Tham Luận

Đại dịch “Virus Vũ Hán”: Hãy cẩn thận với những tin trị bệnh giả và tung tin thất thiệt…

1) Tin giả trị bệnh đại dịch “virus Vũ Hán”:

Virus corona càng hoành hành trên thế giới, các tin đồn, tin vịt về dịch “virus Vũ Hán” càng nhan nhản trên các trang mạng xã hội. Trong số này có rất nhiều phương thuốc được cho là “thần dược” chống căn bệnh mà đến nay chưa hề có thuốc chữa chính thức, nào là xông hơi, uống nước chanh pha thuốc muối, nào là bôi thuốc mỡ có kháng sinh vào mũi hay dùng thức ăn có nhiều chất kiềm (alkaline) v.v.. và v.v..

Những tin loại này rất nguy hiểm vì có thể khiến người ta lơ là các biện pháp phòng ngừa hết sức quan trọng để ngăn chặn đà truyền lan của dịch bệnh. Trong loạt bài về chống “fake news”, hãng tin Mỹ AP đã mời các chuyên gia y tế nói rõ thực hư về giá trị những tin này và cảnh giác mọi người. [Đọc tiếp]

Đảng Cộng Sản Tàu đang “lợi dụng virus”, Mỹ nên chủ đạo chiến lược toàn cầu ứng phó

Nhà bình luận Josh Rogin

Trước thực tế các nước phương Tây đang gồng mình đối phó với đại dịch toàn cầu do kẻ thù vô hình “virus Trung Cộng” (viêm phổi Vũ Hán), nhà bình luận Josh Rogin của tờ Washington Post đã nhắc nhở hiểm họa nghiêm trọng hơn virus chính là Đảng Cộng sản Tàu  (ĐCST), họ đang nỗ lực tận dụng thời cơ đại dịch này để trỗi dậy mạnh mẽ hơn, Chính phủ Hoa Kỳ nên dẫn đạo chiến lược toàn cầu để ứng phó.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói chuyện với Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, theo thông tin cho biết họ đã đồng ý ngừng tranh cãi về “virus Trung Cộng” (virus corona mới). Tuy nhiên, tác giả Josh Rogin của tờ Washington Post cho rằng điều này chỉ là ngừng tạm thời, vì ĐCST vẫn tiếp tục những lời dối trá kiêu ngạo và bóp méo sự thật, Mỹ và các đồng minh phải mau chóng đoàn kết để đối phó với cuộc chiến thông tin mới. Dưới đây tóm lược một số vấn đề mà ông chỉ ra trong bài viết trên Washington Post vào ngày 2/4 có tựa đề “Cuộc chiến tuyên truyền Mỹ – Trung tạm ngừng nhưng không lâu dài” (The U.S.-China propaganda war is on hold, but not for long). [Đọc tiếp]

Quả bom “virus Vũ hán” nổ ra như thế thế nào ở một thị trấn của tiểu bang Georgia?

Lời người post: Một sự thật về câu chuyện quả bom “virus Vũ Hán” ở một thị trấn xa xăm của tiểu bang trồng đậu phộng, thị trấn Albany tiểu bang Georgia. Mời đọc một bức tranh ảm đạm đại dịch “virus Vũ Hán” hay tội ác thiên cổ của Tập Cận Bình. Bài này viết theo tường thuật của New York Time: 

Đám tang làm bùng nổ “quả bom” truyền nhiễm virus Vũ Hán ở thị trấn Albany, phía tây nam tiểu bang Georgia.

Mọi người lau nước mắt, ôm lấy nhau, sụt sùi hát thánh ca:

Đó là một đám tang lớn có chừng 200 người tham dự, với nước mắt tràn ngập nhà nguyện, nhiều người phải ra ngoài đứng. Sau đó, họ cùng nhau ăn tiệc với bò hầm Brunswick, gà rán và bánh chanh. [Đọc tiếp]

Nhiều công ty xe hơi tại Mỹ qua sản xuất máy thở để chống đại dịch “virus Vũ Hán”

Ford từ làm xe truck đến sản xuất máy thở trong đại dịch virus Vũ hán

Công ty xe hơi Ford sẽ sản xuất máy thở cho công ty General Electric (GE) thuộc phân xưởng  sản xuất dụng cụ y tế. Công ty Ford nói rằng vì trường hợp khẩn cấp chống đại dịch “virus Vũ Hán” đang lan tràn trên nước Mỹ, cho nên công ty làm xe hơi Ford sẽ lấy sơ đồ máy thở của công ty GE thiết kế lại đơn giản và tiện gọn hơn chứ không cồng kềnh như máy của hãng GE làm bởi công ty Airon ở Florida.

Hôm nay công ty Ford cho biết  là cơ quan FDA đã chấp nhận sơ đồ máy thở mới của họ.

Ford đang tiến hành máy móc để sản xuất máy thở cho công ty GE và sẽ sớm giúp đỡ cho công ty Airon ở Florida gia tăng sản xuất máy thở thở theo kiểu này.  Công ty sản xuất Ford đã từng giúp làm mặt nạ phòng độc và mũ trùm đầu cho nhân viên y tế. [Đọc tiếp]

Bác Sĩ Anthony Fauci – Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ là ai?

Bác Sĩ Anthony Fauci: Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ

Bác sĩ Anthony Fauci người cầm đầu chống lại thần chết “virus Vũ Hán” tại Mỹ. Bấy lâu nay thấy ông già hiền lành, điềm đạm xuất hiện nhiều lần bên cạnh Tổng Thống Hoa Kỳ, chúng ta cần biết ông là ai mà đang lãnh sứ mạng khó khăn chống đại dịch virus Vũ Hán hiện nay?

Bác Sĩ Fauci là một người nổi tiếng trong giới khoa học và nghiên cứu y khoa từ nhiều thập niên nay, nhưng chỉ mới gần đây Bác sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Bệnh dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia của Hoa Kỳ, mới thường xuyên xuất hiện trước quần chúng, tại cuộc họp báo hàng ngày của Tòa Bạch Ốc về dịch “virus Vũ Hán”, và trong các cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh và truyền hình Mỹ và quốc tế.
[Đọc tiếp]

Bênh dịch “vi khuẩn Vũ Hán” tàn phá nước Ý vì có mối quan hệ khăng khít với Trung Cộng

Phụ nữ Ý đeo khẩu trang, đi ngang qua quảng trường Piazza del Duomo ở trung tâm Milan vào ngày 23 tháng 2 năm 2020. (Ảnh: ANDREAS SOLARO / AFP qua Getty Images)

Cứ khoảng hai phút, lại có một người Ý tử vong vì “virus Vũ Hán”, nguyên nhân vì sự che đậy của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) mà đại dịch viêm phổi Vũ Hán này đã lan truyền khắp thế giới…

Nước Ý (Italia) là quốc gia chịu thiệt hại nặng nề nhất sau Trung Cộng, với gần 70,000 người nhiễm bệnh được xác nhận và hơn 6,800 người chết vì bệnh dịch “virus Vũ Hán” tính đến ngày 24/3. Hiện vẫn chưa xác định chính xác sự bùng phát bệnh dịch ở Ý bắt đầu như thế nào. Tuy nhiên, khu vực tâm dịch ở nước này có mối quan hệ kinh doanh đặc biệt khăng khít với Trung Cộng, và cả nước Ý nói chung cũng được cho là “quá gần gũi” với con “Rồng Đỏ” (ĐCST) ác hiểm này. [Đọc tiếp]

Đại dịch “virus Vũ Hán”: May thầy phước chủ!

Lê Thành Nhân: lethanhnhan@vietquoc.org

Moderna Inc  thử thuốc chích ngừa “virus Vũ Hán” vào người  đầu tiên (phase1) tại Washington State ngày 16/03/2020

Vaccine chích ngừa “virus Vũ Hán” có nhiều công ty sinh hóa thi nhau điều chế, đi đầu có công ty Moderna tại Cambridge, tiểu bang Massachusetts. Vào tháng 01/2020, Moderna tuyên bố điều chế vaccine ngừa “vi khuẩn Vũ Hán” cạnh tranh với các công ty sinh học khác như Gilead Science, Vaxart, Inovio Pharmaceuticals, Novarax và một số công ty ở Đức và Nhật. Với thời gian kỷ lục, trong 42 ngày,  ngày 16/03/2020, Moderna Inc. tuyên bố tiêm thử nghiệm (phase1) vaccine chống “virus Vũ hán” trên 45 người không nhiễm bệnh ở tiểu bang Washington State (1)   

Nếu thành công trong đợt thử nghiệm phase1 này, thì công ty Moderna cần qua những thủ tục của FDA chấp thuận. Sau đó sản xuất hàng loạt để chích ngừa cho dân chúng… Trong quá khứ, tiến trình được chấp thuận của FDA phải mất 12 đến 18 tháng. Như vậy sớm nhất phải đến tháng 3/2021 mới có vaccine chích ngừa “virus Vũ Hán” – Trừ khi có một phép lạ nào đó! [Đọc tiếp]

Đại học Mỹ Harvard và “virus Trung Cộng”

Ông Lawrence S. Bacow Hiệu trưởng Harvard và người vợ đều bị nhiễm “virus Trung Cộng” (Getty Images).

Hôm 24/3, Hiệu trưởng Đại học Harvard Lawrence Bacow và người vợ Adele Bacow được chẩn đoán dương tính “virus Trung Cộng” (virus Vũ Hán), sự kiện gợi lại vấn đề trong nhiều năm qua về việc Harvard đã trở thành “trường Đảng thứ hai”  của Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST). Trong 20 năm kể từ năm 1998 đến nay, Harvard đã đào tạo hàng vạn giới chức Đảng, nhà nước và quân đội của ĐCST. 

Sau khi tỷ phú Canada gốc Tàu là Tiêu Kiến Hoa bị “mất tích”, Tạp chí Wall Street Journal đã tiến hành một cuộc điều tra và đã xem xét hàng ngàn hồ sơ công ty cùng nguồn tài liệu công khai, qua đó phát hiện ba giao dịch quan trọng hàng đầu, trong đó đứng đầu là khoản quyên tặng dưới đây:

Năm 2014, Tiêu Kiến Hoa đã đề xuất với Đại học Harvard để quyên tặng 20 triệu USD cho Trung tâm Ash về Quản Trị và Đổi mới Dân chủ thuộc Viện Kennedy của Harvard (https://ash.harvard.edu). Sau đó, Tiêu Kiến Hoa đề nghị cho một bên thứ ba đại diện quyên tặng, nhưng Harvard có chút do dự vì cảm thấy không an tâm về nguồn gốc số tiền. [Đọc tiếp]

Ai (WHO) đang quan tâm đến ai?

Lời người post: Bài viết cho gian y Tedros Adhanom Ghebreyesus, tay sai Tập Cận Bình.

Những phát ngôn và hành động của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổng Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus trước đại dịch “Virus Vũ Hán” đã đặt ra những câu hỏi nghiêm chỉnh về việc liệu tổ chức quốc tế này có bị chính trị hóa khi không ngừng ca tụng để làm hài lòng giới lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) ở Bắc Kinh hay không. Thậm chí, cư dân mạng Trung Cộng còn đặt biệt danh mới cho WHO là “Tổ chức y tế Vũ Hán” (Wuhan Health Organization). 

(Ảnh: Internet)

Công bằng mà nói, WHO đã có một hồ sơ ảm đạm về những thất bại trong việc đối phó với dịch bệnh chết người trong những năm qua. Chẳng hạn, vào năm 2015, dưới sự lãnh đạo của Margaret Chan do Bắc Kinh hậu thuẫn, WHO thừa nhận rằng họ đã có một sự chuẩn bị “tồi tệ” trong việc xử lý dịch Ebola.

Theo một bài báo của Time, WHO đã liệt kê 8 bài học mà họ rút ra được từ cuộc khủng hoảng, bao gồm việc cần “truyền đạt rõ ràng hơn những điều cấp thiết”, và sau đó đã đề xuất 9 biện pháp để thực hiện công việc tốt hơn trong trường hợp bùng phát dịch bệnh trong tương lai, như thiết lập “Lực lượng Khẩn cấp Sức khỏe Toàn cầu” cùng một quỹ dự phòng. [Đọc tiếp]

Đại dịch và cái giá phải trả khi đứng cùng Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST)

Ngày 19/3 vừa qua, tờ Asian Age đăng bài viết của tác giả Maura Moynihan, một chuyên viên về Tây Tạng từng làm việc với cộng đồng người Tây Tạng tị nạn tại Ấn Độ nhiều năm, bình luận về việc các quốc gia trên thế giới đã phải trả giá rất đắt trong đại dịch “Viêm phổi Vũ Hán” khi hợp tác với Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) trong nhiều năm nay, bất chấp tình hình nhân quyền vô cùng tồi tệ tại Trung Cộng.

[Đọc tiếp]

Trời đã cho Trung Cộng nhiều cơ hội nhưng đảng Cộng Sản Tàu đã bỏ qua nên gặp đại nạn

Đại dịch kỳ bí đã tàn phá đế chế Athens hùng mạnh 2400 năm trước ra sao?

Đế chế Athens dù “bất khả chiến bại” cũng không thắng nổi dịch bệnh (ảnh: Wikipedia).

Athens  (thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phố cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm, nay lớn đứng thứ 8 châu Âu) là trung tâm kinh tế, văn hóa và kỹ thuật công nghệ của vùng Địa Trung Hải. Nơi này từng được coi là “bất khả chiến bại”, thành phố mà những chiến binh Sparta (Xứ Sparta theo chủ nghĩa quân phiệt, tổ chức như một trại lính, với những chiến binh hết sức tinh nhuệ bán đảo Peloponnesus) không thể chinh phục.

Thế mà Athens cũng không chiến thắng nổi trận đại dịch…

Vào câu chuyện: [Đọc tiếp]

Tham vọng địa chính trị đằng sau Sáng kiến Vành đai và Con đường

Thị trấn Khorgos nổi lên ở biên giới Kazakhistan và China một trong sách lược “Vành Đai và con Đường” của Trung Cộng

Ở biên giới Trung Cộng với Kazakhstan, một thành phố Con đường tơ lụa mới đã mọc lên với tốc độ nhanh đến mức Google Earth còn chưa kịp update những tòa nhà cao tầng hiện đang nổi bồng bềnh trên màn sương mùa đông của thảo nguyên. Nơi từng là một thị trấn biên giới khó khăn giờ đang có 200,000 người sinh sống, với màn hình video ngoài trời khổng lồ chiếu những đoạn phim tung hô con đường tơ lụa mới, cùng các nhà hàng bán sashimi và rượu vang châu Âu. Khorgos đã trở thành cửa ngõ của Trung Cộng nối với Trung Á và Châu Âu.

Một thành phố song sinh cũng đang mọc lên bên kia biên giới phía Kazakhstan. Một trung tâm mua sắm hàng miễn thuế nằm dọc biên giới giúp người Kazakhstan mua rượu, nước hoa và hàng hóa Trung Cộng giảm giá. Nhưng một đặc điểm chính, ngay bên kia biên giới, là những cần cẩu khổng lồ thường thấy ở các cảng trên thế giới. Khorgos Gateway là một bến container, một “cảng khô” được xây dựng từ đầu năm 2014. Trung tâm vận tải này được coi là một mắt xích quan trọng trong dự án mà chủ tịch Trung Cộng, Tập Cận Bình, gọi là “cầu nối đất liền Á – Âu”. Trong số các nhà đầu tư của dự án có COSCO của Trung Cộng, một trong những người khổng lồ ngành vận tải thế giới. Nó được vận hành bởi DP World, nhà vận hành cảng của Dubai. Năm ngoái, cảng khô này đã xử lý 160.000 TEUs (đơn vị tương đương với container 20 feet). Hicham Belmaachi, nhà quản lý người Ma-rốc, hy vọng công suất sẽ tăng lên 400,000 TEUs vào năm 2025. [Đọc tiếp]

“Chinazi” sự thức tỉnh thế giới về “HIỂM HỌA ĐỎ” thời hiện đại

Từ China đến Chinazi

Ngay trước ngày kỷ niệm 70 năm đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) thành lập chính quyền, các cuộc biểu tình tại Hồng Kông và nhiều nơi trên thế giới chống độc tài ĐCST và ủng hộ phong trào dân chủ Hồng Kông đã giương cao biểu ngữ  “Chinazi” – thuật ngữ đó sau này đã trở thành một “một dấu ấn” phổ biến trên mạng xã hội như một lời cảnh báo về “HIỂM HỌA ĐỎ” đang bành trướng và reo rắc sự huỷ diệt tương tự như phát xít Đức 7 mươi năm trước đây.

Trên lá cờ đỏ của ĐCST, người biểu tình đã sắp xếp lại các ngôi sao màu vàng thành hình chữ Vạn ngược – biểu tượng của Đức Quốc Xã, bên dưới là dòng chữ: “Tin vào ĐCST? Thật vậy sao?” (Believe in CCP? Seriously?). Hàng ngàn poster hình lá cờ có chữ Vạn ngược đã được người biểu tình khắp nơi trên thế giới sử dụng.

Trong một poster khác, chân dung Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình nằm ở trung tâm, xung quanh ông là một loạt các sự kiện xấu xí trong lịch sử nước Tàu như Cách Mạng Văn Hóa, Đấu Tố Cải Cách Ruộng Đất, Nạn Đói Lớn, Thảm Sát Thiên An Môn… cùng dòng tít chính “Chinazi” và dòng tít phụ “Giết người từ năm 1949” (Killing since 1949). [Đọc tiếp]

Hiểm họa đi theo “One Belt, One Road” là virus Corona

Lời người post: “One Belt, One Road – Một Vành Đai, Một Con Đường” quốc sách cho “Giấc mơ Đại Hán” do Tập  Cận Bình sáng chế.  Từ năm 2019 đến nay đã lãnh những cái búa tạ to lớn, làm cho Giấc Mơ Đại Hán mất thăng bằng, quýnh quáng. Búa tạ thứ nhất là thương chiến Mỹ-Trung (phase one) đã chặn đứng những trò ăn cắp tiểu xảo để trám vào những trò “lười suy nghĩ” của Hán tộc đó là tử huyệt của Tàu Cộng. Sự phát triển hôm nay của Trung Cộng chủ yếu là nhờ đội ngũ tình báo khoa học ra nước ngoài ăn cắp kỹ thuật đem về cho nước Tàu, nhờ thế mà các lãnh đạo Cộng Sản Tàu khua môi, múa mép về  “kỹ nghệ tiên tiến của đảng ta”, một quốc gia đứng thứ 2 thế giới. Búa tạ thứ 2, năm 2019 vừa rồi thua cái đảo tí xíu Hồng Kông chỉ có 7 triệu dân đòi tự do dân chủ, Tập Cận Bình đưa mắt nhìn bên kia biên giới chứ chẳng dám giở trò độc ác giết người như ở “Thiên An Môn” ngày nào, cuối cùng phải thu mình lủi thủi rút quân.  Thứ ba là cuộc bầu cử dân chủ ở Đài Loan với chiến thắng của bà Thái Anh Văn như một cái tát nảy lửa vào mặt Tập Cận Bình, chứng tỏ sức mạnh vạn năng của tự do dân chủ… Và cái búa tạ thứ 4 là virus Corona tàn sát Vũ Hán chắc chắn sẽ làm kinh tế Trung Cộng xính vính nay lại bị xuống dốc thê thảm hơn trong năm 2020 này. [Đọc tiếp]

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt