Mỹ-Trung và cuộc đối đầu định mệnh…
Lời người post: Trong 1/2 thế kỷ lại đây, chính sách ngoại giao của Mỹ đối với Trung Cộng có hai sai lầm nghiêm trọng. Một là: Theo một số chính trị gia dựa vào lý thuyết cho rằng khi dân số của một nước có nhiều người tiến lên giai cấp trung lưu thì nước đó sẽ tiến đến dân chủ. Hai là: Cho Trung Cộng gia nhập WTO để họ tôn trọng luật chơi của quốc tế đang tiến lên toàn cầu hóa. Đó là hai điều sai lầm của những lý thuyết chính trị salon kém hiểu biết về “bản chất” của Cộng Sản để hôm nay nước Tàu độc tài đến tận chân răng còn hơn thời Mao Trạch Đông, họ khá lên và thách thức quyền lực với nước Mỹ trước thế kỷ thứ 21:
Năm 1999, phát biểu sau khi vận động thành công giúp Trung Cộng trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổng thống Mỹ Bill Clinton nói: “Đưa Trung Cộng vào WTO là một quyết định cả hai cùng thắng, nó sẽ bảo vệ sự thịnh vượng của chúng ta, đồng thời nó sẽ thúc đẩy loại thay đổi đúng đắn tại Trung Cộng”. [Đọc tiếp]
Cựu TT Mỹ Richard Nixon tiên tri về châu Á…
Lời người post: Hơn nửa thế kỷ trước, Phó TT Richard Nixon đã nhìn về châu Á một cách rành mạch. Ông dự đoán châu Á như thế nào thì nó xảy ra hôm nay như thế đấy. Đọc bài dưới đây của Tiến Sĩ Francis P. Sempa nói về Richard Nixon, mới thấy được những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có một tầm nhìn (vision) rất sâu rộng cả hàng nửa thế kỷ để không những đem quyền lợi cho nước Mỹ mà cả thế giới cùng chung sống. Mặc dù ông Richard Nixon phải từ chức Tổng Thống Hoa Kỳ sau biến cố chính trị Watergate, nhưng khi đọc những ý tưởng về chiến lược thế giới, chúng ta không khỏi ngạc nhiên và thán phục về tầm nhìn chiến lược sâu rộng của ông…
Đọc kỹ bài này, thì chúng ta có thể hiểu thêm về chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á, Đông Nam Á và Biển Đông ngày hôm nay… Có thể đây là “tiền đề” cho những nhà lập chính sách của Mỹ hiện nay với Trung Cộng?
Richard Nixon đã dự đoán được sự “xoay trục” của Mỹ sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương hơn 50 năm trước khi xảy ra sự kiện này. [Đọc tiếp]
Hoàn Bích Quy Triệu chuyện xưa đến nay vẫn gía trị…
Viên ngọc, nhờ hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt nên mới thành báu vật, và nhờ kết tụ linh khí của đất trời nên mới thành vật thiêng. Những tinh hoa kế thừa trong văn hóa truyền thống giúp con người kính Thiên ái nhân, giữ gìn đạo đức… cho nên nơi nào giữ được văn hóa truyền thống tốt đẹp chẳng khác gì quốc gia có ngọc quý vậy.
Hồng Kông là một trong bốn con rồng châu Á cùng với Singapore, Đài Loan và Hàn Quốc. Người dân nơi đây giữ được văn hóa truyền thống vốn họ xem như Thần truyền lại cho con người, đồng thời lại mang tư tưởng tiến bộ của phương Tây. Với ưu đãi thuế quan, tinh thần tự do dân chủ cùng khả năng vốn người, Hồng Kông trở thành trung tâm tài chính của châu Á và thế giới. Các nhà phong thủy gọi nơi đây là “chậu chứa kho báu”, nên cũng không quá khi cho rằng Hồng Kông là viên ngọc quý của châu Á. [Đọc tiếp]
Quốc hồn đã tỉnh hay chưa, nỗi đau tủi hổ năm xưa vẫn còn !!!
Sau hơn một thế kỷ cụ Phan Chu Trinh kêu gọi quốc hồn thức tỉnh, đọc lại những vần thơ ẩn chứa nụ cười chua xót, tủi hổ dân tộc đã từng khiến nhiều người choáng váng choàng tỉnh lại… bỗng giật mình, dường như đâu đó vẫn còn những điều chưa hề đổi thay.
Tỉnh quốc hồn ca I đã vẽ nên bức tranh u ám về những thói hư tật xấu của người Việt trong tình hình đất nước lâm nguy. Đứng trước biến chuyển dữ dội trong và ngoài nước, đứng trước đòi hỏi phải vươn mình “xốc vác cứu giang san”, đời đã mới mà người chưa đổi mới, cụ Phan Chu Trinh cũng như nhiều nhân sĩ khác cùng thời đã nhận thấy người Việt vẫn đang ở trong mê muội mộng du sống từng ngày trong: “mộng khoa cử, mộng quan trường, mộng xôi thịt,…”
Từ quan tới dân chỉ cốt thỏa cái lòng dục về danh lợi, tiền tài, hưởng thụ bản thân mà chà đạp lên người khác, chà đạp lên lên lợi ích dân tộc. Quốc hồn đã ngủ say, nên cần phải đánh thức nó dậy để giang sơn thay màu áo mới tươi sáng hơn, nhân bản hơn mà từ đó hưng thịnh một cách bền vững hơn.
Chính trị Mỹ và các cụ tỵ nạn Cộng sản trong Cộng Đồng Việt Nam hải ngoại tại Hoa Kỳ
A-Dẫn nhập
Cuộc tranh cử Tổng thống Hoa kỳ giữa ông Donald Trump – đại diện đảng Cộng hòa và bà Hillary Clinton – đại diện đảng Dân Chủ vừa qua (năm 2016) quả thật rất sôi nổi và hấp dẫn, đồng thời gây nên những bất hòa không nên có trong gia đình, hội đoàn, đảng phái, bằng hữu người Việt Nam đang định cư tại Hoa kỳ khi người này bênh đảng Cộng hòa, người khác ủng hộ đảng Dân chủ. Hầu hết các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí của Mỹ và Việt Nam đều đưa tin, viết bài, dưa trên kết quả, thăm dò, khảo sát về mức độ thắng cử trên 60 phần trăm của bà Hillary. Đang trên đà chiến thắng thì bất ngờ (chỉ cách ngày bầu cử non hai tuần) ông giám đốc FBI James Comey tuyên bố sẽ điều tra lại những thông tin trên hộp điện thư (E-Mail) của bà Hillary rồi cách một ngày sau ông James thông báo đã điều tra không có gì nguy hại và cuộc tranh cử tiếp diễn với khí thế bừng bừng chiến thắng của bà Hillary, đến nỗi truyền thông và những người ủng hộ (Hillary) chuẩn bị xong lễ đăng quang, in và phát hành sách [Đọc tiếp]
Cựu mật vụ kể lý do cắt đứt với ĐCST và đào thoát đến Úc
Vương Lập Cường (Wang Liqiang), mật vụ của Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) đào thoát đến Úc, đang xin tị nạn chính trị kể với Epoch Times về việc ĐCST thâm nhập vào Hồng Kông và kiểm soát bầu cử tại Đài Loan, cả nguyên nhân anh quyết định cắt đứt quan hệ với ĐCST.
Vì sao lại đào thoát
“Tôi nhiều lần suy nghĩ, suy nghĩ, rồi lại suy nghĩ, xem rốt cuộc quyết định như thế này đối với cả cuộc đời tôi là việc tốt hay là việc xấu, bản thân tôi không biết, nhưng tôi tin chắc rằng ở trong tổ chức này (ĐCST), kết cục cuối cùng sẽ không tốt đẹp.” Vương Lập Cường nói. [Đọc tiếp]
Bất ổn ở Tân Cương phủ bóng lên Sáng kiến ”Vành đai và Con đường (BRI)”
Tân Cương (Xinjiang) là cầu nối giữa Trung Cộng với các thị trường Trung Á, Trung Đông và Châu Âu, biến nơi này thành trung tâm của “Sáng kiến Vành đai và Con đường” (BRI). Đây là trung tâm hậu cứ lớn nhất trong số các nước BRI. Trong số sáu hành lang kinh tế BRI đã được lên kế hoạch, ba hành lang sẽ đi qua Tân Cương, bao gồm Hành lang kinh tế Trung Cộng – Pakistan nối Kashgar ở Tân Cương với hải cảng Gwadar ở Pakistan. Một trung tâm phân phối cũng đang được phát triển tại Khorgos trên biên giới giữa Tân Cương và Kazakhstan.
Bắc Kinh hy vọng rằng Tân Cương có thể đóng vai trò như một trung tâm vận chuyển và trung tâm về thương mại, hậu cứ và văn hóa của khu vực. Trong năm 2017, khoảng 66 tỷ USD đã được đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại Tân Cương – tăng 50% so với năm trước. Đường bộ và đường sắt cao tốc đã được xây dựng để kết nối khu vực này với các khu vực khác của Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Chuyên viên Mỹ: Việt Nam cần liên minh với Mỹ để gìn giữ Biển Đông chống Trung Cộng
Source: https://nationalinterest.org/feature/can-vietnam-be-america%E2%80%99s-new-ally-against-china-94901
Việc Trung Cộng mới đây ngang nhiên cho tàu khảo sát vào hoạt động, đồng thời tung tàu hải cảnh vào phá quấy công việc thăm dò dầu khí của Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam tiếp tục khiến dư luận quốc tế bất bình.
Trong một bài phân tích được tạp chí Mỹ The National Interest công bố hôm 07/11/2019 vừa qua, tiến sĩ Anders Corr, một chuyên viên về Biển Đông, từng hoạt động trong ngành quân báo tại bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, cho rằng để đối phó với dã tâm độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh, Việt Nam cần phải có một chiến lược thích ứng, trong đó yếu tố cực kỳ quan trọng là liên minh với Hoa Kỳ, nước duy nhất hiện nay có đủ lực để ngăn chặn Trung Cộng. [Đọc tiếp]
Đài Loan: Mũi nhọn bên hông Trung Cộng và con cờ của Mỹ
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Năm 1971, TT Richard Nixon và cai thầu Henry Kissinger muốn rút lui khỏi chiến tranh Việt Nam đã biến thù thành bạn với Trung Cộng. Để tỏ lòng cám ơn, Mỹ đã trao cho Trung Cộng món quà ngoại giao hậu hĩnh là hất cẳng Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) ra khỏi Hội Đồng Liên Hiệp Quốc để thế Trung Cộng (Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa) ngồi vào chiếc ghế thường trực LHQ.
Trong thời gian ngắn, dưới áp lực “Chính sách một Trung Hoa – One China Policy), các nước tây phương đã đoạn tuyệt ngoại giao với Đài Loan và đưa các toà Đại Sứ từ Đài Loan về Bắc Kinh. Hoa Kỳ và 60 nước tây phương đã chấm dứt ngoại giao với Đài Loan, nhưng vẫn còn đặt những văn phòng dưới những “tên gọi” khác nhau để liên lạc về kinh tế, chính trị và văn hóa…Đây là trò chơi chính trị của Mỹ, dù đã trao Đài Loan cho Trung Cộng nhưng vẫn giữ làm bửu bối khi cần [Đọc tiếp]
Chúng ta phải nhìn Trung Cộng – những cơ hội và đe doạ – bằng đôi mắt trong sáng
Khi chiếc phản lực cơ J-8 của Hải quân Trung Cộng (PLAN) va chạm vào chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải Quân Mỹ, 70 cây số cách bờ biển của đảo Hải Nam. Cả hai chiếc máy bay đều lao đầu xuống biển Đông (biển Hoa Nam theo TC). Phi công TC tử thương, trong khi chiếc EP-3 bị hư hại nặng nhưng vẫn cố gắng hạ cánh được an toàn xuống đảo Hải Nam. Toàn bộ phi hành đoàn 24 người bị bắt giữ, được cho ăn uống nhưng bị Trung cộng giam giữ 11 ngày.
Sau đó phi hành đoàn được giao trả cho Hoa Kỳ, còn xác chiếc máy bay thì đến hơn 3 tháng sau mới được giao trả cho Hoa Kỳ trên chiếc Antonov của Nga, nhưng không vẹn toàn vì đã bị họ tháo rời thành mảnh. Đây là phép thử đầu tiên đối với chính quyền của Tổng thống Bush (con), người vừa mới lên nắm quyền được 10 tuần. Chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu phải trực diện với các lối hành xử nguy hiểm, ăn cắp tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ từ đó. [Đọc tiếp]
Thế lực thân địch (*)
Hai tuần lễ đã trôi qua việc bãi Tư Chính bị tàu khai thác địa chất Trung Cộng được tàu Hải cảnh yểm trợ vẫn loanh quanh “rà soát” trên vùng biển Việt Nam đang làm dư luận nóng lên với hàng trăm nhận định khác nhau nhưng chung quy người Việt Nam trong và ngoài nước vẫn như đang ngồi trên lửa vì hành vi xâm lấn trắng trợn của Bắc Kinh đối với Biển Đông.
Dư luận tỏ ra phẫn nộ khi miệng Trung Cộng tiếp tục khuyên nhủ Việt Nam nên vì đại cục trong khi tay thì thò vào tận vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền từ bao lâu nay. Trung Cộng lâu nay vẫn thế, dã tâm chiếm hết Biển Đông bằng đường lưỡi bò trắng trợn không ngần ngại dư luận hay công pháp quốc tế. Bắc Kinh vẫn lấy vũ lực làm căn bản đối với những nước nhỏ chung quanh vùng biển mà nó gọi là tranh chấp mà thật ra là thái độ vũ phu của kẻ vừa mạnh vừa lưu manh nhận vơ chủ quyền các nước về mình nhằm thôn tính một vùng tài nguyên rộng lớn mà từ bao lâu nay chúng vẫn thèm thuồng nhưng chưa nuốt nỗi. [Đọc tiếp]
‘Bẫy nợ ngoại giao’ cùng rủi ro mà các nước gánh chịu và cái giá Bắc Kinh phải trả khi triển khai Sáng kiến Vành đai, Con đường
Các nhà phê bình lo ngại rằng Trung Cộng đang sử dụng những khoản vay để tạo ra sự phụ thuộc và đạt được tầm ảnh hưởng về chính trị từ kế hoạch này. Chưa dừng ở đó, Bắc Kinh còn phải đối mặt với sự chỉ trích gay gắt từ chính quê nhà.
Trung Cộng là một trong những quốc gia có dấu ấn phát triển lớn nhất trên thế giới. Đây là quốc gia duy nhất có lưu lượng tài chính quốc tế chính thức lớn hơn Mỹ. Tuy nhiên, Washington đã chi nhiều gấp 4 lần vào Hỗ Trợ Phát Triển Chính thức (ODA) so với Trung Cộng. Trong khi đó, dòng tiền của Trung Cộng chủ yếu được chi cho các khoản vay đối với những dự án về cơ sở hạ tầng, năng lượng và truyền thông. Các dự án này là một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) – phương tiện chính của Trung Cộng nhằm thúc đẩy sự phát triển cả ở trong và ngoài nước. [Đọc tiếp]
Yếu tố mấu chốt trong tham vọng thống lĩnh công nghệ toàn cầu của Trung Cộng
Con đường tơ lụa kỹ thuật số có thể sẽ trở thành mấu chốt giúp Trung Cộng cạnh tranh với Mỹ trong bối cảnh 2 nước ganh đua ảnh hưởng toàn cầu và khu vực.
Trung Cộng đang khẳng định tầm ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế, đáng chú ý nhất là thông qua sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI) tham vọng của Tập Cận Bình.
BRI đánh dấu sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Trung Cộng, từ “che giấu sức mạnh, chờ đợi thời cơ” trở thành “nắm bắt cơ hội, vươn ra biển lớn” của Tập Cận Bình.
Các chuyên gia tin rằng Con đường tơ lụa kỹ thuật số, một thành tố của BRI sẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định năng lực của Trung Cộng trong việc định hình trật tự thế giới mới nổi của thế kỷ 21. [Đọc tiếp]
Trần Hương Mai (Chen Xiangmei): Thế lực bí ẩn trong chính trường Hoa Kỳ
Lời người post: Bà Chen Xiangmei, phiên dịch tiếng Việt là Trần Hương Mai, tên Mỹ là Anna Chennault (vợ kế của Trung Tướng Không Quân Hoa Kỳ Claire Lee Chennault). Bà Anna Chennault là nhân vật có liên hệ rất nhiều đến chiến tranh Việt Nam. Nhiều bài báo Mỹ nói về bà là con thoi giữa chính phủ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa trong thời chiến tranh. Có bài báo tường thuật khi cựu TT VNCH Nguyễn Văn Thiệu chạy đến đến Đài Loan vào ngày 25/04/1975 thì bà là người đầu tiên đến thăm. Bà mất vào ngày 30/3/2018 ở tuổi 94. Người đàn bà năng động đầy phức tạp này ra đi đã để lại thế giới một câu hỏi không có lời giải đáp: Bà là tình báo của CIA Hoa Kỳ hay của Trung Hoa Quốc Dân Đảng hay Trung Cộng? [Đọc tiếp]