Lịch Sử VNQDĐ

Đọc sách: Đôi giòng suy tư khi đọc sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống (Audio 1)

“Đôi giòng suy tư khi đọc sách Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống”
Bài viết Lê Thành Nhân (lethanhnhan@vietquoc.org). Giọng đọc Thu Sương

[Bấm vào Nghe Audio 2]

TOÀN QUYỀN PASQUIER KẾT THÚC VỤ ÁN VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG NĂM 1930

Toàn cảnh pháp trường, nơi 13 vị anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng vị quốc vong thân

Về mặt đàn áp, Pasquier cũng tỏ ra xuất sắc. Ông đã giục Bride (một trong bốn tứ hung), Chủ tịch Hội đồng Đề Hình, phải mau chóng kết thúc vụ án Việt Nam Quốc Dân Đảng.

Ngày 16 tháng hai năm 1930, y hạ lệnh máy bay ném bom khắp làng Cổ Am huyện Vĩnh Bảo tỉnh Hải Dương, rồi quần thảo bắn phá từng nhà, từng bờ bụi, đến nỗi không có một cái gì còn nguyên vẹn. Ngày 17 tháng 6 năm 1930, tại Yên Báy, nhà Cách mạng Nguyễn Thái Học cùng 12 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng lần lượt lên đoạn đầu đài, gồm: [Đọc tiếp]

Gương Sáng Lưu Lại Ngàn Sau Không Vì Hiềm Riêng Mà Quên Nghĩa Cả

Các cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại hiện đang lâm vào tình trạng thiếu đoàn kết. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng tựu trung thì chủ yếu vẫn là cái “tôi” và cái “chúng tôi” quá mạnh, nên lấn át cái “chúng ta”. Vậy các cộng đồng hải ngoại chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại quá khứ, và sẽ tìm thấy không ít những tấm gương sáng của người xưa để soi lại hình bóng của mình. 

     Lê Hữu Cảnh là người lãnh đạo Ban Chấp Hành Trung Ương Việt Nam Quốc Dân Đảng sau khi Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học bị chính quyền thực dân Pháp bắt ở ấp Cổ Vịt, tỉnh Hải Dương vào ngày 20 tháng 2 năm 1930. [Đọc tiếp]

Vụ án phố Ôn Như Hầu (1946) và Đồng Tâm (2020): Trấn áp của công an ngày ấy và bây giờ

Phố Ôn như Hầu (1946) và cổng làng Đồng Tâm (2019)

Lời người post: Thành tích của công an Cộng Sản Việt Nam trong việc sử dụng bạo lực và dối trá luôn được ca ngợi là giỏi nhất thế giới mà việc ngang nhiên bắt Trịnh Xuân Thanh ở Đức và Trương Duy Nhất ở Thái khi bất chấp hậu quả luật quốc tế và bang giao song phương là thí dụ.
Tại quốc nội, vụ Đồng Tâm vi phạm luật đất đai là thành tích mới nhất. Thật ra, trong lịch sử đàn áp đẫm máu dân lành mà công an luôn tự hào còn có vô số các thảm kịch khác. Phải chăng công an luôn lặp lại các biện pháp tương tự?
Không hẳn như vậy. Các sử gia cho là lịch sử không lặp lại trong toàn diện, mà chỉ trong chừng mực tương đối, vì bối cảnh, không gian và thời gian có thể làm thay đổi diễn tiến ít nhiều, mà ứng xử của công an CSVN trong vụ án phố Ôn Như Hầu năm 1946 nhằm trấn áp các đảng chính trị quốc gia, đã chứng minh là hoàn toàn dị biệt.
Nhưng khi nhìn lại hai biến động lịch sử xưa và nay này cũng là dịp để cho những ai còn đủ lương tâm và lý trí ca ngợi công an Cộng Sản  trong vai trò bảo vệ Đảng, nhà cầm quyền và nhân dân, đối chiếu thành tích ngày ấy và bây giờ.

[Đọc tiếp]

Tưởng niệm lần thứ 73 (1947-2020): Nhà văn, nhà cách mạng VNQDĐ Khái Hưng qua đời

Nhà văn Khái Hưng nhà cách mạng Trần Khánh Dư

Nhà văn Khái Hưng, một nhà văn lớn của nền văn học cận đại, thành viên cột trụ của nhóm Tự Lực Văn Đoàn, một trong những nhà lãnh đạo VNQDĐ của thế hệ 1945. Theo những tin nhận được của VNQDĐ thì cố đồng chí Khái Hưng là người chủ toà báo của VNQDĐ tại phố Ôn Như Hầu mà sau này trong đảng sử VNQDĐ gọi là vụ án Ôn Như Hầu. Cố đồng chí Khái Hưng bị đảng CSVN bắt và thủ tiêu năm 1947, theo nguồn tin từ gia đình và các đồng chí VNQDĐ cùng hoạt động, thời gian Việt Cộng thủ tiêu Khái Hưng vào những ngày đầu năm 1947. Trong khoảnh khắc này, giờ đây rơi vào những ngày của năm thứ 73 văn hào Khái Hưng qua đời, để tưởng niệm lần thứ 73 một đảng viên VNQDĐ và là một văn hào trong nền văn học cận đại, VNQDĐ đăng bài của cố lão đồng chí Viễn Sơn Nguyễn Tường Bách, người từng hoạt động cùng thời với nhà văn Khái Hưng: “TƯỞNG NHỚ KHÁI HƯNG – người bạn, người anh thân mến, nhà văn, chiến sĩ cách mạng” …..(mời qúy đọc để tưởng nhớ nhà văn, nhà cách mạng Khái Hưng)…

Khái Hưng tên thật là Trần Giư, nhưng ông thêm chữ Khánh thành Trần Khánh Giư để giống vị tướng Trần Khánh Dư đời Trần. Bút danh Khái Hưng của ông được ghép từ các chữ cái của tên Khánh Dư.

Ông sinh năm 1896 (có tài liệu ghi năm 1897), xuất thân trong một gia đình quan chức ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương, nay thuộc Hải Phòng. Thân phụ ông giữ chức Tuần phủ. Cha vợ ông là Lê Văn Đinh cũng giữ chức Tổng đốc Bắc Ninh. Em ruột ông là nhà văn Trần Tiêu.

Ban đầu, Khái Hưng học chữ Hán, sau đó Khái Hưng đi học ở trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài I, vì không muốn làm công chức, ông về Ninh Giang mở đại lý bán dầu hỏa. Được một thời gian Khái Hưng lên Hà Nội dạy ở trường Tư thục Thăng Long. Trong khoảng thời gian 1930 đến 1932, Nhất Linh từ Pháp về nước và cũng dạy tại trường này. Khái Hưng đã quen Nhất Linh ở đó và họ trở thành một cặp tác giả nổi tiếng. Tuy Khái Hưng hơn Nhất Linh 9 tuổi nhưng là người bước vào văn đàn sau nên được gọi Nhị Linh.

[Đọc tiếp]

Chào mừng Đảng Sinh lần thứ 92 (25/12/1927 – 2019)

Tưởng niệm 43 năm nhà cách mạng Trần Văn Tuyên qua đời

Nhân ngày giỗ lần thứ 43, nhắc lại thân thế và sự nghiệp của nhà cách mạng Trần Văn Tuyên (26/10/1976 26/10/2019), Nhà báo Nguyễn Quốc Khải trong ban biên tập Ngày Nay và Vietnam Review hiện cư ngụ tại vùng Hoa Thịnh Đốn viết về cuộc đời của ông Tuyên trong bài dưới đây. 

  1. LS Trần Văn Tuyên: Người Suốt Đời Tranh Đấu Cho Tự Do, Dân Chủ Việt Nam.
  2. LS Trần Văn Tuyên, Một Con Người Đa Dạng, Nổi Tiếng Trong Nhiều Địa Hạt Từ Văn Nghệ, Giáo Dục, Thanh Niên Sang Đến Chính Trị
  3. Sự Liên Hệ Giữa Ông Tuyên Và Tướng Võ Nguyên Giáp Ra Sao?
  4. Giai Thoại Giữa Ông Tuyên Và Các Bạn Cũ Phía Bên Kia Ở Hội Nghị Genève 1954
  5. Ông Tuyên Đã Chết Trong Lao Tù Cộng Sản Ra Sao?

[Đọc tiếp]

Tưởng niệm lần thứ 43: Cố đồng chí Trần Văn Tuyên – Kẻ sĩ đầy tiết tháo

Trong lịch sử VNCH có hai người cao cấp trong chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã chết trong ngục tù cộng sản đó Thủ Tướng Phan Huy Quát, chết trong nhà tù Chí Hoà và Phó Thủ Tướng Trần Văn Tuyên, chết trong trại tù khổ sai ở miến Bắc ngày 26/10/1976. Trong mùa quốc nạn năm 2018, chúng tôi những hậu duệ xin được phép vinh danh người lãnh đạo cao cấp của miền Nam trước 1975 – Luật sư Trần Văn Tuyên là một trí thức, một luật sư, một nhà văn, một nhà chính trị yêu nước một nhân vật lịch sử, một chiến sĩ chống cộng đến hơi thở cuối cùng. Ông là một tấm gương đầy khí phách của một Thủ Lãnh Luật Sư Đoàn VNCH, một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng trong những ngày cuối cùng của tháng 4/1975. Ông không di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình “Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh” và ông cũng cho biết quyết định của mình như sau : .“Sinh ở đây thì chết cũng ở đây! [Đọc tiếp]

DI SẢN NHÀ LAO AN NAM PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH SGN (phần 2)

DI SẢN NHÀ LAO AN NAM – PHỎNG VẤN CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH SGN (phần 1)

Yên Báy (y dài) hay Yên Bái (i ngắn) trong “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”

La nuit rouge de Yên-bay
Đêm Rực Lửa Yên Báy – tựa đề của cuốn sách xuất bản bởi
một ký giả người Pháp thời 1930 

Ngày tưởng niệm anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học và 12 đồng chí lên đoạn đầu đài đến nợ nước tại làng Yên Báy (La nuit rouge de Yên-bay – Đêm Rực Lửa Yên-bay – chữ Báy – y dài) vào ngày 17 tháng 06, 1930. Nói đến đảng trưởng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ đã lên đoạn đầu đài đề nợ nước tại Yên Báy với tinh thần bất khuất nhìn thẳng vào mặt quân thù nhìn lên máy chém không một mảy may sợ hãi, được chết cho tổ quốc để người sau nhìn cái gương mà nối bước, hiên ngang với thái độ thách thức kẻ thù thực dân Pháp cướp nước và tin tưởng rằng quân thù nhất định sẽ thua và nước nhà sẽ được độc lập…. Tất cả tinh thần đó gọi là “TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT”. Ngày nay có người cho là TINH THẦN YÊN BÁI (i ngắn), vậy thì bài này sẽ làm sáng tỏ TINH THẦN YÊN BÁY (Y dài) hay TINH THẦN YÊN BÁI (I ngắn): [Đọc tiếp]

TƯỞNG NIỆM 13 ANH HÙNG LIỆT NỮ VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG HY SINH TẠI YÊN BÁY NGÀY 17-6-1930

Chân dung Đảng Trưởng Việt Nam Quốc Dân Đảng: Nguyễn Thái Học

Ngày 17 tháng 6 hàng năm đã trở thành ngày tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ VNQDĐ bị Pháp xử chém tại pháp trường Yên Báy vì đã xả thân tranh đấu cho nền độc lập dân tộc, cho hạnh phúc của giống nòi. Sự hy sinh cao cả của 13 vị liệt sĩ cách mạng Việt Nam là gương sáng chói lọi cho các thế hệ Việt Nam sau này trong sự nghiệp cứu quốc và kiến quốc.

Xin thuật lại sơ lựợc lịch sử và ý nghĩa ngày tưởng niệm này để chúng ta cùng suy nghĩ, tâm niệm, nhất là đối với các bạn trẻ trong và ngoài nước. [Đọc tiếp]

Liệt nữ Cô Giang đã “Tủi thân không được chết vinh dưới cờ”

Cô Giang (Nguyễn Thị Giang)

Cô Giang (1909-1930) là người nữ anh hùng, người vợ đồng chí hướng của anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học. Sau khi chồng và 12 anh hùng đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng bị xử tử ở Yên Bái vào ngày 17 tháng 6, 1930, Cô Giang tự kết liễu đời mình vào ngày hôm sau ở quê chồng và để lại hai lá thư ngắn và một bài thơ.
Hôm nay nhân 86 năm ngày mất của người nữ anh hùng này, chúng tôi đăng lại hai bức thư ngắn và bài thơ. Chúng tôi cũng dịch một bài báo ngắn về Nguyễn Thị Giang, tức Cô Giang, đăng gần 3 tháng trước ngày những bậc anh hùng Quốc Dân Đảng bị hành hình ở Yên Bái và ngày Cô Giang tuẫn tiết.
[Đọc tiếp]

Vụ Án Yên Bái: Không Thành Công Thì Thành Nhân

I. Hoàn Cảnh Chính Trị Vào đầu Thế Kỷ 20

Từ khi Pháp đặt nền đô hộ năm 1884 tại nước ta, dân chúng Việt Nam liên tiếp nổi lên tranh đấu chống Pháp giành độc lập. Lúc đầu, những cuộc khởi nghĩa bạo động nổ ra dữ dội khắp nơi trong nước, nhưng lực lượng quân sự Pháp được trang bị tối tân hơn, đã đàn áp mạnh mẽ và dẹp yên dần dần các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương và Văn thân. Không thể chiến đấu bằng quân sự, các sĩ phu vào đầu thế kỷ 20 kiếm cách tranh đấu khác, chuyển qua vận động duy tân để canh tân đất nước, và từ đó tiến lên đòi hỏi độc lập. [Đọc tiếp]

Khởi nghĩa yên bái (10/2/1930)

 

“Ngọc nát còn hơn giữ ngói lành”
Trai hùng há để mất thanh danh
Nước non chìm đắm vòng nô lệ
Chí lớn vùng lên độc lập giành
Yên Bái vang trời hô khởi nghĩa
Hà Thành đẫm lệ khóc hùng anh*
Mười ba tráng sĩ lòng như một
Vì nước xem thường chuyện tử sanh.

Tác giả: Trần Bảo Kim Thư
_____________
(*) Cuộc khởi nghĩa Yên Bái năm 1930 thất bại lãnh tụ Nguyễn Thái Học và mười hai đồng chí của ông đều bị bọn Pháp xử quyết.

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt