Tham Luận

Đại dương không vắng lặng: Hành trình của những chuyến tàu hàng hóa…

Ảnh: Pixabay.com (một hải cảng)

Đại dương là một nơi rộng lớn mà chúng ta rất khó có thể hình dung được sự bao quát, nguồn huyết mạch kinh tế thế giới.  Nơi đây hằng ngày đều có những chuyến tàu chở hàng hóa, dầu lửa đi khắp thế giới rất tấp nập. Những eo biển, những chốt điểm thương mại quan trọng cũng từ đó được thành hình.

Đại dương chiếm hơn 70% bề mặt trái đất, là nơi có hàng triệu loài sinh vật, và chứ đựng tới 97% tổng lượng nước trên hành tinh này.

Tuy nhiên, với sự bao la rộng lớn này và sự hiện diện khắp nơi của đại dương cũng là một thách thức đáng kể đối với các thương gia: họ buộc phải liên tục đi xuyên qua biển để vận chuyển hàng hóa đến những nơi khác. [Đọc tiếp]

Trump-Tập: Nhìn từ sau bức màn APEC tại Đà Nẵng

Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)

TT Donald Trump và CT Trung Cộng Tập cận Bình (Phải)

Hội nghị APEC qua hai bài diễn văn của TT Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình nghe âm hưởng của bản nhạc “Sang Ngang” của Đỗ Lễ  đã cất lên “Thôi hết rồi người đã xa tôi – quên hết lời thề nguyền Cố Cung”.
Hội nghị APEC tại Đà Nẵng nơi quy tụ những “nhận vật tả hữu” có thể xoay chuyển trái đất và cũng có thể làm nổ tung quả địa cầu… Họ có thể làm mưa làm gió lung lạc đời sống cả 8 tỉ người trên thế giới… Nếu họ “giác ngộ lương tri” hướng về “đạo đức” thì ơn phước cho nhân loại, còn không thì sóng gió và máu lửa tuôn trào khắp năm châu bốn biển…
Một loạt bài chủ đề “Nhìn sau bức màn APEC Đà Nẵng” sẽ lần lượt đăng trên trang website https://vietquoc.org. Hôm nay nói đến sau bức màn APEC Đà Nẵng chuyện gì giữa hai ông Trump và Tập Cận Bình? [Đọc tiếp]

TỔNG THỐNG PUTIN… NGƯỜI CUỐI CÙNG KẾT LIỄU CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN BẮC HÀN !

October 20, 2017 by Chrisvietstar

TT Trump (T) – Kim Jong Un (P)

Anh Quốc, ngày 20/10/2017 theo bản tin của tờ nhật báo Daily Star, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh áp đặt các biện pháp hạn chế với CS Triều Tiên. Hành động này  có thể coi là “cái tát” đối với chế độ của CS Bình Nhưỡng – chế độ vẫn coi Nga là “Người bạn tin cậy”! Theo tờ này, điều đáng chú ý nhất là việc Tổng thống Nga thông qua quyết định này vào đúng thời điểm máy bay của đoàn Quốc hội CS Triều Tiên hạ cánh xuống phi trường ở thành phố Saint-Peterburg, để tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới lần 137 (IPU-137), được tổ chức tại thành phố này.

Moscow sẽ gần như ngừng cung cấp cho CS Triều Tiên các công nghệ có thể được sử dụng để chế tạo hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa. Ngoài ra, tất cả các con tàu chở hàng có liên quan đến chương trình nguyên tử của CS Triều Tiên cũng sẽ bị cấm đi vào các cảng biển của Nga. [Đọc tiếp]

Twitter bị Trung Cộng cấm, ông Trump sẽ phát ngôn như thế nào?

Là người thích sử dụng Twitter để lên tiếng trước công luận, sắp tới Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ phải đối diện trực tiếp với “tường lửa” Internet Trung Cộng. Không ít người tự hỏi, liệu khi đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình, ông Trump có còn “tự do”  sử dụng Twitter để nói thẳng suy nghĩ của mình hay không?

Dòng tweet mới của ông Trump gửi tới ông Tập Cận Bình trước chuyến công du Trung Cộng: Gửi ông Tập, 3 ngày nữa tôi tới thăm Trung Cộng. Twitter sẽ bị cấm bởi chính phủ Trung Cộng, điều đó thật không tốt, thực sự là vậy! Nước Mỹ vĩ đại trở lại!

“Ông vua” Twitter thăm Trung Cộng, tường lửa Trung Cộng có thể chặn được không?

[Đọc tiếp]

“Tự do là một trách nhiệm”

Trương Duy Nghênh

Ngày 1/7, nhà kinh tế học Trung Hoa Trương Duy Nghênh đã tham dự lễ tốt nghiệp của Viện Nghiên Cứu Phát Triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh. Trong buổi lễ, ông có bài phát biểu đại diện cho giáo viên với chủ đề “Tự do là một trách nhiệm”, ông nói đẩy mạnh và bảo vệ tự do là trách nhiệm của mỗi người Trung Hoa quan tâm đến vận mệnh của đất nước.
Bài phát biểu này được đăng trên Wechat của viện, tuy nhiên nó đã bị xóa trong chưa đầy 12 giờ sau khi đăng tải. Toàn văn bài phát biểu sau khi được đăng trên trang sohu.com, cũng đã bị gỡ xuống trong 24 giờ.
Những lời nói xúc động của ông Trương Duy Nghênh đã trở thành bài viết được sinh viên trường Đại Học Bắc Kinh cũng như cư dân mạng muốn đọc nhất, bên cạnh đó cũng có nhiều tranh luận của cư dân mạng xoay quanh bài phát biểu này.
Viện nghiên cứu phát triển Trung Hoa thuộc Đại học Bắc Kinh là một một viện học thuật có tính chỉ định, ngoài cựu Phó Tổng giám đốc Ngân hàng thế giới Lâm Nghị Phu được nhậm chức Viện trưởng danh dự ra, thành viên hội đồng của viện bao gồm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Vương Kỳ Sơn, Giám đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa Chu Tiểu Xuyên, và giáo sư, Nhà kinh tế học nổi tiếng Chu Kỳ Nhân, Trương Duy Nghênh, v.v… Dưới đây là nội dung bài phát biểu của ông Trương Duy Nghênh được lưu truyền trên internet: [Đọc tiếp]

Kiến trúc sư của ‘‘tư tưởng Tập Cận Bình’’ bước ra sân khấu…

Vương Hộ Ninh – Uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính Trị Trung Cộng – Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Sách Trung Ương

Tại Đại hội 19 đảng Cộng Sản (CS) Tàu Cộng vừa diễn ra, công chúng dường như đang chứng kiến một “thời đại mới” của nước Trung Hoa đang mở ra, với sự lên ngôi của”tư tưởng” Tập Cận Bình, người từ giờ thâu tóm mọi quyền lực trong tay, chấm dứt thời kỳ quyền lực được chia năm sẻ bảy. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, viễn cảnh”thời đại mới” mà ông Tập Cận Bình chủ trương trên thực tế chỉ là một giai đoạn tiếp nối của chế độ”chuyên quyền/độc tài” của Trung Cộng trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Kiến trúc sư của ý thức hệ chính trị này, người được mệnh danh là “Kissinger Trung Cộng”, vừa trở thành một trong 7 thành viên thường vụ Bộ Chính Trị đảng CS tàu Cộng, cơ quan quyền lực tối cao tại Trung Cộng, cũng là một”quốc sư” của hai đời lãnh đạo tiền nhiệm.
Trang quốc tế, báo Le Monde hôm nay, 26/10/2017, có bài “Vương Hộ Ninh, quân sư của chế độ, bước ra sân khấu“. Nội dung chính của bài viết được chắt lọc từ một bài nghiên cứu mới đây của nhà Trung Hoa học Jude Blanchette, mang tựa đề “Giấc mơ chuyên quyền mới của Vương Hộ Ninh” (có tài liệu dịch Vương Hỗ Ninh) [Đọc tiếp]

Tư tưởng Tập Cận Bình?

Minh hoạ: Tập Cận Bình (T) – Mao Trạch Đông (P)

Tại Bắc Kinh ngày 24/10/2017, Đại hội đảng Trung Cộng bế mạc với một sự kiện nổi bật là “Tư Tưởng Tập Cận Bình” được chính thức ghi vào điều lệ đảng. Điều lệ của Đảng Trung Cộng được coi như một thứ Hiến Pháp của Trung Quốc! Như vậy, Tập Cận Bình, người đang cầm quyền cai trị tối cao ở Hoa Lục đã được tôn lên ngang hàng với Mao Trạch Đông, người khai sinh ra đảng Trung Cộng và nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.
Tham vọng của Tập Cận Bình đến mức này đã rõ, về mặt hình thức bên ngoài, là đưa sự sùng bái cá nhân Tập Cận Bình lên ngang hàng với Mao Trạch Đông; còn về mặt phẩm chất nội dung Tư Tưởng Tập có bằng tư tưởng Mao hay không thì phải để sau này xem xét phân giải. Cho đến nay, điều lệ của Đảng Trung Cộng chỉ ghi nhận có một tư tưởng Mao Trạch Đông, một tư tưởng cách mạng vô sản vào những thập niên 1950-1970 đã từng gây nên những phong trào-sóng gió và thù hận chết người ở các nước nghèo khổ không phát triển của Thế Giới Thứ Ba. [Đọc tiếp]

Chuyến bay MH370 mất tích vì âm mưu che giấu tội phạm mổ cướp nội tạng?

Máy bay MH370 của hãng hàng không Malayia Airline mất tích 8/3/2015

Một tỷ phú người Hoa đưa ra những tuyên bố gây sốc về mối liên hệ giữa vụ mất tích bí ẩn của máy bay MH370 của hãng Hàng Không Malysia Airlin vào ngày 8 tháng 3, 2014 và một loạt các ca cấy ghép nội tạng ở Trung Cộng, theo Vision Times.
Chiếc máy bay MH370 của Malaysia Airlines bị biến mất cách đây 3 năm không phải do tai nạn, mà thực chất đó là một âm mưu để “xóa sổ” những người có thông tin về các vụ cấy ghép nội tạng tại một bệnh viện ở Nam Kinh, có liên quan đến người con trai quyền lực của cựu Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Hoa (ĐCSTH) Giang Trạch Dân.
Đó là tin tức vừa được tỷ phú Trung Hoa Quách Văn Quý (Guo Wengui) cung cấp qua một video đăng trên Twitter vào ngày 6/9, theo tờ Vision Times. [Đọc tiếp]

Tập Cận Bình “làm cho Trung Cộng thống trị thế giới trở lại”….giống như Trump “Make American Great Again”

Tập Cận Bình có thể làm hồi sinh đế chế Trung Hoa cũ ? (Ảnh: REUTERS/Thomas)

Le Figaro hôm nay có bài viết mang tựa đề “Tập Cận Bình – Make China Greastest Again’’ (làm cho Trung Cộng vĩ đại nhất trở lại). Tác giả Nicolas Baverez nhận xét, Đại hội 19 của Đảng Cộng Sản Trung Cộng (ĐCSTQ) chắc chắn dành vòng nguyệt quế cho ông Tập Cận Bình. Khi biến mọi lực lượng đối lập thành con số không, tập trung mọi quyền bính vào tay mình, từ quân sự đến dân sự, ông Tập đã trở thành lãnh đạo Trung Cộng chuyên quyền nhất, kể từ thời Mao Trạch Đông đến nay.

Bỏ tù 10% ủy viên trung ương đảng, bành trướng trên Biển Đông

Việc không chỉ định ra người kế thừa sẽ mở ra cho Tập Cận Bình cánh cửa tại vị thêm nhiệm kỳ đến sau năm 2022. Tập đã kết thúc di sản của Đặng Tiểu Bình, kích hoạt hai cuộc cách mạng. Về đối nội, đó là việc quay lại với tôn sùng cá nhân, và sự toàn trị ngày càng ít mềm hơn. Về đối ngoại, đó là sự khẳng định một đại cường bành trướng trên toàn cầu, vào lúc sự lãnh đạo của Mỹ giảm sút dưới áp lực của chủ nghĩa dân túy và thái độ của ông Donald Trump. [Đọc tiếp]

Nhật bị đánh bom nguyên tử, sao người Nhật lại cúi đầu kính trọng tướng Mỹ?

Tướng MacAthur

MacArthur, vị danh tướng của Mỹ, là người chỉ huy quân đội tiến đánh Nhật Bản trong thế chiến thứ II. Tuy nhiên, khi ông rời khỏi đất nước này, người dân không hề căm ghét mà ngược lại đều tỏ lòng biết ơn bởi những việc làm của ông.
Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản, từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật. Vì thế vô số người Nhật đều hận ông thấu xương.
Chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật, cho dù ông không mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước”.

Nhưng tướng MacArthur mang quân đến hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ.

Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản, thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản mà còn đặc xá cho Thiên Hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống. [Đọc tiếp]

Cái “Tôi” của người Việt

Cái tôi tỷ lệ nghịch với kiến thức – nhà bác học Robert Einstein

Tại sao cái tôi, cái “égo “của người Việt lớn  đến thế ? Tôi gặp không biết bao nhiêu người vỗ ngực, tự cho mình là vĩ nhân. Không phải chỉ vỗ ngực, còn trèo lên nóc nhà gào khản cổ: tôi giỏi quá, tôi phục tôi quá, tại sao tôi tài ba đến thế ?

Một lần ngồi nhậu với 5 ông, có cảm tưởng ngồi với 5 giải Nobel văn chương. Những ông như vậy, nhan nhản. Nói “ông”, vì hầu như đó là một cái bệnh độc quyền của đàn ông. Như ung thư vú là bệnh của đàn bà.

In một hai cuốn sách tào lao tặng bố vợ, nghĩ mình ngồi chung một chiếu với Marcel Proust, Victor Hugo. Làm vài bài thơ, câu trên vần (hay không) với câu dưới, nghĩ mình là Beaudelaire, Nguyễn Du tái sinh. Lập một cái đảng có ba đảng viên, kể cả em gái và mẹ vợ, nghĩ mình là lãnh tụ, ăn nói như lãnh tụ, đi đứng, tắm rửa như lãnh tụ. Viết vài bài lăng nhăng, đầu Ngô mình Sở, nghĩ mình là triết gia, trí thức, sẵn sàng dẫn dân tộc đi lên (hay đi xuống). Học gạo được cái bằng (chưa nói tới chuyện mua được cái bằng), nghĩ mình đã kiếm ra điện và nước nóng.

TÔI, TÔI, TÔI

Một ông bạn in một tấm danh thiếp khổ lớn, dầy đặc những chức tước, trong đó có “nhà nghiên cứu”. Những người quen không biết ông ta nghiên cứu cái gì, lúc nào. Tôi đáng nhận là nhà nghiên cứu hơn, vì thỉnh thoảng vẫn vào Google tìm mẹo trị mắc xương cá, hay cách nấu canh hẹ tầu hũ. [Đọc tiếp]

Người lính Dù VNCH bị quên lãng – Đại Tướng Barry McCaffrey

Cựu Đại Tướng Barry McCaffrey

Trong khi cuốn “The Vietnam War” của Ken Burns chuẩn bị chiếu trên đài truyền hình PBS, thì cựu Tướng 4 sao của Hoa Kỳ – Barry McCaffrey viết một bài đăng trên tờ New York Time với đề tài: “The Forgotten South Vietnamese Airborne (Người lính Nhảy Dù Nam Việt Nam bị bỏ quên)” – Bài viết khá trung thực với những chiến sĩ Mũ Đỏ VNCH tung hoành trên 4 vùng chiến thuật. Qua bài viết này, dù không trực tiếp chỉ trích bộ phim “The Vietnam War” nhưng đã nói lên rằng “the Vietnam War” là thiếu khách quan và trung thực.  Ngụ ý cho rằng “Tôi – Đại Tướng Hoa Kỳ đã một thời chiến đấu với tư cách cố vấn trong binh chủng Nhảy Dù VNCH, họ can đảm và anh dũng như thế nào”.
Vài nét về tướng 4 sao Barry McCaffrey:
Barry McCaffrey sinh ngày 17 tháng 11 năm 1942 là cựu Đại Tướng Quân Đội Hoa Kỳ và nhà bình luận và tham vấn kinh doanh. Ông đã được chính phủ Hoa Kỳ trao tặng ba huy chương Purple Heart vì bị thương trong suốt thời gian phục vụ tại Việt Nam, hai Huy Chương Bạc Anh Dũng Bội Tinh, và hai Distinguished Service Crosses – huy chương ban thưởng quân đội Hoa Kỳ thứ nhì cho những chiến binh dũng cảm. Ông được bổ nhiệm vào Phòng Tham Mưu Quân đội Hoa Kỳ tại Trung tâm Bộ binh Hoa Kỳ tại Fort Benning năm 2007. Ông đã là giáo sư của Học viện Quân sự West Point, Hoa Kỳ và Giáo sư Nghiên cứu An ninh Quốc tế của Bradley từ năm 2001 đến năm 2008. Ông Tốt nghiệp Học viện Quân West Point. Ông đã từng chiến đấu và chỉ huy trên các chiến trường Việt Nam, Trung Đông, chỉ huy cấp Tiểu đoàn, Trung Đoàn, Sư Đoàn và Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ ở phía Nam châu Mỹ (United States Southern Command). Ông Chỉ huy chiến dịch chống ma tuý của Hoa Kỳ  (Director of Office of National Drug Control Policy) dưới thời TT Bill Clinton. Ông về hưu vào cuối nhiệm kỳ của TT Clinton. Hiện là chuyên gia phân tích quân sự của đài TV NBC và MSNBC cũng như chủ tịch của công ty tư vấn BR McCaffrey Associates. Ông phục vụ trong nhiều ban giám đốc của các công ty. Ông là người bênh vực thẳng thắn về sự sòng phẳng bảo hiểm, tòa án về tội phạm ma túy và các tòa án cựu chiến binh và là diễn giả thường xuyên tại các hội nghị. Dưới đây là chuyển ngữ bài viết của cựu Đại Tướng  Barry McCaffrey: “The Forgotten South Vietnamese Airborne” đang trên tờ New York Time –
Bản tiếng Anh: https://www.nytimes.com/2017/08/08/opinion/south-vietnam-airborne.html
[Đọc tiếp]

Đàng sau bài diễn văn của Trump tại Liên Hiệp Quốc

Ông Trump đang nói chuyện trước diễn đàn LHQ ngày 19/09

Lê Hoành Sơn: Đàng sau bài diễn văn của TT Trump tại LHQ

Sau khi TT Trump đọc bài diễn văn tại Liên Hiệp Quốc dài 45 phút cách đây 1 tuần, nhiều dư luận khen chê đầy giấy mực, đặc biệt trên các trang mạng xã hội facebook, Twitter… Bỏ qua những khai thác về quyền lợi chính trị của đảng Dân Chủ trên chính trường Mỹ cho mùa bầu cử Quốc Hội sắp tới, và một số cơ quan truyền thông từ trước đến nay hễ ông Trump nói gì cũng chê vì thành kiến chưa buông bỏ được… Theo tôi, đánh giá về nội dung bài diễn văn mang tính “khép cửa hoà bình và mở ra khung trời chiến tranh”.  Bài diễn văn có lửa và thổi lửa đúng vào đối tượng cần phải nóng. Cách trình bày của ông trước đại diện 190 nước của Liên Hiệp Quốc không phải là cách nói của người người làm chính trị chuyên nghiệp (dĩ nhiên, ông Trump không phải là nhà chính trị chuyên nghiệp). Ông nói thẳng vào những ai cần nghe nói nhiều hơn dùng mỹ từ của chính khách thường thấy. Có thể nói đây là bài diễn văn đầu tiên mang “nhiều lửa” nhất của một Tổng Thống Hoa Kỳ trước Liên Hiệp Quốc từ khi định chế này thành lập đầu năm 1942. [Đọc tiếp]

Tình Yêu Nước trong Chủ Nghĩa Quốc Gia và Toàn Cầu Hóa

Kể từ thập niên 80, chính trị gia và kinh tế gia của các cường quốc bắt đầu nói nhiều về “toàn cầu hóa”. Toàn cầu hóa là một biểu hiện mức độ gia tăng của sự tương tác, hội nhập, ảnh hưởng và phụ thuộc lẫn nhau giữa các dân tộc và các quốc gia trong các lĩnh vực  kinh tế, xã hội, công nghệ, văn hóa, chính trị và sinh thái… Quá trình toàn cầu hóa giúp giảm thiểu tầm quan trọng của khoảng cách kinh tế và biên giới quốc gia, tạo sự gần gũi trên lãnh vực bang giao hoặc trao đổi thương mại, kỹ thuật với nhau… Toàn cầu hóa là một thuật ngữ chung cho một quá trình để những quốc gia đã phát triển có ưu thế về kinh tế chia sẻ với những quốc gia chậm phát triển, trong đó có Việt Nam. [Đọc tiếp]

Gỉai pháp nào của Mỹ trước lá bài Bắc Hàn của Nga-Trung

Hoả tiễn Bắc Hàn có thể bắn đến….

Vấn đề Bắc Hàn không chỉ nằm gọn trong việc Bắc Hàn phát triển vũ khí nguyên tử. Nó phức tạp hơn rất nhiều vì đây là thách thức lớn nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21. Nó đặt Hoa Kỳ vào vị thế “bắt buộc” phải giải quyềt nếu muốn duy trì vị thế thống lĩnh trên bàn cờ toàn cầu hoặc từ nay phải xoay chuyển để Trung Cộng vươn lên và cùng lúc làm giảm bớt sức ép cấm vận của Mỹ với người Nga.

Nếu Châu Á có thêm một quốc gia nguyên tử ngoài Trung Cộng, và là đồng minh thân cận của Trung Cộng, chắc chắn rằng vị thế của Hoa Kỳ tại Châu Á sẽ bị suy yếu vì khả năng quân sự không còn phát huy tính đe dọa được nữa. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt