hiểu là ngôi thứ, là luật lệ, con người tranh giành, cưỡng đoạt, sát phạt nhau. Theo thời gian, con người dần có tổ chức, tập trung thành những tộc người, bộ lạc, quốc gia, dân tộc… rồi hướng đến một thứ trật tự, ai cũng biết rằng đó là trật tự được đặt để dưới sức mạnh, dưới sự cưỡng bách với hình thức “mạnh được yếu thua” nhưng không phải ai cũng chấp nhận. Giống như biển, tưởng phẳng lặng nhưng bên dưới bao giờ cũng có sóng ngầm, từ ngàn xưa cho đến ngàn sau, trật tự nào trên quả đất này cũng có phản đối ngầm, phản đối nổi, kẻ yếu, kẻ dưới bao giờ cũng muốn xóa đi cái trật tự đang có để thay thế bằng một trật tự khác theo ý mình. 

Trải qua hàng ngàn năm, phương Đông và phương Tây dần hình thành nên các trung tâm quyền lực. 

Mô hình đầu tiên của trật tự thế giới, đó là “Trật tự Thiên Hạ” với Trung Quốc làm trung tâm và nền “Hòa bình Roma” với một đế chế có quyền lực rộng khắp Địa Trung Hải, Tây Nam Âu, Bắc Phi và Tây Á. Tuy nhiên, trật tự này chủ yếu vận hành theo quy tắc bất thành văn. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Nghĩ gì về Joe Biden gặp Tập Cận Bình ở San Francisco?

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

Hai phái đoàn Mỹ-Trung tại cuộc họp ở Điền Trang Filoli, California

Ngày thứ Tư (15/11/2023), Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình tại Điền Trang Filoli, một khuôn viên có di tích lịch sử tọa lạc cách San Francisco khoảng 25 miles nằm về phía Nam. Cuộc gặp hơn 4 giờ đồng hồ trong đó gồm bữa ăn trưa làm việc, Biden và Tập đi dạo trong khuôn viên Filoli và một cuộc họp riêng với Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và Ngoại Trưởng Antony Blinken. Sau đó cả hai phái đoàn đến thành phố San Francisco tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hợp Tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương còn gọi là Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC.
TT Joe Biden đón tiếp Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình rất long trọng, một binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ trong trang phục oai vệ mở cửa cho Tập Cận Bình xuống xe. Trong khi TT Joe Biden đứng đợi Tập ở lối vào một ngôi nhà của Điền Trang Filoli. Tập bước ra khỏi xe thì Biden tiến tới bắt tay với một nụ cười chào đón thân thiện. Cả hai đứng trước cửa vẫy tay chào mọi người để chụp ảnh và tiến vào bên trong với khung cửa của một lâu đài đóng kín lại. Trong đó đã sắp xếp bàn họp, một bên của phái đoàn Hoa Kỳ gồm có các Bộ Trưởng, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia và các phụ tá đặc biệt đã được sắp xếp theo mô thức ngoại giao quốc tế (protocol). Phía bên kia bàn là Tập Cận Bình ngồi đối diện với Joe Biden và những người đồng nhiệm cũng ở vị trí đối diện.

Mở đầu Joe Biden phát biểu – một việc khá đáng chú ý khi Biden phát biểu thì ngoại trưởng Blinken ngồi sát bên phải lo lắng nhìn chăm chú vào mặt Biden – theo tôi thì Antony Blinken lo Biden phát biểu sai hoặc hớ hênh (đã xẩy ra trước đây) thì ngoại trưởng Blinken sẽ ra dấu để tổng thống điều chỉnh? Hai bài mở đầu của Biden và Tập được đưa ra ngoài công chúng, phần còn của buổi gặp gỡ gần 4 giờ không tiết lộ chi tiết. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Trước khi gặp TT Mỹ Biden ngày 15/11, Tập Cận Bình đã đánh đòn chặn đầu

Vị trí địa lý của Oman ở Trung Đông

Trước khi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden ngày 15/11, Tập Cận Bình đã thực hiện xong đòn chiến lược chặn đầu đối với Mỹ tại Trung Đông. Một cựu chuyên viên quân sự cho biết Bắc Kinh vừa thiết lập căn cứ quân sự ở Oman nơi “có vị trí chiến lược để tiến hành hoạt động giám sát và nếu cần, kiểm soát quyền tiếp cận Vịnh Ba Tư”.

Tại vùng Trung Đông, nhà cầm quyền Trung Cộng đã tự đặt mình là đồng minh trung thành của Iran và Syria bởi hai quốc gia này có thái độ thù địch không đội trời chung với Mỹ. Đồng thời, Bắc Kinh cũng đang mở rộng ảnh hưởng của mình đối với các đồng minh truyền thống của Mỹ ở vùng Trung Đông. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tin nóng thế giới 2 ngày qua…

1) Tin chiến cuộc tại Gaza:

Bộ y tế Gaza, do Hamas điều hành, cho biết có ít nhất 500 người thiệt mạng sau khi Do Thái không kích một bệnh viện ở Thành phố Gaza, nơi dân thường Palestine đang được điều trị hoặc trú ẩn. Lực lượng Phòng vệ Do Thái phủ nhận trách nhiệm và nói đây là hỏa tiễn của nhóm Jihad Hồi giáo Palestine. Mahmoud Abbas, tổng thống của Chính quyền Palestine ở Bờ Tây, tuyên bố để tang ba ngày.

Chiến cuộc tại Dải Gaza (ảnh Telegrap)

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thế giới bất ổn – Thế chiến 3 có xảy ra không?

A) Chiến tranh Nga-Ukraine:

Khung cảnh chiến tranh Nga-Ukraine hôm nay

Cuộc chiến Ukraine nổ ra hơn một năm rưỡi với cường độ rất ác liệt, nhà tan, vườn trống, chó mèo không còn…, có 10 triệu người chạy nạn đến châu Âu… Có những bãi chiến trường như Bakhmut trở nên “cổ máy xay thịt” tàn khốc nhất trong lịch sử chiến tranh. Cả hai bên Nga và Ukraine đều chờ đối phương kiệt sức để chiến thắng!
Ai kiệt sức? Những lời phát biểu phía Ukraine có thể tin được. Phía Nga dù có kiệt sức cũng hô hào mình còn lực sĩ. Hai bên còn mạnh hay đuối sức nhìn vào những sự kiện sau đây: [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Tướng Charles Brown Jr. giữ chức Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ

Đại Tướng Charles Brown Jr. Tân Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ thứ 22 ngày 29/09/2023.

Như đã đưa tin trên trang https://viettquoc.org ngày 23 tháng 7 năm 2023 với tựa đề (TT Biden đề cử 3 nhân vật quan trọng của Tòa Bạch Ốc), cho rằng khi đại tướng Mark Milley Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ (Chairman of the Joint Chiefs of Staff) hết nhiệm kỳ vào tháng 9/2023, thì tướng Charles Quinton Brown Jr. sẽ lên thay thế. Đúng như dự đoán, ngày 29/09/2023 Đại Tướng Charles Brown đã tuyên thệ nhận chức Chủ Tịch Hội Đồng Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ. Đây cũng là một nhân vật quan trọng trong guồng máy điều hành chiến tranh của siêu cường Hoa Kỳ, nhất là lúc thế giới đang biến động khắp nơi, vai trò này cần có sự chú ý. Chúng ta cần tìm hiểu về vị Đại Tướng Không Quân Mỹ đứng đầu quân đội hùng mạnh nhất thế giới này như thế nào nhé. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt