Lịch Sử VNQDĐ

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 7

TỪ HÀ NỘI ĐẾN CÔN LÔN GUYANE FRANÇAIS
Trích: Việt Nam Quốc Dân Đảng – Lich Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại tác giả Hoàng Văn Đào.

Tàu Martinière chở đảng viên VNQDĐ từ Hải Phòng đưa thẳng ra côn đảo năm 1931  

Tổng kết các phiên Hội Đồng Đề Hình họp xử công khai về VNQDĐ từ tháng 7 năm 1929 đến tháng Giêng năm 1931 tại các tỉnh: Yên Bái, Phú Thọ, Hà Nội, Hải Dương và Kiến An đã đưa 37 chiến sĩ VNQDĐ lên máy chém, và ngót 1.000 nam, nữ đảng viên lưu đày đi Côn Đảo và Guy-an (Guyane Francaise). Ngoài ra còn một số hàng trăm người bị giam ở các ngục thất những tỉnh thuộc vùng nước độc miền thượng du Bắc Việt; và còn xử tại Tòa Án thường cũng hàng trăm người. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 6

Nhà lao An Nam ở Guyane – Con đường xương máu

Sách của lão đồng chí VNQDĐ Hoàng văn Đào

Bài này được trích từ sách Từ Yên Bái đến các ngục thất Hỏa-Lò, Côn-Nôn, Guy-An của tác giả Hoàng Văn Đào, do Nhà Xuất Bản Sống Mới (Sài Gòn) ấn hành cuối năm 1957. Cuốn sách này do ông Nguyễn Sinh Duy (Đà Nẵng) cung cấp… sau khi đọc loạt bài “Nhà lao An Nam tại Guyane”. Ông Duy cho biết ngay sau khi NXB Sống Mới phát hành cuốn sách này, chính quyền Đệ Nhất Cộng Hòa Ngô Đình Diệm đã ban lệnh thu hồi cuốn sách. “Là một người yêu sử nên tôi đã tìm mọi cách lùng mua. Cuối cùng tôi cũng sở hữu được cuốn tư liệu lịch sử quí hiếm này” – ông Duy nói.

(Hiện nay Trung Ương VNQDĐ chỉ có những cuốn sách sau đây nói về VNQDĐ: 1- Nguyễn Thái Học của Nhượng Tống. 2- Từ Yên Bái đến Côn Lôn của cụ Ký Thân Nguyễn Hải Hàm. 3- Việt Nam Quốc Dân Đảng, Lịch Sử Đấu Tranh Cận Đại của cụ Hoàng Văn Đào, chứ chưa thấy cuốn sách Từ Yên Bái Đến Các Ngục Thất Hỏa Lò, Côn Nôn, Guy-An của cụ Hoàng Văn Đào có hình bìa đính kèm. VNQDĐ chân thành cám ơn ông Nguyễn Sinh Duy ở Đà Nẵng còn giữ tài liệu lịch sử qúy giá này) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 5

Nhà lao An Nam ở Guyane-Hương khói giữa rừng Amazon (bài 5)

Hương khói giữa Nhà Lao An Nam – hình dãy chuồng cọp để nhốt tù nhân 

Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa.

Chúng ta chia nhau thắp hương từng chuồng cọp. Chắc đã từng có tù nhân qua đời trong các chuồng cọp này”, tôi nói và mọi người đồng ý ngay. Tôi lấy từ trong balô bó nhang Bắc chia cho các bạn đồng hành. Các chiến sĩ tham gia khởi nghĩa Yên Bái phần lớn là người Bắc nên tôi mang nhang Bắc sang. “Cắm nhang vào các bản lề ở cửa dãy này” [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 4

Nhà lao An Nam ở Guyane – Đường vào nhà lao (Phóng viên Danh Đức bài 4)

Tấm ảnh ghi ở bìa rừng dấu hiệu lối đi vào Nha lao An Nam

Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam Quốc Dân Đảng) thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa!

Bác sĩ Kim và bác sĩ Danh, hai bác sĩ Việt kiều Pháp tại Guyane, là hai người đồng hành quí báu của tôi. Từ cả tháng trước, qua liên lạc thư điện tử, tôi đã hỏi thăm bạn bè ở Guyane về địa danh nhà lao An Nam (Danh Đức) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 3

Sở thư khố tại Cayen: Nơi lưu trử hồ sơ của các nhà yêu nước Việt Nam Quốc Dân Đảng

Trong số 525 tù nhân người Việt bị đưa đi đày sang Guyane năm 1931 sau khởi nghĩa Yên Bái (Việt Nam Quốc Dân Đảng), ngoài những người bỏ mình trong thời gian bị giam giữ, còn có những người trong sổ ghi là được trả tự do, thậm chí có người ghi là được trả về VN như ông Vũ Văn Ninh (nhà báo Danh Đức) [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 2

Nhà lao An Nam ở Guyane, con cháu của những người tù biệt xứ (Danh Đức)

Một tấm bảng của các nhà sử học Marchal nước Pháp để lại dấu tích của những người tù là những người quốc gia làm cách mạng chứ không phải tù tội phạm

Năm 1931, sau khi khởi nghĩa Yên Bái (của Việt Nam Quốc Dân Đảng) thất bại, 525 tù nhân Việt Nam bị bắt đày đi Côn Đảo, sau đó bị đày biệt xứ sang Guyane thuộc Pháp và giam tại một trong những nhà lao ở Cayenne, gọi là nhà lao An Nam. Gần 80 năm qua, sự kiện đó dường như ít còn được mấy ai nhắc đến nữa (Danh Đức)

Từ khi lên kế hoạch sang Guyane để đưa tin sự kiện VN phóng vệ tinh Vinasat-1, tôi (nhà báo Danh Đức) cứ ám ảnh làm sao tìm lại được con cháu của những người tù khổ sai đi đày ở đây từ năm 1931, sau khởi nghĩa Yên Bái. Những tưởng mọi chuyện không thể, vì gần 80 năm đã qua… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

525 nhà ái quốc VNQDĐ bỏ mình tại Guyane, Nam Mỹ – bài 1

525 nhà yêu nước Việt Nam Quốc Dân Đảng bỏ mình trên trại tù Guyane, Nam Mỹ – sưu tầm: Lê T. Nhân 

Vùng lãnh thổ French Guiana là một tỉnh của Pháp, trước đây dùng để lưu đày tù nhận biệt xứ của các nước bị thực dân Pháp đô hộ. trong thời kỳ thực dân Pháp. Nơi đây cũng là nơi lưu đày người tù nổi tiếng Papillon

Tại sao lại bỏ mình tại Nam Mỹ, nghe ra hơi vô lý nhưng đây là một sự thật được khai phá khi Cộng Sản Việt Nam mua phi thuyền không gian của hảng Lockheed Martin của Mỹ và nhờ  nước Pháp phóng tại địa điểm phóng phi thuyền của Pháp là Guyane (tiếng Pháp là Guiana) ở Nam Mỹ, những phóng viên Việt Nam có cơ hội đến đó mới khám phá ra 525 nhà ái quốc của Việt Nam Quốc Dân Đảng bị thực dân Pháp đày biệt xứ năm 1931, sau cuộc Tổng khởi Nghĩa Yên Bái ngày 10-02-1930 của Việt Nam Quốc Dân Đảng đứng lên đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập cho dân tộc. Họ đã vĩnh viễn ra đi không trở về trên quê hương, họ bị quên lãng trong những người con ưu tú nhất của dân tộc. Những ai còn sống sót thì lập gia đình với người bản xứ và hiện nay có dòng giống Việt đang sống ở Guyane, Nam Mỹ. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Cách Mạng Việt Nam Hành Động Và Hy Sinh vì Dân Tộc

Tinh thần cách mạng Việt Nam với tinh thần Yên Bái, gương hy sinh lòng nhiệt thành với quê hương dân tộc, để lại cho các thế hệ mai sau…. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Kịch Hận Thiên Trường

Nhận được một bài viết trong ngày tưởng niệm Tang Yên Bái lần thứ 78 của lão đồng chí Phạm Đình Linh năm nay trên 80 tuổi. Chúng tôi xin đăng bài để thấy từng thế hệ đấu tranh của Việt Nam Quốc Dân Đảng, đây là thế hệ thứ hai , một giai đoạn VNQDĐ vừa chiến đấu chống Cộng Sản vửa chống Pháp xâm lược. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Dòng Sông Chảy Về Phố Cũ

Nguyễn Thái Học – Lãnh tụ Việt nam Quốc Dân Đảng năm 1927-1930

Bài viết về anh hùng dân tộc Nguyễn Thái Học: “Dòng sông chảy về phố cũ” của Đặng Thị Thanh Hương một nhà văn trẻ ở trong nước:

Dòng sông chảy về phố cũ

Lũ trẻ reo hò, chạy đuổi nhau quanh đồi Cọ. Thằng Đẻn trèo lên một cây cọ to, vặt nguyên cả buồng quả cọ ném xuống. Con Mận khom lưng nhóm lửa, đặt cái nồi đất sứt mẻ lên ba hòn gạch. Nó vặt những quả cọ cho vào nồi. Lúc sau cả bọn xúm vào bên nồi cọ om béo ngậy. Rồi chúng lại đuổi nhau reo hò……… Những cuộc chơi như thế ngày nào cũng diễn ra với bọn trẻ xóm Thổ Tang. Thằng Đẻn bé nhất nhưng luôn là người bày trò. Thực dân Pháp chiếm đóng đến Thổ Tang, bọn trẻ con theo gia đình tản cư. Cuộc vui thế là tàn.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thơ: Đoá Hoa Máu

Đoá Hoa máu thơ Vĩnh Nhất Tâm [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Thơ: Nhớ ngày Đản Sinh VNQDĐ

Thơ Nhất Tâm
Để chúc mừng Đản Sinh Việt Nam Quốc Dân Đảng lần thứ 80, nhà thơ Vĩnh Nhất Tâm kính dâng Đảng bài thơ Nhớ Ngày.…Ban Điều Hành trang nhà https://www.vietquoc.org xin đăng bài thơ để nhớ ngày thành lập VNQDĐ [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Văn Tế Các Tiên Liệt VNQDĐ (1932)

Sau khi ông mất một vài nắm, nơi nơi đều làm lễ tưởng nhới nhà cách mạng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đền nợ nước ngày 17-06-1930, đó là ngày TANG YÊN BÁI của dân tộc. Vào năm 1932, sinh viên học sinh Huế tổ chức lễ truy điệu Nguyễn Thái Học và các nhà cách mạng VNQDĐ đọc bài Văn tế các Tiên liệt Việt Nam Quốc Dân Đảng” sau đây do cụ Phan Bội Châu trước tác vào năm 1932. [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Văn Tế Nguyễn Thái Học và Cô Giang

Cụ Phan Bội Châu bị Pháp giam lỏng tại Huế, nhưng vẫn nhận làm đảng trưởng danh dự Việt Nam Quốc Dân Đảng, sau khi cụ nghe 13 nhà Lãnh Đạo VNQDĐ bị lên đoạn đầu đài đền nợ nước, rồi kế đó Cô Nguyễn Thị Giang tự tử theo người yêu. Tại nhà giam Bến Ngự Huế cụ cảm khái Văn Tế Nguyễn Thái Học và Cô Giang… [Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Hai bức thư của Cô Giang trước khi tuẩn tiết

Cô Giang (Nguyễn Thị Giang 1909-1930)

Sau khi Nguyễn Thái Học bị lên đoạn đầu đài đền nợ nước ngày 17-06-1930, Cô Giang tức Nguyễn Thị Giang vị hôn thê của Nguyễn Thái Học đã tức tốc lên Yên Bái chứng kiến các đồng chí và chính người yêu của mình bị chém đầu bởi quân Pháp cướp nước. Cô Giang đã quyên sinh để giữ vẹn lời thề. Trước khi tuẫn tiết, cô đã để lại một bức thư cho bố mẹ của ông Nguyễn Thái Học và một bức thư cho ông Nguyễn Thái Học. Dưới đây là nội dung hai bức thư đó. (Hình bên là chân dung của cô Nguyễn Thị Giang, 1909-1930, người yêu và là đồng chí của đảng trưởng VNQDĐ Nguyễn Thái Học)

Nguyễn Thị Giang (1909 – 1930)Nguyễn Thị Giang sinh năm Kỷ Dậu (1909) tại thị xã Phủ Lạng Thương, thuộc tỉnh Bắc Giang, Bắc Việt. Nhà ba chị em gái, cha mẹ đặt tên theo tên tỉnh: chị là Bắc, rồi Giang, út là Tỉnh.

Trong khi Tỉnh còn trẻ, cô Bắc và cô Giang đã lớn khôn, nhan sắc tuy không vẹn mười nhưng gọn gàng xinh xắn. Cô Bắc chín chắn, nói năng đanh thép, cô Giang có phần lanh lợi, tháo vát hơn, cả hai đều ngay thẳng và dạn dĩ.

[Đọc tiếp]

Facebooktwitterpinterestlinkedinmail

Sáng Lập Đảng

Nguyễn Thái Học người Sáng Lập Việt Nam Quốc Dân Đảng

Tìm Bài Theo Tháng

Tự Điển Hỏi Ngã Tiếng Việt