Chiến tranh có nguy cơ nổ ra ở đâu trong năm 2022?
hình minh họa: Thế Chiến Thứ III
Bị đại dịch làm giảm sự chú ý, nhưng một số cuộc xung đột trên thế giới đã trở nên gay gắt. Một số nơi nguy cơ chiến tranh là rõ ràng. Một vài trong số đó có thể nổ ra ngay ở cửa ngõ Châu Âu. Nhưng ngay cả những cuộc khủng hoảng ở xa hơn cũng có thể đe dọa bùng nổ chiến tranh.
Ở châu Âu, nguy cơ leo thang chiến tranh diễn ra ở hai khu vực. Trong cả hai trường hợp đều có sự tham gia của Nga. Nga muốn ngăn NATO mở rộng về phía đông. Ukraine lo ngại về một cuộc tấn công của quân đội Nga. Ngoài ra, các xung đột cũng có nguy cơ bùng phát trở lại ở Balkan. Ở châu Á cũng có thể xảy ra xung đột quân sự có sự tham gia của Tây phương. Trước cửa ngõ châu Âu, Israel đang phải đối mặt với những mối đe dọa ngày càng rõ hơn từ Iran. Nước này đang tiến gần hơn tới mục tiêu có vũ khí nguyên tử sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận nguyên tử. [Đọc tiếp]
Hãy lấy lại bản lĩnh và hùng khí của Hoa Kỳ.
lethanhnhan@vietquoc.org
Hình ảnh của quái nhân thời đại. Từ trái qua phải: TT Vladimir Putin (Nga), Giáo Chủ Khomeini (Iran) Chủ Tịch Trung Cộng Tập Cận Bình
Sau Đệ II thế chiến năm 1945, Hoa Kỳ là cường quốc số một không ai sánh kịp, các chính phủ Mỹ luôn luôn dùng sức mạnh kinh tế đi đôi với quân sự để trừ gian diệt bạo. Đối với những nước nghèo thì Mỹ giúp phương tiện để phát triển. Đối với kẻ thù như Nhật, Đức thì Mỹ biến thù thành bạn để làm ăn với Mỹ. Nay Đức và Nhật thành cường quốc kinh tế sống chung với Mỹ trong thế giới hòa bình và hỗ tương với ước vọng nhân loại dưới mái nhà chung Liên Hiệp Quốc (LHQ).
Nay, căn nhà LHQ đó bị ngã nghiêng sắp đổ, vì có những gã đạo tặc Trung Cộng và Nga liên tục quấy phá. Trung Cộng vẫn lộ nguyên hình loài quỷ sống Cộng Sản, Nga thì ẩn mình dưới con quỷ Cộng Sản đã chôn xuống mồ. Căn nhà chung LHQ nay không còn là nơi trú nấp cho nhân loại mà đã thành “căn nhà dĩ vãng”. Đến mức tàn tệ là Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council) lại bị những nước có thành tích vi phạm nhân quyền trầm trọng nhất vào choáng chỗ. Nói theo tiếng Việt là “quỷ đã nhập tràng”. [Đọc tiếp]
Trung Cộng đã nuôi dưỡng bao nhiêu “kẻ hai mặt” trong giới khoa học tinh anh của Mỹ?
Charles Lieber bị xử tôi tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ ở Boston, Massachusetts (Ảnh: Brian Snyder/Reuters)
Charles Lieber, trưởng khoa Hóa Học tại Đại học Harvard, Hoa Kỳ gần đây đã bị kết án nhiều tội danh, bao gồm nói dối về việc nhận tài trợ từ Chương Trình Ngàn Nhân Tài của Trung Cộng. Trước đó, hơn 100 giáo sư, đặc biệt là những người Mỹ gốc Hoa hoặc có mối quan hệ với ông, đã biện minh cho hành vi của ông, một số thậm chí còn biện minh cho ông với lý do “phân biệt đối xử với người châu Á”. Phán quyết của bồi thẩm đoàn tòa án Hoa Kỳ đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những “kẻ 2 mặt” trong các trường đại học và viện nghiên cứu của Hoa Kỳ. [Đọc tiếp]
Chủ nghĩa Liều-Mạng phản biện chủ nghĩa Mác-Lê
“Tôi” là ai? Chuyển đổi xã hội bắt đầu từ thay đổi cá nhân. Tôi là một cơ thể cần không khí, nước, thực phẩm, nhà ở và an toàn cho gia đình. Tôi cũng muốn nước máy, điện, xe, công việc làm, chăm sóc sức khỏe và những thứ khác. Tôi có tâm trí, tinh thần, trái tim, nhận thức và lương tâm. Tôi sinh ra với thể chất, lớn lên trong môi trường, hình thành mối liên hệ với người khác, phản ứng với thất bại và làm việc hướng tới tương lai – thế giới và kinh nghiệm sống của tôi định hình thái độ và hành vi của tôi. Tôi có đức tính tốt và khuyết điểm, năng khiếu và nhu cầu, khả năng và thất bại. Tôi có thể tốt, tôi có khả năng suy luận và thường muốn sống lương thiện nhưng tôi cũng có khả năng làm việc xấu.
Là con người có nghĩa là tôi giống như tất cả những người khác, nhưng tôi là duy nhất từ kinh nghiệm sống của tôi. Điều làm cho tôi trở nên độc đáo là câu chuyện mà tôi trải nghiệm trong cuộc đời và khả năng chuyển đổi theo ý muốn của chính mình. [Đọc tiếp]
Hồi Ký của TT Trump bán sạch trong những ngày đấu mới xuất bản
Cuốn hồi ký của cựu TT Trump có tiêu đề “Our Journey Together” đã bán sạch trong những ngày đầu mới xuất bản.
“Hành Trình Cùng Nhau của Chúng Ta (Our Journey Together)” là tựa cuốn sách đầu tiên của Tổng thống Donald J. Trump kể từ khi rời Tòa Bạch Ốc trong một sáng mùa xuân lạnh sương mai còn bao phủ cảnh vật. Cuốn sách và hình ảnh ghi lại những việc làm trong bốn năm ông Trump làm chủ trong Tòa bạch Ốc, không giống như bất kỳ cuốn sách nào khác đã được xuất bản.
Mọi bức ảnh đều được Tổng thống Donald J. Trump chọn kỹ càng, mọi chú thích do chính tay ông Trump ấy viết, một số tài liệu được viết bằng chữ viết tay của chính ông ấy!
Nếu chúng ta tìm chủ đề cuốn sách “Our Journey Together” để mua Amazon.com của của Donald J. Trump thì thấy đã bán hết không còn. Tìm ở “Google search” cũng thấy sách đã “Temporarily Out of Stock Online” dù giá một cuốn sách không rẻ. Với một cuốn bìa cứng giá $74.99 và bìa cứng có chữ ký của TT Trump là $229.99 USD . [Đọc tiếp]
Trung Cộng trở thành mục tiêu mới của các nhóm thánh chiến Hồi giáo
Các tổ chức khủng bố quốc tế từ lâu chỉ coi Bắc Kinh là một mục tiêu thứ yếu. Điều đó đã thay đổi.
Khủng bố hồi giáo-Khorasan
Đầu tháng 10, một kẻ đánh bom của Nhà Nước Hồi Giáo-Khorasan đã giết chết gần 50 người tại một nhà thờ Hồi giáo ở Kunduz, Afghanistan. Việc nhóm chiến binh nhận trách nhiệm về vụ tấn công không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng trong một diễn biến mới đáng lo ngại đối với Bắc Kinh, họ cũng quyết định liên hệ vụ thảm sát với Trung Cộng: Nhóm này nói rằng kẻ đánh bom là người Duy Ngô Nhĩ và cuộc tấn công là nhằm trừng phạt Taliban vì đã hợp tác chặt chẽ với nhà nước Trung Cộng bất chấp các hành động của Trung Cộng chống lại người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. [Đọc tiếp]
Năm (5) điểm khác biệt giữa Biden và Tập…
Joe Biden muốn: Thăm dò chi tiết hơn về nguồn gốc của đại dịch virus Vũ Hán Tập Cận Bình muốn: chấp nhận báo cáo ban đầu của WHO được chuẩn bị vào đầu năm 2021
Nga-Mỹ: Sau Chiến Tranh Lạnh là cuộc chiến hỏa tiễn chống vệ tinh?
Hỏa tiễn Nga bắn vào một vệ tinh có hàng ngàn mãnh vỡ bay trong không gian
Lời người post: Báo chí châu Âu nhận xét về việc Nga phóng một hỏa tiễn lên thẳng để phá vỡ một vệ tinh cũ cách đây 20 năm. Sau đó gây hàng ngàn mãnh vỡ bay lơ lững trong thượng tầng không gian có thể gây tai nạn cho các phi thuyền đang hoạt động trong vũ trụ.
Báo Pháp hôm nay quan tâm đến vụ Matxcơva cho phóng thẳng một hỏa tiễn nhắm vào một trong những vệ tinh không hoạt động của Nga, làm văng ra quỹ đạo với vận tốc 27,400 km/giờ khoảng 1,500 mảnh vỡ có thể xác định được và vài trăm ngàn mảnh vỡ nhỏ hơn. Cả tờ Le Figaro, Libération và La Croix đều dành trang nhất, bài xã luận và hồ sơ chính với nhiều bài phân tích cho đề tài này. [Đọc tiếp]
Ghi nhớ Tướng Colin Powell hai lần đến Việt Nam chiến đấu bảo vệ tự do
Giáo sư Jeffrey J. Matthews giảng dạy môn Lịch Sử và Lãnh Đạo là tác giả của cuốn sách “Colin Powell: Imperfect Patriot” nói với Tướng Colin Powell rằng “sẽ có những phần ở cuối cuốn sách mà ông không bằng lòng”. Tuy vậy, để ghi nhận công lao cuốn sách viết về ông, Tướng Powell đã khuyến khích tGiáo sư Matthews “viết những gì mà giáo sư nghĩ là đúng”.
Bài này nói đến những đức tính phục vụ của Đại tướng Colin Powell tại chiến trường Việt Nam:
Đại Úy Colin Powell đứng tại nhà lá của người Thượng lúc làm cố vấn cho Tiểu Đoàn 2, Trung Đoàn 3, Sư Đoàn 1 Bộ Binh QLVNCH năm 1963.
Tưởng nhớ Tướng Colin Powell phục vụ tại chiến trường Việt Nam
2 lần để bảo vệ tự do dân chủ cho người dân Việt Nam
(Remembering General Colin Powell who served in Vietnam
2 times to protect freedom and democracy for the Vietnamese people)
Source: Trích sách Colin Powell: Imperfect Patriot của Giáo Sư Jeffrey J. Matthews
Lê Thành Nhân biên dịch
Công bằng cho Tướng Colin Powell: Cuộc đời, sự nghiệp, tình yêu…
Ông Colin Powell
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Hôm thứ Sáu, ngày 5/11/2021 đám tang của cố Đại Tướng Colin Powell được cử hành tại nhà thờ Washington National Cathedral ở DC. Thánh đường này thường tổ chức tang lễ cho nhiều đời Tổng Thống Mỹ, và những nhân vật nổi tiếng đã đóng góp công lao to lớn cho Hoa Kỳ.
Từ khi ông Colin Powell mất ngày 18/10 đến ngày di quan là ngày 05/11 – một thời gian đủ cho thiên hạ bàn ra tán vào, lời khen tiếng chê, thêm muối, thêm đường vào những việc làm của ông trong gần nửa thế kỷ qua, truyền thông chính cũng như truyền thông xã hội tự do bình phẩm, đàm tiếu vì ông là người của quần chúng (public figure).
Mặc dù nắp quan tài của ông đã được đóng lại, ông không còn trên cõi đời này, nhưng tôi tin rằng ông là tấm gương sáng để lại cho nhiều thế hệ mai sau! [Đọc tiếp]
Tập Cận Bình “đả hổ” mẹ lại có nhiều hổ con chui vào chuồng!
Tôn Lập Quân (Phó Giám Đốc Công An Trung Cộng)
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Lễ Quốc Khánh của Trung Cộng ngày 1 tháng 10 năm nay, Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) đã khai trừ Thứ Trưởng Công An Tôn Lập Quân (Sun Lijun) 52 tuổi – không phải vì tội tham nhũng mà là tội chính trị, lời buộc tội xem như Tôn Lập Quân muốn lật đổ Tập Cận Bình.
Theo tài liệu của Ủy Ban Điều Tra Kỷ Luật Trung Ương ĐCST- Central Commission for Discipline Inspection (CCDI ) đăng trên trang website chính thức, thì CCDI buộc tội của Tôn Lập Quân là “vi phạm kỷ luật nghiêm trọng” và “tạo dựng bè phái và tài phiệt để chiếm đoạt một bộ quan trọng của chính phủ Trung Cộng”. Tôn Lập Quân, bị bắt chừng một năm trước vì tội “tham vọng chính trị” và “không đồng ý với các chủ trương chính sách của Trung Ương đề ra”. Trang website trên nói thêm, Tôn Lập Quân đã “tạo ra và lan truyền các tin đồn chính trị, có hành động chống lại người khác, vạch ra một mạng lưới lừa dối để có được vốn chính trị và sử dụng các phương tiện vô đạo đức để thành lập các nhóm lợi ích trong đảng, xây dựng quyền lực cá nhân của mình”. Như vậy là CCDI ngụ ý cho Tôn đã vi phạm tội tày trời về nguyên tắc trung thành đối với Đảng và với lãnh tụ tối cao Tập Cận Bình. [Đọc tiếp]
Cực đoan, bảo thủ đưa dân tộc Afghanistan ngụp lặng trong ngàn năm tăm tối!
Hình hí họa: “Extreme” là cực đoan trong bãi máu màu đỏ tung tóe
Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org)
Dân tộc Afghanistan mang nét đặc thù…có thể nói là vì tính bảo thủ, cực đoan dẫn họ đi đến những hành động khủng bố dã man. Qua 21 năm, quân Mỹ có mặt ở Afghanistan thì họ cùng một trận tuyến (chứ không đoàn kết) dùng khủng bố để đánh Mỹ và đồng minh ra khỏi nước. Khi Mỹ và đồng minh rút đi thì họ lại khủng bố chém giết lẫn nhau. Những nhà tâm lý xã hội học trên thế giới phải vò đầu bức tóc để tìm hiểu cá tính của giống dân này.
Bài này không bàn đến chuyện tâm lý xã hội học của dân Afghanistan mà chỉ biết rằng đây là một giống dân rất lạ… thích hành động quá khích, tự đổ máu và gây đổ máu cho người khác như một sở trường. Có lẽ thế nên số trời đã định! Afghanistan là thủy thổ của giống cây cần sa. Giống độc này có thể mọc bất cứ ở đâu tại Afghanistan một cách tươi tốt. Biến Afghanistan thành thánh địa “thuốc độc” cần sa trên thế giới. [Đọc tiếp]
Những bước đi đêm giữa Washington và Bắc Kinh hiện nay
Cựu Chủ Tịch Goldman Sachs: John Thornton
Nhờ đâu bà Mạnh Vãn Châu được tự do về Trung Cộng?
Sức mạnh của thế lực ngầm: Truyền thông Hồng Kông tiết lộ, cuối tháng 8 năm nay, ông John Thornton, cựu Chủ tịch công ty Goldman Sachs còn gọi là ông Trùm Phố Wall, đã đến thăm thân thiết Bắc Kinh và gặp gỡ ông Hàn Chính. Ông Thornton là người đóng vai con thoi về lập trường chính sách, giữa các nhà lãnh đạo Mỹ – Trung Cộng. Nhờ sự xoay chuyển của trùm Phố Wall này, vài tuần sau đó, bà Mạnh Vãn Châu được trả tự do.
Bà Mạnh Vãn Châu của Công ty Hoa Vi bị cáo buộc tội lừa đảo. Hai người Canada bị Trung Cộng cáo buộc là gián điệp và bị bỏ tù. Cả 3 đều được thả tự do và trở về nước cùng ngày – đó là một sự trao đổi không hơn không kém. [Đọc tiếp]
Việc bà Mạnh Vãn Châu tái hiện bản chất lưu manh của Đảng Cộng Sản Tàu
Bà Mạnh Vãn Châu về đến phi trường Thẩm Quyến Trung Cộng
“Vision Times” đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Chu Hiếu Chính, một nhà xã hội học lịch sử, kiêm giáo sư đã nghỉ hưu của Đại Học Nhân Dân Trung Cộng về việc của bà Mạnh Vãn Châu, Phó chủ tịch kiêm giám đốc tài chính (CFO) của Huawei. Giáo sư Chu cho rằng trong khi toàn bộ Hoa Lục chìm trong niềm vui chiến thắng không nói nên lời khi bà Mạnh Vãn Châu được trả tự do và trở về Thâm Quyến, thì Đảng Cộng sản Tàu (ĐCST) lại là kẻ thảm bại nhất trong việc này.
GS Chu tin rằng việc Mạnh Vãn Châu liên quan đến vấn đề đấu tranh chính trị, không chỉ thuần túy là một vấn đề pháp luật. Nếu không phải là một thỏa thuận chính trị, tại sao hai bên lại thả người cùng một lúc? Chính sách ngoại giao con tin thành công của ĐCST có thể nói rất đáng xấu hổ. Điều này cũng cho thấy rằng không có luật pháp tại Trung Cộng. Điều đáng đào sâu nhất trong toàn bộ việc là tại sao cuối cùng các bên lại đạt được thoả thuận và việc ngoại giao con tin đã hoàn tất? [Đọc tiếp]
Chuyện Lư hương Đức Thánh Trần: Đi tìm Sự Chân Thành
Đền thờ và tượng đài Đức thánh Trần Hưng Đạo tại số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1, nơi lư hương được chuyển về
Nước Úc có một ngày lễ gây tranh cãi suốt nhiều thập niên, đó là ngày 26/1, tên gọi của ngày lễ này được cũng được đặt lại với nhiều ý nghĩa khác nhau.
Khởi đầu, ngày này được gọi chung là ngày lễ Quốc Khánh của Úc, vì đó là ngày đánh dấu sự kiện năm 1788, thuyền trưởng Arthur Phillip đã dựng cờ Anh và tuyên bố đây là vùng đất thuộc sở hữu của đế quốc Anh ở Port Jackson (ngày nay là Sydney Cove).
Nhưng dĩ nhiên, đó cũng là một lời khẳng định về sự xâm lược của nước Anh đối với một vùng đất mà thổ dân Úc đã sinh sống từ bao đời. Những cuộc xung đột xảy ra, và khát vọng “giải phóng” của người Anh cũng đã mở ra một thảm cảnh về việc cách ly hàng ngàn trẻ em thổ dân với cha mẹ và làng quê, để giáo dục văn minh tách biệt, nhằm tạo một nước Úc có văn hóa nền của Châu Âu. Câu chuyện thật dài, đầy máu và nước mắt, là một góc của lịch sử nhân loại ở những thế kỷ trước. [Đọc tiếp]