Đôi điều Phó Tổng Thống Kamala Harris đi thăm Việt Nam…
Bà Kamala Harris tới Căn cứ Không quân Paya Lebar ở Singapore hôm 22/8 mở đầu cho chuyến viếng thăm Singapore và Việt Nam.
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Đông Nam Á (ASEAN) có 11 nước, cuối tháng Bảy vừa qua Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyed Austin viếng thăm 3 nước Singapore, Việt Nam và Philippines mới về Mỹ, thì tháng sau Phó Tổng Thống Mỹ bà Kamala Harris đến thăm hai nước Singapore và Việt Nam. Sự viếng thăm dồn dập của những nhân vật cao cấp Tòa Bạch Ốc đến Việt Nam gây sự chú ý cho mọi người.
Tại sao chỉ thăm 2 trong 11 nước?
PTT Kamala Harris đi thăm Singapore thì dễ hiểu, do Singapore có căn cứ quân sự quan trọng của Mỹ. Từ năm 1990, Singapore đã ký một thỏa thuận cho phép Mỹ sử dụng phi trường quân sự Paya Lebar Airbase và quân cảng Sembawang của Singapore đến năm 2035. Đây là hai vị trí quân sự duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á, giữ nhiệm vụ tình báo (radar) để theo dõi những hoạt động của đối phương trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, đồng thời làm chốt canh eo biển huyết mạch Malacca. Sân bay quân sự này không lớn như ở đảo Guam, nhưng rất cần thiết cho việc “biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. [Đọc tiếp]
Afghanistan: ‘Nghĩa địa các đế chế’ và cạm bẫy đối với Trung Cộng
Afghanistan và các nước chung biên giới
Không phải ngẫu nhiên mà Afghanistan được gọi là nghĩa địa của các đế chế. Alexander Đại đế, đế chế Anh, Liên Xô và bây giờ là nước Mỹ hùng mạnh, tất cả đều đã thất bại trong nỗ lực chinh phục đất nước khốc liệt này. Giờ đây, Trung Cộng, siêu cường mới nổi của thế giới, có nguy cơ rơi vào cái bẫy tương tự ngay khi họ thậm chí chưa bắt đầu dự án tân đế quốc của riêng mình. [Đọc tiếp]
Kết quả chuyến viếng thăm của Thủ Tướng Đức đến Washington ra sao?
Thủ tướng Merkel và TT Biden họp báo tại Washington DC ngày 15/07
lethanhnhan@vietquoc.org:
Ngày 15/07, nữ thủ tướng Đức bà Angela Merkel chuẩn bị hết nhiệm kỳ sau 16 năm làm Thủ Tướng, bà cố gắng đi thăm chính thức nước Mỹ lần thứ 19, có thể là chuyến viếng thăm cuối cùng của bà trên cương vị Thủ Tướng. Đây cũng là chuyến viếng thăm ngoại giao quan trọng nhất trong kỳ đại dịch virus Vũ Hán chưa chấm dứt.
Bà Thủ Tướng Merkel đi để vớt vát lại uy tín của bà bị sứt mẻ do chính sách “American First” của cựu Tổng thống Donald Trump. Đồng thời bà cũng muốn làm viên gạch lót đường cho Thủ Tướng Đức kế nhiệm liên hệ ngoại giao với siêu cường Mỹ. Biết đâu, bà cũng muốn để lại một di sản hầu ghi vào cuốn hồi ký chính trị của bà sau này?
“Như cá được nước”, phía Hoa Kỳ, những nhân vật chủ chốt định hình chính sách ngoại giao dưới thời TT Biden như Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Jake Sullivan và Bộ Trưởng Ngoại Giao Anthony Blinken cũng chủ trương tạo một liên minh với EU để chống Trung Cộng và Nga mà bấy lâu nay ông Blinken làm con thoi, hai lần ông công du châu Âu trong vòng 6 tháng từ ngày nhậm chức đến nay. Nội các TT Biden vui mừng tiếp đón (hospitable welcome) bà Merkel đến thăm nước Mỹ.
Tại sao chính quyền Biden lại chọn Đức là nước đầu tiên của EU thăm Washington? [Đọc tiếp]
Nghĩ ngược về dạy và học
Tôi đi vượt biên để tránh cái lối giáo dục nhồi sọ của đảng nhưng lúc nào cũng bị ác mộng về những gì phải bị học khoảng sau năm 1975. Thường có khi nhớ lại những ngày đi học khi đạo đức trong học tập bị nhầm lẫn với đạo đức về tuân thủ theo đảng. Đây là những ác mộng có khi lập đi lập lại suốt 46 năm nay.
Gần đây, một số thanh niên nước Tàu đang từ chối ý tưởng về cuộc sống làm việc 9-9-6, thay vào đó họ chọn “nằm thẳng” (1). Phong trào thời điểm hiện tại ở nước Tàu là “nằm thẳng”, theo đó chủ trương nằm xuống thay vì làm việc chăm chỉ. Ngày càng có nhiều thanh niên nước Tàu từ chối một cuộc sống và văn hóa làm việc cạnh tranh liên tục. “Nằm thẳng” bác bỏ văn hóa “9-9-6” khuyến khích mọi người làm việc 12 giờ mỗi ngày sáu ngày một tuần. “Chỉ khi nằm xuống, con người mới có thể trở thành thước đo của vạn vật”, tuyên ngôn “nằm thẳng” lập luận. [Đọc tiếp]
Phỏng Vấn Tác Giả Cuốn ‘Cuộc Đảo Chính của Trung Quốc’: Làm Sao để Giúp Chấm Dứt Sự Cai Trị của Trung Cộng, Mang Lại Dân Chủ cho Trung Hoa
Thiên An Môn trong cảnh biến loạn (hình minh họa)
“Cả ông và tôi đều biết”, ông Lý Khắc Cường trả lời… “Gạo sắp chín thành cơm rồi”. Câu nói giản dị đó, nói bằng một giọng trầm, nghe như sấm nổ bên tai ông Uông Dương.
“Quả thật là như vậy,” ông Uông trả lời. Đó là tất cả những gì ông ấy cần nói. Cụm từ tưởng như vô thưởng vô phạt “gạo đã thành cơm” lại là một mật mã được thống nhất giữa họ để tiến hành một kế hoạch dự phòng táo bạo mà họ đã vạch ra suốt vài năm qua. Những người này nhận ra rằng sự suy thoái kinh tế Trung Cộng đang sinh sản trong môi trường bị nhiễm độc bởi một loạt các vấn đề thâm căn cố đế về chính trị đàn áp, xã hội và đạo đức. Và những vấn đề này đến một lúc nào đó sẽ tương tác để gây ra khủng hoảng. Từ lâu, họ đã quyết tâm sẵn sàng chờ đợi thời cơ để lật đổ Tập Cận Bình. Chính sách của Tập khiến nước Tàu bị mắc kẹt trong ngõ bí, mà chỉ có duy nhất một con đường thoát là lật đổ Tập Cận Bình. Giấc mơ Trung Hoa của Tập mà khi thức giấc thì đó là một cơn ác mộng. [Đọc tiếp]
Cựu Giáo Sư Trường Đảng Trung Ương Trung Cộng: Đảng Cộng Sản Tàu Mong Manh Hơn Vẻ Bề Ngoài
Bà Thái Hà: giáo sư Trường Đảng Trung ương ĐCST, nói rằng “bề ngoài thì ĐCST đầy quyền lực nhưng thực tế lại rất mong manh.”
Chính sách can dự của Hoa Kỳ với Trung Cộng trong những thập niên qua một lần nữa nổi lên sự lo ngại. Bà Thái Hà, giáo sư hồi hưu Trường Đảng Trung Ương Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST), đã kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ hy vọng “ngây thơ” về chính sách này. Đồng thời cảnh báo rằng sự lãnh đạo của ĐCST kỳ thực chỉ như một con hổ giấy, mong manh hơn vẻ bề ngoài của họ chỉ đội lốt…
Theo báo cáo trên tờ Wall Street Journal ngày 29/6/2021, bà Thái Hà, cựu giáo sư tại Trường Đảng Trung ương ở Bắc Kinh, trao một cuốn sách cho Viện Hoover trong tuần này và công bố một bài báo dài 28 trang nhân dịp sự kiện Kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCST. [Đọc tiếp]
Vấn đề, con người và con đường đấu tranh…
Đổi mới xã hội là đổi mới với mục đích giải quyết các vấn đề xã hội, hoặc đổi mới để dẫn đến tác động xã hội tích cực, tức là cải thiện cuộc sống của cá nhân, cộng đồng và toàn dân. Trên trang Việt Nam Thời Báo, tác giả Ngọc Vân đề nghị là đấu tranh không nhất thiết là bạo lực (1). Đấu tranh có thể là dùng các phương tiện mình có để buộc đối phương phải thay đổi theo hướng có lợi cho mình.
Để giúp các nhà hoạt động đổi mới xã hội đóng góp vào thay đổi xã hội, khuôn khổ “Ba Điểm” (3Đ, xem hình) xem xét bản chất của vấn đề, người theo đuổi đổi mới xã hội và con đường để tạo nên thay đổi (2). [Đọc tiếp]
Từ Saigon 1975 đến Afghanistan 2021: Chiến thắng không do chiến trường quyết định
Quân đội Hoa Kỳ chiến đấu tại Afghanistan
Sự hiện diện của quân Mỹ ở Afghanistan kéo dài hơn so với ở Việt Nam, nhưng rồi Mỹ cũng triệt thoái sau cuộc đàm phán dai dẳng với kẻ thù – tuy không thất bại trên chiến trường. Kẻ chiến thắng là kẻ lì lợm đeo bám nhất. Đó là nguyên nhân khiến mọi cuộc rút quân, vốn là điều không thể tránh đối với một đội quân viễn chinh, đều có vẻ như một sự thua cuộc.
Courrier International dịch bài viết của trang Gandhara ở Kaboul, điểm qua tình hình Afghanistan sáu tháng trước khi khi quân Mỹ rút đi và kết luận “Không, phe Taliban không hề thay đổi” như họ khẳng định. Tại những vùng phe này kiểm soát, người dân vẫn bị đàn áp, tự do ngôn luận không có. Phụ nữ không được đi làm, các bé gái không còn được đến trường. Từ 2016, Taliban cấm các chiến binh dùng điện thoại thông minh, và nay mở rộng lệnh cấm đến thường dân. [Đọc tiếp]
CIA dự báo: Cạnh tranh Mỹ -Trung sẽ còn bao trùm hai thập niên tới
Le Point số ra tuần này dành trang quốc tế cho những dự báo tương lai thế giới đến năm 2040 của CIA. Cơ quan tình báo Mỹ phác họa một bức tranh tối màu về một thế giới với trật tự quốc tế hỗn loạn và quyết tâm của Trung Cộng muốn thống trị thế giới.
Nhà khoa học Mỹ đăng video tiết lộ Vũ khí sinh học của Tàu Cộng: virus Vũ Hán
Nhà khoa học sinh vật: Tiến Sĩ Lawrence Sellin
Chuyên viên vũ khí sinh học Hoa Kỳ, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt Thái Bình Dương, Tiến Sĩ – Đại Tá Lawrence Sellin gần đây đã tiết lộ rằng Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) thực hiện kế hoạch thu thập virus trên quy mô lớn, còn nghiên cứu dẫn đến đại dịch virus Vũ Hán bùng phát được hoàn thành ở nhiều cơ sở quân sự.
Trong một loạt video rất giá trị được đưa lên Youtube, có một video gần đây mà ông Sellin chia sẻ về kết quả của kỹ thuật phân tích lưu lượng mà đội ngũ điều tra virus Vũ Hán (virus corona chủng mới) sử dụng đối với mạng lưới nghiên cứu virus của dự án vũ khí sinh học của ĐCST.
Dưới đây là từ video của Tiến Sĩ Lawrence Sellin [Đọc tiếp]
10 Bẫy đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc
Một người đàn ông Trung Cộng đạp xe đạp đi qua cửa hàng Dior ở Bắc Kinh
Các công ty quốc tế thường gặp phải nhiều cái bẫy khác nhau khi đầu tư vào Trung Cộng và nhiều công ty đã bị khốn đốn vì thiệt hại toàn bộ cả về nhân sự lẫn tiền bạc.
Cựu Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Nam Vu Ấu Quân đã mô tả thực trạng việc các quan chức Trung Cộng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Trung Cộng. Ông Yu đã nói rằng: “Quý vị là ông chủ, ông ta sẽ làm theo bất cứ điều gì quý vị nói như một nhân viên cấp dưới trước khi quý vị đầu tư vào Trung Cộng. Ông ta là người bạn đồng hành thực sự của quý vị khi quý vị cần một người bạn trong chuyến thăm Trung Cộng. Ông ta là cơn ác mộng tồi tệ nhất của quý vị sau khi tiền của quý vị đổ vào Trung Cộng.” Câu nói của ông Vu phản ánh chính xác thực trạng của đầu tư nước ngoài vào chế độ cộng sản này. [Đọc tiếp]
Tuổi trẻ Việt Nam hôm nay và ngày 30-4-75
Giữa cuộc sống xô bồ, với nền kinh tế thị trường tăng tốc, thật không ngờ chúng ta lại có thể bắt gặp những đôi tâm hồn lắng xuống dòng đời, vượt trên những thói lề, những xiềng xích của xã hội, đôi bạn trẻ hôn nhau nồng ấm trên đường phố Hà nội (ảnh của National Graphics 2-2011). Đôi bạn trẻ mạnh dạn tin tưởng vào tình yêu, lẽ sống, vào tương lai đất nước và cả thế giới chung quanh mình. Một cõi riêng tư giữa lòng Hà nội. [Đọc tiếp]
Trung Cộng và tiền ảo để kềm tỏa đô la!
A sign for China’s new digital currency, electronic Chinese yuan (e-CNY) is displayed at a shopping mall in Shanghai on March 8, 2021. AFP – STR
E-Renminbi hay đồng nhân dân tệ ảo phải chăng là vũ khí mới của Trung Cộng để thoát khỏi vòng ảnh hưởng của đô la Mỹ? Đâu là những ý đồ của Bắc Kinh với chương trình phát triển tiền kỹ thuật số?
Trên thực tế tiền ảo không thực sự là điều quá mới lạ đối với phần lớn dân Trung Cộng sống ở thành thị. Theo nghiên cứu của trung tâm CSIS được công bố đầu tháng 4/2021, “hơn 85 % các giao dịch mua bán đều qua mạng điện tử” Hiện tượng này đã “tăng tốc với đại dịch Covid-19”. Ngoại trừ trường hợp của Bahamas, với 400,000 dân cư, Nhưng Trung Cộng là cường quốc kinh tế đầu tiên phát hành tiền ảo. [Đọc tiếp]
Chính trị Trung Cộng: 4 kịch bản cho Tập Cận Bình
Richard McGregor
Quyền lực tại Bắc Kinh càng tập trung, thì tiến trình chuyển giao quyền lực trong giai đoạn hậu Tập Cận Bình càng bị đe dọa. Ngay cả tại các nền dân chủ, đôi khi cũng có một sự vấp váp trong tiến trình chuyển giao quyền lực trong vòng trật tự và một cách ôn hòa. Tại một quốc gia độc đảng như Trung Cộng với một nhà lãnh đạo không ngừng thâu tóm quyền lực thì sao?