Trump mời Tập đến dự lễ Đăng Quang mang ý nghĩa gì?
Lễ đăng quang Tổng Thống Trump ngày 20 tháng 1 năm 2017 (ảnh: internet)
Tu chính án thứ 20 của Hiến Pháp Hoa Kỳ đã quy định: nhiệm kỳ của mỗi Tổng thống Mỹ 4 năm nếu ai trúng cử phải làm lễ Đăng Quang vào buổi trưa ngày 20/01 của năm sau. Tại đó Tổng Thống phải tuyên thệ, đọc diễn văn nhậm chức trước khi chính thức nhận trách nhiệm Tổng Thống Hoa Kỳ trong 4 năm tới.
Thông thường, ngày Tổng Thống Mỹ đăng quang 20/01: Cổng kiểm soát an ninh bắt đầu lúc 6:00 AM, âm nhạc bắt đầu 9:30 AM, khai mạc đăng quang lúc 11:30 AM. Khách có giấy mời vào trong sân khấu. Khách tham dự tự nguyện đứng ngoài dọc đại lộ Pennsylvania để cổ vũ bài diễn văn nhậm chức của tổng thống qua màn hình lớn và chào mừng đoàn diễn hành từ Điện Capitol đến Toà Bạch Ốc khoảng 3:00 PM cùng ngày. [Đọc tiếp]
Tại sao Mỹ muốn đảo Greenland ở Bắc Cực?
Vị trí đảo Greenland ở Bắc Cực
Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới, nằm ở Bắc Cực có diện tích 2,166,086 km2 rộng hơn 3 lần tiểu bang Texas (695,662 km2), một đảo nổi tiếng có những giải sông băng khổng lồ.
Vì ở Bắc Cực có khí hậu băng giá khắc nghiệt, ít ai đến lập nghiệp cho nên dân số rất thưa thớt chừng 56,500 người. Phần đông người dân Greenland thuộc giống dân Inuit (là người bản địa ở các vùng bắc cực của Canada, Đan Mạch, Siberia ở Nga và Alaska ở Mỹ), họ đến định cư gọi đây là Quốc Gia Của Người Greenland (Kalaallit Nunaat). Người gốc Đan Mạch chiếm chừng 10% tổng số dân ở đây, tức chừng hơn 5,000 người.
Tài nguyên khai thác của đảo này là hải cẩu, cá voi, cá tuyết, cá hồi, cá bơn,… ngoài ra còn có những tài nguyên thiên nhiên dưới lớp băng dày như mỏ criolit, chì, kẽm, bạc và than đã được khai thác vào nhiều thời điểm khác nhau trong thế kỷ 20, mỏ vàng đầu tiên được khai thác vào năm 2004. Trong các cuộc thăm dò mới đây đã tìm ra các mỏ sắt, Uranium, đồng, molypden, kim cương và các khoáng sản khác…
Đảo Greenland cách Đan Mạch 320 dặm về phía đông nam. Hiện nay thuộc chủ quyền của Đan Mạch, ngôn ngữ Đan Mạch là chính, tôn giáo đại đa số theo Lutheran. [Đọc tiếp]
Chuyện xã hội: Nhà Nước Ngầm (Deep State) tại Mỹ?
Hình minh hoạ “nhà nước ngầm” (Deep state)
Lời người post: Nhiều lần nghe trên TV Mỹ – Việt, trong các buổi tiệc hoặc trong lúc “trà dư tửu hậu” các bậc thức giả hay dùng “nhà nước ngầm” (deep state). Có một lần chẳng nể mất lòng người bạn trên bàn tiệc nên hỏi thẳng: “Xin anh cho biết nhà nước ngầm ở đâu và họ là ai?” – nhận được câu trả lời vu vơ: “Không biết! tôi nghe họ nói thì nói vậy thôi – nhất là TT Trump hứa sẽ tát cạn đầm lầy ở Washington DC, tôi nghĩ đó là chắc nhà nước ngầm”. Đó là một trong những lý do phải tìm hiểu sự việc hư thật ra sao?
Hành trình đi tìm hiểu đầu tiên nhờ ông ChatGPT của AI mở đường thuật ngữ “nhà nước ngầm” một cách khái quát, lần mò đến nhà nước ngầm tại Mỹ ở đâu? Là ai? Có từ lúc nào? Có thật hay thủ thuật?
I) ChatGPT (hệ thống AI) cho biết “nhà nước ngầm” với ý nghĩa tổng thể như sau:
“Nhà nước ngầm” là một thuật ngữ thường được dùng để chỉ một mạng lưới các nhóm người hoặc cá nhân có quyền lực nằm ngoài tầm kiểm soát của chính quyền. Những nhóm này được cho là hoạt động trong bí mật và có ảnh hưởng đáng kể đến các quyết định chính trị, kinh tế và xã hội mà không phải thông qua các quy trình dân chủ hoặc minh bạch.
Việt Nam sẽ ra sao dưới thời Trump 2.0
Bang giao Việt-Mỹ (hình minh hoạ)
Theo trang website của Mỹ (https://www.census.gov/foreign-trade/), năm 2024 Việt Nam có thương mại lớn thứ 7 của Mỹ (1). Việt Nam cung cấp 2.1% tổng số hàng hoá nhập khẩu của Hoa Kỳ. Mối quan hệ kinh tế Việt-Mỹ đã tăng theo cấp số lũy tiến từ khi bắt đầu bình thường hoá bang giao đến nay. Năm 1995, bang giao Mỹ-Việt bắt đầu thì thương mại có 300 triệu USD, 27 năm sau, vào năm 2022 nền giao thương Mỹ-Việt lên đến 128 tỉ USD, tăng gấp 427 lần. Đầu năm 2025 Trump chính thức trở lại nắm quyền, tương lai Việt-Mỹ sẽ ra sao? [Đọc tiếp]
ChatGPT tức hệ thống AI trả lời về Trump và Harris
Ảnh ông Trump và bà Harris cách đây 5 ngày
Lời người Post: Trong khoa học máy tính, trí tuệ nhân tạo hay AI (Artificial Intelligence), thường gọi là trí thông minh nhân tạo, đó là trí thông minh thể hiện bằng máy móc, trái ngược với trí thông minh tự nhiên của con người. Nó thường dùng để mô tả các máy tính có khả năng bắt chước các chức năng “nhận thức” mà con người bởi những liên kết với tâm trí, như “học tập”, “kinh nghiệm” và “giải quyết vấn đề”.
Nhà vật lý học Stephen Hawking và tỷ phú Elon Musk cảnh báo về mối đe dọa của AI, như Stephen Hawking khẳng định “Trí tuệ nhân tạo có thể là dấu chấm hết cho nhân loại khi nó phát triển đến mức hoàn thiện nhất”… Nhưng nhiều người vẫn cho rằng 2 người này quá lo xa trong khi AI đang giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của chúng ta.
Ở đây chúng ta không đào sâu vào lãnh vực AI, nhưng trên hệ thống AI khi hỏi tại sao thích Donald Trump và tại sao không? Cũng như hỏi bà Kamala Harris tại sao thích và không? [Đọc tiếp]
Trung Đông chiến sự: Tin tức và bình luận…
1) Không quân và Hải quân Hoa Kỳ đều tham gia nhiều đợt phóng hỏa tiễn vào Yemen:
B-2 không lực Hoa Kỳ oanh tạc nơi chứa vũ khí của Houthi, Yemen.
Nơi các cơ sở chứa vũ khí dưới lòng đất của quân Houthi ở Yemen, theo thông cáo báo chí của Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ (US Central Command) đây là lần đầu tiên Mỹ xử dụng phi cơ tàng hình B-2 để tấn công nhóm phiến quân Houthi được Iran hậu thuẫn, mục đích chống lại Houthi ở Yemen do họ thường phóng hỏa tiễn vào tàu thuyền dân sự và quân sự của các nước tây Phương di chuyển qua biển Đỏ (Hồng Hải). Theo thông cáo báo chí của Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ: Các cơ sở bị bắn hỏa tiễn là vị trí chứa “hỏa tiễn, những vũ khí và các loại khác được xử dụng để tấn công tàu thuyền các nước Tây phương”. Hiện chưa có báo cáo về các thành quả của đối phương. [Đọc tiếp]
Cuộc tấn công của quân Ukraine vào lãnh thổ Nga đã thay đổi cục diện cuộc chiến Nga-Ukraine…
Lính Ukraine tiến vào tỉnh Kursk của Nga
Bài viết đăng trên các báo lớn từ Âu sang Mỹ của nhà ngoại giao, nhà báo John E. Herbst, người hướng dẫn phái đoàn dân cử Quốc Hội Hoa Kỳ gồm 16 thành viên đảng Cộng Hòa và Dân Chủ viếng thăm Ukraine hai ngày, đã tường thuật những gì tai nghe, mắt thấy và những cảm nhận của mình trong chuyến thăm đó. Ông Herbst là Giám đốc Trung tâm Á-Âu của Hội Đồng Đại Tây Dương; là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine.
Trong tuần này, Trung tâm Á-Âu của Hội Đồng Đại Tây Dương đã đưa mười sáu (16) thành viên Quốc Hội Hoa Kỳ gồm Thượng Nghị Sỹ và Dân Biểu của hai đảng có một chuyến đi thăm đến thủ đô Warsaw của Ba Lan và Kyiv của Ukraine.
Chúng tôi đi tàu lửa qua đêm từ Warsaw đến Kyiv và dành trọn hai ngày để gặp gỡ các giới chức chính phủ Ukraine phụ trách an ninh, chính sách đối ngoại, kinh tế và năng lượng… Chúng tôi cũng đã gặp các nhà lãnh đạo phe nắm chính quyền, phe đối lập tại Ukraine gồm cựu Tổng thống Petro Poroshenko và cựu thủ tướng Volodymyr Groysman và Arseniy Yatsenyuk, cùng các nhà lãnh đạo xã hội dân sự. Thực tế của cuộc xung đột Nga-Ukraine đã hiện rõ ngay lập tức như chúng tôi kể sau đây:
Tầm quan trọng của Ukraine tấn công vào tỉnh Kursk của Nga
Tinh Kursk ở Nga (màu vàng gạch chéo)
Kursk là một địa danh lịch sử chiến tranh trong Đệ II Thế Chiến giữa quân Đức và Nga đã từng xẩy ra những trận chiến khốc liệt kéo dài 48 ngày (5/7-23/8/1943).
Một lần nữa, vào ngày 6/08/2024 Ukraine đã tấn công vào tỉnh Kursk (không phải cầu Kursh ở Crimea) thuộc lãnh thổ Nga, tưởng như “châu chấu đá voi”. Đến nay đã 12 ngày (6-18/8), quân Ukraine tung hoành trên vùng Kursk làm cho Putin rất bối rối. Quân Ukraine đã chiếm gần 1.200 cây số vuông và dự định tấn công qua tỉnh kế cận Belgorod.
Tỉnh trưởng Belgorod, Vyacheslav Gladkov tuyên bố trên đài Telegram rằng: Quân đội Ukraine đã pháo kích bằng súng canon Himars và tấn công bằng máy bay không người lái từ phía biên giới của Nga. Ông cho rằng tình hình “vô cùng khó khăn và căng thẳng”. Ông cũng thông cáo tình trạng khẩn cấp cho người dân ở tỉnh Belgorod chuẩn bị di tản.
Những tin đồn cho rằng quân Ukraine đã tiến vào vào Kursk nhằm cố gắng ngăn chặn cuộc tấn công của Nga vào thành phố lớn thứ hai Kharkiv của Ukraine nằm cách biên giới Nga 20 dặm. Lời đồn đó chỉ đúng phần nào… [Đọc tiếp]
Những điểm nóng trên thế giới…
1) Ukraine làm “châu chấu đá voi”, đem quân chiếm Kursk, một vùng đất thuộc lãnh thổ nước Nga!
2) Trung Đông bên bờ vực đại chiến
3) Bangladesh có biến, chế độ độc tài gần 20 năm qua đã bỏ chạy.
4) Phe quân Phiệt ở Miến Điện bị yếu thế trước quân du kích.
Hai đề tài đầu tiên khá thú vị kéo dài bao lâu nay, khi lên lúc xuống làm cho cả thế giới sốt ruột, website https://vietquoc.org sẽ có bài nhận định về việc này. Hai đề tài sau, cho thấy chiều hướng thì có lợi cho đấu tranh tự do dân chủ vì chế độ độc tài ở Bangladesk và Miến Điện đang bị phá sản. [Đọc tiếp]
Đâu là sự thật Mỹ không cho Việt Nam vào kinh tế thị trường!
Hình minh họa (Internet)
Tài liệu 256 trang của Bộ Thương Mại (BTM) Hoa Kỳ “Review of Vietnam’s Status as a Non-market Economy Country” (1) (Đánh giá tình trạng của Việt Nam như một quốc gia có nền kinh tế phi thị trường). Trong tài liệu này nói rõ tại sao Mỹ từ chối quy chế “kinh tế thị trường” đối với Việt Nam vừa rồi. Tài liệu cho biết là BTM đánh giá dựa trên những bằng chứng thu thập được sau một thời gian dài điều tra rất tốn kém. Cuối cùng, ngày mồng 2/08/2024 BTM Hoa Kỳ quyết định: “Việt Nam vẫn giữ quy chế phi thị trường”.
Mở đầu, BTM Hoa Kỳ khen ngợi Việt Nam từ năm 2002 đến nay đã có những “đổi mới” kinh tế đáng kể. Nhưng rồi khẳng định dù những “đổi mới” và kinh tế VN tăng trưởng như thế nào đi nữa thì BTM vẫn đánh giá một quốc gia có nền “kinh tế phi thị trường” theo luật chống phá giá (Anti-Dumping viết tắt AD) của Mỹ. [Đọc tiếp]
Liên danh Trump-Vance và Harris-Walz chạy đua vào Tòa Bạch Ốc 2024
Liên danh Harris-Walz Ứng Cử Viên Tổng Thống của đảng Dân Chủ năm 2024 tại Hoa Kỳ (Ảnh: Internet)
Ứng Cử Viên Tổng Thống Kamala Harris của đảng Dân Chủ đã chọn Thống Đốc tiểu bang Minnesota, Tim Walz làm ứng cử viên Phó Tổng thống đồng hành cuộc đua với liên danh ứng cử viên đảng Cộng Hòa Trump-Vance vào Tòa Bạch Ốc trong tháng 11/2024.
Sự lựa chọn Tim Walz là Thống Đốc, cựu giáo viên trung học, 60 tuổi thuộc vùng Trung Tây nước Mỹ để làm ứng cử viên tổng thống, nhiều đảng viên Dân Chủ cho rằng sẽ có lợi về mặt chính trị. [Đọc tiếp]
Tin rất nóng: Báo Israel đưa tin Iran có thể tấn công Israel ngày mai
Đám tang của Ismail Haniyeh tại Iran
Tờ báo của Do Thái (The Times of Israel) đưa tin: Các quan chức cao cấp Hoa Kỳ và Israel dự đoán Iran và các lực lượng ủy nhiệm của họ như Hezbollah có thể cùng lúc tấn công vào Israel sớm nhất là ngày mai để trả đũa vụ sát hại người đứng đầu phiến quân Hezbollah – Fuad Shukr và ám sát thủ lãnh của Hamas – Ismail Haniyeh vào tuần trước.
Tướng Michael Kurilla, Tư Lệnh Bộ Tư Lệnh Trung Ương Hoa Kỳ, đã đến Trung Đông hôm qua, chuyến đi đã có chương trình trước nhưng mà trùng hợp với thời điểm chuẩn bị phòng thủ cho một cuộc tấn công đe dọa từ Iran. [Đọc tiếp]
Tô Lâm lên làm tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam
Tô Lâm Tân TBT Đảng CSVN
Tin báo chí thì tại hội nghị bất thường của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam sáng ngày 3/8 diễn ra tại Hội Trường Bộ Quốc Phòng, Hà Nội, Chủ tịch nước Tô Lâm đã được bầu làm Tổng Bí Thư nhiệm kỳ Đại hội Đảng 13, thay Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng qua đời giữa nhiệm kỳ.
Sau khi Nguyễn Phú Trọng chết, ghế tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam bị bỏ trống và Chủ tịch nước Tô Lâm được giao điều hành tạm thời do một thông báo của Bộ Chính Trị đảng CSVN.
Chảo lửa Trung Đông bùng nổ khó tránh khỏi!
Nhà quốc khách của Iran ở Thủ đô Tehran bị đặt bom ám sát thủ lãnh Hamas Ismail Haniyeh. Phần đen là bị hư hại vì bom
Trong khi thế giới đang đứng trước một tình hình bấp bênh của đại thế chiến III. Nếu chiến tranh thế giới xảy ra, không biết đời sống nhân loại sẽ ra sao?
Từ châu Âu cuộc chiến Ukraine càng ngày càng trở nên phức tạp; chiến tranh Dải Gaza ở Trung Đông tưởng chừng đã đến hồi kết thúc nhưng các tuần qua nhiều sự kiện liên tục nó lại bùng lên nguy hiểm hơn bao giờ hết. Nhật và Nam Hàn chuẩn bị chiến tranh đối đầu với Trung Cộng mà họ cho rằng chiến tranh sẽ nổ ra trong tương lai không thể tránh khỏi. Campuchia và Trung Cộng xây kênh đào Phù Nam đe dọa nền an ninh Ấn Độ-Thái Bình Dương. Trung Cộng quyết tâm xâm chiếm các vùng biển san hô ngoài khơi Philippines. Đài Loan luôn trong tình trạng chiến tranh, v.v… Khắp 5 châu bốn bể, nơi nơi đều có những đóm lửa khơi ngòi Đại Chiến Thế Giới.
Chiến tranh đang đe dọa khắp nơi, Hoa Kỳ ngày đêm tất bật đi tìm cách để dập tắt chiến tranh lan rộng, họ thừa biết rằng chiến tranh xảy ra sẽ làm cho nền kinh tế Mỹ bị suy thoái, vật giá leo thang làm cho đời sống dân Mỹ khó khăn thêm nữa.
Gần đây, một biến cố xảy ra tại Trung Đông, qua việc làm đó chiến tranh khó tránh khỏi. [Đọc tiếp]
Vén màn Bắc Hàn dưới thời Kim Jong Un
Nhà ngoại giao cao cấp Bắc Hàn, đào tẩu sang Nam Hàn, Ri Il Kyu
Một nhà ngoại giao cao cấp của Bắc Hàn đào thoát đến Nam Hàn cho biết nhiều bí ẩn của một nước khép kín dưới chế độ Kim Jong Un
Ông Ri Il Kyu, 52 tuổi, là cố vấn tại Tòa Đại Sứ Bắc Hàn tại Cuba với nhiệm vụ: ngăn chặn Nam Hàn thiết lập quan hệ ngoại giao với Cuba. Ri đào tẩu khỏi Cuba tháng 11/2023 mà tin tức chi tiết về vụ đào tẩu của của ông đến nay mới đưa ra ánh sáng, vì Ri phải được chính quyền Nam Hàn xóa tội và trải qua một khóa giáo dục về xã hội và đời sống của Nam Hàn.
Ri Il Kyu gia nhập Bộ ngoại giao Bắc Hàn năm 1999, được giấy khen của Kim Jong Un vì đã đàm phán thành công với Panama bỏ lệnh bắt giữ một tàu Bắc Hàn bị phát hiện chở vũ khí vào Cuba năm 2013. [Đọc tiếp]